Kinh doanh quán kem nhỏ
 Mở quán kinh doanh kem tươi cần gì? Kinh doanh kem tươi cần bao nhiêu vốn? Mô hình quán kem nhỏ nào được ưa chuộng hiện nay?… Nếu bạn đang gặp những vấn đê tương tự như vậy, hãy cùng tìm hiểu bài viết này, và tham khảo thêm những kinh nghiệm kinh doanh kem tươi cho mình nhé.
Kem tươi với nhiều loại hương vị độc đáo khác nhau đang trở thành món ăn vặt hấp dẫn không thể thiếu của giới trẻ. Với xu hướng này, có rất nhiều ý tưởng kinh doanh kem tươi mới mẻ bạn có thể bắt đầu như mở quán kem ly, cốc kem, hộp kem, lẩu kem,…Phải nói rằng, đây là các món ăn vặt mang tính chất giải khát có thể tận dụng để kinh doanh trong cả mùa lạnh và mùa nóng. Thưởng thức kem vừa giúp cơ thể sảng khoái, giải tỏa stress lại là yếu tố gắn kết bạn bè, người thân với nhau, nên bán kem là một lựa chọn khá thiết thực cho bạn.
 kem tươi
 Thực tế hiện nay có rất nhiều tiệm kem mở ra, nhưng để thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong mùa hè nóng bức thì chưa có. Một tiệm kem tươi ngon được đánh giá ở nhiều mặt, trong đó có giá cả, chất lượng kem, sự đa dạng các loại kem, cách bày trí quán, phong cách phục vụ,…giúp khách thường xuyên ghé thăm hơn.
 Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh kem tươi
 Thực tế mà nói, kem là thứ đồ ăn vặt không thể kinh doanh online được. Nên bắt buộc bạn phải đầu tư mở tiệm kem, thuê mặt bằng và các vật dụng đựng kem, bảo quản và làm kem. Nhưng bản chất thì vẫn nên tiếp cận thị trường online, vẫn làm website và tạo fanpage riêng để quảng bá và thu hút mọi người.
 Mở quán kem tươi cần bao nhiêu vốn?
 Một mô hình quán kem nhỏ sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn là quy mô to. Với một mô hình nhỏ, nguồn vốn bạn cần chuẩn bị dao động từ 50 – 100 triệu đồng. Số tiền này được chi cho các khoản sau:
 Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng – cửa hàng kinh doanh
 Tiền sửa chữa, trang trí cửa hàng kem
 Tiền mua sắm các dụng cụ làm kem, bàn ghế, tủ kệ trưng bày.
 Tiền sắm các trang bị, vật dụng, máy móc làm kem, tủ đông cho kem, cốc, ly, đĩa đựng kem, nguyên liệu làm kem và những loại thiết bị khác.
 Nguồn tiền dự phòng riêng để chuẩn bị cho những tháng đầu khi kinh doanh kem chưa hoàn vốn.
 Chọn mặt bằng và trang trí quán kem thế nào hút khách?
 Nếu bạn có ít vốn thì nên chọn mặt bằng vừa phải, không cần quá lớn làm gì. Chỉ cần vài chiếc ghế – bàn nhựa, bảng menu, ô che… cũng đủ giúp bạn bắt đầu kinh doanh được rồi. Vị trí quán được coi là yếu tố quyết định tới việc thành công của tiệm kem. Nên chọn địa điểm kinh doanh ở gần trường học, trung tâm mua sắm, chợ, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí,…Bởi những khu vực này đều rất thu hút giới trẻ. Mà giới trẻ lại chính là đối tượng khách hàng chính của món ăn giải khát này.
 Cách trang trí cửa hàng kem và bày biện: Quán luôn sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo để khách có thể yên tâm ăn uống, nghỉ ngơi.
 quán kem
 Đối với quán có quy mô nhỏ, hãy trang trí quán theo phong cách dễ thương, trẻ trung. Nên kết hợp âm nhạc và ăn uống để phù hợp với sở thích của giới trẻ. Màu sắc nổi bật và lạ mắt sẽ mang đến sự thích thú cho đối tượng khách hàng này. Nếu được, hãy trang bị cả mạng wifi để phục vụ nhu cầu lướt web, giải trí cho khách hàng.
 Nhưng với những quán kem có quy mô lớn thì cần đề cao sự sang trọng, thoải mái. Ngoài mạng wifi, bạn hãy trang trí quán bằng cây cảnh, tranh ảnh. Các bậc phụ huynh sẽ thích dẫn con em mình tới những quán sang trọng, sạch sẽ nên hãy trang trí sao cho hài hòa cho cả đối tượng người lớn mà vẫn khiến các bạn nhỏ thích thú. Ví dụ có thể trang trí bằng bóng bay hoặc cho nhân viên mặc quần áo thú bông (các con vật, các nhân vật hoạt hình) để phục vụ các em nhỏ.
 Kinh nghiệm thuê nhân viên cho quán kem tươi
 Việc thuê nhân viên nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của quán. Với quy mô cửa tiệm kem tươi nhỏ thì cần 1 người làm kem, 1 người phục vụ kiêm thu ngân còn bạn – chủ quán có thể làm giám sát.
 Đối với quy mô to hơn, nhất định phải có 1 người làm kem, 1 người thu ngân, 2 người làm phục vụ, 1 người trông xe.
 Tùy theo mức độ kinh doanh tốt hay không mà tính toán thuê số lượng nhân viên sao cho hợp lý. Tránh việc thuê quá nhiều nhân viên mà cửa hàng lại ít khách khiến nhân viên chơi dài cả ngày. Hãy tham khảo mức lương nhân viên quán kem hiện tại trên thị trường để đưa ra mức chi trả hợp lý.
 Đăng ký kinh doanh cho quán kem tươi
 Để cửa hàng của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Vì thuê tiệm kinh doanh nên bắt buộc bạn phải tới phường, xã nơi đặt địa điểm kinh doanh để làm giấy phép. Tiệm kem của bạn chỉ đóng thuế khoán theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
 Kinh nghiệm chọn nguồn nguyên liệu khi kinh doanh kem tươi
 Khi mới bắt đầu mở quán kem, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tất cả những dòng kem hiện có trên thị trường và bí quyết làm kem. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách thức bảo quản kem trước khi bắt đầu mở tiệm kinh doanh để tránh xảy ra vấn đề về chất lượng.
 Cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn nguyên liệu đầu vào thật đảm bảo, chất lượng và có giá cả hợp lý. Có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp trên mạng, thông qua các website, forum, group Facebook. Sau đó, hãy đến tận nơi và khảo sát để nắm rõ được tình hình.
 Nhà cung cấp phải luôn cung ứng đầy đủ theo đúng hợp đồng 2 bên. Nên tham khảo và tìm hiểu để chọn được nhà cung cấp tốt nhất. Như vậy thương hiệu kem tươi của bạn mới uy tín, chất lượng, sạch sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
 kem ngon
 Thời điểm hợp lý để kinh doanh kem tươi
 Thời gian khởi nghiệp nên chọn mùa hè đối với việc mở tiệm kem tươi. Những ngày nắng nóng nhu cầu giải khát của con người vô cùng cao, tại sao lại không kinh doanh chứ?
 Thiết kế menu hấp dẫn cho cửa hàng kem tươi
 Menu cần phải đa dạng và hấp dẫn. Phải có nhiều loại kem, đủ loại hương vị để khách hàng có thể thử nghiệm và muốn quay lại thưởng thức tiếp.
 Ngoài kem, bàn ghế, menu phải được thiết kế đẹp mắt gồm tên + ảnh + giá của sản phẩm. Để đa dạng sản phẩm, hãy bán kèm thêm các loại nước giải khát khác để phục vụ sở thích khác của khác như nước ép hoa quả, sinh tố, hạt dưa, hướng dương, nước ngọt,…
 Lưu ý: nên thiết kế menu cùng phong cách với nhãn mác của cốc, tên cửa hàng để tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
 Xây dựng kế hoạch phát triển
 Bạn nên lập bảng thống kê đầy đủ các thiết bị, nguyên liệu, vật dụng cần phải mua và lên phương án thay thế dự phòng nếu có vấn đề. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự như thế nào là hợp lý.
 Quan trọng nhất, hãy xây dựng bảng kế hoạch thu – chi chính xác các khoản của cửa hàng để cuối tháng có được sự tổng quan lỗ, lãi rõ ràng nhất.
 Các kế hoạch Marketing cũng phải triển khai đồng đều như làm bằng rôn, biển hiệu, tờ rơi, quảng cáo … để thu hút khách hàng. Về phương diện quảng cáo, bạn có thể chạy quảng cáo thương hiệu trên Facebook hoặc các trang địa điểm ăn uống như Foody, Lozi,… càng được nhiều người biết đến quán hơn. Khi hoạt động hiệu quả rồi, nên có các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng để củng cố thương hiệu của quán.
 Tổng kết kinh nghiệm kinh doanh kem tươi
 Theo nghiên cứu và việc điều tra thị trường, việc kinh doanh mở quán kem tươi đem về lợi nhuận khá hấp dẫn. Hầu hết các công thức làm kem đều rất đơn giản, bạn có thể tìm kiếm hằng trăm loại công thức trên mạng. Chỉ cần mua bột kem (phôi kem) pha với nước, trộn đều rồi cho hỗn hợp vào máy làm kem tự động. Bạn sẽ có sản phẩm chỉ trong vòng 15 phút.
 Trung bình một gói bột kem 1,3kg sẽ có giá là 60.000 đồng. Nếu pha 1,3kg này với 3,5 lít nước sẽ ra 5kg kem tươi tương đương với 70 – 80 cây kem. Việc ra nhiều kem hay ít phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của từng người. Ngoài ra, chi phí mua bánh ốc quế cũng khá rẻ khoảng 200 đồng/bánh. Như vậy, tổng chi phí sản xuất 5kg kem tươi chỉ khoảng 100.000 đồng.
 Khi bán ra giá trung bình là 4.000 – 5.000 đồng/cây thì người bán sẽ thu về từ Bánh ốc quế đi kèm có giá khoảng 200 đồng/bánh. Như vậy, tổng chi phí để sản xuất 5Kg kem tươi chỉ dưới 100.000 đồng.
 Bán ra với giá trung bình 4.000 đồng/cây thì người bán sẽ thu về từ 280.000 đồng – 400.000 đồng. Trong những ngày nắng nóng của mùa hè thì trung bình 1 quán kem có thể bán được hơn trăm cây là chuyện rất bình thường.
 Kinh nghiệm kinh doanh quán kem nhỏ
 Bước 1: Chọn hình thức kinh doanh “Nhượng quyền” hoặc “Tự lập”
Chọn đúng phương thức kinh doanh chính là điều đầu tiên giúp bạn thành công
Chọn đúng phương thức kinh doanh chính là điều đầu tiên giúp bạn thành công
 Bạn nên suy nghĩ xem có nên quyết định đầu tư vào một thương hiệu đã thành công, có tiềm năng hay mở cửa hàng kem của riêng bạn. Lợi ích để khi mua lại một cửa hàng kem sẵn có là bạn sẽ có người hướng dẫn bạn tiếp tục quá trình kinh doanh, bạn cũng sẽ sẵn có và các nội thất, nguyên liệu, cửa hàng, thiết kế, nhân viên và quan trọng hơn là 1 lượng khách hàng sẵn có. Tuy nhiên, họ có thể yêu cầu vốn trả trước đáng kể. Còn khi kinh doanh độc lập, bạn có thể tự do quyết định đầu tư bao nhiêu hay tự cân bằng tài chính trong khả năng của bạn, nhưng như vậy bạn sẽ phải hiểu là mình phải xây dựng một nền móng vững chắc ngay từ ban đầu.
  Bước 2: Nghiên cứu khách hàng và “đối thủ”
 Có lẽ bạn đang nghĩ tôi viết nhầm ? Nghiên cứu khách hàng là việc đương nhiên rồi, nhưng tại sao bạn lại phải nghiên cứu đối thủ của mình làm gì chứ? Vậy thì bạn có lẽ bạn chưa phải là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp rồi. Nghiên cứu đối thủ chính là một điều vô cùng cần thiết khi bạn định kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào. Ngay khi bạn có ý tưởng về việc kinh doanh một nhà hàng hay một quán kem, hãy tìm ngay đến các cửa hàng, quán kem gần bạn nhất và tìm hiều mọi thứ về họ. Họ có đông khách không, giá bán của họ như thế nào, hình thức kinh doanh của họ, không gian quán/nhà hàng của họ và phản hồi của khách đối với tất cả những thứ đó để lấy kinh nghiệm để cho mình và nhớ là ăn thử 1 số loại kem đặc biệt của họ nhé.
 Nếu bạn làm tốt bước này thì bạn đã chạm tới gần 1/3 thành công rồi đó. Nhớ là phải tìm kiếm và phân tích tất cả các nhà hàng, quán kem mà bạn có thể tìm thấy, ít nhất là trong vòng bán kính 5km nhé.
 Bước 3: Tìm nhà cung cấp “an toàn” và ổn định
 Việc này rất cần thiết và cũng khá gian nan nếu bạn chưa từng kinh doanh trong lĩnh vực này. Bởi vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp do ham lợi nhuận mà bất chấp để cung cấp các nguyên liệu pha trộn, chứa nhiều hoá chất công nghiệp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dẫn đến chất lượng kem thành phẩm kém chất lượng, trường hợp xấu có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Vậy nên việc tìm một nhà cung cấp an toàn cũng là một việc làm quan trọng, đảm bảo được nguyên liệu tốt, an toàn, tạo hương vị kem thơm ngon chính là bạn đã đạt được 2/3 thành công rồi đó.
 Ngoài nguyên liệu, thì bạn cũng cần tìm được các thiết bị hỗ trợ cũng như trang trí và phục vụ kem không thể thiếu như máy làm kem, ốc quế cây, ốc quế trang trí, ly hoặc cốc đựng kem. Do giá mua máy làm kem mới khá là cao nên hiện nay để phù hợp với nhu cầu của nhiều chủ cửa hàng, nhiều nhà cung cấp máy làm kem cũng có các dịch vụ cho thuê máy làm kem theo ngày, theo tháng hoặc theo thời vụ. Đây cũng là một hình thức an toàn giúp cho các chủ quán mới, vì vốn đầu tư ban đầu không quá cao, lại được chăm sóc tận tình trong quá trình thuê, tất cả từ kỹ thuận đến máy móc. Bạn chỉ cần đặt cọc 1 số tiền nhất định và làm hợp đồng thuê theo nhu cầu, sau thời gian đó nếu bạn thấy cửa hàng đã đi vào hoạt động tốt, lượng khách hàng thân thiết khá ổn định thì bạn có thể nghĩ tới việc mua lại ngay chiếc máy làm kem đó hoặc nếu lượng khách đông hơn bạn có thể mua thêm 1-2 chiếc nữa cũng an toàn hơn so với việc mua ngay từ ban đầu. Thêm nữa bạn cần nghiên cứu các chi phí thiết bị, máy móc, đồ dùng, nguyên liệu như tủ lạnh, kệ, bàn ghế, bát đĩa, ly, tủ bảo quản và các nhà cung cấp kem.
 Bước 4: Tạo Menu “hấp dẫn”
 Liệt kê danh sách các sản phẩm mà bạn dự định bán trong cửa hàng của bạn, chẳng hạn như các loại kem cụ thể, các công thức chuẩn, các hương vị “độc quyền”, thêm 1 số đồ uống đóng chai, cookies, sinh tố.
 Tốt nhất bạn nên có thời gian chuẩn bị 1 Menu thật hấp dẫn vào, bởi vì khách hàng sẽ không đợi chờ bạn giải thích dài dòng đâu. Thứ đầu tiên họ muốn nhìn thấy là một Menu kèm hình ảnh và giá vô cùng hợp lý. Nếu có thể, thời gian trước khi mở quán bạn nên có thời gian làm thử các món kem trong thực đơn của mình, trang trí chúng thật đẹp và chụp hình chúng cho vào menu thật sẽ tốt hơn là nhưng đừng quá tay và nên giống với sản phẩm khi được phục vụ là tốt nhất, tránh trường hợp hình chụp quá “lung linh” mà sản phẩm bán lại không giống tẹo nào.
 Bước 5: Chọn và tạo “view đẹp”
 Tiếp theo hãy chọn địa điểm thích hợp cho cửa hàng kem của bạn để thu hút được các đối tượng khách hàng mong đợi. Trung tâm thành phố, bên bờ hồ, gần công viên, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm sầm uất và khu dân cư dành cho gia đình là những gợi ý hay. Hãy nhớ xem xét cả tình hình giao thông xung quanh để khách hàng dễ dàng bước vào quán của bạn. Ngoài việc bạn cần phải đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ dự trữ đầy đủ cho kem để giao hàng, bạn cần chú quan tâm tới cách bố trí và trang trí cửa hàng của bạn theo một phong cách nào đó vừa phù hợp với phương thức kinh doanh vừa đẹp mắt và thuận tiện cho việc di chuyển trong quán. Bạn cũng tránh việc trang trí quá rối mắt nhé, thêm một số bản nhạc nền và các ca khúc đang được ưu thích để tạo thêm không gian cho quán nhé.
 Bạn nên xây dựng kế hoạch kinh doanh cho quán kem của bạn thật kỹ lưỡng và chi tiết như mình đã nói ở các bước trên như nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu, ý tưởng thiết kế quán, vị trí tiềm năng xung quanh thành phố, kỹ thuật quảng cáo, làm thế nào thu hút hơn các đối thủ cạnh tranh.
 Bước 6: Đăng ký kinh doanh
 Sau khi đã có được mặt bằng, ý tưởng kinh doanh chi tiết, bạn cần đến sở kế hoạch đầu tư và sở y tế thành phố để hoàn tất các thủ tục, giấy phép kinh doanh và các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Quán kem chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.