Kỷ luật là gì
 – Nghĩa thứ nhất, kỷ luật liên quan đến trách nhiệm kỷ luật là gì? Quyết định kỷ luật là gì? Theo đó kỷ luật là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhắm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao. Khái niệm này thường được nhắc tới trong một cơ quan, tổ chức nơi mà có những quy định được lãnh đạo đặt ra bắt buộc các thành viên, cá nhân trong tổ chức phải thực hiện theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt và những hình phạt đó khi được thực hiện được gọi chung là hình thức kỷ luật.
 Trách nhiệm kỷ luật mang tính pháp lý áp dụng với đối tượng là người hoạt động thuộc sự quản lý của nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức khi vi phạm kỷ luật tức là vi phạm những quy định, quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm quy định pháp luật ở mức dộ nhẹ chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự
 Quyết định kỷ luật là một văn bản được ban hành từ người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi có đối tượng vi phạm kỷ luật để áp dụng các hình thức xử phạt đối với cán bộ, công chức, các cá nhân dưới sự quản lý của mình theo quy định của pháp luật. Các quyết định kỷ luật được ban hành phải theo đúng quy định áp dụng xử phạt trước đó.
 – Nghĩa thứ hai, định nghĩa kỷ luật là gì được giải thích theo khái niệm tính kỷ luật là gì? Do ảnh hưởng của khái niệm kỷ luật theo nghĩa thứ nhất mà nhiều người cho rằng tính kỷ luật có sở những người cứng nhắc thiếu linh hoạt, chỉ làm theo một khuôn mẫu cố định đã được vạch ra trước đó. Đó là nhận định của những cá nhân khi chưa biết tới khái niệm về tính kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ giúp chúng ta hoàn hảo hơn, làm việc theo mục tiêu được đề ra để đạt được thành công cuối cùng.
Kỷ luật quân đội là gì
 Kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam thực chất là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, điều lệ của Đảng; hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Bên cạnh lý tưởng chiến đấu, kỷ luật quân đội là điểm mấu chốt tạo nên sự thống nhất cao độ trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là trên chiến trường; do vậy, kỷ luật là động lực vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Người luôn yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân phải chấp hành kỷ luật một cách tự giác và nghiêm minh; đối với mệnh lệnh cấp trên ban xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành; báo cáo từ dưới lên trên phải thật thà, nhanh chóng và thiết thực; là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng đa số; địa phương phục tùng Trung ương… Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý, kỷ luật phải được thi hành bình đẳng, nhất quán, triệt để từ trên xuống dưới, không phân biệt đối xử.
12 điều kỷ luật
 1) Không lấy cái kim , sợi chỉ của nhân dân.
 2) Mua bán phải công bằng, sòng phẳng.
 3) Mượn cái gì của nhân dân phải hỏi, dùng xong phải trả, làm hỏng, làm mất phải đền.
 4) Đóng quân nhà dân không được làm phiền nhiễu nhân dân, phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
 5) Phải nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân tộc tôn trọng tự do, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của nhân dân.
 6) Phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, kính già, yêu trẻ, đứng đắn với phụ nữ.
 7) Không doạ nạt, đánh mắng nhân dân.
 8) Phải bảo vệ tính mạng, tài sản của tập thể và của Nhà nước.
 9) Phải đoàn kết, tôn trọng và ủng hộ các cơ quan dân, chính, đảng, các lực lượng vũ trang địa phương.
 10) Phải gương mẫu chấp hành mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 11) Phải tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân thực hiện mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 12) Phải giữ gìn bí mật và vận động nhân dân giữ bí mật của Nhà nước và quân đội
Các hình thức kỷ luật
- Hình thức kỷ luật khiển trách
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo
- Hình thức kỷ luật hạ bậc lương
- Hình thức kỷ luật giáng chức
- Hình thức kỷ luật cách chức
- Hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân vi phạm kỷ luật
 BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
 Tôi tên:………………………………………………………………………………………………………..
 Hiện đang làm việc tại Bộ phận:…………………………………………………………………………
 Nhiệm vụ được giao là:……………………………………………………………………………………
 Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
 Trình bày sự việc xảy ra:
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 Xác định sự việc trên bản thân mình có lỗi hay không?
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………………..
 Nguyên nhân sai phạm (hoặc lý do tại sao không có lỗi):
 ……………………………………………………………………………………………………………………
 ……………………………………………………………………………………………………………………
 ……………………………………………………………………………………………………………………
 ……………………………………………………………………………………………………………………
 …………………………………………………………………………………………………………………….
 Hậu quả do sai phạm xảy ra:
 …………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………..
 Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật:
 …………………………………………………………………………………………………………..
 …………………………………………………………………………………………………………..
 Bản thân hứa để lần sau không vi phạm:
 ……………………………………………………………………………………………………
 ………………………………………………………………………………………………
Ghi chú: Có ba hình thức kỷ luật chính
|
 ………, ngày……..tháng…….năm……. |
 Tag: tướng mắt tỉnh lạng sơn phẩm trị đức sống lề lớp học nghị 34 uỷ tra ương ví dụ xét thời bàn ăn hạn ái phần 2 ubkt giáo gian bổ trưởng huỳnh quang hải 1