Lịch sử thành lập triều tiên

 Lịch sử thành lập triều tiên

 Lịch sử Triều Tiên kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến ngày nay[1]. Đồ gốm Triều Tiên được biết đến sớm nhất có niên đại khoảng 8000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ đồ đá mới bắt đầu trước năm 6000 TCN, tiếp theo là thời kỳ bạc khoảng 2500 năm TCN. Theo Tam quốc di sự (Samguk Yusa, 삼국유사, 三國遺事) và một số tư liệu thời trung cổ Triều Tiên, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Triều Tiên, trải dài từ bán đảo Triều Tiên đến phần lớn miền Nam Mãn Châu[2], bắt đầu từ năm 2333 TCN dưới thời Cổ Triều Tiên (2333–108 TCN). Những dấu tích của loài người trên vùng đất này thì có từ sớm hơn nữa, cách đây hơn 70 vạn năm.

 Sau sự tan rã của Cổ Triều Tiên, Triều Tiên bước vào thời kỳ phân tranh quyền lực mà đỉnh điểm là thời Tam quốc phân tranh gồm 3 nước Cao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla) kéo dài từ năm 57 TCN đến năm 668 sau công nguyên (SCN). Đến năm 676, Tân La thống nhất hầu hết bán đảo Triều tiên. Trong khi đó, bộ hạ của nhà Cao Câu Ly thành lập vương quốc Bột Hải ở bắc bán đảo Triều Tiên vào năm 698. Năm 926, Bột Hải bị người Khiết Đan thôn tính; Triều Tiên lại rơi vào thời kỳ phân tranh Hậu Tam Quốc (892–935) với 3 nhà nước Hậu Cao Câu Ly, Tân La, Hậu Bách Tế

 Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt sự phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế. Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.

 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Bắc – CHDCND Triều Tiên theo chính thể cộng sản và Miền Nam – Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản. Hai bên đã đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay.
Dù không được công nhận rộng rãi tại Triều Tiên, một số bản ghi chép sau này của Trung Quốc viết Cơ Tử, một người chú của vua Trụ, vị vua cuối cùng triều đại nhà Thương, đã di cư tới Cổ Triều Tiên khoảng thế kỷ thứ 12 TCN. Điều này nói chung bị các nhà sử học Triều Tiên bác bỏ bởi sự trái ngược trong các bằng chứng sử sách và khảo cổ.[10] Văn bản lịch sử đầu tiên viết về Cơ Tử là cuốn Trúc Thư ký Niên – Biên niên sử viết trên thẻ tre (竹書紀年) và cuốn Luận ngữ (論語) của Khổng Tử, cho rằng Cơ Tử có lẽ đã di cư tới Cổ Triều Tiên.[11] Tuy nhiên, đồ vật thủ công mang tính đại diện cao nhất của Cổ Triều Tiên, con dao găm đồng hình cây đàn vĩ cầm (violin), khác biệt khá rõ về hình dáng và chất liệu so với dao đồng Trung Quốc. Thêm vào đó, một địa điểm khảo cổ học được cho là lăng mộ của Cơ Tử đã được tìm thấy tại tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đã khẳng định thêm giả thuyết của các nhà sử học Triều Tiên.[12]

 Có ý kiến cho rằng khi có cuộc chiến tranh giữa triều đình nhà Hán Trung Quốc và Cổ Triều Tiên, các sử gia Trung Quốc đã thêm thắt để cho Cơ Tử trở thành người sáng lập Cổ Triều Tiên. Một số nhà sử học coi Cơ Tử Triều Tiên là một thực thể riêng biệt nằm tại Liêu Ninh, cùng tồn tại với Cổ Triều Tiên.

 Thời kỳ đồ đồng
Thời kỳ đồ đồng thường được cho là bắt đầu khoảng 1500 – 1000 trước Công Nguyên tại Triều Tiên, dù những bằng chứng khảo cổ học gần đây cho thấy có thể nó đã bắt đầu ngay từ năm 2500 trước Công Nguyên.[13] Dao găm, gương và các vũ khí bằng đồng cũng như bằng chứng về các hình thức tổ chức chính quyền kiểu đô thị với tường bao đã được phát hiện.[13] Gạo, đậu đỏ, đậu nành và kê đã được canh tác, và những ngôi nhà hầm hình chữ nhật cùng những khu mai táng bằng mộ đá ngày càng rộng lớn đã được tìm thấy trên toàn bán đảo.[14] Những ghi chép cùng thời cho thấy Cổ Triều Tiên đã chuyển tiếp từ một quần thể phong kiến với các đô thị có tường bao trở thành một vương quốc trung ương tập quyền ít nhất từ trước thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.[15]

 Thời kỳ đồ sắt
Mọi người tin rằng tới thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, văn hóa đồ sắt đã phát triển và các chiến quốc Trung Quốc đã đẩy lùi những dân tộc tị nạn về phía đông và phía nam. Tuy nhiên, gần đây, một tấm gương sắt đã được tìm thấy tại Songseok-ri Kangdong-gun Bình Nhưỡng ở Bắc Triều Tiên,[16] chiếc gương này có thể có niên đại từ năm 1200 trước Công Nguyên.

 Ở khoảng thời gian này, một quốc gia gọi là Thìn Quốc nổi lên ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên. Chúng ta biết rất ít về nước này, nhưng thực sự nó đã thiết lập các mối quan hệ với nhà Hán Trung Quốc và xuất khẩu các đồ thủ công tới Di Sanh (Yayoi) Nhật Bản.[17] Một vị vua Cơ Tử Triều Tiên có thể đã bỏ chạy tới Thìn sau khi bị Vệ Mãn (Wiman) lật đổ. Sau này phát triển thành liên minh Tam Hàn.

 Sau đó Nhà Hán đánh bại Vệ Mãn Triều Tiên và thành lập Hán Tứ Quận.

 Suy tàn và sụp đổ
Quá trình suy tàn và sụp đổ của Cổ Triều Tiên vẫn còn đang gây tranh cãi, tùy thuộc theo quan điểm của các nhà sử học về Cơ Tử Triều Tiên. Lý thuyết do Triều Tiên thượng cổ (Joseon Sangosa) đưa ra cho rằng Cổ Triều Tiên đã tan rã từ khoảng năm 300 trước Công Nguyên và dần mất quyền kiểm soát các thuộc quốc cũ của mình. Nhiều nước nhỏ hơn nổi lên từ vùng lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên như Phù Dư, Ốc Trở, Đông Uế, . Cao Câu Ly và Bách Tế coi mình là hậu duệ của Phù Dư.

 

 tag: quân   đội   nào   niệm   đảng