Hướng Dẫn Thanh Lý TSCĐ Doanh Nghiệp Cổ Phần

 I. Thanh lý tài sản cố định

 Tài sản cố định (TSCĐ) thanh lý là những TSCĐ bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có TSCĐ cần thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

 Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý TSCĐ theo quy định.

 Cụ thể, về hồ sơ và thủ tục mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi thanh lý TSCĐ, gồm:

 Bước 1: Lập Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định

 Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phòng ban) có TSCĐ cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ danh mục TSCĐ cần thanh lý.

 Bước 2: Đại diện doanh nghiệp ra Quyết định thanh lý TSCĐ.

 Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

 Hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài sản.

 Tham khảo mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định.

 Bước 4: Tiến hành thanh lý TSCĐ

 Tùy vào điều kiện và đặc điểm của TSCĐ mà Hội đồng thanh lý TSCĐ trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản.

 Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ lập Biên bản thanh lý tài sản cố định (Tham khảo mẫu số 02–TSCĐ ban hành kèm theo Phụ lục 3 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC) sau khi đã tiến hành thanh lý.

 Lưu ý: Đối với các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng khi thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

 II. Mẫu biên bản thanh lý tài sản và các khoản nợ công ty cổ phần

 Mẫu biên bản thanh lý tài sản và các khoản nợ là văn bản do doanh nghiệp lập để thanh lý tài sản cố định của đơn vị khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể. Trong biên bản nêu rõ thành phần hội đồng quản trị tham gia cuộc họp, thủ tục thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản thanh lý tài sản và các khoản nợ khác tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH
ABCD

Số: ___ /BB- TLTS&Nợ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***************

 Địa danh, ngày ___ tháng ___ năm ____

  

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN VÀ CÁC KHOẢN NỢ

 Cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên Công ty ……………………….bắt vào hồi 8h30, tại trụ sở Công ty ………….…., địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….………

 I. Các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty tham dự họp gồm có:

 1 Ông: Nguyễn Văn A – Chủ tịch Hội đồng quản trị/HĐTV Công ty- Chủ toạ

 2. Ông: Nguyễn Văn B – Giám đốc- Thành viên Hội đồng quản trị/HĐTV

 3. Ông: Nguyễn Văn C – Thành viên Hội đồng quản trị/HĐTV (kiêm thư ký)

 4. Bà: Nguyễn Thị C, Bà Nguyễn Thị D – Thành viên Hội đồng quản trị/HĐTV

 II. Nội dung:

 1. Theo trình tự và thủ tục giải thể Công ty, Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty họp để làm thủ tục Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty.

 – Thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp và xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

 – Thanh toán các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể công ty đã ký kết và theo quy định của pháp luật.

 2. Thanh toán các khoản nợ của Công ty:

 – Nợ thuế: không

 – Nợ phải trả, nợ phải thu: không

 3. Tiền mặt và thanh lý các tài sản của Công ty:

 Tính đến ngày Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên công ty ra quyết định giải thể thì Công ty còn:

 – Tiền mặt: ………..…………………………………………………………………………………………

 – Số tiền thu được sau khi thanh lý các tài sản của Công ty:……………………………………….

 – Tổng số tiền còn lại sau khi Công ty hoàn thành nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ lương, trợ cấp và xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, thanh toán hết các khoản nợ (nợ thuế, nợ các tổ chức cá nhân khác) là: …………………………………………………………………………………………………………………………

 Số tiền này được chia lại cho các cổ đông công ty theo tỷ lệ cổ phần góp tương ứng và các cổ đông cam kết đã nhận đủ lại phần vốn góp như sau:

 – Ông: Nguyễn Văn A

 – Ông: Nguyễn Văn B

 – Ông: Nguyễn Văn C

 – Ông: Nguyễn Văn D

 – Ông: Nguyễn Văn E

 – Bà: Nguyễn Thị A

 – Bà: Nguyễn Thị B

 4/ Việc thanh lý tài sản, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty đã hoàn thành. Các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty cam kết chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh khác sau khi Công ty đã giải thể.

 Cuộc họp kết thúc vào hồi 11h30, các cổ đông đã đọc Biên bản, thống nhất và ký xác nhận.

 CHỮ KÝ CÁC CỔ ĐÔNG/THÀNH VIÊN
NGUYỄN VĂN A                 NGUYỄN VĂN B              NGUYỄN VĂN C

  

             NGUYỄN THỊ D                     NGUYỄN THỊ C

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: con nội thất máy tính quần áo bàn in ghế ngồi liên vải cường phát cao su pháp dép dung thường kiệt giàn giáo rẻ giặt đấu hàng hóa chất hàn hòa hoa màn khách sạn kéo môi trường lạnh nghiệm mới móc mô tô mua đồ tnhh minh một viên tiệm net phố quán ăn quỹ đường sắt thảm vấn thu tm ở hà chuyên hcm mtv xe tuyển cp linh nguyễn dệt kim tin học thương mại chí