Lý thuyết trò chơi là gì – Lý thuyết trò chơi và ứng dụng

Lý thuyết trò chơi là gì

 Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Bắt nguồn từ cơ sở toán học ứng dụng và sau đó là ngành kinh tế, lý thuyết trò chơi theo đuổi hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại). Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như thế nào.

 Trong quá trình người chơi tham gia cuộc chơi, chúng ta có thể phân ra hai loại chiến lược: chiến lược hoàn hảo và chiến lược thông minh. Chiến lược hoàn hảo là chiến lược mà sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho người tham gia cuộc chơi, không phụ thuộc vào hành động phản ứng của đối phương. Nói đơn giản là cho dù đối thủ có làm gì đi nữa, thì phần thắng vẫn thuộc về mình. Ngược lại, chiến lược thông minh hướng tới mục tiêu giảm thiểu mức độ rủi ro cho người tham gia cuộc chơi. Nói đơn giản là chiến lược này giúp người chơi chọn đường đi nào tới đích an toàn với rủi ro thấp nhất.

 Cần nhắc lại rằng giả định quan trọng nhất của lý thuyết trò chơi là sự duy lý của mỗi cá nhân trong quá trình hành động. Cụ thể hơn, các tác giả phân ra hai hình thức duy lý. Thứ nhất là “duy lý cá nhân”. Theo đó, mỗi người người tham gia cuộc chơi sẽ cố gắng giành lợi ích tuyệt đối về bản thân mình, và hoàn toàn không chú ý tới việc liệu có một giải pháp “tất cả cùng thắng” (win-win situation) cùng những người chơi khác hay không. Trong ý nghĩ đó, người chơi A sẽ làm mọi thứ để giành chiến thắng, hoặc ít nhất không để cho các người chơi  B, C, D không giành được lợi ích. Logic này được thể hiện rõ nhất trong trò chơi “Thế lưỡng nan của tù nhân” (xem hộp phía dưới), một trò chơi được biết đến nhiều nhất trong việc áp dụng lý thuyết trò chơi vào quan hệ quốc tế.

 Loại hình duy lý thứ hai được biết với tên gọi “chủ nghĩa duy lý tập thể”. Theo đó, A cố gắng đạt lợi ích, nhưng cũng đồng thời suy nghĩ đến việc liệu có một đáp số cùng thắng cho cả B, C và D hay không. Theo đuổi một giải pháp đôi bên cùng có lợi không chỉ giúp A đảm bảo lợi ích, mà còn giảm thiểu khả năng giải pháp của A bị các đối tác khác phản đối.

 Loại hình duy lý tập thể được các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm trong việc tìm hiểu lý do tại sao các quốc gia chấp nhận hợp tác với nhau. Trong trò chơi có tổng khác không, các học giả thuộc trường phái chủ nghĩa tự do thể chế (hay còn được gọi là chủ nghĩa tân tự do) lập luận rằng “chủ nghĩa duy lý tập thể” là một lý do quan trọng thúc đẩy các quốc gia tổ chức và tham gia các định chế khu vực và quốc tế vì nó giúp giảm chi phí và tăng hiệu năng trong việc giải quyết các vấn đề chung. Mặt khác nó cũng đưa ra những khuôn khổ giúp giới hạn những hành động cá nhân đơn lẻ gây phương hại đến lợi ích tập thể.

 Ngoài ra, lý thuyết trò chơi còn được sử dụng nhiều trong việc phân tích và quản trị mâu thuẫn. Việc tính toán ra các lựa chọn của đối thủ sẽ giúp người chơi hoạch định những giải pháp phù hợp để đối phó, cũng như tìm cách thức hợp lý nhất để thúc đẩy các giải pháp hợp tác với nhau. Một trong những tác phẩm kinh điển của trường phái này là Chiến lược của mâu thuẫn xuất bản năm 1960 của tác giả Thomas Schelling, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005.

 Dù có nhiều ưu điểm về phương pháp, cũng như được đánh giá là một công cụ nghiên cứu hiệu quả để phân tích các hệ quả của hành động, lý thuyết trò chơi cũng gặp nhiều ý kiến phê bình. Một trong số đó là giả định cho rằng kết quả của chính trị quốc tế dựa trên logic của chủ nghĩa duy lý, xem động lực của mỗi người đều tập trung vào lợi ích/thiệt hại của bản thân. Lịch sử và nhiều trường hợp thực tế đã phần nào đi ngược lại giả định này. Trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng lại phụ thuộc vào các yếu tố khác (thường được xem là những lý do “phi lý tính”) như thành kiến, tự ái, thể diện quốc gia, hay nhận thức về đối phương.

Lý thuyết trò chơi và ứng dụng

Tác động của lí thuyết trò chơi tới kinh tế học và kinh doanh

 Lí thuyết trò chơi đã mang lại một cuộc cách mạng về kinh tế bằng cách giải quyết các vấn đề quan trọng trong các mô hình kinh tế toán học trước đây. Ví dụ, kinh tế học tân cổ điển phải vất vả để tìm hiểu dự đoán kinh doanh và không thể giải thích cạnh tranh không hoàn hảo. Lí thuyết trò chơi chuyển sự chú ý khỏi trạng thái cân bằng ổn định tới các hành động trong thị trường.

 Trong kinh doanh, lí thuyết trò chơi có lợi cho việc mô hình hóa các hành vi cạnh tranh giữa các tác nhân kinh tế. Các doanh nghiệp thường có một số lựa chọn chiến lược ảnh hưởng đến khả năng hiện thực hóa lợi ích kinh tế của họ.

 Ví dụ, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những vấn đề nan giải như liệu có nên dừng sản xuất các sản phẩm hiện có hoặc phát triển các sản phẩm mới, giảm giá thấp hơn so với đối thủ hay sử dụng các chiến lược tiếp thị mới.

 Các nhà kinh tế học thường sử dụng lí thuyết trò chơi để hiểu hành vi của công ty độc quyền tập đoàn. Lí thuyết trò chơi giúp dự đoán các kết quả có khả năng xảy ra khi các công ty tham gia vào một số hành vi nhất định, chẳng hạn như ấn định giá và thông đồng.

  

  

  

  

  

  

 Tag: pdf sách nhập môn ebook giáo john nash bài fulbright yêu lời tiki