10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm

 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm

 Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bạn nên chú ý 10 nguyên tắc do WHO công bố dưới đây:

 1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.

 Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

 2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

 3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

 4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

 5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

 6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

 8.  Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

 9.  Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

 10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

  Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

  

 10 tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm

 Tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho nhiều người đánh giá được nơi đó, thực phẩm đó có hợp vệ sinh hay không. Điều này chưa bao giờ không quan trọng do nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được chính xác, chi tiết về những tiêu chí này.

 10 tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm

 Hiện nay đã có 10 tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm cần chú ý tới. Những tiêu chí đó sẽ giúp mọi người biết được thực phẩm đó có an toàn hay không. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về những tiêu chí đó.

An toàn thực phẩm là gì?

 Địa điểm, môi trường

 Khi chọn vị trí xây dựng nên cần phải chú ý những việc như những nguồn ô nhiễm tiềm ẩn, mối đe dọa sau này có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thực phẩm hay không.

 Những cơ sở sản xuất thực phẩm phải có vị trí ở những nơi sạch sẽ, xa những khu vực có môi trường không sạch sẽ ô nhiễm, khu công nghiệp. Vị trí dễ bị ư nước, ngập lụt. Những nơi mà dễ bị sinh vật gây ra ngu hiểm như rắn, rết ….

 Nguồn nước và nước đá

 Một trong những tiêu chí không thể bỏ qua là nguồn nước và nước đá. Nơi có đủ nước sạch để rửa nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay và chế biến thực phẩm, đồ uống, dùng nước đá sạch để pha chế thức ăn.

 Tiêu chí này thực sự quan trọng để quyết định thực phẩm có an toàn hay không. Nếu nước bẩn sẽ khiến quá trình làm thực phẩm bị bẩn, dẫn đến ăn vào sẽ bị đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm

 Thiết bị và dụng cụ

 Thiết bị phải sạch sẽ và có đủ dụng cụ nấu ăn, bảo quản và bày bán riêng với khu vực bán thực phẩm sống và thức ăn ngay. Ngoài ra, còn phải đòi hỏi có đầy đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải có những đồ che để tránh ruồi muỗi ảnh hưởng thực phẩm.

 Thức ăn sẵn phải để ở trong tủ kính 

 Nếu như bán thực phẩm đồ ăn sẵn, phải để ở trong tủ kính để bảo vệ thực phẩm tránh ruồi muỗi bâu vào mất vệ sinh. Thực sự thức ăn sẵn rất nhạy cảm do nó mang về sẽ không nấu lại mà ăn luôn.

 Người bán phải mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và dùng găng tay

 Trong quá trình bán thức ăn, người bán phải mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và dùng găng tay để tránh những sự cố không may. Trang phục của người bán quan trọng để quyết định thực phẩm sạch hay không.

 Trang bị đủ thùng rác có lắp đậy

 Tiêu chí đánh giá nữa là nơi đó phải có thùng rác có lắp đậy, túi đựng để thu gom rác, chứa rác để mang đến điểm thu gom rác công cộng.

 Nguyên liệu chế biến cần phải rõ nguồn gốc

 Tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm được quyết định vào nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc. Thực phẩm đó mới thực sự an toàn và phải đảm bảo ATTP theo quy định.

 Đủ dụng cụ, thiết bị chứa đựng nước thải, có nắp đậy

 Khi bán thực phẩm phải đáp ứng có đủ dụng cụ hoặc thiết bị chứa đựng được nước thải và có nắp đậy. Dụng cụ đựng nước thải rất quan trọng để bảo vệ thực phẩm.

 Người kinh doanh thực phẩm cần có giấy xác nhận ATTP

 Trong tiêu chí đánh giá, người kinh doanh thực phẩm cần có giấy xác nhận ATTP. ATTP được hiểu là vệ sinh an toàn thực phẩm, môn khoa học dùng để xử lý chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm.

An toàn thực phẩm là gì?

 Quy trình đánh giá an toàn thực phẩm

 Người chế biến, phục vụ thực phẩm đường phố phải có giấy khám sức khỏe

 Những người chế biến, bán thực phẩm đường phố phải có giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận sức khỏe của huyện trở lên. Giấy khám sức khỏe sẽ quyết định xem người đó có được bán thực phẩm đường phố hay không, nếu có bệnh sẽ không được bán nữa.

  

  

  

  

 Tag: nguyen tac vang ve toan thuc pham lời khuyên 2010 thưc tài tập huấn tại tphcm kế hoạch