Quy định về thừa kế thế vị

 Quy định về thừa kế thế vị

 Thừa kế thế vị được quy định tại điều 652 Bộ luật dân sư 2015.

 Thừa kế thế vị là gì ?

 Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

 Ví dụ về thừa kế thế vị

 Ví dụ: A và B kết hôn với nhau sinh được C và D. C kết hôn với E sinh ra G và H. C chết năm 2010, A chết năm 2017, A chết năm 2017 không để lại di chúc. Những người thừa kế của A bao gồm B, C, D. Tuy nhiên, do C chết trước A nên các con của C là G và H sẽ thế vị nhận di sản này (con thay cha hưởng di sản của ông nội). Giả sử sau đó B chết, những người thừa kế của B là C và D, thì G và H tiếp tục được thế vị C để hưởng di sản của B (con thay cha hưởng di sản của bà nội).

 Con nuôi có được thừa kế thế vị không

 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

 “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

 Như vậy, nếu như con nuôi được nhận nuôi hợp pháp thì quan hệ thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi thuộc trường hợp thừa kế thế vị.

 Con dâu có được hưởng thừa kế thế vị không

 Các hàng thừa kế bao gồm:

 – Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 – Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 – Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 Như vậy, con dâu không thuộc hàng thừa kế của người chết để lại di sản. Do đó quan hệ thừa kế thế vị cũng không được đặt ra.

 Cháu nuôi có được thừa kế thế vị

 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

 “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

 Như vậy, nếu cháu được nhận nuôi hợp pháp thì cháu nuôi sẽ được hưởng thừa kế thế vị.

 Mẫu văn bản thừa kế thế vị

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

 Hôm nay, vào lúc ……. giờ …… phút ……, (Ngày….tháng …..năm …..), tại………….,

 Chúng tôi gồm :

 Bên A :

 Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………….

 Chứng minh thư ND số : ………….do : ………………………………………………………….
Cấp ngày, tháng, năm : ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

 Là …………………………………………………………………………………………………………….
Bên B :

 Bà/Ông :…………………………………………………………………………………………………….

 Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

 Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

 Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………

 Là ……………………………………………………………………………………………………………

 Bên C :

 Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

 Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………….

 Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

 Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………………………………….

 Bà/Ông : …………………………………………………………………………………………………..

 Ngày, tháng, năm sinh : ……………………………………………………………………………..

 Chứng minh thư ND số : ……………..do : ……………………………………………………

 Cấp ngày, tháng, năm :………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Bên E :

 Bà/Ông :……………………………………………………………………………………………………

 Ngày, tháng, năm sinh : ………………………………………………………………………………

 Chứng minh thư ND số : ……………..do : …………………………………………………….

 Cấp ngày, tháng, năm : ………………………………………………………………………………

 Địa chỉ thường trú : ……………………………………………………………………………………
Chúng tôi là những người thừa kế theo di chúc (hoặc thừa kế theo pháp luật) của :
Ông/bà ………………chết ngày…………(có giấy Chứng tử số……….do Ủy ban nhân dân………..lập ngày………….). Tài sản thừa kế là………………. căn cứ theo các chứng từ sở hữu đã được cơ quan thẩm quyền cấp, gồm :
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….

 NỘI DUNG THỎA THUẬN

 I/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ BẤT ĐỘNG SẢN :

 Điều 1: Đối tượng tài sản thừa kế:

 Bất động sản toạ lạc tại số:…… đường………………….. phường(xã)……….

 quận(huyện)………là di sản do Ông/Bà ………..chết để lại, có đặc điểm :……………

 Đặc điểm nhà : (căn cứ bản vẽ hiện trạng do……lập….ngày……….)

 – Loại nhà………cấp…….Cấu trúc :……………………..

 – Diện tích khuôn viên :………………….

 – Diện tích xây dựng :…………………….

 – Diện tích sử dụng :………………………

 Bằng thoả thuận này, các bên nhất trí phân chia bất động sản được xác định nêu trên đây như sau:

 Bên A :

 Bà/ Ông :

 được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

 – Loại nhà……….cấp……………………..Cấu trúc :………………..

 – Diện tích khuôn viên :………………….

 – Diện tích xây dựng :……………………

 – Diện tích sử dụng :……………………..

 Bên B :

 Bà/Ông :

 được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

 – Loại nhà……….cấp ……………………….Cấp trúc :………….

 – Diện tích khuôn viên :…………………..

 – Diện tích xây dựng :……………………..

 – Diện tích sử dụng : ……………………..

 Bên C :

 Bà/ Ông :

 được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

 – Loại nhà……….cấp……………………..Cấp trúc :………………..

 – Diện tích khuôn viên :………………

 – Diện tích xây dựng :…………………

 – Diện tích sử dụng : ………………….

 Bên D :

 Bà/ Ông :

 được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

 – Loại nhà……….cấp…………………….Cấp trúc :…………………

 – Diện tích khuôn viên :…………..

 – Diện tích xây dựng :…………….

 – Diện tích sử dụng : ……………..

 Bên E :

 Bà/ Ông :

 được quyền thừa kế và sở hữu phần nhà có đặc điểm sau :

 – Loại nhà……….cấp………………………Cấp trúc :…………………

 – Diện tích khuôn viên :…………………….

 – Diện tích xây dựng :……………………….

 – Diện tích sử dụng : ………………………..

 (xem thêm bản vẽ hiện trạng về phân chia di sản)

 Điều 2 : Nội dung thỏa thuận

 Các bên đã đồng ý nhận quyền sở hữu phần bất động sản nói trên như trong thực tế, cũng như đã miêu tả trong hợp đồng này.

 Các bên chấp nhận các quy định về địa dịch thông hành, về lộ giới, quy hoạch về xây dựng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch sử dụng đất vì lợi ích quốc gia trong tương lai.

 Điều 3 :Thời gian giao nhận nhà

 – Thời gian giao nhận nhà : …………………..

 – Điều kiện giao nhà :……………………………..

 Bên …….. phải giao cho bên …………… số tiền là ……………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :…………………………….

 Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

 …………………………………………………………………………………………………

 Bên ……. phải giao cho bên ………… số tiền là ………………… đồng (nhằm bù đắp cho phần chênh lệch giữa diện tích được hưởng thừa kế với diện tích thừa kế được chia). Thời hạn thanh toán là :

 …………………………………………………………………………………………………

 Các bên phải di chuyển người và đồ vật ra khỏi phần nhà và giao phần nhà cho bên nhận theo thoả thuận nêu trên, phải giao nhà cùng các tiện nghi như đồng hồ, điện, n ước, các công trình phụ sẵn có.

 Các bên bảo đảm cho nhau về mặt pháp lý và thực tế được trọn quyền sở hữu phần nhà đã được thoả thuận phân chia nêu trên.

 Điều 4 :Quyền và nghĩa vụ của các bên :

 4.1.Các bên giao phần nhà cho nhau đúng hiện trạng, đúng thời gian quy định trong hợp đồng cho bên B; đồng thời giao đủ hồ sơ liên quan đến phần nhà nói trên, cùng các điều kiện đã nêu ở điều 3.

 4.2.Phải bảo quản phần nhà trong thời gian chưa giao nhà, không được thế chấp, cho thuê hoặc hứa bán cho người khác.

 4.3.Có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành trước bạ và cùng đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

 4.4. Đóng thuế đầy đủ và đăng ký theo quy định.

 Điều 5 :Cam kết của các bên :

 – Căn nhà nêu trong hợp đồng này là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Ông/bà ………………..Các bên là những người thừa kế hợp pháp di sản do Ông/Bà ………….. chết để lại.

 – Ngoài những người có tên ở trên, không còn ai khác được hưởng di sản do Ông/Bà ………………. chết để lại (Thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật)

 – Nhà kể cả đất trong khuôn viên không bị tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng.

 – Nhà không bị xử lý bằng quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.

 – Đã xem xét và biết rõ tình trạng hiện hữu của căn nhà và quyền sử dụng đất trong khuôn viên kể cả giấy tờ chủ quyền nhà và bằng lòng nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thời cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà nêu trên, đồng thới cam kết không khiếu nại gì đối với Công chứng viên ký tên dưới đây, vì đã tự nguyện nhận quyền sở hữu phần căn nhà trên cơ sở đã xem xét kỹ tình trạng thực tế của căn nhà.

 II/ ĐỐI VỚI TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ ĐỘNG SẢN :

 ……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….

 Cam kết chung :
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ nội dung đã thoả thuận, trong quá trình ký kết, các bên không bị lừa dối, ép buộc hay đe dọa, không nhằm trốn trách trách nhiệm hay nghĩa vụ về tài sản, và những nội dung các bên thỏa thuận đều là đúng sự thật, và các bên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu nội dung trái với quy định của pháp luật.

 Sau khi đọc lại lần cuối và hiểu rõ, các bên cùng ký tên dưới đây.

 (Các bên ký và ghi rõ họ tên)

Bên A Bên B
Bên C Bên D

 NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 NGƯỜI LÀM CHÚNG 2

 NGƯỜI LÀM CHỨNG 3 NGƯỜI LÀM CHỨNG 4

  

 Bài tập thừa kế thế vị

 bài tập dưới đây sẽ giúp bạn biết cách áp dung quy định của pháp luật thực tế

 Bài tập 1:

 ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có 2 đứa con là C và D, D kết hôn với E và có 2 đứa con là H (con trai) và K (con gái). Năm 2010, ông A chết. Hãy chia di sản thừa kế biết rằng:
– Tài sản chung của A và B là 980tr
– Năm 2008 D bị tai nạn giao thông chết
– A để lại di chúc thừa kế hợp pháp cho H toàn bộ số di sản của mình
– Các con của A đều đã thành niên và có khả năng lao động

 Bài tập 2: Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản.người con và mẹ tưởng sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không,hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)

 Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

 Bài tập 3:

 Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.

 Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.