Định hướng phát triển công ty

Định hướng phát triển Công ty
Dưới đây là bản định hướng phát triển của công ty phúc hưng:

 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN PHÚ HƯNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

  Với mục tiêu tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty; xây dựng Công ty trở thành một thực thể vững mạnh, có uy tín thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực; tạo lập một văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng; xây dựng một hình mẫu về phát triển theo chiều sâu trong đầu tư, sản xuất và thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, Công ty CP Đầu tư – Sản xuất và Thương mại Phú Hưng sẽ thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2014 – 2020 như sau:

 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

 Tầm nhìn 2020
Đến 2020, Công ty Cổ phần đầu tư, sản xuất và thương mại Phú Hưng sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành nghề gồm sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu, phân phối và cung ứng dịch vụ thương mại có thương hiệu uy tín tại thị trường Việt Nam và trong một số lĩnh vực có thương hiệu trong khu vực. Tập đoàn có cấu trúc và hệ thống quản trị, nhân lực hiện đại, đồng đều và linh hoạt đáp ứng được các yêu cầu phát triển theo chuẩn quốc tế. Hoạt động của tập đoàn đồng đều dựa trên nền tảng cân bằng sản xuất – thương mại – dịch vụ trong lĩnh vực phát triển hạ tầng công nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại hiện đại. Giá trị và lợi ích cốt lõi của tập đoàn đến từ thị trường nội địa trên cơ sở gắn kết với sự phát triển và đảm bảo các tiêu chí phát triển của thị trường khu vực và thế giới. Tập đoàn có mối quan hệ hợp tác làm ăn với những tập đoàn sản xuất, đầu tư và phân phối hàng đầu tại khu vực và trên thế giới, đồng thời sở hữu những thương hiệu có uy tín trên thị trường nội địa và khu vực, là những nền tảng quan trọng đưa sự phát triển trong giai đoạn sau 2020.

  Cấu trúc kỳ vọng của Doanh nghiệp đến 2020
Lợi ích của tập đoàn đến từ 3 lĩnh vực nhân lõi bao gồm:

 – Dịch vụ hạ tầng công nghiệp và các dịch vụ cơ bản liên quan đến khu và cụm công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, được phát triển và tái đầu tư từ các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ hiện tại, triển khai chắc phù hợp và đáp ứng theo nhu cầu phát triển và quy hoạch phát triển quốc gia, có sự tăng cường đầu tư bổ sung từ các nguồn lực từ lĩnh vực khác của tập đoàn;

 – Đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại, quy mô lớn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và tiêu chí phát triển công nghệ, chất lượng của các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Ứng dụng và áp dụng các phương thức canh tác, sản xuất và lưu thông hiện đại nhằm tối đa hóa những giá trị và lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp cung ứng tại thị trường nội địa và cho xuất khẩu. Góp phần kiến tạo tư duy phát triển và lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại tại các điền trang và trang trại kiểu mẫu, có hiệu quả kinh tế cao và có tính ứng dụng phổ biến tại khu vực phía Bắc Việt Nam;

 – Phát triển dịch vụ thương mại, phân phối, xuất nhập khẩu và đầu tư thương mại liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng sản xuất kinh doanh, du lịch và nhân lực. Tập đoàn sở hữu kênh phân phối hàng hóa sản phẩm liên quan đến nông nghiệp theo những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, đưa những giá trị sử dụng và giá trị nội tại sản phẩm tốt nhất cho thị trường và người tiêu dùng trên cơ sở chất lượng tối đa, nâng cao giá trị thương hiệu và phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

  Đánh giá về Doanh nghiệp hiện tại
Thành lập từ năm 2003, định hướng phát triển ban đầu tập trung vào phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ thương mại trong và ngoài khu công nghiệp tại khu vực tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và một số địa phương lân cận trong khu vực Tam giác kinh tế phát triển Bắc Bộ. Đến thời điểm tháng 6/2013, sau 10 năm, Công ty Cổ phần đầu tư, sản xuất và thương mại Phú Hưng đã trở thành một trong những công ty quy mô vào loại vừa có hiệu suất hoạt động hiệu quả, ổn định và đa dạng ngành nghề hoạt động, có đối tác hợp tác phát triển tiềm năng và bao trùm các hoạt động từ đầu tư hạ tầng công nghiệp, sản xuất nông sản an toàn, phân phối thị trường nội địa sản phẩm rau củ quả tươi sống, xuất khẩu nông sản và dịch vụ thương mại tới một số nước trong khu vực.

 Tổng số nhân viên làm việc tới thời điểm tháng 6/2013 có …. người làm việc tại 3 khu công nghiệp tập trung tại Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; … người làm việc tại trang trại trồng rau củ quả sạch, nông trại tại Hải Dương, Ninh Bình, Sóc Sơn; … người làm việc tại 2 Văn phòng công ty tại Thành Công và Trung Tự và trụ sở chính tại Hưng Yên; và …. Người làm việc tại 17 cửa hàng bán và phân phối sản phẩm nông thủy sản sạch, hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo công nghệ của Nhật Bản.

 Doanh thu chính của Công ty từ 3 nguồn chính là:

 – Doanh thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng, nhà xưởng tại 3 khu, cụm công nghiệp và dịch vụ liên quan;

 – Doanh từ hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu tới các thị trường trong lĩnh vực nông sản thực phẩm và hàng công nghệ;

 – Doanh thu từ hoạt động dịch vụ phân phối trong hệ thống cửa hàng phân phối Phú Hưng. Tổng doanh thu hoạt động công ty đạt mức…., trong đó …% đến từ kinh doanh nội địa.

  Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, thời điểm hiện tại, hoạt động của công ty và doanh thu từ các hoạt động nghiệp vụ đã giảm sút sâu sắc tương ứng với sự thay đổi về nhân lực, đối tác và mô hình quản lý của công ty. Tới thời điểm 1/1/2014, hoạt động của Công ty chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến khu và cụm công nghiệp. Các lĩnh vực khác đã thu hẹp và tạm thời dừng hoạt động. Nhân lực hiện tại chỉ còn … người (bằng …% so với thời điểm đỉnh cao); Văn phòng tại 22 Thành Công đã đóng cửa, hoạt động tại Trung Tựcầm chừng; Bộ máy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ nội địa đang tái cơ cấu lại; Bộ máy tại Trụ sở chính Hưng Yên hiện tập trung xử lý toàn bộ những vấn đề tồn tại liên quan đến các cơ chế chính sách và hoạt động trong thời gian trước đây.

  Đánh giá tổng thể
Hoạt động của Công ty tới thời điểm 31/12/2013, ngoài kết quả hoạt động lõi về khu, cụm công nghiệp và một phần hoạt động trang trại vẫn duy trì ổn định, các lĩnh vực khác của công ty gần như không sinh lợi và giảm sút theo chiều hướng không thuận lợi. Nhân lực, cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp trải qua quá trình biến động không thuận lợi. Điều này khiến các định hướng phát triển của Công ty đã không được thực hiện như trước đây. Tuy vậy, với một sự điều chỉnh bước đầu về định hướng chiến lược phát triển công ty trong thời gian vừa qua, đã mang lại những cơ hội và vận hội mới cho công ty trong phát triển trung và dài hạn khi kết hợp và hợp tác hoạt động với những công ty và tập đoàn kinh tế lớn của thế giới trong triển khai hoạt động liên quan đến lĩnh vực trang trại, chế biến xuất khẩu và dịch vụ phân phối nội địa. Đây sẽ là mấu chốt để vực lại hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư, sản xuất và thương mại Phú Hưng một cách hệ thống, bài bản và giúp cho Công ty định dạng được thương hiệu và giá trị thương hiệu trong trung và dài hạn.

  Định hướng phát triển và kế hoạch 2014
Trên cơ sở định hướng phát triển đến 2020, năm 2014, bám sát vào cơ cấu hoạt động hiện tại và thực tế phát triển của thị trường, Công ty Cổ phần đầu tư, sản xuất và thương mại Phú Hưng sẽ thúc đẩy theo các lĩnh vực như sau:
1. Phát triển Khu, Cụm Công nghiệp
• Tăng cường thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản vào 3 khu công nghiệp hiện tại tại Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng;
• Mở thêm Khu công nghiệp tại khu vực Thái Nguyên để cung ứng dịch vụ hạ tầng và thương mại cho hoạt động của Tập đoàn Samsung; Xem xét khả năng mở thêm tại Hà Nam, Quảng Ninh.
• Xem xét mở rộng, nâng cao giá trị cung ứng dịch vụ thương mại và hạ tầng khu công nghiệp tại Hải Phòng, Hải Dương.
2. Thương mại (Trade Promotion)
• Xây dựng bộ khung nhân lực kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại phục vụ công tác nghiên cứu thị trường, marketing, xây dựng hệ thống nguồn hàng chuẩn và ổn định, xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm chế biến và hàng công nghệ phẩm.
• Xây dựng chiến lược xuất khẩu, đầu tư sản xuất, chế biến và bảo quản, phân phối cung ứng… nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu cho các đối tác nhập khẩu chiến lược, đối tác đầu tư sản xuất chiến lược để làm tiền đề củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu Công ty; cung ứng hàng hóa sản phẩm vào hệ thống kênh phân phối bạn hàng và kênh phân phối riêng của công ty;
• Xây dựng chiến lược tái lập hệ thống kênh phân phối hàng hóa sản phẩm của tập đoàn Phú Hưng tại thị trường nội địa, thông qua đó dần củng cố và nâng cao giá trịnh thương hiệu Green Farm trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
3. Trồng trọt và thương mại hàng nông thủy sản hữu cơ (organics)
• Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển trang trại Phú Hưng theo mô hình sản xuất, chế biến, đóng gói, cung ứng phân phối hiện đại theo công nghệ, quy mô và quản lý của những nước công nghiệp phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Israel…); Xây dựng chiến lược hợp tác sản xuất tại trang trại và tài sản đất của tập đoàn và của các đối tác tiềm năng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, chế biến xuất khẩu…
• Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển thương hiệu Tập đoàn thông qua thương hiệu sản phẩm nông sản của Công ty Green Farm phân phối tại kênh phân phối của đối tác chiến lược (Lotte Mart, Dole International) và hệ thống phân phối của tập đoàn (GF Mart).
• Củng cố nhân lực và lực lượng chuyên gia, nông dân, cán bộ nông nghiệp, trồng trọt đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại, chất lượng cao và an toàn cho tiêu dùng, giúp tạo ra mô hình trang trại sản xuất và tiêu thụ bền vững;
• Đối tác chiến lược được xác định là
o Công ty Dole International (www.dole.com) Chi nhánh Việt Nam: Là đối tác chiến lược hợp tác trong lĩnh vực phát triển trang trại trồng Chuối, Dứa và một số loại rau củ quả khác… tại vùng đất của tập đoàn Phú Hưng để tiêu thụ tại hệ thống siêu thịHàn Quốc đầu tư tại Việt Nam, các siêu thị trong nước và xuất khẩu tới các thị trường khác (theo đơn hàng của Dole toàn cầu); Là đối tác hợp tác để chuyển giao công nghệ liên quan đến gia tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt của tập đoàn Phú Hưng (thông quan Công ty Green Farm); Hợp tác đầu tư xây dựng kho lạnh, bảo quản hàng nông sản theo mùa vụ; Hợp tác xây chế biến sản phẩm nông sản xuất khẩu.
o Tập đoàn Lotte (Lotte Mart Hàn Quốc): Là đối tác chiến lược chính tại thị trường phân phối nội địa và xuất khẩu (sang Hàn Quốc) thông qua cung ứng sản lượng hàng nông sản tiêu thụ tại Siêu thị tập đoàn Lotte Mart (tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận phía Bắc); Hợp tác chiến lược dài hạn trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nội địa, xuất khẩu sang Hàn Quốc hàng nông sản thông qua hệ thống Siêu thị của tập đoàn Lotte tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia và Nhật Bản.
o Tập đoàn CJ (Cj Viêt Nam): Xem xét trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh Logistics và phân phối hàng nông sản Việt Nam tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang Hàn Quốc; Là đối tác cho việc phát triển trang trại nông sản, sản xuất các loại rau củ quả tươi sống, thu hoạch và chế biến theo phương pháp công nghiệp hiện đại; Hợp tác đầu tư khai thác lợi thế khu công nghiệp Đài Tư và khu công nghiệp tại khu vực Đình Vũ – Hải phòng.
o Tập đoàn E-mart
o Tập đoàn phân phối E-Sang Network: Trong việc nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xuất xứ Việt Nam cung ứng cho thị trường tiêu dùng người Việt Nam tại Hàn Quốc;
o Tập đoàn sản xuất và phân phối khoai tây của Hà Lan:
o Tập đoàn phân phối rau quả của Thái Lan
4. Dịch vụ tư vấn đầu tư và Dịch vụ du lịch
• Dịch vụ tư vấn đầu tư
o Xây dựng chiến lược và kế hoạch cung ứng các dịch vụ tư vấn đầu tư quốc tế giành cho các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung ứng dịch vụ đăng ký và cấp phép đầu tư; Tư vấn pháp lý và thị trường cho các nhu cầu đầu tư cụ thể; Hỗ trợ xử lý các vấn đề vĩ mô liên quan đến đầu tư những dự án cụ thể…;
o Đối tượng nhắm tới là nhà đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam; và Các nhà đầu tư Việt Nam tới một số thị trường.
• Dịch vụ Du lịch lữ hành Quốc tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đi thăm quan khảo sát học hỏi kinh nghiệm về quản lý nhà nước, doanh nghiệp tại các thị trường phát triển, thị trường có tiềm năng hợp tác và mới nổi.
o Có kế hoạch và chiến lược khai thác tiềm năng tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch cho khách hàng Việt Nam đi mua sắm, du lịch hội nghị, du lịch chữa bệnh và du lịch làm đẹp…
o Nghiên cứu khả năng thiết lập hệ thống Du lịch inbound về Việt Nam như Du lịch tâm linh, sinh thái, chửa bệnh cổ truyền…
o Tập trung vào các đối tượng đi theo nguồn nhân sách nhà nước.
o Các dịch vụ liên quan khác.

  Mô hình tập đoàn tương lai
• Là tập đoàn kinh tế đa ngành có trụ sở chính tại Hà Nội quản lý và điều hành hoạt động của các công ty con thuộc tập đoàn. Có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại phía Nam và tại một số thị trường mang tính khu vực và đối tác quan trọng tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Chịu trách nhiệm trong các công tác xây dựng chiến lược phát triển; định hướng mô hình và phương thức hợp tác với bên ngoài; kiểm soát toàn diện hoạt động đầu tư, thương mại, sản xuất và phân phối lưu thông.
• Mục tiêu sau năm 2020 sẽ trở thành công ty công chúng, có hoạt động lành mạnh cân bằng giữa sản xuất – đầu tư – dịch vụ.
• Website: www.phg.com.vn
• Các công ty thành viên:
– Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư, sản xuất và Thương mại Green Farm (GF Mart www.gfmart.com.vn): Chịu trách nhiệm về đầu tư, sản xuất, phát triển trang trại, trồng trọt rau củ quả sạch và organic để xuất khẩu, cung ứng nội địa và qua kênh phân phối Green Farm Mart. Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất, chế biến, phân phối nông sản; Xây dựng thương hiệu Green Farm và thực hiện chiến lược phát triển nội địa và khu vực.
– Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư, Thương mại và Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (ATI www.ati.com.vn): Chịu trách nhiệm lĩnh vực đầu tư, cung ứng dịch vụ đầu tư cho công ty FDI; Đảm nhận cung ứng dịch vụ thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ du lịch và tổ chức sự kiện;
– Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Phú Hưng (PHS www.phs.com.vn): Chịu trách nhiệm về các dịch vụ giá trịgia tăng khác, cung ứng thực phẩm và suất ăn cho các khu công nghiệp và khách hàng lớn; cung ứng dịch vụ thời hạn liên quan đến các khách hàng lớn, thường xuyên; cung ứng văn phòng phẩm và dịch vụ văn phòng; Cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo trì hoạt động của các văn phòng doanh nghiệp, công ty…
– Các công ty đối tác hợp tác với tập đoàn (affiliate companies)

  KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

  Năm 2014
Thông qua chiến lược phát triển tổng thể Công ty giai đoạn 2014 – 2020, trên cơ sở hoạt động thực tế của công ty, diễn biến thị trường và những cơ hội phát triển, năm 2014 sẽ cần triển khai những nhiệm vụ sau:
• Cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý và điều hành công ty (Hoàn thành trong Quý I/2014);
o Đề án xác lập vị trí công việc và tiêu chuẩn hóa nhiệm vụ và nhân sự thực hiện nhiệm vụ;
o Đề án cơ cấu tổ chức bộ máy Tập đoàn Phú Hưng;
o Đề án cấu trúc và mô hình hoạt động, quản lý và kiểm soát doanh nghiệp.
• Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch hoạt động năm 2014 trên cơ sở 3 lĩnh vực mà công ty hiện đang thực hiện (Hoàn thành trong Quý I/2014);
o Kế hoạch phát triển khu và cụm công nghiệp
o Kế hoạch phát triển thị trường và dịch vụ thương mại
o Kế hoạch phát triển trang trại Green Farm và nông trại hợp tác với các đối tác của tập đoàn Phú Hưng.
• Xây dựng các chiến lược, kế hoạch thực hiện Chiến lược tổng thể (Hoàn thành Quý I & II/2014):
o Chiến lược và kế hoạch xây dựng thương hiệu
o Chiến lược và kế hoạch xuất khẩu
o Chiến lược và kế hoạch mở rộng thị trường nội địa
o Chiến lược và kế hoạch sản xuất hàng nông sản xuất khẩu và cung ứng thị trường nội địa
o Chiến lược và kế hoạch xây dựng lại hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm sản xuất và hợp tác sản xuất của tập đoàn Phú Hưng
o Kế hoạch cung ứng nguyên liệu, thực phẩm và suất ăn cho các khu công nghiệp, cơ quan và khách hàng tiêu thụ lớn; o Kế hoạch cung ứng hàng hóa thực phẩm và nông phẩm vào hệ thống Siêu thị Lotte Mart tại Hà Nội theo hợp đồng đã ký kết
o Kế hoạch toàn diện triển khai hợp tác với Tập đoàn Lotte
o Kế hoạch toàn diện triển khai hợp tác với Tập đoàn Dole International (chi nhánh Việt Nam)
o Kế hoạch triển khai hợp tác xuất khẩu hàng sang Hàn Quốc thông qua hệ thống E-Sang Network
o Kế hoạch triển khai sản xuất và xuất khẩu mỳ ăn liền nhãn hiệu Phú Hưng sang thị trường ASEAN (Myanmar, Lào và Campuchia…)
o Các kế hoạch khác…

  Giai đoạn 2015 – 2016
Là giai đoạn hết sức quan trọng đưa các hoạt động và kế hoạch triển khai dựkiến trong năm 2014 vào nền nếp, hoàn thiện cơ chế quản lý, nhân lực triển khai các chương trình và kế hoạch. Đây là giai đoạn:
• Sàng lọc mọi hướng phát triển của Tập đoàn Phú Hưng để trên cơ sởđó xác định rõ ràng hướng đi và mũi nhọn trọng tâm của chiến lược phát triển Tập đoàn.
• Đưa các dự án thí điểm hợp tác giữa Tập đoàn Phú Hưng và các đối tác quốc tế (Hàn Quốc, Hà Lan…) đi vào triển khai thực tế và định hình phương thức hợp tác lâu dài.
• Định hình cơ cấu đầu tư của Tập đoàn trong Trung và dài hạn;
• Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Green Farm và hệ thống hỗ trợ dịch vụ phân phối;

  Giai đoạn 2017 – 2020

 HƯỚNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ

  1. Kinh doanh nội địa
• Cung ứng thực phẩm và hàng chế biến (rau củ quả tươi sống, hàng chế biến nông sản, đồ khô, đồ hộp…) cho hệ thống siêu thị(Lotte, Big C, Hapro, …)
o Tìm kiếm nguồn cung ổn định và đảm bảo chất lượng; o Duy trì quan hệ khách hàng với các đơn vị vận tải và dịch vụ thương mại;
o Quan hệ công chúng và marketing;
o Quan hệ với các cơ quan công quyền (thuế, quản lý thị trường, kiểm dịch, cơ quan chứng nhận chất lượng, an ninh, phòng cháy chữa cháy,đội quy tắc, trật tự…);
o Tính toán chi phí;
o Quan hệ và phát triển khách hàng;
o Báo cáo tổng hợp và tư vấn phát triển;
o Các nội dung khác
• Cung ứng vật tư và nguyên liệu cho khách hàng lớn (khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học…)
o Kiểm soát nguồn cung;
o Kiểm soát, quản lý và đảm bảo chất lượng hàng cung ứng;
o Kiểm soát chi phí và cạnh tranh trên thị trường;
o Quan hệ và phát triển khách hàng;
o Xây dựng danh mục và mối quan hệ với các nhà chế biến, sản xuất;
o Các việc khác

  2. Kinh doanh quốc tế
• Xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng
o Nghiên cứu thị trường;
o Xây dựng hệ thống người mua; hệ thống thông tin của nước nhập khẩu;
o Xây dựng quan hệ với các công ty dịch vụ thương mại cho xuất khẩu;
o Xây dựng nguồn cung hàng xuất khẩu; đối tác nội địa;
o Xây dựng hệ thống thông tin các nhà cung ứng và xuất khẩu cạnh tranh;
o Thông tin thị trường…
• Cung ứng hàng hóa cho các hệ thống phân phối hoặc hệ thống outsources tại các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…;
• Kiếm tìm cơ hội xuất khẩu theo các đơn hàng đơn lẻ;
• Kiếm tìm kênh phân phối và xuất khẩu lớn;
• Phát triển thị trường trọng điểm với nhóm hàng trọng điểm;

 3. Đầu tư khu công nghiệp và các dịch vụ trong khu công nghiệp
• Duy trì và mở rộng các khu Công nghiệp hiện tại tại Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng…
• Mở rộng đầu tư khu công nghiệp tại khu vực có các đầu tư nước ngoài lớn (ưu tiên gần các tập đoàn kinh tế hoặc các dự án lớn…)
• Cung ứng các dịch vụ tiện ích cho khu công nghiệp

  4. Phát triển trang trại hiện đại
• Quy hoạch vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của Công ty;
• Nghiên cứu phát triển trang trại hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến;
• Phát triển sản xuất và xây dựng thương hiệu;
• Triển khai sản xuất, trồng trọt thương mại; chăn nuôi;

  5. Phát triển hệ thống phân phối Green Farm
• Tái xây dựng hệ thống các cửa hàng phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn, sạch và chuẩn quốc tế;
• Xây dựng chiến lược nghiên cứu, phát triển thương hiệu Green Farm khu vực Hà Nội và các địa phương lân cận;
• Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống khách hàng truyền thống, tiềm năng và khác hàng mới;
• Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của greenfarm theo các chuỗi giá trị và hệ thống khách hàng và đối tác vệ tinh;
• Xây dựng các chiến lược thị trường và đối tác thương mại của Green Farm trong và ngoài nước

 PHƯƠNG THỨC THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI

  SẢN PHẨM

 • Tầm nhìn:

 Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản thủy sản tươi sống và chế biến, thực phẩm, sản phẩm công nghệ phẩm; sản phẩm truyền thống và mới sang các thị trường truyền thống và thị trường mới để tận dụng các lợi thế thương mại từ các cam kết thương mại của Việt Nam và các nước.
• Sản phẩm mục tiêu:
o Rau củ quả (seasonal and permanent supply);
o Trái cây đặc sản (seasonal items);
o Mặt hàng gia vị (target & specific destinations)
o Sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cacao, hồ tiêu, điều..) (emerging and new market);
o Sản phẩm củ quả chế biến (Sắn lát, tinh bột sắn, chuối khô, jam,..)
o Sản phẩm đồ hộp;
o Thực phẩm ăn uống (mỳ tôm, phở khô, bánh lá nem, đồ uống có cồn, nước quả…);
o Thực phẩm organic;
o Etc…

  THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường mục tiêu và nhóm ngành hàng:
o Liên bang Nga (tận dụng FTA với Liên minh Hải Quan gồm Nga, Belarus và Kazacstan);
 Rau, củ quả chế biến; đồ hộp; hàng tiêu dùng; dệt may…
o Hàn Quốc (tận dụng FTA với Hàn Quốc dự kiến từ 1/1/2015);
     – Rau củ quả tươi sống; thực phẩm chế biến; gia vị đặc sản; hoa quả đặc sản; cà phê chế biến; thủy sản
o Nhật Bản (tận dụng FTA với Nhật hiện đang có hiệu lực và các cam kết cụ thể khác);
     – Rau, củ quả đông lạnh (tươi sống), chế biến; hàng đồ chơi, quà tặng, đồ gia dụng từ nông phẩm…;
o Ấn Độ (tận dụng cam kết giữa Ấn Độ và ASEAN);
     – Càphê, tiêu, quế hồi, gia vị, cary, đồ hộp, thực phẩm chếbiến…
o Trung Đông (Dubai, UAE, Iraq, Pakistan):  Chè, càphê, hàng gia dụng, gạo đồ, gạo tấm, tinh bột…

  PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN

 • Kênh giao dịch truyền thống
• Kênh giao thương trực tuyến
o Alibaba;
o Cổng thông tin thương mại điện tử của các tổ chức và hiệp hội ngành hàng thế giới và của từng quốc gia;
     – Các Hiệp hội lương thực, càphê, rau quả,
     – Các Tập đoàn phân phối rau của quả, nông sản thế giới và của các quốc gia hàng đầu thế giới;
     – Hàn Quốc: www.kita.net; www.kocharm.co.kr; www.import.co.kr
     – Nhật Bản: JBA; www.jetro.go.jp; www.ebiz.co.jp; www.yellow-jp.com; Japan Trade Portal…
     – Ấn Độ: www.exportersindia.net;
     – Nga…
• Đầu mối đại diện Thương vụ, đại sứ quán Việt Nam tại các thị trường mục tiêu và của các nước tại Việt Nam (xây dựng mối quan hệ với các tham tán thương mại của ta tại các nước và của các nước tại Việt Nam)
• Đối tác đại diện thương mại (optimum)
• Hiện diện thương mại (long term)

  PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

  Nguyên tắc căn bản
Dựa trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể, các phương án kinh doanh phải đảm bảo được một số yếu tố như sau:
• Tổng thể và toàn diện
• Bao trùm và chi tiết
• Hiệu quả và bảo toàn vốn
• Khả thi và phù hợp điều kiện thực tế
• Liên tục và có tính kế thừa
• Dự phòng rủi ro và biện pháp ứng phó
• Phát triển bền vững.
Do vậy, các phương án kinh doanh cần được xem xét và tính toán rất chi tiết, toàn diện và trên nhiều khía cạnh theo hướng tối ưu hóa, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững. Khi lập phương án kinh doanh, các yếu tố pháp lý, thông lệ và phong tục tập quán hay các quy tắc, quy định riêng và đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, vùng hay địa phương hoặc quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau cần được tính đến và phản ảnh toàn diện vào các điều khoản, quy định hay thỏa thuận, để phương án có tính khả thi, các bên thực hiện đều được hưởng lợi và cùng nhau cam kết thực hiện.

 

 

 tag: gì   samsung   vina   vinamilk   tnhh   dinh   dưỡng   ez   phụ   cntp   mtv   thất   sáng   nhuận   p/e   lắp   tiếng   anh   thẩm   avalue   btc   ivc   kỷ   đà   nẵng   hãng   atc   (atc   firm)   iav   vinaudit   btcvalue