Kinh nghiệm kinh doanh quần áo

 Kinh nghiệm kinh doanh quần áo

 Thời trang là một lĩnh vực luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Nó có thể thay đổi theo mùa, xu thế, theo lĩnh vực, ngành nghề hay thậm chí có thể thay đổi theo phong trào. Do vậy, khi bạn thực sự có kế hoạch mở shop quần áo, muốn dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang thì bạn phải thực sự đầu tư cho việc nghiên cứu và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh quần áo một cách cụ thể và chi tiết nếu không muốn cầm chắc 50% thất bại. Chính vì vậy, lập kế hoạch kinh doanh quần áo là bước đầu tiên nếu bạn muốn kinh doanh thành công.

 Lập kế hoạch kinh doanh quần áo được coi như một nền móng vững chắc để từ đó định hướng và kiến tạo nên cửa hàng. Như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ. Từ số vốn, đối tượng khách hàng, làm thế nào để tiếp thị cửa hàng hay làm thế nào để duy trì nó,… phải được tính toán trong bản kế hoạch kinh doanh shop quần áo. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì đừng tiếc thời gian, công sức để lên kế hoạch kinh doanh shop thời trang. Bởi nếu thiếu kế hoạch kinh doanh shop quần áo, bạn sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm hoặc chệch hướng.

 Dưới đây sẽ là bài viết tổng hợp tất tần tật những kinh nghiệm mở shop quần áo được đúc kết từ nhiều người đã có kinh nghiệm bán hàng trong lĩnh vực thời trang mà bạn nên bổ sung trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang của mình trước khi bắt tay vào thực hiện.
1. Phác thảo ý tưởng về cửa hàng
Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như: tên cửa hàng, phong cách bạn muốn mang lại, mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu, mục đích và định hướng mà cửa hàng theo đuổi là gì?

 Việc xác định được tên cửa hàng và phong cách rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì khác với những cửa hàng thời trang khác như thế nào? Tại sao khách hàng lại phải đến cửa hàng của bạn khi họ có rất nhiều lựa chọn khác? Phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các… Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.

 Khi lập kế hoạch mở shop quần áo, việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác. Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…

 Những mục tiêu phát triển của cửa hàng nên hoạch định trong một thời gian dài. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch kinh doanh thời trang trong thời gian ngắn, bạn không thể bao quát toàn bộ quá trình phát triển của cửa hàng. Đồng nghĩa với đó là việc bạn không có một phương hướng mở rộng và làm ăn lâu dài.

 2. Lập kế hoạch kinh doanh quần áo cụ thể
Xác định khách hàng mục tiêu
Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi một sự thật nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi, và dù khiếu thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng tồn nếu như nó không hợp với thị hiếu khách hàng.

 Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,…

 Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
Người Việt có câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu có đảm bảo. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.

 Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang, điều bạn cần ghi nhớ: nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc. Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.

 Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành thời trang, hỏi han các đầu mối tại chợ, cách đi đánh hàng. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.

 Xác định số vốn cần có khi mở shop quần áo?
Xác định số vốn là bước rất quan trọng khi lập kế hoạch mở shop quần áo. Dù bạn có bao nhiêu vốn đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn mình có để lấy đợt hàng đầu tiên. Đây là kỹ năng bán quần áo khá quan trọng bạn cần nhớ. Đừng nên mạo hiểm nhập hết hàng với số tiền mình có, rủi ro sẽ cao đấy. Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên có vốn dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình.

 Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh quần áo online thì vốn tối thiểu sẽ từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng và quảng cáo online. Còn nếu bạn mở cửa hàng ở khu tập trung buôn bán quần áo thì bạn nên mở một cửa hàng nhỏ với số vốn từ 60 đến 90 triệu để nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí không gian cửa hàng và quảng cáo online.

 Đầu tư phần mềm quản lý bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc thù của những sản phẩm thời trang là nhiều mẫu mã, màu sắc và size số. Sử dụng phần mềm quản lý sẽ cho bạn biết chính xác số lượng cụ thể của từng mặt hàng, để có thể chọn hàng nhanh tư vấn cho khách. Hơn nữa, một shop thời trang ngày nay mà không lắp đặt thiết bị bán hàng càm giác hơi quê mùa trong mắt người mua sắm. Với khoảng giá 5-10 triệu là bạn đã có đầy đủ các thiết bị bán hàng chuyên nghiệp như các siêu thị lớn rồi.

 Nếu bạn có nhiều vốn thì cũng không nên lấy nhiều hàng hóa, không có sự chọn lọc. Bởi nếu lấy hàng không có gì đặc biệt, không đẹp thì hàng sẽ khó bán. Khi nhập hàng, bạn nên lựa chọn hàng hóa đẹp mắt, hợp với xu hướng cũng như cần chú ý đến các ngày lễ và mùa vụ để có kế hoạch lấy hàng hợp lý. Kinh doanh cửa hàng quần áo thì chi phí đầu tư vốn ban đầu cho giá kệ thời trang khá là tốn kém. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên sử dụng móc treo thời trang trên tường và kệ treo quần áo dưới mặt sàn hoặc tìm mua giá kệ cũ ở những cửa hàng thời trang khác nhé!

 Xác định được nơi nhập hàng giá rẻ, chất lượng tốt
Kinh doanh shop quần áo thì điều dĩ nhiên là phải có quần áo phải không nào. Điều quan trọng là bạn phải xác định xem mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, nguồn hàng ở đâu là uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh shop thời trang mà bạn lập ra, cần xác định rõ nhà cung cấp hay nơi bạn sẽ lấy hàng.

 Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế thời trang nào đó thì bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và may những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng thời trang của mình. Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm cho cửa hàng không chỉ đảm bảo nguồn hàng ổn định mà còn giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn vì trong những năm gần đây, khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm tự thiết kế nhiều hơn là việc mua sắm những sản phẩm sản xuất đại trà trên thị trường.

 Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho. Bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng bạn cần phải thanh lọc sản phẩm trước khi bày bán ở cửa hàng của mình vì một số đại lý cũng nhập hàng từ Trung Quốc hoặc từ các nhà máy với số lượng cực lớn.

 Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư tầm 1 hoặc 2 lần/tháng để qua trực tiếp Quảng Châu hoặc Quảng Đông lấy hàng. Đến tận nơi lấy hàng sẽ tốn thời gian và mất nhiều chi phí nhưng đảm bảo đa dạng hàng hóa, nhiều hàng hóa độc lạ, không bị đụng hàng. Với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, nhiều mẫu mới, bạn không chỉ bán lẻ được mà còn có thể chào bán lại cho những cửa hàng nhỏ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo một cách dễ dàng.

 Ngoài ra trong bài viết Mách bạn nguồn hàng quần áo giá rẻ dưới 50k từ Bắc vào Nam chúng tôi cũng đã từng chia sẻ chợ đầu mối chuyên bán sỉ đồ thời trang với cực thấp, có thể giải quyết được thắc mắc của bạn kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu.

 3. Chọn địa điểm mở cửa hàng
Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng là công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quần áo, bởi vì vị trí đắc địa quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Điều đó giải thích tại sao nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng đầu tư lượng chi phí lớn cho những địa điểm được cho là lý tưởng với mong muốn thành công trong kinh doanh thời trang. Vậy nên, khi lập kế hoạch kinh doanh shop quần áo, bạn nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng làm sao cho phù hợp với mục đích của mình.

 Nên lựa chọn vị trí cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm
Những khu trung tâm buôn bán thường tập trung nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa bày bán, lưu lượng khách qua lại lớn. Nếu mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, tập trung đông dân cư thì hiệu quả kinh doanh rất cao. Tuy nhiên, để có được những vị trí đó, bạn cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn, tùy thuộc vào số lượng vốn của mình mà bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp.

 Mở cửa hàng quần áo gần các khu tập trung đông dân cư
Người Việt hay có thói quen mua sắm ở những khu vực buôn bán tập trung dành riêng cho từng mặt hàng. Nếu bạn không có đủ chi phí để thuê mặt bằng tại những khu vực này thì có thể lựa chọn mở cửa hàng quần áo ở những khu vực có trình độ dân trí cao, dân cư đông đúc. Buôn bán ở những khu vực này, bạn nên tập trung vào việc thiết kế những mẫu quần áo thời trang đẹp mắt, độc, lạ, trưng bày sản phẩm đẹp mắt để thu hút sự chú ý của người xem.

 Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu thêm về sở thích, thói quen mua sắm, mức sống cũng như cơ cấu dân số, số lượng dân ở khu vực đó để đánh giá và lựa chọn được địa điểm tốt nhất giúp cho công việc kinh doanh của mình thuận lợi và phát đạt hơn.

 Lựa chọn vị trí đặt cửa hàng có cơ sở hạ tầng hợp lý
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh rất lớn. Các cửa hàng thời trang cần chọn lựa những nơi có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và thuận lợi nhằm trưng bày hàng hóa một cách bắt mắt và thu hút. Giao thông và lối qua lại của khách hàng cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn và là điểm đến lý tưởng cho mỗi lần tham quan, mua sắm.

 4. Thiết kế cửa hàng
Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng là khâu vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh shop quần áo của bạn. Bởi vì khi khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng của bạn, họ sẽ không chỉ đến vì quần áo đẹp mà chắc chắn còn bị thu hút vì cửa hàng đẹp. Một cửa hàng được trang trí long lanh với những ánh đèn hay những dòng chữ “bắt trend” chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn một cửa hàng bình thường phải không nào?

 Trang trí shop quần áo như thế nào để thu hút khách hàng?
Mặt bằng: Bạn sẽ lựa chọn một cửa hàng rộng khoảng bao nhiêu mét vuông? Hay đơn giản chỉ là shop bán hàng online? Tùy vào mô hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có chi phí đầu tư ban đầu phù hợp. Đây là khoản chi phí mở shop quần áo cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ

 Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng (yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt. Tiếp theo là bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng (bạn nên có để có thể quản lý hàng hóa, xuất nhập, lãi lỗ mà không phải mất công bỏ ra 1 vài tiếng cuối ngày để kiểm kê hàng hóa, tiền long, hàng tồn… ). Đôi khi nhờ có thiết bị này mà bạn có thể yên tâm đi kinh doanh hay làm các việc khác. Shopping chẳng hạn, vì đơn giản bên cạnh bạn có điện thoại hay ipad. Có thể truy cập hệ thống bán hàng từ xa, hệ thống camera an ninh từ xa.

 Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động

 Sắm thiết bị và thuê nhân viên
Nếu mở cửa hàng quy mô lớn bạn cần phải thuê từ 1 đến 2 nhân viên kiêm cả việc kiểm kho lẫn đón và giới thiệu quần áo cho khách, còn bạn có thể đứng quầy thanh toán để tiết kiệm chi phí. Khi thuê nhân viên cần ưu tiên ngoại hình, có khiếu thẩm mỹ và biết ăn nói. Còn về trang thiết bị, ngoài những hệ thống cơ bản như đèn điện, máy lạnh, chống mối mọt thì bạn nên mua thêm hệ thống POS bao gồm quản lý cửa hàng thời trang, máy in hóa đơn, máy in và quét mã vạch. Hệ thống POS sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý. Ngoài ra, bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh như camera và cổng từ. Camera quan sát mục đích thực ra “phòng là chính” vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của mình tốt. Còn riêng với cổng từ an ninh trang bị thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, bởi vì trên mỗi sản phẩm của cửa hàng đều có gắn chip từ báo động.

 Sẵn sàng hàng hóa trên kệ bán
Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập hàng vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo thanh toán tự động cho khách hàng.

 5. Khai trương thôi!!
Chú ý đến thời điểm mở cửa hàng
Thời trang không chỉ quan tâm tới yếu tố con người mà còn phụ thuộc vào cả thời tiết và văn hóa, vì vậy khi định mở một cửa hàng bạn phải tính trước đến khi khai trương sẽ rơi vào khoảng thời gian nào. Nếu định mở cửa hàng vào mùa hè thì thời điểm tốt nhất là tháng 4, còn mùa đông vào khoảng tháng 10, đây là lúc chuẩn bị bắt đầu các xu hướng thời trang nên thích hợp để thu hút người dùng bằng mẫu mã mới và chương trình khuyến mãi.

 Tạo sự chú ý cho khách hàng
Cờ đuôi nheo nếu có thể treo được, không thể thiếu âm nhạc, cái món này giúp người xung quanh chú ý. Mà nên mở vừa phải thôi không lại khuấy động cả công an phường nhé. Ngoài ra bạn cũng phải đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị để khách hàng biết tới ngày đặc biệt này của shop, ví dụ như phát tờ rơi, gửi email marketing, chạy quảng cáo facebook,…

 Tổ chức quảng cáo, chương trình khuyến mãi
Ngay từ trước khi khai trương cửa hàng, những ý tưởng quảng cáo đã phải xuất hiện trong kế hoạch kinh doanh thời trang của bạn, lộ trình các chương trình khuyến mãi trong ít nhất 3 tháng đầu để có lượng khách ổn định. Về quảng cáo, phổ biến nhất hiện nay là phương thức trực tuyến trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram,… hoặc chạy quảng cáo hiển thị, tìm kiếm của Google. Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy thiết kế website bán hàng để kết hợp cả kinh doanh online lẫn truyền thống, nhờ vậy tập khách hàng của bạn sẽ được mở rộng hơn.

 Cách kinh doanh quần áo

 Cách kinh doanh quần áo hiệu quả

 1. Có sáng kiến riêng
Các địa chỉ bán hàng quần áo đã “nhan nhản” trên khắp các thị trường lớn nhỏ, vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển dài lâu, bạn luôn cần có những phương pháp tiếp cận khách hàng, chào hàng và giới thiệu sản phẩm mới mẻ, sáng tạo, thể hiện cá tính riêng.
Có 2 điều bạn phải ghi nhớ trong quá trình sáng tạo, lấy nó là kim chỉ nam cho toàn bộ những phương pháp mà bạn nghĩ ra:

 a) Khách hàng không mua sản phẩm, họ bỏ tiền ra để mua giá trị sản phẩm.

 Ví dụ:

 + Khi mua một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền là khách hàng đang bỏ tiền ra để mua sự đẳng cấp.

 + Khi mua một chiếc áo phông đơn giản, dễ mặc là họ mua cảm giác thoải mái, dễ chịu.

 + Khi mua một chiếc áo khoác bông dày dặn, họ mua sức khỏe.
b) Phải xác định được điều mà người mua MUỐN hoặc CẦN, từ đó trình bày để khách hàng hiểu được những giá trị mà sản phẩm mang lại phù hợp với những yêu cầu của họ ra sao.

 Ví dụ, khi khách hàng hỏi mua một chiếc áo khoác cho mùa Thu-Đông, bạn cần hỏi han nói chuyện để nắm được vì sao họ lại chọn sản phẩm đó:

 + Khách hàng mua vì đây là xu hướng đang thịnh hành, hãy tư vấn khách bằng những câu: “Mẫu này nhà em rất nhiều người tìm mua, hàng này đang được ưa chuộng lắm, rất hợp mốt.”

 +Khách hàng mua để phục vụ công việc, bạn nên nói: “Mẫu này dễ mặc, lịch sự, rất phù hợp để mặc đi làm hay tiếp khách.”

 + Khách mua gì giá rẻ, bạn có thể “tấn công” bằng những câu: “Đợt này là đợt hàng cuối chỉ còn vài chiếc nên nhà em để giá rẻ, không còn chỗ nào rẻ hơn được!”.

 Tóm lại, hãy khéo léo tìm ra được giá trị mà khách hàng mong muốn sản phẩm mang lại, tự đó đưa ra những phương án bán hàng phù hợp, thu hút, kích thích hàng vi mua của khách hàng.
Trang chủTin TứcKinh nghiệm kinh doanh
Cách bán hàng quần áo hiệu quả – P1: 3 BÍ QUYẾT đạt doanh thu mơ ước
Giữa một “rừng” địa chỉ bán hàng quần áo, phải làm gì để khách dừng chân tại cửa hàng của bạn lâu hơn? Không ít nơi bán quần áo sau một thời gian hoạt động đã phải đóng cửa vì không đạt lợi nhuận mong muốn. Đọc ngay 3 bí quyết dưới đây để doanh thu tăng nhanh như mơ ước.

 3-bi-quyet-ban-hang-quan-ao-dat-doanh-thu-mo-uoc-1

 Xem thêm: Cách bán hàng quần áo hiệu quả – P2: Kiến thức, kỹ năng NHẤT ĐỊNH phải có

 1. Có sáng kiến riêng
Các địa chỉ bán hàng quần áo đã “nhan nhản” trên khắp các thị trường lớn nhỏ, vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển dài lâu, bạn luôn cần có những phương pháp tiếp cận khách hàng, chào hàng và giới thiệu sản phẩm mới mẻ, sáng tạo, thể hiện cá tính riêng.

 Rất nhiều cửa hàng bán quần áo đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

 Có 2 điều bạn phải ghi nhớ trong quá trình sáng tạo, lấy nó là kim chỉ nam cho toàn bộ những phương pháp mà bạn nghĩ ra:

 a) Khách hàng không mua sản phẩm, họ bỏ tiền ra để mua giá trị sản phẩm.

 Ví dụ:

 + Khi mua một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền là khách hàng đang bỏ tiền ra để mua sự đẳng cấp.

 + Khi mua một chiếc áo phông đơn giản, dễ mặc là họ mua cảm giác thoải mái, dễ chịu.

 + Khi mua một chiếc áo khoác bông dày dặn, họ mua sức khỏe.

 Xem thêm: Cách bán hàng quần áo hiệu quả – P3: 7+ cách trang trí shop quần áo ĐƠN GIẢN mà đẹp

 b) Phải xác định được điều mà người mua MUỐN hoặc CẦN, từ đó trình bày để khách hàng hiểu được những giá trị mà sản phẩm mang lại phù hợp với những yêu cầu của họ ra sao.

 Ví dụ, khi khách hàng hỏi mua một chiếc áo khoác cho mùa Thu-Đông, bạn cần hỏi han nói chuyện để nắm được vì sao họ lại chọn sản phẩm đó:

 + Khách hàng mua vì đây là xu hướng đang thịnh hành, hãy tư vấn khách bằng những câu: “Mẫu này nhà em rất nhiều người tìm mua, hàng này đang được ưa chuộng lắm, rất hợp mốt.”

 +Khách hàng mua để phục vụ công việc, bạn nên nói: “Mẫu này dễ mặc, lịch sự, rất phù hợp để mặc đi làm hay tiếp khách.”

 + Khách mua gì giá rẻ, bạn có thể “tấn công” bằng những câu: “Đợt này là đợt hàng cuối chỉ còn vài chiếc nên nhà em để giá rẻ, không còn chỗ nào rẻ hơn được!”.

 Tóm lại, hãy khéo léo tìm ra được giá trị mà khách hàng mong muốn sản phẩm mang lại, tự đó đưa ra những phương án bán hàng phù hợp, thu hút, kích thích hàng vi mua của khách hàng.

 Xem thêm: Làm thế nào để bán hàng giá đắt hơn đối thủ cạnh tranh

 2. Có kế hoạch cụ thể trước khi hành động
Làm bất cứ một việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể, bán hàng quần áo cũng không ngoại lệ. Đưa ra một kệ hoạch với từng bước chi tiết sẽ giúp hoạt động bán hàng được thuận lợi và suôn sẻ. Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng quần áo cho sinh viên, đến mùa khai trường, nhu cầu mua sắm quần áo lớn dần, bạn cần đặt ra một kế hoạch bán hàng cụ thể.

 + Bước 1: Xác định số tiền mà đa số sinh viên sẵn sàng chi trả để mua quần áo trước kỳ học.

 + Bước 2: Lập danh sách những sản phẩm nằm trong phạm vi chi tiêu đó.

 + Bước 3: Nhập hàng, bày bán sản phẩm. Lưu ý bên cạnh mức giá thì cũng cần quan tâm đến mẫu mã, xu hướng thời trang mà sinh viên ưa chuộng.

 + Bước 4: Lựa chọn những sản phẩm chính để bày ở những vị trí bắt mắt và đưa ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

 + Bước 5: Dự kiến sẽ chạy chương trình trong khoảng thời gian bao lâu, chi phí thế nào, lợi nhuận mang ở mức nào là đạt.

 + Bước 6: Đưa ra phương án thực hiện chương trình, quảng bá sản phẩm mới.

 Như vậy với 6 bước cơ bản trong bảng kế hoạch bán hàng quần áo Thu – Đông trên, bạn sẽ xác định được hướng đi cho cửa hàng, từ đó tiết kiệm thời gian, chủ động hoàn thành công việc và bám sát theo mục tiêu đề ra. Nhờ vậy mà hoạt động buôn bán sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, doanh thu tăng lên nhanh chóng.
Bạn sẽ không bán được hàng nếu như bản thân bạn không nắm được mình đang bán cái gì, và giá trị của sản phẩm trong thực tế thế nào.

 Thông tin về sản phẩm sẽ được chia ra làm 2 phần:

 – Đặc tính của sản phẩm: màu sắc, chất liệu, cấu tạo, kiểu dáng,…

 – Công dụng của sản phẩm.

 Sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng thời trang sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được phần đầu tiên: Đặc tính của sản phẩm. Chỉ bằng vài thao tác cơ bản, bạn sẽ có những số liệu chính xác kèm theo những thông tin về màu sắc, kích cỡ, chất liệu chi tiết về từng sản phẩm.
uy nhiên với phần thứ 2: Công dụng của sản phẩm, bạn cần có sự tìm hiểu, học hỏi và kinh nghiệm trong bán hàng quần áo thì mới có được những kiến thức cần thiết.

 Ví dụ:

 Cùng là một mẫu áo len nhưng cửa hàng có thể nhập về nhiều kích cỡ, màu sắc và chất liệu khác nhau. Điều này đa phần người bán hàng sẽ đều nắm rõ được. Nhưng bên cạnh những đặc tính đó thì người mua còn quan tâm tới điều gì của sản phẩm nữa không? Câu trả lời chính là chất lượng, độ bền, giá trị mà sản phẩm mang lại,… Vì vậy, bạn cũng cần phải nắm được một số thông tin khác như sản phẩm có độ bền ra sao, có thể giặt máy hay không, nên bảo quản thế nào để giữ cho chiếc áo được mới lâu, sản phẩm có thể giữ ấm cơ thể với điều kiện gì,… có như vậy, bạn mới sẵn sàng đưa ra câu trả lời khi khách hàng có thắc mắc.

 Bằng cách luôn sẵn sàng đưa ra câu trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi của khách hàng, độ tin cậy và tính thuyết phục chắc chắn sẽ tăng lên gấp bội, nhờ đó mà khách hàng sẽ không còn chần chừ quá lâu khi quyết định mua sản phẩm của bạn. Chính bởi điều đó, doanh thu cửa hàng sẽ tăng cao nhanh chóng.

 tag: vnxk   giấy   phép   tục   mẹo   ao   tre   nghiem   thoi   cach   khong   can   von   khởi