Tìm Hiểu Về Quá Trình Thành Lập Nước Việt Nam

 Ngày kỷ niệm thành lập nước gọi là gì

 Ngày Quốc khánh

 Bối cảnh lịch sử ngày thành lập nước việt nam

 Vào giữa thế kỷ XIX (1858), thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bất lực đã dần dần nhân nhượng quân xâm lược và từ năm 1884, Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, các phong trào kháng chiến quần chúng dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước nổ ra ở khắp mọi nơi, nhưng cuối cùng đều thất bại.

 Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc (sau đó trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã hoạt động ở nước ngoài để tìm con đường cứu nước. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và quân chiếm đóng Nhật, thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945.
Nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời lại phải đương đầu với các âm mưu xâm lược và can thiệp của Pháp và Mỹ, phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm sau đó. Trước hết, sự trở lại xâm lược của Pháp đã gây ra cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) của Việt Nam, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà nằm dưới sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn sử dụng mọi sức mạnh để ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ, do vậy xuất hiện phong trào đấu tranh vì hoà bình, thống nhất đất nước. Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng, đặc biệt từ ngày Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, ngày 20/12/1960.

 Để duy trì chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 1960 Mỹ đã gửi nửa triệu quân Mỹ và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, và từ 5/8/1964 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký Hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 Ngày 2/7/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.

 Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.

 Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1975 – 1986, Việt Nam phải đối phó với vô vàn khó khăn. Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam chống diệt chủng Khme đỏ, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra… đã đặt Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể. Vào đầu những năm 1980, khủng hoảng kinh tế – xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986.

 Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt qua khó khăn, đi vào vào con đường phát triển và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam thực sự mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dựa trên việc nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài sang cơ chế thị trường, tự chủ về tài chính nhằm cân bằng ngân sách nhà nước và hướng tới xuất khẩu. Trước năm 1989, hàng năm Việt Nam đều phải nhập khẩu lương thực, có năm trên 1 triệu tấn. Từ năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu 1-1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%). Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng bị bao vây, cô lập.
Tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lại quyết tâm tiếp tục chính sách Đổi mới với mục tiêu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực đảm bảo công bằng xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội cũng đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ với mục tiêu Việt Nam “Muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.”

 Mặc dù bị tác động sâu sắc do việc Liên Xô, Đông Âu tan rã, các thị trường truyền thống bị đảo lộn; tiếp tục bị bao vây cấm vận và phải đối phó với các âm mưu hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, trở ngại, tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn. Từ năm 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6/1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ mức 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996). Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hoá gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ. Chính trị ổn định, độc lập chủ quyền và môi trường hoà bình của Việt Nam được giữ vững, quốc phòng an ninh được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc Đổi mới. Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở được củng cố, bộ máy nhà nước pháp quyền được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ của Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

 Trong gần 1 thập kỷ qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho 10 năm đầu của TK 21, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và phát triển tương đối toàn diện. Trong 5 năm 2001 – 2005 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng bình quân 7,5% và trong giai đoạn từ năm 2005-2008, GDP tăng trưởng bình quân 7,84%. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.

  

  

  

  

  

 Tag: thái lan hàn hoa chxhcn singapore nga úc ngành nghị nào tiên cồ nay ga ai anh nhiêu chnd pa quá cham á phù doanh ty vốn chi nhánh khi đài loan đế nêu lâm ấp như mắm champa tiểu sạch uống chai gian (1949) bày sơ quy thương 100 yếu tố luật đăng cá sao cán cổ mĩ góp phí tnhh danh logistics ipic mại thức 1949 đánh dấu