TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Vi thế việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Kế toán tài sản cố định là gì
Nhiệm vụ của Kế toán TSCĐ
- Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
- Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
- Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
- Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm)
- Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.
Quy trình kế toán tài sản cố định
 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ
 Đầu tiên cần kế toán chi tiết TSCĐ, việc làm đó bao gồm:
- Tìm kiếm và thu thập các chứng từ liên quan đến TSCĐ
 Những chứng từ đó gồm các biên bản như bàn giao, thanh lý, giao nhận, kiểm kê, xếp loại và bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Thực hiện theo dõi TSCĐ
 Theo dõi TSCĐ tại vị trí sử dụng, đối với những vị trí thuộc các phòng ban, xưởng sản xuất khác nhau sẽ có sổ theo dõi riêng. Điều này giảm thiểu tổn thất TSCĐ xuống mức thấp nhất, nâng cao tinh thần trách nhiệm và bảo quản tài sản doanh nghiệp của nhân viên.
- Theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn và khấu hao TSCĐ
 Nhân viên kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ của toàn hệ thống doanh nghiệp để kịp thời báo cáo, xử lý khi có sự cố. Để phục vụ cho việc làm này, bộ phận kế toán sẽ sử dụng thẻ và sổ TSCĐ để tiện kiểm tra. Trong đó thẻ TSCĐ sẽ được lập cho những ai có nhiệm vụ ghi chép. Còn đối với sổ TSCĐ được mở ra để ghi chép tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
 Kế toán tăng giảm TSCĐ
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm TSCĐ, trong đó:
- Tăng TSCĐ
 Có rất nhiều vì sao khiến TSCĐ tăng lên ví dụ như mua mới, điều chuyển từ các đơn vị, các tài sản nhận khi góp vốn,… Tài khoản được sử dụng phản ánh TSCĐ tăng là TK 211, TK 212, TK 213. Với phương pháp hạch toán như sau:
 Nợ TK 211, 212, 213 – (phần nguyên giá)
 Nợ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ
 Có TK 111,112, 331… (theo giá trị thanh toán – nếu là mua mới)
 Có TK 411 – (nếu là góp vốn)
 Có TK 136… (Điều chuyển từ đơn vị cấp trên)
 Có TK 241… (Xây dựng cơ bản hoàn thành)
- Giảm TSCĐ
 Nguyên nhân khiến TSCĐ giảm có thể kể đến: Không dùng đến thanh lý tài sản, bán và trao đổi lại cho các đơn vị khác… Tài khoản được sử dụng phản ảnh TSCĐ giảm là TK 711, TK 811. Với phương pháp hạch toán như sau:
 Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ ( phần giá trị đã hao mòn
 Nợ TK 811 – Phí tổn khác (phần giá trị còn lại)
 Có TK 211, 213 – TSCĐ hữu hình (phần nguyên giá.)
 Kế toán khấu hao TSCĐ
- Khái niệm
 Khấu hao TSCĐ là sự hao mòn về giá trị sử dụng của tài sản trong quá trình tham gia vào quy trình sản xuất kinh doanh. Tài khoản được sử dụng phản ánh khấu hao TSCĐ là Tk 214 với phương pháp hạch toán như sau:
 Bên Nợ: Hao mòn TSCĐ giảm
 Bên Có: Hao mòn TSCĐ tăng
 Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của TSCĐ để ghi hao mòn TSCĐ bên Nợ xác thực nhất. Ví dụ nếu TSCĐ vào phí tổn sản xuất thì ghi:
 Nợ TK 641, 642, 627,241, 632…
 Có TK 214
 Nếu TSCĐ dùng vào các hoạt động cộng đồng thì ghi:
 Nợ TK 353, 466…
 Có TK 214
 Nếu TSCĐ chưa qua sử dụng hoặc đang không sử dụng để chờ thanh lý thì ghi:
 Nợ TK 811
 Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
 Kế toán sửa chữa TSCĐ
 Khi TSCĐ được sử dụng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì việc hư hỏng, vỡ lẽ là không thể tránh khỏi. Khi đó, tùy theo mức độ hư hỏng để tiến hành sửa chữa.
- TSCĐ thường xuyên được sửa chữa
 Đây là những TSCĐ thường xuyên phải được nâng cấp, sửa chữa và bảo trì để đảm bảo quá trình hoạt động thỉnh thoảng. Thường thì tính chất và quy mô sửa chữa nhỏ nên phí tổn sẽ được tính toán thẳng vào phí tổn sản xuất của TSCĐ đó. Khi đó được ghi:
 Nợ TK 627,641, 642
 Nợ TK 242
 Nợ TK 1331
 Có TK 111,112…
- TSCĐ sửa chữa lớn
 Đây là những TSCĐ xảy ra hư hỏng nặng cần nhiều thời gian và phí tổn để sửa chữa. Tài khoản được sử dụng phản ảnh là Tk 241 với phương pháp hạch toán như sau:
 Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
 Có các tài khoản liên quan 111, 112, 152, 242…
Bài tập kế toán tài sản cố định
 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tài sản cố định 1:
 Có tài liệu về TSCĐ tại một Công ty trong tháng 6/N ( 1.000 đồng ):
- Ngày 7, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công ty V bằng một TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thỏa thuận như sau :
 – Nhà xưởng sản xuất : 300.000 , thờ gian sử dụng 10 năm:
 – Thiết bị sản xuất : 360.000, thời gian sử dụng 5 năm.
 – Bằng sáng chế : 600.000, thời gian khai thác 5 năm.
- Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất .Giá mua phải trả theo hóa đơn ( cả thuế GTGT 5%) 425.880.; trong đó : giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 315.000 ( khấu hao trong 8 năm ); giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880 ( khấu hao trong 4 năm ). Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng ( cả thuế GTGT 5% ) là 12.600. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn 50%. Còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển.
- Ngày 13, Công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 240.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ ( kể cả thuế GTGT 10% ) bằng tiền vay ngắn hạn 16.500.
- Ngày 16, phát sinh các nghiệp vụ :
- Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất , đã khấu hao hết từ tháng 5 /N., nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000.
- Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên kết dài hạn với Công ty B , nguyên giá
 300.000 ; giá trị hao mòn lũy kế 55.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 320.000, tương ứng 21% quyền kiểm soát.
- Ngày 19 , mua một thiết bị quản lý sự dụng cho văn phòng Công ty. Giá mua ( cả thuế GTGT 5% ) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ , lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 ( cả thuế GTGT 5%). Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15 % và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh..
- Ngày 22, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà là 1.000.800, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao 20 năm.
- Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng nguồn vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V ( cả thuế GTGT 5% ) là 189.000. Dự kiến sau khi sửa chữa xong , TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%.
- Ngày 28, tiến hành nghiệm thu một thiết bị sản xuất thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty W ( cả thuế GTGT 5% ) là 56.700. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000.
 Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ nêu trên
- Xác định mức khấu hao tăng, giảm theo từng bộ phận trong tháng 6/N, biết DN tính khấu hao theo ngày và tháng 6/N có 30 ngày.
- Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N biết:
 -Tháng 5/N không có biến động tăng giảm TSCĐ
- Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 5/N ở bộ phận sản xuất : 30.000, bán hàng
 7.000, quản lý DN 10.000.
- Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ . Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 7 ở từng bộ phận.
 Giải
 1.Định khoản các nghiệp vụ nêu trên:
 1)
 Nợ TK 211: 660.000
 -2111: 300.000
 -2112 : 360.00
 Nợ TK 213 ( 2133) : 600.000
 -Có TK 411 (V): 1.260.000
 2a)
 Nợ TK 211( 2112) : 300.000
 Nợ TK 213( 2138) : 105.600
 Nợ TK 133( 1332) : 20.280
 -Có TK 331( K) : 425.880
 2b)
 Nợ TK 331( K) : 425.880
 -Có TK 341: 212.940
 -Có TK 112: 212.940
 2c)
 Nợ TK 211 ( 2113) : 12.000
 Nợ TK 133( 1332) : 600
 -Có TK 141 : 12.600
 2d)
 Nợ TK 414 : 204.660
 -Có TK 411: 204.600
 3a)
 Nợ TK 001 : 240.000
 3b)
 Nợ TK 641 ( 6417): 15.000
 Nợ TK 133( 1331) : 1.500
 -Có TK 311 : 16.500
 4a)
 Nợ TK 214( 2141) : 48.00
 -Có TK 211 ( 2112): 48.000
 4b)
 Nợ TK 811: 5.000
 -Có TK 111: 5.000
 4c)
 Nợ TK 152( phế liệu) : 10.000
 -Có TK 711: 10.000
 Nợ TK 223 (B): 320.000
 Nợ TK 214( 2141) : 55.000
 -Có TK 711: 75.000
 -Có TK 211( 2112): 300.000
 5a)
 Nợ TK 211( 2114) : 300.000
 Nợ TK 133( 1332) : 15.000
 -Có TK 112: 315.000
 5b)
 Nợ TK 211( 2114): 2.000
 Nợ TK 133 ( 1332) : 100
 -Có TK 111: 2.100
 6a)
 Nợ TK 211(2111) : 1.000.800
 -Có TK 241( 2412) : 1.000.800
 6b)
 Nợ TK 441: 1.000.800
 -Có TK 411 : 1.000.800
 7a)
 Nợ TK 241( 2413) : 180.000
 Nợ TK 133( 1332): 9.000
 -Có TK 331 ( V) : 189.000
 7b)
 Nợ TK 211( 2111): 180.000
 -Có TK 214(2143): 180.000
 8a)
 Nợ TK 241( 2412) : 54.000
 Nợ TK 133 ( 1331): 2.700
 -Có TK 331 ( W): 56.700
 8b)
 Nợ TK 335: 54.000
 -Có TK 241( 2413): 54.000
 8c)
 Nợ TK 627: 4.000
 -Có TK 335: 4.000
 Yêu cầu 2:
 Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 6/N tại:
- Bộ phận bán hàng: (60.000 + 180.000) *6/( 5*12*30) = 800;
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 302.000*15%*12/( 12*30) +1.000.800*9/ ( 20*12*30) = 1.510 + 1251= 2.761
- Bộ phận sản xuất : 300.000*24/ ( 10*12*30) + 360.000* 24/( 5*12*30) + 600.000*24/ (5*12*30) + 312.000*21/(8*12*30) + 105.600*21/(4*12*30)= 2.000 + 4.800 + 8.000 + 2.275 + 1540 = 18.615
 Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 6/N tại:
- Bộ phận sản xuất: 300.000 *10%*15/(12*30) = 1.250
- Bộ phận bán hàng : 300.000 * 10% *6/ ( 12*30) = 500
- Bộ phận sản xuất : 30.000 + 18.615 – 1.250 = 47.365
- Bộ phận bán hàng : 7.000 + 800 – 500 = 7.300
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 10.000 + 2.761 = 12.761 Yêu cầu 4
 Mức khấu hao tài sản cố định trích trong tháng 7/N:
- Bộ phận sản xuất : 30.000 + 300.000*(10*12) + 360.000/ ( 5*12) + 600.000 /( 5*12) + 312.000/ ( 8*12) + 105.600/(4*12) – 300.000* 10%/12= 30.000 + 2.500 + 6.000 + 10.000 + 3250 + 2200 – 2500 = 51.450.
- Bộ phận bán hàng : 7.000 + ( 60.000 + 180.000 )/(5*12) – 300.000 *10%/12 = 7.000 +
 4.000 – 2.500 = 8.500
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 302.000*15%/12 + 1.000.800/(20*12) =
 10.000 + 3.775 + 4170 = 17.945
 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tài sản cố định 2:
 Có tài liệu tại 1 Doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong quý 1 năm N như sau: (đơn vị tính: đồng)
 Mua 1 máy móc thiết bị của công ty A bằng quỹ đầu tư phát triển giá mua chưa tính thuế GTGT: 100.000.000, thuế suất thuế GTGT: 10%. Chi phí lắp đặt chi bằng tiền mặt: 8.000.000
 Rút TGNH thanh toán tiền mua TSCĐ trên, biết rằng do thanh toán tiền trước thời hạn quy định nên DN được hưởng chiết khấu thanh toán: 1.000.000
 Mua 1 xe ca để đưa rước công nhân giá mua chưa thuế GTGT: 50.000.000, thuế suất thuế GTGT: 10%. DN đã thanh toán tiền cho đơn vị bán bằng chuyển khoản.
 Mua 1 số TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý giá thanh toán theo hóa đơn GTGT chưa tính thuế: 22.000.000, đã thanh toán bằng tiền mặt
 Vay dài hạn ngân hàng để mua sắm 1 phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất theo hóa đơn GTGT chưa tính thuế: 280.000.000, thuế GTGT 28.000.000
 Mua 1 TSCĐ phục vụ sản xuất bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản theo phương thức trả chậm trong 6 tháng giá mua trả tiền ngay (chưa tính thuế và lãi): 240.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, lãi trả chậm: 2.400.000
 Trong quý 1, thực thanh toán tiền mua TSCĐ trên cho người bán bằng TGNH, đồng thời phân bổ lãi trả chậm vào chi phí theo từng kỳ thanh toán.
 Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành
 Giảm 980,000₫
 Đăng ký ngay!
 Yêu cầu:
 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
 Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ và ghi sổ sách các tài khoản liên quan
 Bài giải:
- Mua 1 máy móc thiết bị của công ty A bằng quỹ đầu tư phát triển giá mua chưa tính thuế GTGT: 100.000.000, thuế suất thuế GTGT: 10%. Chi phí lắp đặt chi bằng tiền mặt: 8.000.000
 Định khoản
 Nợ TK 2112: 100.000.000
 Nợ TK 1332: 10.000.000
 Có TK 331A: 110.000.000
 Nợ TK 2112: 8.000.000
 Có TK 111: 8.000.000
 Nợ TK 414: 108.000.000
 Có TK 411: 108.000.000
 Bộ chứng từ:
 Định khoản 1
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản, phiếu xuất kho bên bán, thẻ tài sản cố định
 Định khoản 2
 + Chứng từ kế toán: phiếu chi
 + Chứng từ gốc: hóa đơn bán hàng
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 2112, 1332, 111
 + Sổ chi tiết 331A
- Rút TGNH thanh toán tiền mua TSCĐ trên, biết rằng do thanh toán tiền trước thời hạn quy định nên DN được hưởng chiết khấu thanh toán: 1.000.000
 Định khoản
 Nợ TK 331A: 110.000.000
 Có TK 515: 1.000.000
 Có TK 112: 109.000.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: giấy báo nợ kế toán lập, phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hóa đơn, giấy báo nợ ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ chi tiết 331A
 + Sổ cái TK 331, 515, 112
- Mua 1 xe ca để đưa rước công nhân giá mua chưa thuế GTGT: 50.000.000, thuế suất thuế GTGT: 10%. DN đã thanh toán tiền cho đơn vị bán bằng chuyển khoản.
 Định khoản
 Nợ TK 2113: 50.000.000
 Nợ TK 1332: 5.000.000
 Có TK 112: 55.000.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: giấy báo nợ kế toán lập
 + Chứng từ gốc: hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản, phiếu xuất kho bên bán, thẻ tài sản cố định, giấy báo nợ ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 2113, 1332, 112
- Mua 1 số TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý bằng quỹ phục lợi giá thanh toán theo hóa đơn bán hàng là 32.000.000, đã thanh toán bằng tiền mặt
 Định khoản
 Nợ TK 211: 32.000.000
 Có TK 111: 32.100.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu chi
 + Chứng từ gốc: hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản, phiếu xuất kho bên bán, thẻ tài sản cố định
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ chi tiết 152A, 331M
 + Sổ cái TK 152, 133, 111, 331
- Vay dài hạn ngân hàng để mua sắm 1 phương tiện vận tải của công ty B phục vụ cho sản xuất theo hóa đơn GTGT chưa tính thuế: 280.000.000, thuế GTGT 28.000.000
 Định khoản
 Nợ TK 2112: 280.000.000
 Nợ TK 1332: 28.000.000
 Có TK 331B: 308.000.000
 Nợ TK 331B: 308.000.000
 Có TK 3411: 308.000.000
 Bộ chứng từ:
 Định khoản 1
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hợp đồng vay, giấy nhận nợ
 Định khoản 2
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản, phiếu xuất kho bên bán, thẻ tài sản cố định
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 2112, 1332, 331, 3411
 + Sổ chi tiết 331B
- Mua 1 TSCĐ của công ty A phục vụ sản xuất bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản theo phương thức trả chậm trong 6 tháng giá mua trả tiền ngay (chưa tính thuế và lãi): 240.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, lãi trả chậm: 2.400.000
 Trong quý 1, thực thanh toán tiền mua TSCĐ trên cho người bán bằng TGNH, đồng thời phân bổ lãi trả chậm vào chi phí theo từng kỳ thanh toán.
 Định khoản
 Nợ TK 211: 240.000.000
 Nợ TK 1332: 24.000.000
 Nợ TK 2421: 2.400.000
 Có TK 331A: 266.400.000
 Nợ TK 331A: 266.400.000
 Có TK 112: 266.400.000
 Nợ TK 635: 400.000 (= 2.400.000/6)
 Có TK 242: 400.000
 Nợ TK 441: 266.400.000
 Có TK 411: 266.400.000
 Bộ chứng từ:
 Định khoản 1
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận tài sản, phiếu xuất kho bên bán, thẻ tài sản cố định
 Định khoản 2
 + Chứng từ kế toán: giấy báo nợ kế toán lập
 + Chứng từ gốc: hóa đơn, giấy báo nợ ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
 Định khoản 3
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: bảng phân bổ chi phí trả trước
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 211, 1332, 331, 242, 635, 411, 441
 + Sổ chi tiết 331A
 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tài sản cố định 3:
 Có 1 tài liệu tại 1 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ hạch toán như sau. (đơn vị tính: đồng)
 Thanh lý 1 TSCĐ đã hư hỏng có nguyên giá 86 triệu, đã hao mòn 85 triệu. Chi phí tổ chức thanh lý bằng tiền mặt 300 ngàn đồng. Kết quả thanh lý thu được 1 số phế liệu thu hồi bán bằng tiền mặt: 2.2 triệu.
 Sửa chữa thường xuyên 1 số MMTB dùng ở phân xưởng sản xuất với chi phí sửa chữa thực tế phát sinh gồm:
 + Phụ tùng thay thế: 2.2 triệu
 + Các vật liệu khác: 600 ngàn đồng
 + Chi phí khác bằng tiền mặt: 1 triệu đồng
- Theo kết quả kiểm kê TSCĐ cuối kỳ:
 + Phát hiện mất 1 TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận sản xuất có nguyên giá 136 triệu, đã khấu hao: 126 triệu, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.
 + Phát hiện thừa 1 TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, do kế toán quên chưa ghi sổ kế toán, biết TS này có nguyên giá 60 triệu, thời gian sử dụng 4 năm, đã phục vụ vận chuyển sản phẩm tiêu thụ được 1 tháng.
- Theo kết quả xử lý của cấp trên, thiệt hại do mất TSCĐ bắt tổ sản xuất bồi thường toàn bộ, bằng cách trừ dần vào lương của công nhân trong tổ, bắt đầu từ tháng này.
 Yêu cầu:
 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
 Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ và ghi sổ sách các tài khoản liên quan
 Bài giải:
 1.Thanh lý 1 TSCĐ đã hư hỏng có nguyên giá 86 triệu, đã hao mòn 85 triệu. Chi phí tổ chức thanh lý bằng tiền mặt 300 ngàn đồng.
 Kết quả thanh lý thu được 1 số phế liệu thu hồi bán bằng tiền mặt bao gồm thuế GTGT 10%: 2.2 triệu.
 Định khoản
 Nợ TK 811: 1.000.000
 Nợ TK 214: 85.000.000
 Có TK 211: 86.000.000
 Nợ TK 811: 300.000
 Có TK 111: 300.000
 Nợ TK 111: 2.200.000
 Có TK 711: 2.000.000
 Có TK 133: 200.000
 Bộ chứng từ:
 Định khoản 1
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: hóa đơn, biên bản thanh lý tài sản
 Định khoản 2
 + Chứng từ kế toán: phiếu chi
 + Chứng từ gốc: hóa đơn
 Định khoản 3
 + Chứng từ kế toán: phiếu thu
 + Chứng từ gốc: hóa đơn
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 2112, 1332, 111
 + Sổ chi tiết 331A
- Sửa chữa thường xuyên 1 số MMTB dùng ở phân xưởng sản xuất với chi phí sửa chữa thực tế phát sinh gồm:
 + Phụ tùng thay thế: 2.2 triệu
 + Các vật liệu khác: 600 ngàn đồng
 + Chi phí khác bằng tiền mặt: 1 triệu đồng
 Định khoản
 Nợ TK 627: 3.800.000
 Có TK 1534: 2.200.000
 Có TK 152: 600.000
 Có TK 111: 1.000.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán, phiếu chi
 + Chứng từ gốc: hóa đơn
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 627, 1534, 152, 111
- Theo kết quả kiểm kê TSCĐ cuối kỳ:
 + Phát hiện mất 1 TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận sản xuất có nguyên giá 136 triệu, đã khấu hao: 126 triệu, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.
 + Phát hiện thừa 1 TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, do kế toán quên chưa ghi sổ kế toán, biết TS này có nguyên giá 60 triệu, thời gian sử dụng 4 năm, đã phục vụ vận chuyển sản phẩm tiêu thụ được 1 tháng.
 Định khoản
 Nợ TK 214: 126.000.000
 Nợ TK 1381: 10.000.000
 Có TK 211: 136.000.000
 Nợ TK 211: 60.000.000
 Có TK 214: 1.250.000
 Có TK 3381: 58.750.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: biên bản kiểm kê TSCĐ
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 214, 1381, 211, 214, 3381
- Theo kết quả xử lý của cấp trên, thiệt hại do mất TSCĐ bắt tổ sản xuất bồi thường toàn bộ, bằng cách trừ dần vào lương của công nhân trong tổ, bắt đầu từ tháng này.
 Định khoản
 Nợ TK 334: 10.000.000
 Có TK 1381: 10.000.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
 + Chứng từ gốc: biên bản xử lý thiếu TSCĐ
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 334, 1381
 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tài sản cố định 4:
 Bài 3: Có 1 tài liệu tại 1 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 03/N hạch toán như sau. (đơn vị tính: đồng)
- Ngày 01/03: Nhập khẩu 1 máy móc thiết bị:
 Giá mua phải trả người bán 2.000 USD, tỷ giá 22.600 VND/USD
 Thuế suất thuế nhập khẩu: 40%
 Chi phí vận chuyển TS chi bằng tiền mặt: 5 triệu
 Thuế suất thuế GTGT MMTB nhập khẩu: 10%
 Thời gian khấu hao 10 năm
- Ngày 10/03: Mua 1 phần mềm kế toán bằng quỹ đầu tư phát triển, giá mua theo hóa đơn chưa tính thuế: 30 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
 Chi phí cài đặt, chạy thử phần mềm chi bằng tiền mặt: 500 ngàn đồng.
- Ngày 22/03: nhượng bán 1 TSCĐ không còn phù hợp với quy trình công nghệ mới theo giá chưa VAT: 110 triệu, VAT 10%, đã thu đủ bằng TGNH. Biết TS này có nguyên giá 160 triệu, đã hao mòn 80 triệu. Hoa hồng cho người môi giới trả bằng tiền mặt 2 triệu.
 Yêu cầu:
 Định khoản, tính khấu hao cuối tháng
 Cho biết bộ chứng từ và ghi sổ sách kế toán các nghiệp vụ phát sinh
- Ngày 01/03: Nhập khẩu 1 máy móc thiết bị:
 + Giá mua phải trả người bán 2.000 USD, tỷ giá 22.600 VND/USD
 + Thuế suất thuế nhập khẩu: 40%
 + Chi phí vận chuyển TS chi bằng tiền mặt: 5 triệu
 + Thuế suất thuế GTGT MMTB nhập khẩu: 10%
 Định khoản
 Nợ TK 211: 63.280.000
 Có TK 3333: 18.080.000 (=2.000×22.600×40%)
 Có TK 331: 45.200.000 (=2.000×22.600)
 Nợ TK 1331: 6.328.000
 Có TK 33312: 6.328.000
 Nợ TK 211: 5.000.000
 Có TK 111: 5.000.000
 Cuối tháng tính khấu hao: =(63.280.000+5.000.000)/(10×12)=569.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán, phiếu chi
 + Chứng từ gốc: tờ khai hải quan, sales contract, commercial invoice, packing list, bill of lading, C/O (chứng nhận xuất xứ),…
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 211, 331, 3333, 133, 33312, 111
- Ngày 10/03: Mua 1 phần mềm kế toán bằng quỹ đầu tư phát triển, giá mua theo hóa đơn chưa tính thuế: 30 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
 + Chi phí cài đặt, chạy thử phần mềm chi bằng tiền mặt: 500 ngàn đồng.
 + Thời gian khấu hao 5 năm
 Định khoản
 Nợ TK 2135: 30.000.000
 Nợ TK 1332: 3.000.000
 Có TK 141: 33.000.000
 Nợ TK 211: 500.000
 Có TK 111: 500.000
 Nợ TK 414: 30.500.000
 Có TK 411: 30.500.000
 Cuối tháng tính khấu hao: =((30.000.000+500.000)×22)/(5×12×31)=360.752,7
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: phiếu kế toán, phiếu chi
 + Chứng từ gốc: Hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao hàng, phiếu xuất kho, thẻ TSCĐ
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 2135, 1332, 141, 111, 414, 411
- Ngày 22/03: nhượng bán 1 TSCĐ không còn phù hợp với quy trình công nghệ mới theo giá chưa VAT: 110 triệu, VAT 10%, đã thu đủ bằng TGNH. Biết TS này có nguyên giá 160 triệu, đã hao mòn 80 triệu. Hoa hồng cho người môi giới trả bằng tiền mặt 2 triệu.
 Định khoản
 Nợ TK 811: 80.000.000
 Nợ TK 214: 80.000.000
 Có TK 211: 160.000.000
 Nợ TK 112: 121.000.000
 Có TK 711: 110.000.000
 Có TK 3331: 11.000.000
 Nợ TK 811: 2.000.000
 Có TK 111: 2.000.000
 Bộ chứng từ:
 + Chứng từ kế toán: giấy báo có kế toán lập, phiếu chi
 + Chứng từ gốc: Hợp đồng, hóa đơn, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, giấy báo có ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
 Ghi sổ kế toán
 + Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái TK 811, 214, 211, 112, 711, 3331, 111
 Tag: chương đề cương