Các cách công ty trốn thuế

 Các cách công ty trốn thuế

 Các công ty khi kinh doanh thường tìm cách để có thể đóng thuế thấp nhất, có những công ty dùng đến những cách thức bất hợp pháp để trốn thuế. Qua bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ bài viết liên quan đến việc trốn thuế của công ty coca cola và Tập đoàn Asanzo.

 Vụ việc gian lận thuế của coca cola

 Là doanh nghiệp kinh doanh đồ uống có thị phần lớn nhất nhì Việt Nam, tuy nhiên trong nhiều năm liền công ty Coca – Cola Việt Nam đều khai báo lỗ. Nhiều nghi vấn cho rằng đây chính là chiêu bài “chuyển giá” hòng trốn khoản thuế khổng lồ của công ty này trong nhiều năm qua.

 Đây quả thật là một “nỗi đau” khi Coca – Cola từng ngày bòn rút đồng tiền từ người tiêu dùng để đổ về công ty mẹ ở nước ngoài mà không để lại một chút lợi nhuận nào cho Việt Nam.

 Bên cạnh việc các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý theo pháp luật – người tiêu dùng cũng cần thực hiện biện pháp “trừng phạt” của mình: Tẩy chay tất cả các sản phẩm của Coca-Cola.

 Nghịch lý doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ

 Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Coca-cola tại cục thuế TP.Hồ Chí Minh, trong nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam công ty liên tục thua lỗ.

 Theo đó, năm 2006 công ty này đạt doanh thu 1.026 tỉ đồng nhưng lỗ đến 253 tỉ đồng; năm 2007 lỗ 198 tỷ đồng; năm 2010 doanh thu lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng và năm 2011 mức lỗ là 39 tỷ đồng. Theo số lũy kế đến năm 2011 công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.

 Như vậy trung bình mỗi năm công ty này lỗ100 tỷ đồng.

 Sự việc này cũng đã được cơ quan chức năng mà trực tiếp là Cục thuế TP.Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đưa doanh nghiệp này vào danh sách công ty có nghi vấn về dấu hiệu “chuyển giá”. Tuy nhiên dưới hình thức tạo “vỏ bọc” qua việc mua nguyên liệu sản xuất từ công ty mẹ, doanh nghiệp này luôn khai báo với cơ quan thuế giá thành nguyên liệu cao nhằm đẩy giá chi phí sản xuất tăng hòng đưa tình trạng kinh doanh luôn ở mức lỗ.

 Đây là lý do khiến cơ quan thuế trong nhiều năm vẫn không thể xác minh tính xác thực của vụ việc.

 Ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, cho biết: doanh nghiệp này luôn kê khai lỗ ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn.

 “Nhiều lần Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh cũng đã làm việc về vấn đề này tuy nhiên đại diện doanh nghiệp vẫn trả lời một cách “lấp liếm” bằng việc doanh thu không thể bù lại mức trả chi phí mua nguyên liệu. Công ty này cũng giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám” – ông Minh cho biết.

 Vì thua lỗ nên mặc dù hơn cả chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Coca-cola Việt Nam không phải đóng đồng nào cho nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, mà chỉ phải đóng một số khoản thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài.

 Dấu hiệu “chuyển giá” để trốn thuế ?

 Theo Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, việc Coca-cola Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài có doanh số tăng nhưng liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm thậm chí số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất là dấu hiệu bất bình thường.

 Điều đáng chú ý là mặc dù báo cáo tài chính của công ty Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm đều thuộc diện lỗ nhưng công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất. Cụ thể là cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent đến Việt Nam tuyên bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào công ty ở Việt Nam trong ba năm tới.

 Như vậy, phải chăng Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm qua đã lợi dụng “chiêu” nhập nguyên liệu độc quyền từ công ty mẹ với giá cao, điều các công ty khác không làm được để nâng chi phí sản xuất nhằm đối phó trong việc nộp khoản tiền thuế khổng lồ.

 Đặc biệt, cũng không ngoại trừ việc đằng sau những số liệu báo lỗ của Coca-Cola Việt Nam có thể là khoản lợi nhuận rất lớn hằng năm đã chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.

 Nếu hoạt động theo phương thức này thì doanh nghiệp không chỉ gây thất thoát nguồn thu thuế trong nước mà còn phá thế cạnh tranh công bằng, thay vào đó là cạnh tranh độc quyền, phá giá, thậm chí thôn tính đối tác kinh doanh…

 Như vậy nếu như “nghi án” “chuyển giá” hòng trốn thuế của Coca-cala Việt Nam là sự thật thì với thị phần đồ uống được tiêu thụ lớn như hiện nay. Trải qua hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam có thể thấy số thuế mà doanh nghiệp này “tránh” được trong nhiều năm qua sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

 Quả thật, nếu nghi án trốn thuế này được làm sáng tỏ thì công sức tạo dựng một thương hiệu toàn cầu của Coca-Cola coi như đã bị bôi một vết bẩn cũng “khổng lồ” như khoản thuế mà chính họ gian lận.

 Hàng chục năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam mà không mang lại cho đất nước chúng ta một chút lợi nhuận nào, trong khi dòng tiền lại liên tiếp đổ về công ty mẹ ở một nước tư bản. Đây quả thật là một điều bất ngờ và các cơ quan chức năng phải xem xét lại sự hiện diện của Coca-Cola ở Việt Nam.

 Người tiêu dùng chúng ta cũng cần thể hiện tiếng nói mạnh mẽ bằng cách tẩy chay các sản phẩm của Coca – Cola.

  Vụ việc trốn thuế của công ty Asanzo

 Căn cứ vào kết quả thanh tra, xác định Công ty Asanzo (Q.11, TP.HCM) có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, Cục Thuế TP.HCM đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC-03), Công an TP.HCM. Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng ban hành quyết định xử phạt về thuế, truy thu với Công ty Asanzo tổng số tiền hơn 68 tỉ đồng.

 Nhiều chiêu trốn thuế tiêu thụ đặc biệt

 Trong hồ sơ vừa được chuyển giao cho PC-03, Cục Thuế TP.HCM cho biết căn cứ vào sổ sách kế toán và chứng từ, hóa đơn do Tập đoàn Asanzo cung cấp, trong năm 2019 doanh nghiệp này có phát sinh việc mua mặt hàng điều hòa nhiệt độ từ Công ty TNHH đầu tư XNK Trần Thoàn, Công ty TNHH đầu tư sản xuất An Thiên, Công ty TNHH đầu tư TM Việt Tài.

 Đoàn thanh tra của Cục Thuế đã phát hiện Tập đoàn Asanzo có thực hiện hợp đồng gia công với Công ty CP công nghệ thông tin VTB. Ngày 16-9, đoàn thanh tra đã phối hợp với Phòng an ninh kinh tế (Công an TP.HCM) xác minh tại Công ty VTB và ghi nhận công ty này có nhận gia công từ Tập đoàn Asanzo.

 Căn cứ vào sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn, kết quả xác minh từ VTB và giải trình của Asanzo cho thấy Tập đoàn Asanzo đã giao cho VTB gia công, lắp ráp một phần và trực tiếp gia công, lắp ráp ra thành phẩm mặt hàng “điều hòa nhiệt độ”, sau đó xuất bán cho Công ty TNHH điện lạnh Asanzo. Công ty Trần Thoàn cũng xuất hóa đơn trực tiếp cho Công ty TNHH điện lạnh Asanzo mặt hàng “điều hòa nhiệt độ”.

 Tập đoàn Asanzo đã không xuất hóa đơn và để ngoài sổ sách kế toán khoản thu bán hàng cho Công ty TNHH điện lạnh Asanzo. Tập đoàn Asanzo cũng không khai thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT).

 Theo cơ quan thuế, hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hóa đơn ghi mặt hàng điều hòa nhiệt độ nhưng nội dung thực là linh kiện điều hòa nhiệt độ) để hạch toán hàng hóa đầu vào là thành phẩm và khai thuế là hoạt động thương mại nhằm trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.

 

 

 tag: ai   chịu   ma   tố   bách   nguyễn   kim   đông   xăng   dầu   huy   hoàng   đa   may   sông   hồng   nợ   bỏ   khoáng   thuận   lập   con   quốc   dược   ca   sĩ