Các chức vụ trong công ty

 Các chức vụ trong công ty

 Tầm quan trọng của việc xác định hệ thống chức danh trong doanh nghiệp
Chức danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó còn có thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện làm việc, các mối quan hệ…của người đảm nhận chức năng danh đó.

 Do vậy mà các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích công việc để đưa ra các chức danh phù hợp. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động khác của quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức.

 Tìm hiểu hệ thống chức danh trong doanh nghiệp 1

 Xác định hệ thống chức danh trong doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động quản trị hiệu quả hơn

 Phân tích và xác định các chức danh công việc cũng giúp cho người quản lý và những người làm công tác nhân sự có thể bố trí đúng người vào đúng việc, từ đó giúp cho người lao động hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra.

 Cụ thể, đối với người lao động, một chức danh cao và phù hợp sẽ khiến họ cảm thấy bản thân thật tuyệt vời, nâng cao phẩm giá của mình. Từ đó họ sẽ cố gắng phấn đấu để xứng đáng với chức danh đó.

 Đối với doanh nghiệp, xác định hệ thống chức danh để xác định rõ vị trí và công việc cần thực hiện của mỗi một nhân viên. Giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn và có cái nhìn tổng thể trong việc nhận xét, đánh giá khả năng hoàn thành công việc của một nhân viên hoặc phân bổ công việc, nhiệm vụ phù hợp với từng chức danh, vị trí.

 Tìm hiểu hệ thống chức danh trong doanh nghiệp hiện nay
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ quy định những chức danh khác nhau. Trong bài viết này, Giải Pháp Tinh Hoa sẽ chỉ đề cập đến chức danh quản lý trong doanh nghiệp mà thôi.

 Pháp luật Doanh nghiệp hiện hành quy định 5 hình thức Doanh nghiệp điển hình bao gồm: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

 Tìm hiểu hệ thống chức danh trong doanh nghiệp 2

 Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hệ thống chức danh quản lý khác nhau

 Theo đó, chức danh quản lý sẽ được quy định cụ thể cho từng loại hình công ty như sau:

 Loại hình doanh nghiệp

 Các chức danh quản lý

 Công ty Cổ phần
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Thành viên Hội đồng quản trị
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên
Chủ tịch công ty
Thành viên Hội đồng thành viên
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty TNHH 2 thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Thành viên Hội đồng thành viên
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty hợp danh
Thành viên hợp danh
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Thủ tục thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp
Tìm hiểu hệ thống chức danh trong doanh nghiệp 3

 Doanh nghiệp phải báo cáo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi cần thay đổi chức danh quản lý

 Khi cần thay đổi người đảm nhận các chức danh quản lý, doanh nghiệp phải báo cáo với Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin người quản lý. Các thông tin cần khai báo bao gồm: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

 

 tag: tính   phụ   cấp