Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT phần 2

 2. Kỳ công bố: Năm.

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 6.6.1. Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.

 Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, Khoản 2 Điều 18, Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học.

 Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

 – Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;

 – Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

 Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

 – Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

 – Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

 Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

 – Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

 – Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

 Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được công nhận trên tổng diện tích tự nhiên.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên (%)

 =

 Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên được cấp có thẩm quyền công nhận (ha)

x 100

 Tổng diện tích tự nhiên (ha)

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Các loại hình khu bảo tồn thiên nhiên (chia theo 2 cấp: Quốc gia, tỉnh);

 – Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

 7.1.1. Tỷ lệ hộ tiếp cận điện

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ hộ tiếp cận điện là tỷ lệ phần trăm số hộ tiếp cận điện trong tổng số hộ.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ hộ tiếp cận điện (%)

 =

 Số hộ tiếp cận điện

x 100

 Tổng số hộ

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 7.1.2. Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên liệu sạch

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Nhiên liệu gồm nhiên liệu rắn và nhiên liệu không rắn, trong đó nhiên liệu rắn là nhiên liệu ô nhiễm, nhiên liệu không rắn là nhiên liệu sạch.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên liệu sạch (%)

 =

 Số hộ sử dụng nhiên liệu sạch

x 100

 Tổng số hộ

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính của chủ hộ;

 – Mục đích sử dụng (đun nấu/sưởi ấm/chiếu sáng);

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 7.2.1. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tiêu thụ năng lượng tái tạo bao gồm tiêu thụ năng lượng từ: Thủy điện, nhiên liệu sinh học rắn, gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học lỏng, khí sinh học, địa nhiệt, sóng biển và chất thải. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng được tính từ bảng cân đối và số liệu thống kê quốc gia là tổng tiêu dùng cuối cùng trừ sử dụng phi năng lượng.

 Các nguồn năng lượng tái tạo cụ thể:

 – Năng lượng mặt trời;

 – Năng lượng thủy điện;

 – Năng lượng gió;

 – Năng lượng nhiên liệu sinh học lỏng bao gồm xăng sinh học, diesel sinh học và nhiên liệu sinh học lỏng khác;

 – Nhiên liệu sinh học rắn bao gồm gỗ củi, chất thải động vật, chất thải thực vật, rượu đen, bã mía và than củi,…;

 – Năng lượng thải bao gồm năng lượng từ rác thải đô thị tái tạo.

 Công thức tính:

 Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng (%)

 =

 Năng lượng tái tạo

x 100

 Tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại năng lượng tái tạo;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Công Thương.

 7.3.1. Tiêu hao năng lượng so với tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tiêu hao năng lượng bao gồm tiêu hao năng lượng dùng cho sản xuất và tiêu hao năng lượng dung cho sinh hoạt.

 Năng lượng dùng cho sản xuất và sinh hoạt gồm: Xăng, dầu, khí, than, điện,…

 Công thức tính:

 Tiêu hao năng lượng so với tổng sản phẩm trong nước (%)

 =

 Tiêu hao năng lượng

x 100

 Tổng sản phẩm trong nước

 2. Phân tổ chủ yếu: Loại năng lượng.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra thống kê;

 – Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Công Thương.

 7.4.1. Công suất lắp đặt và sản lượng điện tái tạo

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Điện tái tạo gồm: Điện từ năng lượng mặt trời, điện từ năng lượng gió, điện từ năng lượng thủy triều/sóng biển.

 Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng thủy triều/sóng biển là sản lượng điện sản xuất ra từ nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng thủy triều/sóng biển tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.

 Năng lượng mặt trời là ánh sáng và bức xạ nhiệt từ mặt trời.

 Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời.

 Điện thủy triều được khai thác từ sự thay đổi của thủy triều lên xuống hàng ngày.

 Công suất điện năng lượng tái tạo là khả năng sản xuất điện của nhà máy trên cơ sở công suất lắp đặt của nhà máy. Vì vậy, đơn vị tính cũng được sử dụng đơn vị như các nguồn điện khác là: W hoặc bội số của W là kW và MW.

 Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho tiêu thụ.

 Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện tự dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính là điện tiêu thụ.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Công suất;

 – Loại năng lượng (mặt trời/gió/thủy triều/sóng biển).

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.

 Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

 8.1.1. Tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm). GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

 Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

 – Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

 – Xét dưới góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

 – Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

 Phương pháp tính:

 a) Theo giá hiện hành

 Có 3 phương pháp tính GDP

 – Phương pháp sản xuất: GDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

 Công thức tính:

 Tổng sản phẩm trong nước

 =

 Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành

 +

 Thuế sản phẩm

 

 Trợ cấp sản phẩm

 – Phương pháp thu nhập: GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, GDP gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/thu nhập hỗn hợp.

 Công thức tính:

 Tổng sản phẩm trong nước

 =

 Thu nhập của người lao động từ sản xuất

 +

 Thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất)

 +

 Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất

 +

 Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp

 – Phương pháp sử dụng (chi tiêu): GDP bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

 Công thức tính:

 Tổng sản phẩm trong nước

 =

 Tiêu dùng cuối cùng

 +

 Tích luỹ tài sản

 +

 Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

 b) Theo giá so sánh

 GDP theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (vì chỉ tiêu GDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).

 Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh được tính bằng công thức sau:

 Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh

 =

 Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành

 Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

 Bên cạnh tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất, có thể tính bằng phương pháp sử dụng. Tức là GDP theo giá so sánh bằng tổng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích luỹ tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh.

 Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính bằng cách chia tiêu dùng cuối cùng theo các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các nhóm tương ứng.

 Tích lũy tài sản theo giá so sánh được tính theo công thức sau:

 Tích lũy tài sản của năm t theo giá so sánh theo loại tài sản

 =

 Tích lũy tài sản của năm t theo giá hiện hành theo loại tài sản

 Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm t so với năm gốc

 Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh:

 Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu theo giá so sánh

 =

 Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu năm báo cáo tính bằng USD

 Chỉ số giá xuất khẩu/nhập khẩu theo USD của năm báo cáo so với năm gốc × Chỉ số giá USD

 2. Phân tổ chủ yếu

 a) Kỳ quý phân tổ theo:

 – Ngành kinh tế và nhóm ngành;

 – Mục đích sử dụng (tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, chênh lệch xuất, nhập khẩu).

 b) Kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm phân tổ theo:

 – Ngành kinh tế;

 – Loại hình kinh tế;

 – Mục đích sử dụng (tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng, chênh lệch xuất, nhập khẩu);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra doanh nghiệp;

 – Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;

 – Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian;

 – Điều tra thu thập thông tin tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi;

 – Dữ liệu hành chính;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.1.2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 a) Tính tốc độ tăng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm

 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý, 6 tháng, 9 tháng, năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước.

 Tốc độ tăng trưởng GDP được tính theo giá so sánh theo công thức sau:

 Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

 =

 GDPn1

× 100 – 100

 GDPn0

 Trong đó:

 GDPn: Là GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm báo cáo;

 GDPn: Là GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.

 b) Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)

 Công thức tính:

 Trong đó:

 dGDP : Tốc độ tăng GDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;

 GDP: GDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;

 GDP: GDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;

 n : Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

 2. Phân tổ chủ yếu

 a) Kỳ quý phân tổ theo:

 – Ngành kinh tế và nhóm ngành;

 – Mục đích sử dụng.

 b) Kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm phân tổ theo:

 – Ngành kinh tế và nhóm ngành;

 – Loại hình kinh tế (kỳ năm);

 – Mục đích sử dụng;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

 4. Nguồn số liệu: Từ báo cáo số liệu GDP và giá trị tăng thêm (VA) các ngành, nhóm ngành, thuế sản phẩm, loại hình kinh tế,… hàng quý và hàng năm theo giá so sánh của Tổng cục Thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.1.3. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người được tính bằng cách chia GDP trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

 Công thức tính:

 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (VND/người)

 =

 Tổng sản phẩm trong nước trong năm (tính bằng VND)

 Dân số trung bình trong cùng năm

 GDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.

 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương)

 =

 GDP bình quân đầu người (tính bằng VND)

 Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm

 Tính tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong năm t + 1:

 Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong năm t + 1

 =

 (G (t + 1) – G (t)

x 100

 G (t)

 Trong đó:
G (t +1): GDP bình quân đầu người (tính theo giá USD năm gốc) trong năm t +1;

 G (t): GDP bình quân đầu người (tính theo giá USD năm gốc) trong năm t.

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Tổng sản phẩm trong nước: Nguồn số liệu như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.1.1;

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

 – Tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân năm, tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và công bố của Tổ chức Thống kê Liên hợp quốc.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.2.1. Năng suất lao động xã hội

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu.

 Công thức tính:

 Năng suất lao động xã hội (VND/lao động)

 =

 Tổng sản phẩm trong nước

 Tổng số người có việc làm bình quân

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành (hoặc khu vực) kinh tế;

 – Loại hình kinh tế.

 3. Kỳ công bố: Quý, năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Tổng sản phẩm trong nước: Nguồn số liệu như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.1.1;

 – Tổng số người có việc làm bình quân: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.2.2. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Năng suất các nhân tố tổng hợp là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,… (gọi chung là các nhân tố tổng hợp).

 Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp được đo bằng tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất của các nhân tố tổng hợp.

 Phương pháp tính:

 Hàm sản xuất tổng thể được giả định có dạng tổng quát như sau:

 Y = f(K, L,t)

 Trong đó:

 Y (GDP): Tổng sản phẩm trong nước;

 K và L: Các tổng nhập lượng vốn và lao động;

 t: Thời gian.

 Một giả định đơn giản nhất về tác động của thời gian là sự tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ và phương pháp quản lý, trong đó cho rằng tác động này làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ một sự kết hợp nhất định của hai nhân tố sản xuất là vốn và lao động. Tuy nhiên, nó không hề ảnh hưởng tới các sản phẩm biên tế tương đối của các nhân tố sản xuất riêng rẽ. Sản phẩm biên tế riêng rẽ của một nhân tố sản xuất là sự gia tăng lượng sản phẩm sản xuất ra khi nhập lượng của nhân tố sản xuất đó tăng lên một đơn vị, với điều kiện là nhập lượng của các nhân tố sản xuất khác không thay đổi.

 Với giả định này, hàm sản xuất có thể được viết như sau:

 Y= Atf(Kt, Lt)

 Với A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành,… (được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp).

 Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp được xác định qua công thức :

 GA = GY – βKGK – βLGL

 Trong đó:

 GY: Tốc độ tăng của GDP;

 G: Tốc độ tăng trưởng của vốn;

 G: Tốc độ tăng trưởng của lao động;

 βvà β: Hệ số góc của vốn và lao động.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Khu vực kinh tế;

 – Loại hình kinh tế;

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Số liệu về giá trị tăng thêm hoặc tổng sản phẩm trong nước và số liệu về lao động có thể sử dụng trực tiếp hoặc khai thác để tính toán từ số liệu có trong Niên giám Thống kê, do Tổng cục Thống kê tổng hợp và công bố;

 – Số liệu vốn hoặc giá trị tài sản cố định được kết hợp tính từ nhiều nguồn khác nhau, do Tổng cục Thống kê tổng hợp và công bố;

 – Hệ số βvà βtính toán từ bảng I/O được lập 5 năm một lần và sử dụng cho nhiều năm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.2.3. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được đo bằng tỷ lệ phần trăm đóng góp của từng yếu tố trong tăng trưởng chung của tổng sản phẩm trong nước.

 Công thức tính :

 Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn (%)

 =

 Mức tăng GDP so với năm trước do yếu tố vốn đóng góp

 Tổng mức tăng GDP so với năm trước

 Tỷ trọng đóng góp của yếu tố lao động (%)

 =

 Mức tăng GDP so với năm trước do yếu tố lao động đóng góp

 Tổng mức tăng GDP so với năm trước

 Tỷ trọng đóng góp của TFP (%)

 =

 Mức tăng GDP so với năm trước do TFP đóng góp

 Tổng mức tăng GDP so với năm trước

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Khu vực kinh tế;

 – Loại hình kinh tế.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.2.2.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.3.1. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là phần trăm số lao động có việc làm phi chính thức trên tổng số lao động có việc làm trong khu vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đăng kí kinh doanh.

 Lao động có việc làm phi chính thức bao gồm những người làm việc trong khu vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đăng kí kinh doanh, thuộc một trong bốn nhóm sau: (i) lao động gia đình không được hưởng lương, hưởng công; (ii) người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức; (iii) người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc; (iv) xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 Công thức tính:

 Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (%)

 =

 Lao động có việc làm phi chính thức

x 100

 Tổng số lao động có việc làm trong khu vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đăng ký kinh doanh

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Nghề nghiệp;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.4.1. Lượng nguyên liệu sử dụng trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Nguyên liệu sử dụng trong nước được đo bằng lượng nguyên liệu được sử dụng trong quá trình kinh tế, không bao gồm các nguyên liệu được huy động trong quá trình khai thác trong nước nhưng không tham gia vào quá trình kinh tế.

 Công thức tính:

 Nguyên liệu sử dụng trong nước

 =

 Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp

 +

 Nguyên liệu khai thác trong nước

 

 Nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp

 2. Phân tổ chủ yếu: Một số loại nguyên liệu chủ yếu.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Công Thương;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.5.1. Thu nhập bình quân một lao động có việc làm

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Thu nhập của lao động có việc làm là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương gồm tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,… của những người lao động làm công ăn lương trong nền kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

 Thu nhập bình quân một lao động có việc làm là tổng số thu nhập thực tế tính bình quân một lao động làm công ăn lương.

 Công thức tính:

 Thu nhập bình quân một lao động có việc làm

 =

 ΣWi × Li

 

 ΣLi

 Trong đó:

 i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);

 Li: Số lao động làm công ăn lương tại thời điểm điều tra;

 Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nghề nghiệp;

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc (Kinh và các dân tộc khác);

 – Ngành kinh tế;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.5.2. Tỷ lệ thất nghiệp

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: Hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc.

 Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:

 – Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;

 – Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;

 – Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;

 – Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.

 Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.

 Người thất nghiệp gồm cả những trường hợp: Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu; người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ thất nghiệp

 =

 Số người thất nghiệp

x 100

 Lực lượng lao động

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.5.3. Tỷ lệ thiếu việc làm

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm số người thiếu việc làm trong tổng số người có việc làm.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ thiếu việc làm (%)

 =

 Số người thiếu việc làm

x 100

 Tổng số người có việc làm

 Số người thiếu việc làm là những người làm việc dưới 35 giờ, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ trong thời kỳ tham chiếu.

 Trong đó:

 – Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một số công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong các công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.

 – Sẵn sàng làm thêm giờ, nghĩa là: Trong thời gian tham chiếu (một tuần) nếu có cơ hội làm thêm giờ thì họ sẵn sàng làm ngay.

 – Làm việc dưới 35 giờ, nghĩa là: Họ đã làm việc dưới ngưỡng thời gian 35 giờ đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

 – Ngành kinh tế;

 – Loại hình kinh tế;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Quý, năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.6.1. Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo là phần trăm người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo trong tổng số người từ 15-30 tuổi.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo (%)

 =

 Tổng số người từ 15-30 tuổi – Số người từ 15-30 tuổi có việc làm – Số người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm nhưng được đào tạo, học tập

x 100

 Tổng số người từ 15-30 tuổi

 Hoặc

 Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo (%)

 =

 (Số người từ 15-30 tuổi thất nghiệp + Số người từ 15-30 tuổi ngoài lực lượng lao động) – (Số người từ 15-30 tuổi thất nghiệp hiện đang đi học hoặc đào tạo + Số người từ 15-30 tuổi ngoài lực lượng lao động đang đi học hoặc đào tạo)

x 100

 Tổng số người từ 15-30 tuổi

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi từ 15-24 tuổi;

 – Nhóm tuổi từ 16-30 tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.7.1. Tỷ lệ người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em là phần trăm của số người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em trong tổng số người từ 5-17 tuổi trong dân số.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em (%)

 =

 Số người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em

x 100

 Tổng số người từ 5-17 tuổi

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Ngành kinh tế;

 – Nghề nghiệp;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.8.1. Tỷ suất người chết, bị thương do tai nạn lao động

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ suất người chết, bị thương do tai nạn lao động cung cấp thông tin về số trường hợp bị chết, bị thương do tai nạn lao động tính trên số giờ làm việc của nhóm người lao động trong suốt thời gian tham chiếu.

 Tai nạn lao động là sự cố bất ngờ bao gồm các tai nạn phát sinh ngoài hoặc liên quan đến công việc dẫn đến một hoặc nhiều người lao động bị thương tích, bệnh tật, hoặc tử vong. Tai nạn lao động cũng có thể là tai nạn giao thông, vận tải, đường bộ trong quá trình người lao động tham gia thực hiện công việc hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh của người sử dụng lao động.

 Thương tích nghề nghiệp là bất cứ thương tích cá nhân nào, bệnh tật hoặc tử vong do tai nạn lao động. Thương tích nghề nghiệp khác với bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp là kết quả của việc tiếp xúc trong một khoảng thời gian với các yếu tố nguy cơ liên quan đến hoạt động làm việc. Chỉ những bệnh liên quan trực tiếp đến tai nạn lao động mới được tính trong chỉ tiêu này.

 Phương pháp tính:

 Cách 1: Tỷ suất người chết, bị thương do tai nạn lao động được tính trên 1.000.000 giờ làm việc của lao động.

 Công thức tính:

 Tỷ suất người chết do tai nạn lao động

 =

 Số người chết do tai nạn lao động mới phát sinh trong năm

x 1.000.000

 Tổng số giờ làm việc của tất cả người lao động trong năm

 Tỷ suất người bị thương do tai nạn lao động

 =

 Số người bị thương do tai nạn lao động mới phát sinh trong năm

x 1.000.000

 Tổng số giờ làm việc của tất cả người lao động trong năm

 Cách 2: Tỷ suất người chết, bị thương do tai nạn lao động được tính trên 100.000 lao động.

 Công thức tính như sau:

 Tỷ suất người chết do tai nạn lao động

 =

 Số người chết do tai nạn lao động mới phát sinh trong năm

x 100.000

 Tổng số người lao động trong năm

 Tỷ suất người bị thương do tai nạn lao động

 =

 Số người bị thương do tai nạn lao động mới phát sinh trong năm

x 100.000

 Tổng số người lao động trong năm

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm ngành kinh tế.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra thống kê;

 – Báo cáo hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 8.9.1. Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch trong tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ du lịch là tổng của phần giá trị gia tăng được tạo ra bởi tất cả các ngành để đáp ứng tiêu dùng du lịch nội địa cộng với số thuế ròng đối với các sản phẩm và hàng nhập khẩu nằm trong giá trị của khoản chi này theo giá của người mua.

 Việc đưa ra tỷ lệ đóng góp kinh tế của du lịch trong GDP thể hiện quy mô tương đối của ngành du lịch trong nền kinh tế.

 Công thức tính:

 Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP

 =

 GDP từ du lịch

x 100

 GDP

 Tốc độ tăng trưởng GDP từ du lịch

 =

 GDP trực tiếp từ du lịch năm n+1

x 100 – 100

 GDP trực tiếp từ du lịch năm n

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành kinh tế;

 – Trực tiếp/gián tiếp.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra doanh nghiệp.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Tổng cục Du lịch.

 8.10.1. Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chi nhánh ngân hàng thương mại là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

 ATM là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

 Công thức tính:

 Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên

 =

 Số chi nhánh ngân hàng  thương mại và số máy ATM

x 100.000

 Dân số từ 16 tuổi trở lên

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM: Dữ liệu hành chính;

 – Dân số từ 16 tuổi trở lên: Điều tra thống kê

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 8.10.2. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.

 Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán (của riêng họ hoặc cùng với người khác) tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính bằng tỷ lệ phần trăm người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (%)

 =

 Số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

x 100

 Dân số từ 15 tuổi trở lên

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Dữ liệu hành chính;

 – Dân số từ 15 tuổi trở lên: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

 9.1.1. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 a) Số lượt hành khách vận chuyển

 Là số hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách.

 b) Số lượt hành khách luân chuyển

 Là số lượt hành khách được luân chuyển tính theo cả hai yếu tố: Số lượt vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là hành khách – Kilômét (Hk.Km).

 Công thức tính:

 Số lượt hành khách luân chuyển (Hk.Km)

 =

 Số lượt hành khách vận chuyển (Hk)

 x

 Cự ly vận chuyển thực tế (Km)

 Trong đó:

 Cự ly vận chuyển thực tế là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.

 Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượt hành khách vận chuyển của mỗi hợp đồng chỉ tính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không);

 – Trong nước/ngoài nước;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra doanh nghiệp;

 – Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;

 – Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.1.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 a) Khối lượng hàng hoá vận chuyển

 Là khối lượng hàng hoá đã được vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá vận chuyển là tấn (T), vận tải đường ống là mét khối (m3), nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển.

 Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển. Đối với hàng hoá cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì quy ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hoá thực tế.

 b) Khối lượng hàng hóa luân chuyển

 Là khối lượng vận tải hàng hóa tính theo cả hai yếu tố: Khối lượng hàng hoá vận chuyển và cự ly vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Tấn-Kilômet (T.Km).

 Công thức tính:

 Khối lượng hàng hóa luân chuyển (T.Km)

 =

 Khối lượng hàng hóa vận chuyển (T)

 x

 Cự ly vận chuyển thực tế (Km)

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không);

 – Trong nước/ngoài nước;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra doanh nghiệp;

 – Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;

 – Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.2.1. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tỷ lệ phần trăm của giá trị tăng thêm được tạo ra của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với GDP trong một thời kỳ nhất định.

 Công thức tính:

 Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP

 =

 Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

x 100

 Tổng sản phẩm trong nước

 Trong đó:

 Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

 =

 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 Chi phí trung gian ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại hình kinh tế;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra doanh nghiệp;

 – Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.2.2. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của công nghiệp chế biến, chế tạo theo sức mua tương đương

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của công nghiệp chế biến, chế tạo theo sức mua tương đương (PPP) được tính bằng tỷ lệ giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm theo sức mua tương đương chia cho dân số bình quân trong năm tương ứng.

 Công thức tính:

 VAcbctbq

 =

 VAcbcttd

x 100

 P

 Trong đó:

 VAcbctbq : Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của công nghiệp chế biến theo sức mua tương đương;

 VAcbcttd : Giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo theo sức mua tương đương.

 VAcbcttd = VAcbcthh × Ttd

 P : Dân số bình quân trong năm;

 VAcbcthh : Giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo tính theo giá hiện hành;

 Ttd : Tỷ giá sức mua tương đương của Việt Nam so với tỷ giá bình quân toàn cầu.

 2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra doanh nghiệp;

 – Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.2.3. Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa số lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với tổng số lao động có việc làm.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (%)

 =

 Số lao động có việc làm trong ngành  công nghiệp chế biến, chế tạo

x 100

 Tổng số lao động có việc làm

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.3.1. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

 a) Doanh nghiệp siêu nhỏ

 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 b) Doanh nghiệp nhỏ

 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

 c) Doanh nghiệp vừa

 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.

 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng (%)

 =

 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng

x 100

 Tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành kinh tế;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước.

 9.4.1. Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chi cho khoa học và công nghệ là tổng chi tiêu nội bộ trên lãnh thổ Việt Nam trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả các chi tiêu cho khoa học và công nghệ (hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ) trên lãnh thổ Việt Nam từ tất cả các nguồn nhưng loại trừ chi phí cho khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân người Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (gọi là tổng chi quốc nội cho khoa học và công nghệ).

 Tổng chi quốc nội cho khoa học và công nghệ được đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu nội bộ của các đối tượng thực hiện chi cho hoạt động khoa học và công nghệ (chi tiêu nội bộ của: Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khác; doanh nghiệp và khu vực phi lợi nhuận).

 Công thức tính:

 Tổng chi quốc nội cho khoa học và công nghệ

 =

 Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam

 =

 Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân Việt Nam cấp

 +

 Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp

 Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước được tính theo công thức sau:

 Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước (%)

 =

 Chi cho khoa học và công nghệ

x 100

 Tổng sản phẩm trong nước

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Nguồn cấp kinh phí;

 – Lĩnh vực nghiên cứu.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Chi cho khoa học và công nghệ: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học vả Công nghệ ban hành; điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ;

 – Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.1.1.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 9.4.2. Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là người có trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia và dành tối thiểu 10% thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các khu vực hoạt động sau:

 – Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác;

 – Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp;

 – Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác;

 – Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác;

 – Doanh nghiệp.

 Số cán bộ nghiên cứu quy đổi tương đương toàn thời gian (Full time equivalent- FTE) là số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy đổi sang tương đương toàn thời gian dựa trên mức độ sử dụng thời gian dành cho nghiên cứu và phát triển trong năm thống kê.

 Một FTE là một người dùng toàn bộ (100%) thời gian làm việc của mình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong 1 năm.

 Như vậy số người chỉ dành một phần thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải được tính quy đổi theo số người dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu và phát triển.

 Để tính số lượng quy đổi, cần phải biết số người dành một phần thời gian và số tỷ lệ thời gian mà từng người dành cho nghiên cứu và phát triển. Nếu một người dành 30% thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và dành thời gian còn lại cho hoạt động khác (như dạy học, quản lý hành chính ở trường đại học; hướng dẫn sinh viên) người đó chỉ được coi là tương đương 0,3 FTE. Tương tự, một cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tuyển dụng toàn thời gian nhưng chỉ làm việc 6 tháng cho đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì người cán bộ này chỉ được tính tương đương 0,5 FTE.

 Để tính được số FTE cần xác định được hệ số sử dụng thời gian cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mỗi nhóm người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

 Công thức tính:

 Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (FTE)

 =

 Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu vực tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ x hệ số quy đổi

 +

 Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu vực đại học x hệ số quy đổi

 +

 Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu vực doanh nghiệp x hệ số quy đổi

 +

 (tương tự, theo khu vực hoạt động),….

 Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy hệ số quy đổi của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 1; khu vực đại học là 0,25; khu vực doanh nghiệp là 0,7; khu vực hành chính sự nghiệp là 0,16; khu vực phi lợi nhuận là 0,36. Hệ số quy đổi có thể được thay đổi theo từng giai đoạn.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Trình độ chuyên môn;

 – Khu vực hoạt động;

 – Giới tính;

 – Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

 – Độ tuổi.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

 5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

 9.5.1. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động là phần trăm dân số được phục vụ trong vùng phủ sóng di động so với dân số cả nước.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động (%)

 =

 Dân số được phục vụ trong vùng phủ sóng di động

x 100

 Dân số trung bình của năm nghiên cứu

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Công nghệ (2G/3G/4G);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội

 10.1.1. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập của hộ bình quân đầu người

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tốc độ tăng trưởng về thu nhập của hộ là tốc độ tăng hàng năm của mức thu nhập thực tế của hộ bình quân đầu người.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm 40% dân số nghèo nhất;

 – Thành thị/nông thôn.

 2. Kỳ công bố: 2 năm.

 3. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 10.1.2. Tốc độ tăng trưởng về chi tiêu của hộ bình quân đầu người

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tốc độ tăng trưởng về chi tiêu của hộ là tốc độ tăng hàng năm của mức chi tiêu thực tế của hộ bình quân đầu người.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm 40% dân số nghèo nhất;

 – Thành thị/nông thôn.

 2. Kỳ công bố: 2 năm.

 3. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 10.2.1. Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập trung vị

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập trung vị là tỷ lệ phần trăm dân số có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 50% thu nhập trung vị bình quân đầu người của quốc gia so với tổng dân số.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 10.4.1. Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng sản phẩm trong nước

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng sản phẩm trong nước là phần trăm số chi trả cho người lao động tính trong tổng sản phẩm trong nước.

 Chi trả cho người lao động là tổng số tiền thù lao bằng tiền mặt hoặc hiện vật mà người sử dụng lao động phải trả cho công việc do người lao động thực hiện trong kỳ.

 Chi trả cho người lao động bao gồm:

 – Tiền lương (bằng tiền hoặc hiện vật);

 – Đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động (chi phí của người sử dụng lao động).

 Công thức tính:

 Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng sản phẩm trong nước (%)

 =

 Tổng chi trả cho người lao động

x 100

 Tổng sản phẩm trong nước

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành kinh tế;

 – Loại hình kinh tế.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Tổng chi trả cho người lao động: Điều tra thống kê;

 – Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.1.1.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 10.5.1. Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên là số lượng tổ chức quốc tế mà Việt Nam hiện đang tham gia với tư cách thành viên.

 2. Phân tổ chủ yếu: Có quyền biểu quyết/không có quyền biểu quyết.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Ngoại giao.

 10.5.2. Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam giữ vị trí lãnh đạo từ cấp tiểu ban

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam giữ vị trí lãnh đạo từ cấp tiểu ban là số lượng các tổ chức quốc tế Việt Nam hiện đang tham gia với tư cách thành viên và có đại diện thuộc ban quản trị hoặc giữ vị trí lãnh đạo từ cấp tiểu ban.

 2. Phân tổ chủ yếu: Có quyền biểu quyết/không có quyền biểu quyết.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Ngoại giao.

 10.6.1. Tỷ lệ chi phí người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài so với thu nhập trung bình của họ từ công việc đó ở nước đến lao động

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ chi phí mà người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài so với thu nhập trung bình của người lao động từ công việc đó ở nước đến lao động là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ của tổng chi phí mà người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài tính trên thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động từ công việc đó tại nước đến lao động.

 Thời gian tham chiếu: Chi phí tuyển dụng và thu nhập được sử dụng để tính chỉ tiêu này tham chiếu đến công việc đầu tiên ở nước đến làm việc và năm làm việc đầu tiên của người lao động nhập cư ở nước đến.

 Chi phí mà người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài bao gồm bất kỳ khoản phí hay chi phí nào phát sinh trong quá trình tuyển dụng để người lao động có được việc làm đầu tiên ở nước ngoài. Những khoản chi phí này tương ứng với tổng số tiền mà người lao động nhập cư và/hoặc gia đình của họ phải trả để tìm kiếm, để bảo đảm để nhận được một công việc từ người sử dụng lao động ở nước ngoài cũng như chi phí để đến được nơi làm việc cho công việc đầu tiên ở nước ngoài (vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đi lại,…).

 Thu nhập của người lao động nhập cư ở nước đến bao gồm các khoản thu nhập thực tế họ nhận được trong tháng gần nhất của công việc đầu tiên ở nước đến, bao gồm cả các khoản thưởng và các khoản thu nhập khác (ví dụ thu nhập làm thêm giờ) và trừ đi các khoản bị trừ như thuế, đóng bảo hiểm cũng như các khoản trừ tính theo lương để thu hồi lại bất kỳ chi phí tuyển dụng nào mà người sử dụng lao động phải trả.

 Vì việc gợi nhớ đến việc làm đầu tiên ở nước ngoài có thể gây khó khăn. Do vậy khuyến nghị sẽ tập trung vào những lao động nhập cư mà công việc đầu tiên của họ ở nước ngoài xảy ra trong một giai đoạn nhất định (ví dụ bằng hoặc ít hơn 3 năm).

 Công thức tính:

 Tỷ lệ chi phí người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài so với thu nhập trung bình của họ từ công việc đó ở nước đến lao động (%)

 =

 Tổng chi phí người lao động nhập cư  phải trả để có việc làm ở nước ngoài

x 100

 Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động từ công việc đó ở nước đến lao động

 3. Phân tổ

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Nước đến lao động chủ yếu.

 4. Kỳ công bố: Năm.

 5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

 11.1.1. Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Những người sống trong các nhà tạm là người sống trong hộ gia đình thiếu một trong số các thuộc tính sau:

 – Thiếu tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh;

 – Thiếu tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh;

 – Thiếu diện tích sinh hoạt;

 – Thiếu độ bền nhà ở;

 – Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm (%)

 =

  Dân số sống trong các nhà tạm

x 100

 Tổng dân số

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Người khuyết tật;

 – Thành thị/nông thôn.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 11.2.1. Tốc độ tăng số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tốc độ tăng số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng là tốc độ tăng số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng của năm nay so với năm trước đó.

 Phương tiện giao thông công cộng gồm: Xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách.

 Công thức tính:

 Tốc độ tăng số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng năm t (%)

 =

 Số lượt hành khách sử dụng phương  tiện giao thông công cộng năm t

x 100 – 100

 Số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng năm t-1

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Người khuyết tật.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông Vận tải.

 11.4.1. Số lượng và tỷ lệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được bảo tồn

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Di sản văn hóa thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi vào danh mục Di sản thế giới.

 Di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả Di sản văn hóa thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới, được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được bảo tồn (%)

 =

 Số di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được bảo tồn

x 100

 Tổng số di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại di sản thế giới (văn hoá/thiên nhiên/hỗn hợp);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.

 11.5.1. Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

 Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân là số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tính trên 100.000 dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

 Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân

 =

 Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai

x 100.000

 Tổng dân số

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Loại thiên tai (áp thấp nhiệt đới/bão/lũ/lũ quét/sạt lở đất/ngập lụt/hạn hán/nắng nóng/rét hại);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

 – Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 11.6.1. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị,… và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.

 – Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

 – Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định (%)

 =

 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định

x 100

 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại đô thị;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Xây dựng ban hành.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.

 11.6.2. Tỷ lệ chất thải rắn xây dựng đô thị được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng so với tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị phát sinh được thu gom

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).

 Khối lượng chất thải rắn xây dựng được thu gom là khối lượng chất thải rắn xây dựng được thu gom, vận chuyển và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng.

 Tái chế chất thải rắn xây dựng là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải rắn xây dựng.

 Cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn xây dựng (có thể bao gồm cả hoạt động tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp).

 Công thức tính:

 Tỷ lệ chất thải rắn xây dựng tại các đô thị được thu hồi để tái chế hoặc tái sử dụng so với tổng lượng chất thải rắn xây dựng tại các đô thị phát sinh được thu gom (%)

 =

 Lượng chất thải rắn xây dựng tại các đô thị được thu hồi để tái chế hoặc tái sử dụng

x 100

 Tổng lượng chất thải rắn xây dựng tại các đô thị phát sinh được thu gom

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Xây dựng ban hành.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.

 11.6.3. Nồng độ các chất trong môi trường không khí

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Nồng độ các chất trong môi trường không khí xung quanh là các thông số kỹ thuật đo đạc, quan trắc được của một số chất tồn tại trong không khí. Các chất đặc trưng cho chất lượng môi trường không khí bao gồm: Tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5, cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ oxit (NO2), ôzôn (O3) và bụi chì (Pb) trong không khí xung quanh.

 – TSP: Là các hạt lơ lửng trong môi trường không khí có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100μm. Ở nồng độ cao, TSP có thể gây ra những tác động tới sức khỏe con người như bệnh về đường hô hấp, bụi phổi, lao phổi,…;

 – PM10: Là loại bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10μm tồn tại trong môi trường không khí xung quanh. Loại bụi này có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, gây ra các bệnh có liên quan đến đường hô hấp;

 – PM2,5: Là loại bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm tồn tại trong môi trường không khí xung quanh, có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, gây ra các bệnh có liên quan đến đường hô hấp;

 – CO: Là loại khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao; là sản phẩm chính của sự cháy không hoàn toàn của carbon và các hợp chất chứa carbon. Việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn đến thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong;

 – SO2: Là loại khí vô cơ, không màu, nặng hơn không khí; là một trong những chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, gây mưa axit ăn mòn các công trình xây dựng, phá hoại hệ thực vật, gây hoang mạc hóa. Ở dạng khí, SOvượt ngưỡng cho phép sẽ gây các bệnh viêm phổi, mắt, da,… ở người;

 – NO2: Là chất khí không màu, gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch; là chất độc, có màu nâu đỏ với mùi khó chịu. NOlà chất khó hòa tan, nên nó có thể theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây viêm phổi và làm hủy hoại các tế bào của phế nang;

 – O3: Là một dạng thù hình của oxy bao gồm 3 phân tử oxy liên kết; là chất không bền, dễ phân hủy, có khả năng ăn mòn và là chất gây ô nhiễm môi trường, ở nồng độ cao, Ocó khả năng gây ung thư cho một số loài động vật;

 – Pb: Là các hạt chì tồn tại trong môi trường không khí xung quanh dưới dạng bụi lơ lửng, ở nồng độ cao, nếu bụi chì xâm nhập vào đường hô hấp sẽ gây ngộ độc cho cơ thể con người. Bụi chì xuất hiện trong không khí ở nồng độ cao khi có hoạt động của các thiết bị sử dụng nhiên liệu có pha chì.

 Phương pháp quan trắc các thông số đánh giá chất lượng môi trường không khí được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí và theo tiêu chuẩn quốc tế khác.

 Hiện nay, có 2 phương pháp thường được sử dụng để xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí là:

 – Phương pháp đo trực tiếp thông số bằng thiết bị quan trắc tự động (cố định/di động/cầm tay) và hiển thị kết quả trực tiếp, liên tục theo thời gian thực.

 Phương pháp này thực hiện việc xác định các thông số: TSP, PM10, PM2,5, CO, SO2, NO2, O3,… Phương pháp này được đánh giá cao và có xu hướng sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có thể theo dõi được liên tục chất lượng môi trường không khí xung quanh của khu vực quan trắc theo thời gian, phát hiện kịp thời những biến động bất thường của các chất tồn tại trong không khí. Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp này mới chủ yếu được thực hiện tại một số tỉnh, thành phố lớn.

 Nồng độ một số chất trong môi trường không khí được xác định là số liệu tính trung bình 1 giờ (là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ) đối với các thông số SO2, CO, NO2, Ovà TSP; trung bình 8 giờ (là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục) đối với thông số CO và O3; trung bình 24 giờ (là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục (một ngày đêm) đối với thông số TSP, PM10, SO2, NOvà Pb; trung bình năm (là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một năm) đối với các thông số TSP, PM10, PM2,5, SO2, NOvà Pb.

 – Phương pháp lấy mẫu hiện trường và đưa về phòng thí nghiệm phân tích, đưa ra kết quả. Đây là phương pháp truyền thống, đã được sử dụng nhiều năm ở Việt Nam; có số lượng điểm quan trắc bao phủ rộng tại nhiều địa phương; là nguồn số liệu chính để đánh giá chất lượng môi trường không khí. Tuy nhiên, do phương pháp này chỉ xác định được nồng độ chất độc hại trong không khí trong một khoảng thời gian nhất định (phụ thuộc số đợt quan trắc trong năm), nên không thể phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường về chất lượng môi trường không khí.

 Theo phương pháp này, nồng độ một số chất trong môi trường không khí xung quanh được xác định là số liệu trung bình cộng các đợt quan trắc trong năm của mỗi thông số tại điểm quan trắc.

 2. Phân tổ chủ yếu:

 – Trạm/điểm quan trắc;

 – Các thông số quan trắc (TSP/PM10/PM2,5/CO/SO2/NO2/O3/Pb);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu:

 – Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

 – Dữ liệu quan trắc tại các trạm quan trắc của các Bộ, ngành và địa phương.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 11.6.4. Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Khí thải hiệu ứng nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt trái đất, khí quyển và bởi mây. Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà kính, chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt trái đất ấm lên. Theo Nghị định thư Kyoto, các khí thải gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3.

 Lượng các khí thải hiệu ứng nhà kính được tính quy đổi ra lượng khí thải CO2, được thu thập số liệu trên phạm vi cả nước.

 Công thức tính:

 Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người (tấn)

 =

 Tổng lượng khí thải hiệu ứng nhà kính quy  đổi ra COtrong năm (tấn)

 Dân số bình quân năm (người)

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại khí thải;

 – Nguồn phát thải.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 – Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 11.7.1. Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Diện tích đất cây xanh công cộng là diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong khu vực nội thành, nội thị của các đô thị, bao gồm: Công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở.

 Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị là tỷ lệ bình quân diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị so với tổng dân số đô thị trong cùng một thời gian nhất định.

 Công thức tính:

 Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị

 =

 Tổng diện tích đất cây xanh công cộng  khu vực nội thành, nội thị

x 100

 Tổng dân số khu vực nội thành, nội thị

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.

 11.10.1. Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt các tiêu chí nông thôn mới và được công nhận bằng văn bản của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (%)

 =

 Số xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

x 100

 Tổng số xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

 12.2.1. Tỷ lệ diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản là lập bản đồ địa chất, phát hiện, dự báo triển vọng tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác; xác định hiện trạng môi trường địa chất và dự báo các tai biến địa chất.

 Tỷ lệ diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền là phần trăm diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền trên tổng diện tích đất liền.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền (%)

 =

 Diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ  1:50.000 phần đất liền

x 100

 Tổng diện tích đất liền

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 12.2.2. Tỷ lệ diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 là phần trăm diện tích phần đất liền được bay đo từ phổ gamma 1:50.000 so với tổng diện tích đất liền.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 (%)

 =

 Diện tích phần đất liền được bay đo từ phổ gamma 1:50.000

x 100

 Tổng diện tích đất liền

 2. Kỳ công bố: 5 năm.

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 12.2.3. Tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 là phần trăm diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 so với tổng diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 (%)

 =

 Diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000

x 100

 Tổng diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam

 2. Kỳ công bố: 5 năm.

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 12.3.1. Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch là phần trăm số lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu bị tổn thất sau thu hoạch so với sản lượng lương thực, thực phẩm thu hoạch.

 Tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch là lượng lương thực, thực phẩm bị tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản, vận chuyển).

 Lương thực, thực phẩm chủ yếu gồm lúa gạo, ngô, cà phê, thủy sản và rau quả.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại lương thực, thực phẩm chủ yếu;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn dữ liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 12.4.1. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

 Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) bảo đảm đạt quy chuẩn quốc gia so với tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh.

 Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (%)

 =

 Khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý

x 100

 Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Trạng thái tồn tại của chất thải nguy hại (rắn/lỏng/khí);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 – Phối hợp: Bộ Công Thương; Bộ Y tế.

 12.4.2. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở mức độ nghiêm trọng.

 Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý bao gồm: Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được cấp có thẩm quyền quyết định về việc chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm và các cơ sở đã đóng cửa, giải thể.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý (%)

 =

 Tổng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để

x 100

 Tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại hình cơ sở;

 – Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 12.4.3. Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu là khu vực được phát hiện có một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm tồn lưu vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường và hệ sinh thái.

 Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xác định trong quy định này bao gồm các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do chiến tranh; bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã dừng hoạt động hoặc đóng cửa.

 Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo là tỷ lệ phần trăm giữa các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trên tổng số các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

 =

 Tổng khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

x 100

 Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại khu vực đất bị ô nhiễm;

 – Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 12.5.1. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

 Lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường là tổng khối lượng chất thải rắn thông thường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thuộc ngành Công Thương.

 Công thức tính:

 Trong đó:

 MCTR: Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường;

 Mi: Lượng chất thải rắn thông thường của 1 doanh nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh công nghiệp;

 i: Doanh nghiệp;

 Đơn vị tính: Tấn

 Việc thống kê lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tiến hành theo phương pháp tổng hợp lượng chất thải rắn thông thường phát sinh hàng năm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thuộc ngành Công Thương.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Ngành công nghiệp;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn dữ liệu

 – Báo cáo về môi trường của doanh nghiệp;

 – Điều tra thống kê các chỉ tiêu về môi trường ngành, lĩnh vực công nghiệp.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.

 12.5.2. Tỷ lệ phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế là tỷ lệ phần trăm của lượng phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế so với tổng lượng phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước thải ra.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế (%)

 =

 Lượng phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế

x 100

 Tổng lượng phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước thải ra

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại phế liệu;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn dữ liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.

 Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

 13.2.1. Tỷ lệ bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

 Tỷ lệ bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh là tỷ lệ phần trăm số bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh so với tổng số bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh (%)

 =

 Số bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh

x 100

 Tổng số bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

 2. Kỳ công bố: Năm.

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 13.3.1. Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai là tỷ lệ phần trăm dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai so với tổng dân số.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (%)

 =

 Dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

x 100

 Tổng dân số

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

 14.1.1. Hàm lượng các chất trong môi trường nước biển tại khu vực cửa sông, ven biển và biển xa bờ

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Hàm lượng các chất trong nước biển là các thông số kỹ thuật đo được của các chất tồn tại trong môi trường nước biển, nếu vượt quá ngưỡng QCVN 10- MT:2015/BTNMT, các chất này có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước biển, tác động xấu tới các loài sinh vật và hệ sinh thái môi trường biển.

 Hàm lượng các chất trong môi trường nước biển tại khu vực cửa sông, ven biển và biển xa bờ được chia thành 03 nhóm như sau:

 – Vùng biển ven bờ: DO, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), N-NH4+, P-PO43-, kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr, Fe, Hg, CN), tổng dầu mỡ khoáng, coliform.

 – Vùng biển gần bờ: pH, kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr, Hg, CN), tổng dầu mỡ khoáng.

 – Vùng biển xa bờ: Kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr, Hg, CN), tổng dầu mỡ khoáng.

 Trong chương trình quan trắc môi trường biển (môi trường nước khu vực cửa sông, ven biển, biển xa bờ) tiến hành đánh giá chất lượng môi trường nước biển thông qua một số thông số chính như:

 DO trong nước biển là thông số xác định lượng oxy hòa tan trong nước biển cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh. DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nước biển.

 P-PO43-, N-NH4là những thông số đặc trưng cho ô nhiễm chất dinh dưỡng trong môi trường nước biển. Nếu trong môi trường nước biển tồn tại lượng chất dinh dưỡng trên với hàm lượng cao sẽ dẫn tới các hiện tượng như thủy triều đỏ, gây thối và mùi khó chịu trong môi trường nước biển.

 Dầu mỡ trong nước là lượng dầu mỡ có mặt trong môi trường nước biển do hoạt động của con người gây ra, nếu hàm lượng dầu mỡ trong nước biển vượt quá ngưỡng QCVN 10-MT:2015/BTNMT trên sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng xấu tới các loài thủy sinh vật.

 Hàm lượng kim loại nặng trong nước biển được xem xét chủ yếu thông qua các thông số chính như As, Cd, Pb, Cr, Fe, Hg, CN. Nếu các thông số này vượt ngưỡng QCVN trên sẽ tích lũy trong cơ thể thủy sinh vật trong nước biển, đi qua các chuỗi thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

 Phương pháp sử dụng để xác định hàm lượng một số chất trong nước biển là phương pháp lấy mẫu nước tại các vị trí quan trắc, sau đó đưa về phân tích kết quả tại phòng thí nghiệm.

 Phương pháp lấy mẫu quan trắc chất lượng nước biển được áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

 Phương pháp phân tích xác định các thông số trong nước biển thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

 Số liệu được sử dụng để báo cáo thống kê đối với chỉ tiêu này là số liệu quan trắc của các thông số được tính bằng giá trị trung bình của các đợt quan trắc trong năm.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Vùng biển;

 – Trạm/điểm quan trắc;

 – Các thông số quan trắc: DO, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), N-NH4+, P-PO43-, kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr, Fe, Hg, CN), tổng dầu mỡ khoáng, coliform;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

 – Dữ liệu quan trắc tại các trạm quan trắc của các Bộ, ngành và địa phương.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 14.1.2. Tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thông số: Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) và tổng dầu mỡ

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Vùng biển ven bờ là vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km).

 Thông tư số 67/2015/TT-TNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT:2015/BTNMT).

 Các thông số kỹ thuật đo được của các chất tồn tại trong môi trường nước biển, nếu vượt quá ngưỡng QCVN, các chất này có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước biển, tác động xấu tới các loài sinh vật và hệ sinh thái môi trường biển.

 Trong hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường biển (môi trường nước khu vực cửa sông, ven biển, biển xa bờ) tiến hành đánh giá chất lượng môi trường nước biển thông qua một số thông số chính như: Độ muối, DO, N-NH4+, N-NO3, P-PO43-, CN, kim loại nặng (Pb, Cd, Hg), dầu mỡ, chlorophyll-a. Hàm lượng của các chất này trong nước biển là các thông số kỹ thuật đo được của các chất đó tồn tại trong nước biển.

 Trong phạm vi chỉ tiêu này chỉ tính tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thông số: Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) (%) và tổng dầu mỡ (%).

 N-NH4là một trong những thông số đặc trưng cho ô nhiễm chất dinh dưỡng trong môi trường nước biển. Nếu trong môi trường nước biển tồn tại lượng chất dinh dưỡng trên với hàm lượng cao sẽ dẫn tới các hiện tượng như thủy triều đỏ, gây thối và mùi khó chịu trong môi trường nước biển.

 Dầu mỡ trong nước là lượng dầu mỡ có mặt trong môi trường nước biển do hoạt động của con người gây ra, nếu hàm lượng dầu mỡ trong nước biển vượt quá ngưỡng QCVN sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng xấu tới các loài thủy sinh vật.

 Phương pháp sử dụng để xác định hàm lượng một số chất trong nước biển là phương pháp lấy mẫu nước tại các vị trí quan trắc, sau đó đưa về phân tích kết quả tại phòng thí nghiệm.

 Phương pháp lấy mẫu quan trắc chất lượng nước biển được áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

 Phương pháp phân tích xác định các thông số trong nước biển thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

 Số liệu được sử dụng để báo cáo thống kê đối với chỉ tiêu này là số liệu quan trắc của các thông số được tính bằng giá trị trung bình của các đợt quan trắc trong năm.

 Tỷ lệ các thông số chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là tỷ lệ các thông số nước biển ven bờ tại thời điểm lấy mẫu so với các thông số chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 Tùy vào các thông số chất lượng nước biển ven bờ mà tỷ lệ đánh giá chất lượng nước biển ven bờ đạt hay không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 2. Kỳ công bố: Năm

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 14.3.1. Độ axit (pH) của biển Việt Nam

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Độ axit (PH) của biển Việt Nam là một trong các thông số chất lượng nước biển. Độ PH cho phép nằm trong khoảng 6,5 – 8,5.

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 14.4.1. Tỷ trọng trữ lượng nguồn lợi thủy sản trong giới hạn bền vững sinh thái

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ trọng trữ lượng nguồn lợi thủy sản trong giới hạn bền vững sinh thái cho biết sản lượng khai thác bền vững trên cơ sở sự phong phú của cấu trúc nguồn lợi. Trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở cấp độ phong phú cao hoặc cao hơn để tạo ra sản lượng khai thác bền vững tối đa nằm trong giới hạn bền vững sinh thái cho phép, được xếp loại là bền vững sinh thái. Ngược lại, khi trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở cấp độ phong phú thấp hơn chỉ tạo ra sản lượng khai thác bền vững tối đa ở dưới giới hạn bền vững sinh thái, trữ lượng đó được xem là không bền vững sinh thái.

 Tính bền vững của nghề cá được xác định trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi thủy sản tăng lên. Để biết được trữ lượng nguồn lợi thủy sản, cần sử dụng số liệu điều tra nghề cá thương phẩm định kỳ hàng năm (số liệu thống kê nghề cá, cường lực khai thác, thông tin sinh học, sinh thái học, loài đánh bắt trong sản lượng khai thác), điều tra đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản theo định kỳ 5 năm (theo Luật Thủy sản năm 2017) và sử dụng mô hình đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản phù hợp. Nếu trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở cấp độ phong phú cao hoặc cao hơn để tạo ra sản lượng khai thác bền vững tối đa nằm trong giới hạn bền vững sinh thái cho phép được coi là bền vững sinh thái và ngược lại sẽ bị coi là đánh bắt quá mức.

 2. Kỳ công bố: 5 năm.

 3. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 14.4.2. Số lượng các vụ khai thác hải sản bất hợp pháp

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Khai thác hải sản bất hợp pháp là việc khai thác hải sản vi phạm các quy định về khai thác hải sản trong vùng biển Việt Nam và ngoài vùng biển Việt Nam. Các hành vi vi phạm được quy định đầy đủ trong Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Hình thức khai thác;

 – Tính chất vi phạm;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 14.4.3. Tỷ lệ sản lượng khai thác trên trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Việt Nam

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ sản lượng khai thác trên trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Việt Nam là tỷ lệ phần trăm sản lượng khai thác so với trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của Việt Nam trong thời gian nhất định.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ sản lượng khai thác trên trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Việt Nam (%)

 =

 Sản lượng khai thác

x 100

 Trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của Việt Nam

 2. Kỳ công bố: 5 năm.

 3. Nguồn số liệu:

 – Dữ liệu hành chính;

 – Điều tra thống kê.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 14.5.1. Diện tích các khu vực bảo tồn biển

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển.

 Diện tích các khu bảo tồn biển là diện tích của phần biển, đảo, quần đảo, ven biển của các khu bảo tồn biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.

 2. Kỳ công bố: Năm.

 3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoá, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

 15.2.1. Diện tích rừng hiện có

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

 Diện tích rừng hiện có là diện tích đất tại thời điểm quan sát đạt các tiêu chuẩn về rừng.

 Diện tích rừng hiện có chia theo mục đích sử dụng chủ yếu gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; chia theo nguồn gốc hình thành gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

 * Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng

 a) Diện tích rừng sản xuất là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

 b) Diện tích rừng phòng hộ là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

 – Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

 – Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

 c) Diện tích rừng đặc dụng là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

 – Vườn quốc gia, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

 + Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

 + Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

 – Khu dự trữ thiên nhiên, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

 + Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

 + Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

 + Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

 – Khu bảo tồn loài – sinh cảnh, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

 + Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

 + Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

 + Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

 – Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

 + Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;

 + Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: Khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

 – Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;

 + Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.

 – Vườn thực vật quốc gia: Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.

 – Rừng giống quốc gia, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

 + Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;

 + Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.

 * Diện tích rừng chia theo nguồn gốc hình thành

 a) Diện tích rừng tự nhiên là diện tích rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.

 b) Diện tích rừng trồng là diện tích rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Theo nguồn gốc hình thành: Rừng tự nhiên/rừng trồng;

 – Theo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra kiểm kê rừng;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 15.2.2. Tỷ lệ che phủ rừng

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ che phủ rừng (%)

 =

 Diện tích rừng hiện có

x 100

 Tổng diện tích đất tự nhiên

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Điều tra kiểm kê rừng;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 15.3.1. Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người.

 Thoái hoá đất có khả năng xảy ra trên tất cả các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.

 Đất bị thoái hóa gồm các loại hình sau: Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết von, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.

 Công thức tính:

 Tổng diện tích đất bị thoái hóa

 =

 Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ

 +

 Diện tích đất bị thoái hóa trung bình

 +

 Diện tích đất bị thoái hóa nặng

 Tổng hợp phân hạng mức độ thoái hóa đất (đất bị thoái hoá nặng, thoái hoá trung bình, thoái hoá nhẹ) theo quy định kỹ thuật về điều tra thoái hóa đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa (%)

 =

 Tổng diện tích đất bị thoái hóa

x 100

 Tổng diện tích đất

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Loại hình thoái hoá;

 – Loại đất (đất sản xuất nông nghiệp/đất lâm nghiệp/đất nuôi trồng thuỷ sản/đất bằng chưa sử dụng/đất đồi núi chưa sử dụng);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 15.7.1. Số vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã được phát hiện

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã được phát hiện là số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của các loại động vật đó.

 Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I B (nhóm động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

 Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật là vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I B mà không có giấy tờ hợp pháp, các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất.

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 – Phối hợp: Tổng cục Hải quan, Bộ Công an, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam.

 Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hoà bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

 16.1.1. Tỷ lệ dân số từ 15-65 tuổi bị bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong 12 tháng qua

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số từ 15-65 tuổi bị bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm số người từ 15-65 tuổi là nạn nhân của bạo lực thể chất, tinh thần hoặc tình dục trong 12 tháng qua.

 – Bạo lực về thể chất: Bao gồm các hành vi nhằm mục đích làm tổn hại đến nạn nhân như đẩy, nắm lấy, xoắn cánh tay, kéo tóc, tát, đá, cắn hoặc đánh bằng nắm tay hoặc nghẹt thở, đốt cháy hoặc mở rộng mục đích, hoặc đe dọa hoặc tấn công bằng một số loại vũ khí, súng hoặc dao,…;

 – Bạo lực tình dục là hành vi tình dục có hại hoặc không mong muốn được áp đặt trên một người nhất định. Bạo lực tình dục bao gồm các hành vi tiếp xúc lạm dụng tình dục, buộc phải tham gia vào các hành vi tình dục, cố gắng hoặc hoàn thành hành vi tình dục mà không có sự đồng ý, loạn luân, quấy rối tình dục,…;

 – Bạo lực tinh thần là hành vi lạm dụng tình cảm và kiểm soát hành vi. Bạo lực tinh thần thường gắn với bạo lực thể chất và tình dục của chồng hoặc bạn tình.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ dân số từ 15-65 tuổi bị bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong 12 tháng qua (%)

 =

 Số người từ 15-65 tuổi là nạn nhân của bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong 12 tháng qua

x 100

 Tổng số người từ 15-65 tuổi được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn.

 3. Kỳ công bố: 10 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 16.2.1. Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Hình phạt về thể chất là hành động gây ra sự đau đớn, khó chịu về thể chất nhưng chưa đến mức gây ra thương tích.

 Xử phạt về tinh thần là hành động quát, mắng,… có tính xỉ nhục, xúc phạm đến trẻ em.

 Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua là tỷ lệ phần trăm số người dưới 18 tuổi đã từng trải qua bất kỳ hành vi xử phạt thể chất hoặc xử phạt tinh thần do người chăm sóc trong tháng vừa qua so với tổng số người dưới 18 tuổi được khảo sát.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua (%)

 =

 Số người dưới 18 tuổi đã từng trải qua bất kỳ hành vi xử phạt thể chất hoặc xử phạt tinh thần do người chăm sóc trong tháng qua

x 100

 Tổng số người dưới 18 tuổi được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 10 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 16.2.2. Tỷ lệ người từ 18-29 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Bạo lực tình dục trước 18 tuổi bao gồm bất kỳ hoạt động tình dục nào bị bắt buộc do người trưởng thành thực hiện đối với một đứa trẻ, mà đứa trẻ này có quyền được bảo vệ theo luật hình sự, gồm:

 a) Việc dụ dỗ hoặc cưỡng ép một đứa trẻ tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục bất hợp pháp hoặc có hại về mặt tâm lý;

 b) Việc sử dụng trẻ em trong khai thác tình dục với lợi ích thương mại;

 c) Việc sử dụng trẻ em trong các hình ảnh âm thanh hoặc hình ảnh về lạm dụng tình dục trẻ em;

 d) Mại dâm trẻ em, nô lệ tình dục, bóc lột tình dục trong du lịch, buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục (trong và giữa các quốc gia), bán trẻ em vì mục đích tình dục và hôn nhân cưỡng bức.

 Tỷ lệ người từ 18-29 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi là tỷ lệ phần trăm số người từ 18-29 tuổi được báo cáo bị bất kỳ hành vi bạo lực tình dục nào trước tuổi 18 trong tổng số người tuổi từ 18-29 tuổi được khảo sát.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người từ 18-29 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi (%)

 =

 Số người từ 18-29 tuổi được báo cáo bị bất kỳ hành vi bạo lực tình dục nào trước 18 tuổi

x 100

 Tổng số người tuổi từ 18-29 tuổi được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Tình trạng hôn nhân;

 – Trình độ học vấn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 10 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 16.2.3. Số nạn nhân bị bạo lực gia đình tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

 – Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

 – Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

 – Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

 – Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

 – Cưỡng ép quan hệ tình dục;

 – Cưỡng ép tảo hôn; ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

 – Chiếm đoạn, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

 – Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

 – Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Loại hình bạo lực;

 – Thành thị, nông thôn;

 – Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 16.4.1. Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu trên một trăm nghìn dân

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tất cả các phương tiện, vũ khí được coi là trái phép khi tàng trữ và sử dụng trái với quy định của Bộ Luật Hình sự 2015:

 a) Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

 b) Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, gồm:

 + Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

 + Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

 c) Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, gồm:

 + Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

 + Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

 + Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

 + Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

 + Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

 + Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm thuộc mục c này.

 Chỉ tiêu này chỉ tính số lượng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu để đánh giá mức độ an toàn trong dân cư, gây nguy hiểm cho an ninh xã hội.

 Công thức tính:

 Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu trên một trăm nghìn dân

 =

 Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu trong năm

x 100.000

 Dân số trung bình trong cùng năm

 2. Kỳ công bố: Năm.

 3. Nguồn số liệu

 – Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu: Dữ liệu hành chính;

 – Dân số trung bình: Điều tra thống kê.

 4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Công an;

 – Phối hợp: Bộ Quốc phòng, Tổng cục Thống kê.

 16.5.1. Tỷ lệ người phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

 Tỷ lệ người phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công là tỷ lệ phần trăm số người được xác định trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công trong tổng số người sử dụng dịch vụ công được khảo sát.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ người phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công (%)

 =

 Số người được xác định phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng  dịch vụ công

x 100

 Tổng số người sử dụng dịch vụ công được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Giới tính;

 – Loại hình chính thức;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

 16.5.2. Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

 Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công là tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp được xác định phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công trong tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công được khảo sát.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công (%)

 =

 Số doanh nghiệp được xác định phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công

x 100

 Tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

 16.6.1. Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

 Dịch vụ công gồm 3 loại: Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công.

 Dịch vụ sự nghiệp công gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: Giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…

 Dịch vụ công ích là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai,… Một số hoạt động khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm như: Vệ sinh môi trường, cung ứng nước sạch.

 Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…

 Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là tỷ lệ phần trăm dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất trong tổng số người dân được được khảo sát.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất (%)

 =

 Dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất

x 100

 Tổng số người dân được khảo sát

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Nhóm thu nhập;

 – Người khuyết tật;

 – Dân tộc;

 – Loại hình dịch vụ công;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

 16.6.2. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt là tỷ lệ giữa tổng số chi tiêu của Chính phủ so với dự toán đã được phê duyệt trong khoảng thời gian nhất định.

 Chi ngân sách Nhà nước theo quy định hiện nay bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước so với dự toán đã được phê duyệt (%)

 =

 Số chi ngân sách Nhà nước

x 100

 Số dự toán chi ngân sách Nhà nước đã được phê duyệt

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Khoản mục;

 – Chức năng chính;

 3. Kỳ công bố: Năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

 16.8.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Trẻ em dưới năm tuổi được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 5 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

 Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 5 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.

 Công thức tính:

 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%)

 =

 Số trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến 31/12 năm báo cáo

x 100

 Số trẻ em dưới 5 tuổi tính đến 31/12 năm báo cáo

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: 5 năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Tư pháp.

 Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

 17.1.1. Mức thuế nhập khẩu bình quân

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Mức thuế nhập khẩu bình quân là thuế suất bình quân áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

 Mức thuế nhập khẩu bình quân được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, sử dụng phương pháp trọng số dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu.

 2. Phân tổ chủ yếu: Ngành sản phẩm.

 3. Kỳ công bố: 2 năm.

 4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.

 17.2.1. Giá trị xuất khẩu hàng hóa

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 a) Khái niệm

 Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ. Trong đó:

 – Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

 – Hàng hóa tái xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

 b) Phạm vi thống kê

 Hàng hóa được tính trong thống kê xuất khẩu gồm:

 (1) Hàng hóa mua/bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;

 (2) Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán;

 (3) Hàng hóa thuộc các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài, có hoặc không thay đổi quyền sở hữu, bao gồm: Thành phẩm hoàn trả sau gia công, lắp ráp; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu để gia công, lắp ráp; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công, lắp ráp; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công, lắp ráp, được thoả thuận trong hợp đồng gia công, lắp ráp;

 (4) Hàng hóa thuộc các giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt;

 (5) Hàng hóa tái xuất: Hàng hoá nước ngoài đã nhập khẩu và được thống kê vào nhập khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và phải tái xuất theo quy định của pháp luật;

 (6) Hàng hoá xuất khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;

 (7) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê/cho thuê tài chính (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro,… liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

 (8) Hàng hóa trả lại trong kinh doanh xuất khẩu (hàng hóa mà trước đó đã được thống kê vào hàng nhập khẩu, sau đó được tái xuất);

 (9) Hàng hóa tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: Hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;

 (10) Hàng hoá mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có hợp đồng thương mại;

 (11) Các hàng hóa đặc thù:

 – Vàng phi tiền tệ: Là vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng, xu, vàng trang sức,… dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác,… theo quy định của pháp luật;

 – Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

 – Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: Băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh,… đã hoặc chưa ghi âm, hình, dữ liệu, trò chơi điện tử, phần mềm,… được sản xuất để dùng chung cho mọi khách hàng hoặc để mua/bán thông thường mà không được đặt hàng theo yêu cầu riêng (trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật,…);

 – Hàng hóa gửi hoặc nhận qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

 – Điện năng xuất khẩu;

 – Hàng hóa xuất khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: Việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường, được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;

 – Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

 – Dầu thô và khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được bán với nước ngoài;

 – Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp bán ngoài khơi, không thực hiện tờ khai hải quan;

 – Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;

 – Hàng hóa nhận được gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ hàng hóa gửi giữa các tổ chức quốc tế);

 – Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh phải khai theo quy định;

 – Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại.

 – Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;

 Hàng hóa không tính trong thống kê gồm:

 (1) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ: Hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

 (2) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại Hải quan Việt Nam.

 (3) Hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).

 (4) Hàng hóa tạm xuất có thời hạn sau đó được tái nhập như: Hàng tham dự triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải.

 (5) Hàng hoá chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích chuyển tải, quá cảnh.

 (6) Các loại hàng hóa đặc thù gồm:

 – Hàng hoá thuộc hợp đồng cho thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): Không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian cho thuê;

 – Hàng hoá của Chính phủ Việt Nam gửi với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

 – Vàng tiền tệ: Vàng thuộc giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xuất khẩu cho mục đích cân đối tiền tệ theo qui định của pháp luật;

 – Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong khâu lưu thông;

 – Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: Công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;

 – Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác);

 – Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;

 – Hàng hóa đưa ra lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp;

 – Hàng hóa hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;

 – Hàng hoá xuất khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia thuộc các danh mục bí mật của nhà nước;

 – Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại.

 c) Phương pháp tính

 Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.

 Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê.

 Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu: Là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo các nguyên tắc sau:

 – Là giá của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế (trị giá tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương);

 – Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hoá không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương thì căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi.

 Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù

 – Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu;

 – Tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông: Trị giá thống kê là chi phí để sản xuất ra tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của tiền giấy, tiền kim loại hay các giấy tờ có giá này);

 – Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: Băng từ, đĩa từ, CD- ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng: Thống kê theo trị giá hải quan toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);

 – Hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;

 – Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: Tính trị giá toàn bộ hàng hoá nguyên liệu trước khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp;

 – Các giao dịch không khai trị giá (ví dụ: Hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo,…) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được tính theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;

 – Điện năng xuất khẩu: Trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;

 – Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: Tính trị giá của hàng hóa trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);

 – Hàng hóa kèm dịch vụ: Trị giá thống kê xác định theo giá FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;

 Loại tiền và tỷ giá: Trị giá thống kê hàng hoá xuất khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.

 Đơn vị tính lượng: Sử dụng đơn vị tính quy định trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

 Đối với đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: Các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu căn cứ vào các dữ liệu từ hồ sơ hải quan.

 2. Phân tổ chủ yếu

 a) Kỳ tháng, quý phân tổ theo:

 – Loại hình kinh tế (khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài);

 – Mặt hàng chủ yếu;

 – Nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến là nước/vùng lãnh thổ mà hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước ngoài và tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương mại hay hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý của hàng hoá;

 b) Kỳ năm phân tổ theo:

 – Loại hình kinh tế (khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài);

 – Ngành kinh tế;

 – Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam;

 – Nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến là nước/vùng lãnh thổ mà hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước ngoài và tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương mại hay hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý của hàng hoá;

 – Hàng tái xuất;

 – Phương thức vận tải: Phương tiện vận tải được sử dụng để đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ đất nước, gồm vận tải bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ô tô;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ vào số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký mã số thuế tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

 4. Nguồn số liệu

 – Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan hoặc các chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan khác;

 – Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;

 – Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;

 – Các thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nước ngoài.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Tài chính;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 17.5.1. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

 1. Khái niệm, phương pháp tính

 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là nguồn vốn của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.

 – Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gồm 3 loại sau:

 + Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả cho nhà tài trợ nước ngoài;

 + Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc;

 + Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

 – Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được phân loại theo các tiêu thức sau:

 + Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ký kết phân theo các nhà tài trợ;

 + Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ký kết phân theo các ngành, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

 + Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thực hiện phân theo các nhà tài trợ;

 + Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thực hiện phân theo các ngành, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

 2. Phân tổ chủ yếu

 – Hình thức hỗ trợ (ODA không hoàn lại, ODA vốn vay, vốn vay ưu đãi);

 – Ngành kinh tế;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 3. Kỳ công bố: Quý, năm.

 4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

 5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.