Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT phần 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-

 Số: 03/2019/TT-BKHĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2019

 THÔNG TƯ

 QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

 Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

 Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

 Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chi tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

 Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

 Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

 Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm:
  2. a) Danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
  3. b) Nội dung chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
  4. Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng nhằm cung cấp số liệu đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
  5. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê, sản xuất thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê về các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

 Điều 2. Tổ chức thực hiện

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
  2. a) Thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
  3. b) Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam;
  4. c) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê cho các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
  5. Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn.

 Điều 3. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 03 năm 2019.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
– Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo;
– Website của Chính phủ;
– Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Vụ Pháp chế;
– Lưu: VT (bản chính), BĐ; MnT08.
BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Chí Dũng

 PHỤ LỤC I

 DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Stt Mã số Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng Mục tiêu, tên chỉ tiêu Lộ trình thực hiện
      Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi  
1 1.1.1   Tỷ lệ nghèo đa chiều A
2 1.1.2   Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ A
3 1.1.3   Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều A
4 1.2.1 0712 Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp A
5 1.2.2 0713 Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp A
6 1.2.3   Số người được hỗ trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng A
7 1.2.4   Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất A
8 1.2.5   Số người được nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội A
9 1.3.1   Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản A
      Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững  
10 2.1.1   Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng A
11 2.1.2   Tỷ lệ mất an ninh lương thực mức độ vừa và nghiêm, trọng trong dân số A
12 2.2.1 1606 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng A
13 2.4.1   Tỷ lệ diện tích gieo trồng nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn B
14 2.4.2   Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững B
15 2.4.3 1101 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm A
16 2.5.1   Số lượng nguồn gen động vật, thực vật cho lương thực, nông nghiệp được bảo tồn A
      Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi  
17 3.1.1 1602 Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống A
18 3.1.2   Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ A
19 3.1.3 1604 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi A
20 3.1.4   Tỷ suất chết sơ sinh B
21 3.1.5 1603 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi A
22 3.2.1   Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một nghìn người không bị nhiễm HIV A
23 3.2.2   Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân A
24 3.2.3   Số ca mắc mới sốt rét trên một trăm nghìn dân A
25 3.2.4   Số ca mắc mới viêm gan B trên một trăm nghìn dân B
26 3.3.1   Số ca tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên một trăm nghìn dân B
27 3.3.2   Số người tử vong do tự tử trên một trăm nghìn dân A
28 3.4.1   Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy B
29 3.4.2   Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại A
30 3.5.1 1901 Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông A
31 3.6.1   Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại A
32 3.6.2   Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi A
33 3.7.1   Tỷ lệ hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập A
34 3.7.2 1605 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin A
35 3.7.3   Số nhân viên y tế trên mười nghìn dân A
36 3.9.1   Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá B
      Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người  
37 4.1.1 1503 Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học A
38 4.1.2   Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học A
39 4.1.3 1503 Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở A
40 4.1.4   Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở A
41 4.2.1   Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội A
42 4.2.2   Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo A
43 4.3.1   Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học A
44 4.4.1   Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo A
45 4.4.2   Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin A
46 4.5.1   Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo A
47 4.6.1   Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ A
48 4.7.1   Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên A
49 4.7.2   Tỷ lệ trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV A
50 4.8.1   Tỷ lệ các trường học có:

 (a) Điện;

 (b) Internet dùng cho mục đích học tập;

 (c) Máy tính dùng cho mục đích học tập;

 (d) Cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật;

 (e) Nước uống;

 (f) Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính;

 (g) Chỗ rửa tay thuận tiện.

A
      Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái  
51 5.1.1 0103 Tỷ số giới tính khi sinh A
52 5.2.1   Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua A
53 5.2.2   Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua A
54 5.2.3   Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và tư vấn A
55 5.3.1   Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi A
56 5.3.2   Số cuộc tảo hôn A
57 5.4.1   Tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công A
58 5.5.1 0209 Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội A
59 5.5.2 0211 Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền A
60 5.5.3 0208 Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng A
61 5.5.4 0210 Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân A
62 5.5.5   Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã A
63 5.5.6   Tỷ lệ nữ chủ trang trại A
64 5.6.1   Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản A
65 5.7.1   Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp B
66 5.8.1 1305 Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động A
      Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người  
67 6.1.1 1804 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung A
68 6.1.2   Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh A
69 6.2.1   Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh A
70 6.3.1   Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định A
71 6.3.2   Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường A
72 6.4.1   Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông A
73 6.5.1   Tỷ lệ lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến A
74 6.5.2   Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa A
75 6.6.1 2005 Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên A
      Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người  
76 7.1.1   Tỷ lệ hộ tiếp cận điện A
77 7.1.2   Tỷ lệ hộ có sử dụng nhiên liệu sạch B
78 7.2.1   Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng A
79 7.3.1   Tiêu hao năng lượng so với tổng sản phẩm trong nước A
80 7.4.1   Công suất lắp đặt và sản lượng điện tái tạo B
      Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người  
81 8.1.1 0501 Tổng sản phẩm trong nước A
82 8.1.2 0503 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước A
83 8.1.3 0505 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người A
84 8.2.1 0206 Năng suất lao động xã hội A
85 8.2.2 0514 Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) A
86 8.2.3 0515 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung A
87 8.3.1   Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức A
88 8.4.1   Lượng nguyên liệu sử dụng trong nước B
89 8.5.1 0207 Thu nhập bình quân một lao động có việc làm A
90 8.5.2 0204 Tỷ lệ thất nghiệp A
91 8.5.3 0205 Tỷ lệ thiếu việc làm A
92 8.6.1   Tỷ lệ người từ 15-30 tuổi hiện không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo A
93 8.7.1   Tỷ lệ người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trẻ em A
94 8.8.1   Tỷ suất người chết, bị thương do tai nạn lao động B
95 8.9.1   Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch trong tổng sản phẩm trong nước B
96 8.10.1   Số chi nhánh ngân hàng thương mại và số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên A
97 8.10.2   Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài A
      Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới  
98 9.1.1 1202 Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển A
99 9.1.2 1203 Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển A
100 9.2.1   Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng sản phẩm trong nước A
101 9.2.2 0905 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người của công nghiệp chế biến, chế tạo theo sức mua tương đương A
102 9.2.3   Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo A
103 9.3.1   Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng A
104 9.4.1   Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước A
105 9.4.2   Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ A
106 9.5.1   Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động A
      Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội  
107 10.1.1   Tốc độ tăng trưởng về thu nhập của hộ bình quân đầu người A
108 10.1.2   Tốc độ tăng trưởng về chi tiêu của hộ bình quân đầu người A
109 10.2.1   Tỷ lệ người sống dưới 50% thu nhập trung vị A
110 10.4.1   Tỷ trọng giá trị lao động trong tổng sản phẩm trong nước A
111 10.5.1   Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên A
112 10.5.2   Số tổ chức quốc tế mà Việt Nam giữ vị trí lãnh đạo từ cấp tiểu ban A
113 10.6.1   Tỷ lệ chi phí người lao động nhập cư phải trả để có việc làm ở nước ngoài so với thu nhập trung bình của họ từ công việc đó ở nước đến lao động B
      Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng  
114 11.1.1   Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm A
115 11.2.1   Tốc độ tăng số lượt hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng A
116 11.4.1   Số lượng và tỷ lệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được bảo tồn A
117 11.5.1   Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân A
118 11.6.1   Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định A
119 11.6.2   Tỷ lệ chất thải rắn xây dựng đô thị được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng so với tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị phát sinh được thu gom A
120 11.6.3   Nồng độ các chất trong môi trường không khí A
121 11.6.4 2008 Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người A
122 11.7.1   Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị A
123 11.10.1   Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới A
      Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững  
124 12.2.1   Tỷ lệ diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền A
125 12.2.2   Tỷ lệ diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 A
126 12.2.3   Tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 A
127 12.3.1   Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch A
128 12.4.1 2007 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý A
129 12.4.2   Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý A
130 12.4.3   Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo A
131 12.5.1   Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường A
132 12.5.2   Tỷ lệ phế liệu nhựa, giấy, dầu thải và sắt thép trong nước được tái chế B
      Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai  
133 13.2.1   Tỷ lệ bộ/ngành và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh A
134 13.3.1   Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai A
      Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững  
135 14.1.1   Hàm lượng các chất trong môi trường nước biển tại khu vực cửa sông, ven biển và biển xa bờ A
136 14.1.2   Tỷ lệ điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đạt yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thông số: Ô nhiễm chất hữu cơ (N-NH4+) và tổng dầu mỡ A
137 14.3.1   Độ axit (pH) của biển Việt Nam A
138 14.4.1   Tỷ trọng trữ lượng nguồn lợi thủy sản trong giới hạn bền vững sinh thái B
139 14.4.2   Số luợng các vụ khai thác hải sản bất hợp pháp A
140 14.4.3   Tỷ lệ sản lượng khai thác trên trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Việt Nam B
141 14.5.1   Diện tích các khu vực bảo tồn biển A
      Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất  
142 15.2.1 2001 Diện tích rừng hiện có A
143 15.2.2 2003 Tỷ lệ che phủ rừng A
144 15.3.1 2006 Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa A
145 15.7.1   Số vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã được phát hiện A
      Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp  
146 16.1.1   Tỷ lệ dân số từ 15-65 tuổi bị bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong 12 tháng qua A
147 16.2.1   Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua A
148 16.2.2   Tỷ lệ người từ 18-29 đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi A
149 16.2.3   Số nạn nhân bị bạo lực gia đình tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền A
150 16.4.1   Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép bị tịch thu trên một trăm nghìn dân A
151 16.5.1   Tỷ lệ người phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công A
152 16.5.2   Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công A
153 16.6.1   Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất A
154 16.6.2   Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt A
155 16.8.1 0112 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh A
      Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững  
156 17.1.1   Mức thuế nhập khẩu bình quân B
157 17.2.1 1005 Giá trị xuất khẩu hàng hóa A
158 17.5.1   Vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài A

 Ghi chú:

 – Lộ trình A: Thực hiện từ năm 2019.

 – Lộ trình B: Thực hiện từ năm 2025.

 PHỤ LỤC II

 NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

 1.1.1. Tỷ lệ nghèo đa chiều

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nghèo đa chiều là tỷ lệ phần trăm số hộ hoặc số người nghèo tiếp cận đa chiều trên tổng số hộ hoặc số người được nghiên cứu.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nghèo đa chiều (%) = Số hộ hoặc số người nghèo tiếp cận đa chiều x 100
Tổng số hộ hoặc số người được nghiên cứu

 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm:

  1. a) Tiêu chí về thu nhập: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
  2. b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, được đo bằng 10 chỉ số, gồm: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 quy định hộ nghèo cho giai đoạn 2016-2020 gồm:

  1. a) Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

 – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.

 – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  1. b) Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

 – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

 – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính, nhóm tuổi (khi sử dụng chuẩn nghèo đa chiều áp dụng đối với người);

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 1.1.2. Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ là phần trăm dân số có mức thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ so với tổng dân số tại thời điểm đó.

 Công thức tính:

Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ (%) = Dân số có thu nhập bình quân một  ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ x 100
Tổng dân số
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Thành thị/ nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 1.1.3. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều là phần trăm trẻ em từ 0-15 tuổi không được bảo đảm ít nhất 2 trong 6 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, điều kiện vệ sinh, không lao động sớm và bảo trợ xã hội trong tổng số trẻ em từ 0-15 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều (%) = Tổng số trẻ em từ 0-15 tuổi không được bảo đảm ít nhất 2 trong 6 lĩnh vực x 100
Tổng số trẻ em từ 0-15 tuổi
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Vùng.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 1.2.1. Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Khái niệm, phương pháp tính
  2. a) Số người đóng bảo hiểm xã hội

 Số người đóng bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

 Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định theo Luật Bảo hiểm xã hội.

 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  1. b) Số người đóng bảo hiểm y tế

 Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện.

 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định theo Luật Bảo hiểm y tế. c) Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp

 Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm tự nguyện.

 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định theo Luật Việc làm.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Bắt buộc/tự nguyện;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

 1.2.2. Số người được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Khái niệm, phương pháp tính
  2. a) Số người được hưởng bảo hiểm xã hội

 Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau).

 Số người được hưởng bảo hiểm xã hội được chi trả theo các chế độ: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

  1. b) Số người được hưởng bảo hiểm y tế

 Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh (tính theo số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế).

  1. c) Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm (thất nghiệp) được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp).

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Bắt buộc/tự nguyện;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

 1.2.3. Số người được hỗ trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:

 (1) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

  1. a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
  2. b) Mồ côi cả cha và mẹ;
  3. c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
  4. d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

 đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

  1. e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
  2. f) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
  3. g) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  4. h) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
  5. i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  6. k) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 (2) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại mục (1) mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

 (3) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

 (4) Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới

 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

 (5) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
  2. b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại mục a mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  3. c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

 (6) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm đối tượng;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 1.2.4. Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đột xuất bao gồm:

 – Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác;

 – Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác;

 – Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng, đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;

 – Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;

 – Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm đối tượng;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 1.2.5. Số người được nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, gồm:

 (1) Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

  1. a) Đối tượng trẻ em thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, gồm:

 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

 – Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

 – Mồ côi cả cha và mẹ;

 – Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

 – Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

 – Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 – Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

 – Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

 – Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 – Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

 – Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 – Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

  1. b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
  2. c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

 (2) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

  1. a) Nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
  2. b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
  3. c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 (3) Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

  1. a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
  2. b) Người không thuộc diện quy định tại mục (1) và mục (2) không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
  3. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  4. Kỳ công bố: Năm.
  5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
  6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 1.3.1. Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản là phần trăm dân số sống trong hộ được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong tổng dân số trong năm xác định.

 Các dịch vụ cơ bản được xác định theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch – vệ sinh, thông tin.

 Công thức tính:

Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (%) = Dân số sống trong hộ được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản x 100
Tổng dân số
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

 2.1.1. Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng đo lường phần trăm dân số tiêu dùng lương thực thực phẩm thường xuyên không đủ cung cấp mức năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và năng động.

 Thiếu dinh dưỡng là tình trạng một người tiếp cận thường xuyên với lượng lương thực, thực phẩm không đủ cung cấp mức năng lượng cần thiết để sống một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và năng động theo nhu cầu năng lượng của chính họ.

 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng có giá trị càng cao có nghĩa là số người thiếu dinh dưỡng (thiếu lương thực thực phẩm) càng nhiều. Các mức độ được chia như sau:

 – Rất thấp: <>

 – Tương đối thấp: 5% – <>

 – Tương đối cao: 15% – <>

 – Cao: 25% – <>

 – Rất cao: ≥35%

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Vùng.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

 2.1.2. Tỷ lệ mất an ninh lương thực mức độ vừa và nghiêm trọng trong dân số

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 An ninh lương thực là trạng thái mà mọi người có khả năng tiếp cận các thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

 Chỉ tiêu này đo lường tỷ lệ phần trăm dân số trải qua tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa và nghiêm trọng theo thang đo FIES trong tổng dân số trong thời gian tham chiếu. Thang đo FIES do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) quy định.

 Công thức tính:

Tỷ lệ mất an ninh lương thực mức độ vừa và nghiêm trọng trong dân số (%) = Dân số trải qua tình trạng mất an ninh lương thực mức độ vừa và nghiêm trọng x 100
Tổng dân số
  1. Phân tổ chủ yếu: Vùng.
  2. Kỳ công bố: 2 năm.
  3. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 2.2.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ít nhất một trong 3 loại: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra.

 Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

 Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

 Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

 Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:

 – Bình thường: ≥ – 2SD

 – Suy dinh dưỡng:

 Độ I (vừa): < -=”” 2sd=”” và=”” ≥=”” -=”” 3sd=””>

 Độ II (nặng): < -=”” 3sd=”” và=”” ≥=”” -=”” 4sd=””>

 Độ III (rất nặng): < -=””>

 Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.

 Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%) = Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh  dưỡng cân nặng theo tuổi x 100
Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%) = Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi x 100
Số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao theo (%) = Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao x 100
Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân và đo chiều cao
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Loại suy dinh dưỡng;

 – Mức độ suy dinh dưỡng;

 – Giới tính;

 – Dân tộc (Kinh và các dân tộc khác);

 – Nhóm tháng tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Điều tra dinh dưỡng;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

 2.4.1. Tỷ lệ diện tích gieo trồng nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Đất nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn là những diện tích đất đáp ứng ba khía cạnh của sản xuất bền vững là môi trường, kinh tế và xã hội. Sử dụng đất bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn.

 Diện tích gieo trồng nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng cây hàng năm và diện tích đất trồng cây lâu năm.

 Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích gieo trồng nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn (%) = Diện tích gieo trồng nông nghiệp áp  dụng quy trình sản xuất an toàn x 100
Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Loại cây trồng chính;

 – Hình thức áp dụng (GAP/hữu cơ/quy trình sản xuất an toàn khác);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 2.4.2. Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững là diện tích mặt nước ngọt, nước lợ và nước mặn được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP), chứng nhận vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản an toàn dịch bệnh, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ, sinh thái và nuôi theo công nghệ cao.

 Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững (%) = Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững x 100
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Loại thủy sản;

 – Hình thức áp dụng (Chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP)/chứng nhận vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản an toàn dịch bệnh/chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ/sinh thái và nuôi theo công nghệ cao);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 3 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 2.4.3. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của người dân.

 Danh mục hàng hoá đại diện gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng.

 Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.

 Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời kỳ hiện tại.

 Công thức tính:

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:

 Trong đó:

 : Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);

 ,: Tương ứng là giá tiêu dùng kỳ báo cáo t và kỳ gốc cố định (0);

 : Quyền số kỳ gốc cố định (0);

 : Chi tiêu dùng ở kỳ gốc cố định (0);

 n : Số mặt hàng.

 Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi nhóm lương thực, thực phẩm được chọn điều tra với quyền số tương ứng.

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của 6 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.

 Chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực, thực phẩm của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Danh mục mặt hàng nhóm lương thực, thực phẩm;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Điều tra giá tiêu dùng;

 – Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 2.5.1. Số lượng nguồn gen động vật, thực vật cho lương thực, nông nghiệp được bảo tồn

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Nguồn gen là các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

 Phương pháp tính:

 – Nguồn gen thực vật là một tập hợp vật liệu thực vật làm cơ sở cho cải tiến, chọn tạo giống cây trồng mới. Nguồn gen thực vật bao gồm: Giống địa phương, giống cải tiến, giống nhập nội, các loài hoang dại.

 – Nguồn gen di truyền động vật được tính bằng số lượng giống địa phương được lưu trữ trong bộ sưu tập ngân hàng gen với số lượng vật liệu di truyền được lưu giữ để phục hồi giống.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Động vật (trung hạn/dài hạn);

 – Thực vật (trung hạn/dài hạn).

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

 3.1.1. Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân tình cờ như tai nạn, tự tử,…) đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên một trăm nghìn trẻ em đẻ ra sống trong kỳ nghiên cứu.

 Công thức tính:

 Trong đó:

 MRb : Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống;

 : Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ trong thời kỳ nghiên cứu;

 B: Số trẻ em đẻ ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

  1. Phân tổ chủ yếu: Nhóm dân tộc (Kinh và các dân tộc khác).
  2. Kỳ công bố: 5 năm.
  3. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.1.2. Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ là số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ tính trên 100 phụ nữ đẻ trong cùng thời kỳ.

 Nhân viên y tế có kỹ năng đỡ bao gồm bác sỹ chuyên khoa sản từ định hướng trở lên, hộ sinh trung cấp trở lên, y sỹ sản nhi, những cán bộ y tế khác đã được cấp chứng nhận đã được đào tạo liên tục về “người đỡ đẻ có kỹ năng” theo chương trình của Bộ Y tế.

 Công thức tính:

Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ (%) = Tổng số phụ nữ đẻ được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ trong kỳ báo cáo x 100
Tổng số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi của bà mẹ;

 – Dân tộc (Kinh và các dân tộc khác);

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

 – Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.1.3. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên một nghìn trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

 Công thức tính:

 Trong đó:

 U5MR  Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;

 5D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;

 B : Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Vùng;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.1.4. Tỷ suất chết sơ sinh

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ suất chết sơ sinh là số trẻ đẻ ra sống bị chết trước 28 ngày sau sinh tính bình quân trên một nghìn trẻ đẻ ra sống trong năm. Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi sinh ra cho đến 28 ngày tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ suất chết sơ sinh = Tổng số trẻ đẻ ra sống bị chết trước 28 ngày sau sinh x 1.000
Tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Ngày tuổi (dưới 7 ngày tuổi, dưới 28 ngày tuổi);

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Hệ thống đăng ký hộ tịch;

 – Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Tư pháp.

 3.1.5. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên một nghìn trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

 Công thức tính:

 Trong đó:

 IMR : Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi;

 D: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;

 B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.2.1. Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một nghìn người không bị nhiễm HIV

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

 Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một nghìn người không bị nhiễm HIV là số đo mức độ nhiễm mới HIV của người dân, được định nghĩa là số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV trên một nghìn không bị nhiễm trong thời gian xác định.

 Công thức tính:

Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một nghìn người không bị nhiễm HIV = Tổng số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong năm xác định x 1.000
Tổng số người không bị nhiễm HIV trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi (0-14, 15-24, 25-49, ≥50);

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.2.2. Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân là số ca bệnh lao mới được phát hiện (tất cả các dạng bệnh lao, kể cả trường hợp người nhiễm HIV) trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân = Tổng số bệnh nhân mắc lao mới được phát hiện trong năm xác định x 100.000
Dân số trung bình trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Vùng;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.2.3. Số ca mắc mới sốt rét trên một trăm nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số ca mắc mới sốt rét trên một trăm nghìn dân là số người có ký sinh trùng sốt rét mới được phát hiện tính trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

Số ca mắc mới sốt rét trên một trăm nghìn dân = Tổng số người có ký sinh trùng sốt rét mới được phát hiện trong năm xác định x 100.000
Dân số trung bình trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Kỳ công bố: Năm.
  3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.2.4. Số ca mắc mới viêm gan B trên một trăm nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số ca mắc mới viêm gan B trên một trăm nghìn dân là số người mắc viêm gan

 B mới phát hiện tính trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

Số ca mắc mới viêm gan B trên một trăm nghìn dân = Tổng số người mắc viêm gan B mới phát hiện trong năm xác định x 100.000
Dân số trung bình trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Kỳ công bố: Năm.
  3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.3.1. Số ca tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên một trăm nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số ca tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên một trăm nghìn dân là số ca tử vong do bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong độ tuổi từ 30-70 tuổi tính trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

Số ca tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên một trăm nghìn dân = Số ca tử vong do bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong độ tuổi từ  30-70 tuổi trong năm xác định x 100.000
Dân số trung bình trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Nguyên nhân tử vong.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.3.2. Số người tử vong do tự tử trên một trăm nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Số người tử vong do tự tử trên một trăm nghìn dân là số người tử vong do tự tử tính bình quân trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.

 Công thức tính:

Số người tử vong do tự tử trên một trăm nghìn dân = Số người tử vong do tự tử trong năm  xác định x 100.000
Dân số trung bình trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Tư pháp.

 3.4.1. Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy là số người lạm dụng các chất ma túy đã nhận được các can thiệp điều trị khác nhau trên tổng số người lạm dụng các chất ma túy trong năm xác định.

 Công thức tính:

Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy = Số người lạm dụng chất ma túy đã nhận được các can thiệp điều trị khác nhau x 100
Tổng số người lạm dụng chất ma túy
  1. Phân tổ chủ yếu: Loại can thiệp.
  2. Kỳ công bố: Năm.
  3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

 3.4.2. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại là tỷ lệ phần tram số người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên trong năm xác định.

 – Mức độ:

 + Mức nguy cơ thấp: Uống ≤ 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, ≤ 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần;

 + Mức nguy cơ cao: Uống từ 2 – ≤ 5 đơn vị cồn/ngày;

 + Mức nguy hại: Uống ≥ 6 đơn vị cồn/ngày hoặc có 1 lần bất kỳ trong 30 ngày qua uống ≥ 6 đơn vị cồn/lần.

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại = Số người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu, bia tới mức nguy hại x 100
Dân số từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

 3.5.1. Số vụ tai nạn giao thông; số người chết, bị thương do tai nạn giao thông

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.

 Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.

 Tai nạn giao thông gây ra hậu quả làm thiệt hại về người và tài sản. Số người bị tai nạn giao thông gồm những người bị thương và chết do tai nạn giao thông gây ra.

 Người chết do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.

 Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.

 Số người bị thương do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Loại tai nạn (đường bộ/đường sắt/đường thuỷ);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Công an.

 – Phối hợp: Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia.

 3.6.1. Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Phương pháp tránh thai hiện đại bao gồm triệt sản nữ, đặt vòng tránh thai, que tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống ngừa thai, bao cao su nữ, các biện pháp màng chắn tránh thai (bao gồm màng ngăn, mũ chụp cổ tử cung và chất diệt tinh trùng dạng bọt, mỡ, kem và xốp đệm tránh thai), phương pháp vô kinh khi con bú, ngừa thai khẩn cấp và các phương pháp hiện đại khác, miếng dán tránh thai hoặc vòng âm đạo. Các biện pháp tránh thai truyền thống bao gồm tính vòng kinh và các phương pháp truyền thống khác không được tính.

 Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại tính trên tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai.

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%) = Số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng ít nhất một  biện pháp tránh thai hiện đại x 100
Tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Tình trạng hôn nhân;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.6.2. Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi là tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ từ 10-19 tuổi trên một nghìn phụ nữ ở cùng nhóm tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi = Tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ từ 10-19 tuổi x 1.000
Tổng số phụ nữ từ 10-19 tuổi
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Trình độ học vấn của người mẹ;

 – Nhóm tuổi (10-14 tuổi, 15-19 tuổi);

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

 – Dữ liệu hành chính.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Y tế.

 3.7.1. Tỷ lệ hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ hộ có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập là tỷ lệ hộ có chi tiêu về y tế chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số chi tiêu hoặc thu nhập của hộ.

 Có 2 ngưỡng được sử dụng để xác định chi tiêu về y tế của hộ là lớn, gồm: Lớn hơn 10% và lớn hơn 25% tổng số chi tiêu hoặc thu nhập của hộ.

 Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế lớn so với tổng chi tiêu (%) = Số hộ có chi phí y tế lớn hơn 10% hoặc  lớn hơn 25% tổng chi tiêu của hộ x 100
Tổng số hộ
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính của chủ hộ;

 – Nhóm đối tượng tham gia;

 – Hình thức điều trị (nội trú/ngoại trú);

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.7.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin (%) = Số trẻ em dưới 1 tuổi đuợc tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định x 100
Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong cùng năm
  1. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Kỳ công bố: Năm.
  3. Nguồn số liệu

 – Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

 3.7.3. Số nhân viên y tế trên mười nghìn dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Nhân viên y tế là lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng) tại thời điểm báo cáo của một khu vực.

 Công thức tính:

Số nhân viên y tế trên mười nghìn dân = Tổng số nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế tại thời điểm báo cáo x 10.000
Tổng dân số tại thời điểm báo cáo
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Trình độ chuyên môn;

 – Loại hình (công/tư);

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Điều tra thống kê;

 – Dữ liệu hành chính.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 3.9.1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá là phần trăm dân số từ 15 tuổi trở lên hiện đang sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào.

 Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được dùng thông qua hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

 Công thức tính:

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá (%) = Dân số từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá x 100
Dân số trung bình cùng thời điểm
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi (15-24; 25-44; 45-64; ≥65);

 – Trình độ học vấn;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Y tế;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

 4.1.1. Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi từ 6-10 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học năm học t (%) =  Số học sinh đang học cấp tiểu học năm học t x 100
Dân số trong độ tuổi từ 6-10 trong năm học t

 – Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi từ 6-10 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học năm học t (%) =  Số học sinh trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học năm học t x 100
Dân số trong độ tuổi từ 6-10 tuổi trong năm học t
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Chung/đúng tuổi;

 – Giới tính;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Số học sinh đang học cấp tiểu học năm học t; số học sinh trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học năm t: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 – Dân số trong độ tuổi từ 6-10 tuổi: Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.1.2. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 5 cuối năm học đó.

 Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học (%) =  Số học sinh được công nhận hoàn  thành chương trình tiểu học năm học t x 100
Số học sinh học lớp 5 cuối năm học t
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 4.1.3. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm số học sinh đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi từ 11-14 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở năm học t (%) = Số học sinh đang học cấp trung học cơ sở năm học t x 100
Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trong năm học t

 – Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở năm học t (%) = Số học sinh trong độ tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở năm học t x 100
Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trong năm học t

 Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Chung/đúng tuổi;

 – Giới tính;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Số học sinh đang học cấp trung học cơ sở năm học t; số học sinh độ tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở năm học t: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 – Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi: Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.1.4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp ở lớp cuối cấp học so với số học sinh học ở lớp cuối cấp học đó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

 – Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t + 3) so với số học sinh lớp 6 đầu năm học (t).

 – Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 6 trong năm học (t+1) so với số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t).

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 4.2.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội (%) = Số trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù  hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội x 100
Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Tuổi;

 – Dân tộc;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Số trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 – Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi trong dân số: Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.2.2. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo là tỷ lệ phần trăm trẻ em 5 tuổi đang học tại trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập so với tổng dân số ở độ tuổi 5 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo năm học t (%) = Số trẻ em 5 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t x 100
Tổng số trẻ em 5 tuổi
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Số trẻ em 5 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 – Tổng số trẻ em 5 tuổi: Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.3.1. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học là tỷ lệ phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên trong dân số.

 Công thức tính:

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (%) = Số người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung  cấp, cao đẳng và đại học x 100
Dân số từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Số người từ 15 tuổi trở lên đang học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học: Chế độ báo cáo thống kê;

 – Dân số từ 15 tuổi trở lên: Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê.

 4.4.1. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo là tỷ lệ phần trăm số lao động có việc làm đã qua đào tạo trong tổng số lao động có việc làm trong nền kinh tế.

 Công thức tính:

Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo (%) = Số lao động có việc làm đã qua đào tạo x 100
Tổng số lao động có việc làm

 Số lao động có việc làm đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

 – Đang làm việc trong nền kinh tế;

 – Đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.4.2. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin được xác định theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin gồm:

 – Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản;

 – Sử dụng máy tính cơ bản;

 – Xử lý văn bản cơ bản;

 – Sử dụng bảng tính cơ bản;

 – Sử dụng trình chiếu cơ bản;

 – Sử dụng Internet cơ bản.

 Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin là tỷ lệ phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên.

 Công thức tính:

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (%) = Số người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin x 100
Tổng số người từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Loại kỹ năng;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.5.1. Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo là tỷ số giữa giá trị của một chỉ tiêu giáo dục, đào tạo của một nhóm dân số này so với một nhóm dân số khác. Nhóm có nguy cơ thiệt thòi hơn thường được đặt ở tử số. Giá trị của chỉ số càng gần 1 cho thấy sự bình đẳng giữa hai nhóm càng cao; càng gần 0 cho thấy sự bất bình đẳng càng lớn.

 Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo được tiếp cận theo các yếu tố: Giới tính, dân tộc.

 Công thức tính:

Chỉ số bình đẳng Y của chỉ tiêu i = Giá trị của chỉ tiêu i của nhóm d x 100
Giá trị của chỉ tiêu i của nhóm a

 Trong đó:

 Y: Giới tính, dân tộc;

 i: Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học; tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở;

 d: Nhóm bất lợi hơn (nữ, dân tộc khác);

 a: Nhóm có lợi thế hơn (nam, dân tộc Kinh).

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 – Điều tra thống kê.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

 – Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 – Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.6.1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là tỷ lệ phần trăm giữa dân số 15 tuổi trở lên tại thời điểm (t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.

 Công thức tính:

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) = Dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ x 100
Dân số từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Nhóm dân tộc (Kinh và các dân tộc khác);

 – Người khuyết tật;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 4.7.1. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên là tỷ lệ phần trăm giữa số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên theo cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) so với tổng số giáo viên của cấp học tương ứng.

 Giáo viên được đào tạo sư phạm là giáo viên được đào tạo và tốt nghiệp ở một trường sư phạm có trình độ tương ứng theo quy định.

 Công thức tính:

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên (%) = Số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo ở  cấp học n x 100
Tổng số giáo viên ở cấp học n
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Cấp học;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 4.7.2. Tỷ lệ trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV là tỷ lệ phần trăm số trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV trong tổng số trường của cấp học đó.

 Công thức tính:

Tỷ lệ trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV cấp học n (%) = Số trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV cấp học n x 100
Tổng số trường của cấp học n
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Cấp học;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 4.8.1. Tỷ lệ các trường học có: (a) điện; (b) internet dùng cho mục đích học tập; (c) máy tính dùng cho mục đích học tập; (d) cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật; (e) nước uống; (f) hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính và (g) chỗ rửa tay thuận tiện

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Là tỷ lệ phần trăm các trường học theo cấp học có các cơ sở hoặc dịch vụ có sẵn, gồm:

 – Điện: Các nguồn năng lượng thường xuyên và sẵn có cho phép sử dụng đầy đủ và bền vững cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích giảng dạy, học tập.

 – Internet dùng cho mục đích học tập: Internet có sẵn để tăng cường việc giảng dạy, học tập và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có thể thông qua băng thông cố định, băng rộng cố định hoặc qua mạng di động.

 – Máy tính dùng cho mục đích học tập: Sử dụng máy tính để hỗ trợ cung cấp các khóa học hoặc nhu cầu giảng dạy và học tập độc lập. Máy tính bao gồm các loại sau:

 + Máy tính để bàn;

 + Máy tính xách tay;

 + Máy tính bảng.

 – Cơ sở hạ tầng phù hợp với học sinh khuyết tật: Là cơ sở hạ tầng mà tất cả người sử dụng có thể tiếp cận được, kể cả những người khuyết tật. Khả năng tiếp cận bao gồm dễ đi vào, dễ thoát ra hoặc dễ dàng sử dụng các dịch vụ và cơ sở của nhà trường.

 – Tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật bao gồm: Các tài liệu học tập và các sản phẩm hỗ trợ cho phép học sinh, sinh viên và giáo viên khuyết tật/hạn chế về chức năng tiếp cận với việc học và tham gia đầy đủ vào trường học.

 Các tài liệu học tập có thể tiếp cận được bao gồm sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu đánh giá và các tài liệu khác có sẵn và được cung cấp dưới các định dạng thích hợp như âm thanh, chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu và các định dạng đơn giản mà học sinh, sinh viên và giáo viên khuyết tật/hạn chế về chức năng có thể sử dụng.

 – Nước uống là nguồn nước uống phải đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2019 của Bộ Y tế.

 – Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính: Là các nhà vệ sinh tách riêng cho nam, nữ của các cơ sở học tập.

 – Chỗ rửa tay thuận tiện: Là chỗ rửa tay đang sử dụng được, có nước hợp vệ sinh và xà phòng cho tất cả các học sinh nam và học sinh nữ.

 Công thức tính:

Tỷ lệ trường học ở cấp học n có phương tiện cơ sở f (%) = Số trường học ở cấp học n có  phương tiện cơ sở f x 100
Tổng số trường học ở cấp học n
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Cấp học;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

 5.1.1. Tỷ số giới tính khi sinh

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số trẻ sinh ra sống trong kỳ báo cáo (thường là một năm) của một khu vực.

 Công thức tính:

Tỷ số giới tính khi sinh = Tổng số bé trai sinh ra sống trong kỳ báo cáo x 100
Tổng số bé gái sinh ra sống trong kỳ báo cáo
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Trình độ học vấn của người mẹ;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

 – Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

 – Dữ liệu hành chính.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

 – Chủ trì: Tổng cục Thống kê;

 – Phối hợp: Bộ Y tế.

 5.2.1. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về thể chất, tình dục hoặc tinh thần bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua so với tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên.

 Các loại bạo lực được xác định như sau:

  1. a) Bạo lực về thể chất: Bao gồm các hành vi nhằm mục đích làm tổn hại đến nạn nhân như đẩy, nắm lấy, xoắn cánh tay, kéo tóc, tát, đá, cắn hoặc đánh bằng nắm tay, hoặc đe dọa hoặc tấn công bằng một số loại vũ khí, súng hoặc dao,…

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về thể chất bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua (%) = Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về thể chất bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua x 100
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
  1. b) Bạo lực tình dục là hành vi tình dục có hại hoặc không mong muốn được áp đặt trên một người nhất định. Bạo lực tình dục bao gồm các hành vi tiếp xúc lạm dụng tình dục, buộc phải tham gia vào các hành vi tình dục, cố gắng hoặc hoàn thành hành vi tình dục mà không có sự đồng ý, loạn luân, quấy rối tình dục,…

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua (%) = Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi chồng hoặc bạn tình trong 12  tháng qua x 100
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
  1. c) Bạo lực tinh thần là hành vi lạm dụng tình cảm và kiểm soát hành vi. Bạo lực tinh thần thường gắn với bạo lực thể chất và tình dục của chồng hoặc bạn tình.
Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về tinh thần bởi chồng hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước đây trong 12 tháng qua (%) = Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực về tinh thần bởi chồng hoặc bạn tình trong 12 tháng qua x 100
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Trình độ học vấn;

 – Hình thức bạo lực (thể chất/tình dục/tinh thần);

 – Tần suất bạo lực;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 10 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập: Tổng cục Thống kê.

 5.2.2. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải là chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua so với tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên.

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua (%) = Số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên đã từng bị bạo lực tình dục bởi những người không phải chồng hoặc không phải bạn tình trong 12 tháng qua x 100
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Nơi xảy ra;

 – Trình độ học vấn;

 – Dân tộc;

 – Khuyết tật;

 – Tần suất bạo lực;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 10 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập: Tổng cục Thống kê.

 5.2.3. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và tư vấn

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và tư vấn là tỷ lệ phần trăm phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và được tư vấn so với tổng số phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện.

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và tư vấn (%) = Số phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện và tư vấn x 100
Tổng số phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực được phát hiện
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

 5.3.1. Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi là phần trăm số phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi so với tổng số phụ nữ từ 20-24 tuổi.

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi (%) = Số phụ nữ từ 20-24 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước 15 tuổi, trước 18 tuổi x 100
Tổng số phụ nữ từ 20-24 tuổi
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Trình độ học vấn;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.3.2. Số cuộc tảo hôn

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Dân tộc;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.4.1. Tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công là thời gian trung bình mà phụ nữ và nam giới làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công.

 Công việc nội trợ và chăm sóc gia đình bao gồm việc chuẩn bị thực phẩm, rửa bát/chén, dọn dẹp và sửa chữa nhà ở, giặt là/ủi, làm vườn, chăm sóc vật nuôi, mua sắm, lắp đặt, phục vụ và sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình, chăm sóc trẻ em và chăm sóc người bệnh, người cao tuổi hoặc người tàn tật trong gia đình.

 Công thức tính:

Tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công (%) = Số giờ trung bình hàng ngày làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công x 100
24
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.5.1. Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là số phần trăm nữ đại biểu Quốc hội so với tổng số đại biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (%) = Số nữ đại biểu Quốc hội khóa k x 100
Tổng số đại biểu Quốc hội cùng khóa
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Trình độ học vấn;

 – Dân tộc.

  1. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Văn phòng Quốc hội.

 5.5.2. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Hệ thống chính quyền của Nhà nước Việt Nam gồm:

  1. a) Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội ở cấp Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước;
  2. b) Cơ quan hành chính gồm Chính phủ ở cấp Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra;
  3. c) Cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân các cấp địa phương;
  4. d) Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

 Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm:

  1. i) Chức vụ lãnh đạo trong Quốc hội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương tương.
  2. ii) Chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan Chính phủ ở cấp trung ương, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương

 – Cấp Trung ương

 + Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;

 + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thứ trưởng và tương đương; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

 – Cấp tỉnh:

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương.

 – Cấp huyện:

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

 – Cấp xã:

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;

 + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

 iii) Chức vụ lãnh đạo ngành tòa án

 – Tòa án nhân dân tối cao: Chánh án, các Phó Chánh án, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

 – Tòa án nhân dân cấp cao: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa.

 – Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa.

 – Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa.

  1. iv) Chức vụ lãnh đạo trong ngành kiểm sát

 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

 – Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, các Phó Viện trưởng các viện nghiệp vụ.

 – Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng.

 – Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng.

 Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền là số phần trăm nữ là lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền (%) = Số nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo  chính quyền khoá t x 100
Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng khóa
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Dân tộc;

 – Nhóm tuổi;

 – Trình độ học vấn;

 – Khối các cơ quan Nhà nước;

 – Cấp hành chính;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 5.5.3. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ giữ các chức vụ trong các cấp uỷ đảng so với tổng số người tham gia các cấp uỷ đảng.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng (%) = Số nữ tham gia các cấp uỷ đảng  trong nhiệm kỳ xác định x 100
Tổng số người trong các cấp uỷ đảng cùng nhiệm kỳ
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Cấp uỷ;

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Trình độ học vấn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp : Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

 5.5.4. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn là tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng khoá.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k (%) = Số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khoá k x 100
Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Cấp hành chính;

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Trình độ học vấn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

 5.5.5. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là tỷ lệ phần trăm nữ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã so với tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã (%) = Số nữ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã x 100
Tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Trình độ học vấn;

 – Loại hình kinh tế;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu: Tổng điều tra kinh tế.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.5.6. Tỷ lệ nữ chủ trang trại

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ nữ chủ trang trại là tỷ lệ phần trăm nữ chủ trang trại so với tổng số chủ trang trại.

Tỷ lệ nữ chủ trang trại (%) = Số nữ chủ trang trại x 100
Tổng số chủ trang trại
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Dân tộc;

 – Trình độ học vấn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 5 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;

 – Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ;

 – Điều tra thống kê khác.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.6.1. Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 tuổi (đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng) được lựa chọn hoặc tự quyết định cả ba khía cạnh: Quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản (%) = Số phụ nữ từ 15-49 tuổi được lựa chọn hoặc tự quyết định về quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh  thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản x 100
Tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Nhóm tuổi;

 – Trình độ học vấn;

 – Thành thị/nông thôn.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.7.1. Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình có thực hiện hoạt động trồng trọt trong 12 tháng qua trên đất sản xuất nông nghiệp (đất giao lâu dài, đất chuyển nhượng, đi thuê, mượn, đấu thầu).

 Không tính: Các hộ có hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; các hộ có quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhưng không canh tác trên đất đó; các hộ có thành viên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ như người lao động làm công ăn lương.

 Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp là phần trăm số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp so với tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

 Công thức tính:

Tỷ lệ hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp (%) = Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp x 100
Tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính của chủ hộ;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 10 năm.
  2. Nguồn số liệu: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 5.8.1. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động được tính bằng tỷ số giữa số người sử dụng điện thoại di động và dân số.

 Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng điện thoại di động được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.

  1. Phân tổ chủ yếu

 – Giới tính;

 – Nhóm tuổi;

 – Thành thị/nông thôn;

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: 2 năm.
  2. Nguồn số liệu

 – Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

 6.1.1. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị.

 Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%) = Dân số đô thị được cung cấp nước  sạch qua hệ thống cấp nước tập trung x 100
Tổng dân số khu vực đô thị

 Nước sạch là nước máy được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng quy định.

 Dân số đô thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.

  1. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Kỳ công bố: Năm
  3. Nguồn số liệu

 – Điều tra các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

 – Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.

 6.1.2. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng số hộ.

 Công thức tính:

Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) = Số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh x 100
Tổng số hộ

 Nguồn nước hợp vệ sinh là những nguồn nước sau:

 – Nước máy;

 – Giếng khoan;

 – Giếng đào được bảo vệ;

 – Nước suối, khe mó được bảo vệ;

 – Nước mưa;

 – Nước mua;

 – Nước đóng chai, bình.

  1. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
  2. Kỳ công bố: 2 năm, năm có Tổng điều tra dân số và nhà ở.
  3. Nguồn số liệu

 – Tổng điều tra dân số và nhà ở;

 – Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

  1. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 6.2.1. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là phần trăm số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ.

 Công thức tính:

Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) = Số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh x 100
Tổng số hộ

 Hố xí hợp vệ sinh bao gồm:

 – Hố xí tự hoại, thấm dội nước;

 – Hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ ngồi);

 – Hố xí ủ phân trộn.

  1. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
  2. Kỳ công bố: 2 năm.
  3. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

 6.3.1. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 – Nước thải là nước đã qua sử dụng và được xả thải ra môi trường xung quanh. Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

 – Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định là tỷ lệ phần trăm nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trên 80% tổng công suất cấp nước sạch tại địa phương.

 Công thức tính:

Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định (%) = Tổng công suất khai thác xử lý nước thải đô thị x 100
Tổng công suất khai thác của nhà máy nước × 80%
  1. Phân tổ chủ yếu

 – Loại đô thị (loại đặc biệt/loại I/loại II/loại III/loại IV);

 – Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Xây dựng ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.

 6.3.2. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là tỷ lệ phần trăm các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trong tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động.

 Công thức tính:

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (%) = Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường x 100
Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động
  1. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Kỳ công bố: Năm.
  3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
  4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 6.4.1. Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông là tỷ lệ phần trăm số hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông so với tổng số hồ chứa lớn.

 Hồ chứa lớn bao gồm:

  1. a) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50kW, bao gồm cả công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện;
  2. b) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.

 Việc kiểm soát, giám sát được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước.

 Công thức tính:

Tỷ lệ hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông (%) = Số hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của lưu vực sông x 100
Tổng số hồ chứa lớn
  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 6.5.1. Tỷ lệ lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến là tỷ lệ phần trăm các lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến so với tổng số lưu vực sông lớn, quan trọng.

 Công thức tính:

Tỷ lệ lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến (%) = Các lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến x 100
Tổng số lưu vực sông lớn, quan trọng

 Các nội dung cần quan trắc, giám sát gồm: Mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng.

 Nội dung, phương pháp mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Kỳ công bố: Năm.
  2. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
  3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 6.5.2. Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa

  1. Khái niệm, phương pháp tính

 Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa là tỷ lệ phần trăm các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa so với tổng số hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông.

 Các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa bao gồm các hồ thuộc danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ quy định.

 Công thức tính:

Tỷ lệ các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa (%) = Các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo quy chế phối hợp liên hồ chứa x 100
Tổng số hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông