Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại

 Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại

 Hợp đồng trong kinh doanh là gì

 Có thể hiểu một cách đơn giản hợp đông trong kinh doanh là  Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với các bên có liên quan để triển khai hoạt động kinh doanh của mình.

 Các loại hợp đồng kinh doanh thương mại

  hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).

 hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại cụ thể khác); các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, du lịch…).

 những hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp…).

 Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại

1. Nguyên tắc tự nguyện
Theo nguyên tắc này 1 hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau:
– Tự do lựa chọn bạn hàng
– Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng
– Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng
Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:
Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.
Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.
2. Nguyên tắc cùng có lợi
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau
3. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng.
Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.
4. Nguyên tắc không trái pháp luật
Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
5. Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản
Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.
6. Chủ thể của hợp đồng kinh tế
Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Theo quy định của pháp lênh hợp đồng kinh tế thì ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Ngoài các chủ thể kể trên theo quy định của các điều 42, 43 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế.
– Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế
Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử 1 đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế
Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và nghị định 17- HĐBT qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì người ký kết hợp đồng kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh
– Đại diện hợp pháp
+ Đối với pháp nhân : Là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên theo pháp luật của pháp nhân.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân:Là chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc và theo quy định của pháp luật.
+ Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh: Là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.
+ Đối với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng phải do những người cùng làm cử bằng văn bản trong đó có tất cả chữ ký của những người đó và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế
+ Đối với hộ gia đình nông dân, ngư dân, cá thể: Là chủ hộ
+ Đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra tổ chức tại Việt Nam.
+ Đối với cá nhân nước ngoài ở Việt Nam : Bản thân họ là người ký kết các hợp đồng kinh tế.
– Đại diện theo uỷ quyền
Theo quy định của pháp luật nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia ký kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng.
Việc uỷ quyền có thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản
Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả thuận khác.
Cá nhân có đăng ký kinh doanh văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác.
 
Hợp đồng kinh doanh vô hiệu
  1. Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

 Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.

  1. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

 Giao dịch dân sự giả tạo được hiểu là: Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đòng đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.

 Lưu ý: Trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng đó cũng bị tuyên là vô hiệu.

 Như vậy, có hai trường hợp hợp đồng bị coi là giả tạo khi hợp đồng xác lập nhằm mục địch che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

 Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm về chủ thể tham gia hợp đồng, cụ thể, các chủ thể được liệt kê ở trên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp theo hợp đồng được ký kết.

 Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:

  • Hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  • Hợp đồng chỉ làm phát sịnh quyền hoăc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ;
  • Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng;

  1. Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

 Hợp đồng bị nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng.

 Khi phát hiện hợp đồng bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu trừ trường hợp: Mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

  1. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

 Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu.

 Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó.

 Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

 Trường hợp hợp đồng vô hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép.

  1. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

 Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

 Khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì người yêu cầu phải chứng minh và có chứng cứ chứng minh thời gian xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức được hành vi của mình.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập hợp đồng.

  1. Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

 Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

 – Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

 – Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa.

 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức.

 Lưu ý:

 – Hợp đồng có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc chỉ bị vô hiệu một phần. Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.

 – Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.

 – Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

 – Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

 – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh hạch toán như thế nào

 Phương pháp Hạch toán kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế
1. Trường hợp các bên được chia một khoản cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (Bên kế toán và quyết toán thuế kiểm soát BCC),:

 a) Tại bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC

 – Trường hợp nhận tiền, vật tư, hàng hóa của các bên góp vốn, ghi:

 Nợ các TK 112, 152, 156…

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Khi phát sinh các khoản doanh thu, chi phí cho BCC, kế toán nhận toàn bộ doanh thu, chi phí như đối với các giao dịch của chính mình theo quy định của pháp luật.

 – Khi xác định số tiền phải trả định kỳ cho các bên khác theo hợp đồng, ghi:

 Nợ TK 627, 641, 642

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Trả lại cho các bên số tiền, vật tư đã nhận góp vốn, ghi:

 Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

 Có các TK 112, 152, 156…

 Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản vốn nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 b) Tại bên không thực hiện kế toán và không quyết toán thuế cho BCC

 – Khi góp vốn vào BCC, ghi:

 Nợ TK 138 – Phải thu khác

 Có các TK 112, 152, 156…

 – Khi nhận được thông báo về số lãi được chia từ BCC, ghi:

 Nợ TK 138 – Phải thu khác

 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (5113).

 – Khi nhận lại vốn góp, ghi:

 Nợ các TK 112, 152, 156…

 Có TK 138 – Phải thu khác.

 Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 2. Trường hợp các bên được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (các bên có quyền đồng kiểm soát BCC):

 a) Tại bên kế toán và quyết toán thuế

 a1) Việc ghi nhận vốn góp và trả lại vốn góp cho các bên thực hiện tương tự điểm 4.1 nêu trên.

 a2) Khi ghi nhận doanh thu của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu phát sinh trên sổ kế toán TK 511 để làm căn cứ đối chiếu, giải trình và xác định doanh thu tính thuế cho BCC:

 – Ghi nhận doanh thu của BCC, ghi:

 Nợ các TK 112, 131

 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

 Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

 Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ khoản doanh thu tương ứng với phần được hưởng mới được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

 – Định kỳ, kế ghi giảm doanh thu của BCC tương ứng với phần các bên được hưởng, ghi:

 Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

 Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia cả thuế GTGT)

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 a3) Khi ghi nhận chi phí của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí trên sổ kế toán các tài khoản chi phí liên quan để làm căn cứ đối chiếu, xác định chi phí tính thuế của BCC:

 – Khi phát sinh chi phí của BCC, ghi:

 Nợ các TK 632, 641, 642…

 Có các TK 112, 331, 154, 155…

 Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ các khoản chi phí tương ứng với phần phải gánh chịu mới được trình bày trong các chỉ tiêu về chi phí.

 – Định kỳ, kế toán ghi giảm chi phí của BCC tương ứng với phần các bên khác phải gánh chịu, ghi:

 Nợ TK 138 – Phải thu khác

 Có các TK 632, 641, 642.

 – Khi xác định số thuế TNDN phải nộp cho BCC, bên quyết toán thuế thông báo cho các bên khác về nghĩa vụ đối với số thuế phải nộp của từng bên, ghi:

 Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN (số phải nộp của bên quyết toán thuế)

 Nợ TK 138 – Phải thu khác (số nộp hộ các bên khác trong BCC)

 Có TK 3334 – Thuế TNDN (tổng số thuế TNDN phải nộp).

 – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

 Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

 Có TK 138 – Phải thu khác.

 b) Tại bên không kế toán và không quyết toán thuế

 – Khi góp vốn vào BCC, ghi:

 Nợ TK 138 – Phải thu khác

 Có các TK 112, 152, 156…

 – Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên kế toán và quyết toán thuế thông báo), ghi:

 Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Căn cứ số thuế TNDN phải nộp được bên quyết toán thuế thông báo, ghi:

 Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

 Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

 Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

 – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

 Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

 Có TK 138 – Phải thu khác.

 – Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

 Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

 Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

 – Khi nhận lại vốn góp, ghi:

 Nợ các TK 112, 152, 156…

 Có TK 138 – Phải thu khác

 Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 Mẫu hợp đồng kinh doanh

 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

 Số: …../HDHTKD

 ……., ngày…. tháng ……năm …….

 Chúng tôi gồm có:

 1. Công ty  ………………………………………………………………………… (gọi tắt là Bên A):

 Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………………

 GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………………………..……..;

 Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………………………….

 Điện thoại:  …………………………………………………………………………………………………………

 Người đại diện: ……………………………………………………………………………………………………

 Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………

 

 2. Công ty ……………..…………………………………….……………………. (gọi tắt là Bên B):

 Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………………

 GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………………………..……..;

 Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………………………….

 Điện thoại:  …………………………………………………………………………………………………………

 Người đại diện: …………………………………………………………………………………………………….

 Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………….

 Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …………………. Ngày………….. tháng …………. năm ……….

 Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

 Điều 1. Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

 Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác …………………………………………………………………..

 Điều 2. Thời hạn hợp đồng.

 Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm  ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

 Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

 3.1. Góp vốn

 Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

 Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

 3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

 3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động …………………………………………………………………………..………..

 Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với  Nhà nước.

 Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..

 3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

 – Tiền mua phế liệu:

 – Lương nhân viên:

 – Chi phí điện, nước:

 – Khấu hao tài sản:

 – Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:

 – Chi phí khác…

 Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

 Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

 Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

 Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử  01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.

 Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………… – Chức vụ: ……………………..

 Đại diện của Bên B là: ……………………………………………………… – Chức vụ: ……………………..

 Trụ sở của ban điều hành đặt tại: ……………………………………………………………………………….

 Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

 6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ………………………………………………..……………………………….

 6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

 6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ  liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

 6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

 Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

 7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

 7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

 7.3  Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

 7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

 7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

 7.6 Được hưởng ……………………………………………% lợi nhuận sau thuế.

 7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

 Điều 8. Điều khoản chung

 8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

 Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

 8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

 Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

 8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

 Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

 9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

 Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

 9.2. Hợp đồng này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

                    ĐẠI DIỆN BÊN A                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

                         (Ký, họ tên)                                              (Ký, họ tên)

 tag: 2020   bài   tập   cứng   lazada   giảng   mặt   câu   hỏi   viết   doc   form   file   word   quốc   hướng   dẫn   huỷ   khái   niệm   vận   tải   2017   online   phác   thảo   phá   cổ   nhượng   ủy   quán   sang   trọ   soạn   so   sánh   sách   khách   sạn   tiểu   luận   trắc   nghiệm   ví   dụ   vai   trò   xe   xây   dựng   ăn   trưng   đất   ôt   2018   2019   kiot   trưởng   hùn   hiểm   cửa   lúc   lao   mượn   ốt   vấn   xây   dựng-kinh   doanh-chuyển   (bot)   dựng   cọc   xem   lúc   đa   du   lịch   dược   doc   lữ   khách   sạn   karaoke   thác   mỏ   khoáng   lazada   quốc   ví   dụ   mỹ   mặt   ngoại   song   ngữ   pdf   mềm   quán   cafe   spa   trung   đất   2019   2018   2017