Tác chiến điện tử là gì
 Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic warfare – EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
Nhiệm vụ của đơn vị tác chiến điện tử
- Vô hiệu hóa các hệ thống C3I: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), and Intelligence (tình báo); C4IRS: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), Computers (máy tính), Intelligence (tình báo), Surveillance (cảnh giới), và Reconnaissance (trinh sát) của đối phương.
- Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và thông tin liên lạc của quân nhà.
Các thành phần
 Thành phần của tác chiến điện tử bao gồm trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và chế áp điện tử. Xét thành phần thứ nhất trinh sát điện tử: Trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành từ mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước. Trinh sát điện tử bao gồm 6 loại trinh sát sau: – Trinh sát vô tuyến điện – Trinh sát vô tuyến truyền hình – Trinh sát nhiệt (trinh sát hồng ngoại) – Trinh sát rada – Trinh sát âm thanh – Trinh sát thủy âm
 Bảo vệ điện tử: Toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử. – Chống trinh sát điện tử – Chống chế áp điện tử – Kiểm soát điện tử – Dung hòa trường điện từ
 Chế áp điện tử: Toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm. – Chế áp cứng là Phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác. – Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả….
 Có thể nhận thấy, Mĩ và các nước đồng minh phương tây là các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất hiện nay, cùng với đó, khả năng tác chiến điện tử của Mĩ được sự hỗ trợ của các khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới đem lại cho quân đội nước này khả năng lợi thế rất lớn. Trong phạm vi bài báo cáo này, em xin trình bày một số vấn đề về trinh sát điện tử mà mình đã tiếp thu được trong thời gian tự nghiên cứu, bao gồm các điểm mạnh yếu của các phương pháp trinh sát mà Mĩ và các đồng minh sử dụng, cũng như hướng phát triển của tác chiến điện tử đặc biệt là trinh sát điện tử trong thời đại ngày nay.
 Như ta đã biết, trinh sát điện tử được thực hiện từ trên không, trên vũ trụ, trên mặt đất, và cả dưới mặt nước.
 Trinh sát vệ tinh: Mĩ hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng vệ tinh trên thế giới và đang chiếm ưu thế trong hoạt động trinh sát nhằm mục đích quân sự, bao gồm các vệ tinh địa tĩnh trinh sát tín hiệu SIGINT, các vệ tinh phát hiện các cuộc phóng tên lửa, các vệ tinh trinh sát chụp ảnh KH và các vệ tinh trinh sát bằng ra-đa. “Các vệ tinh gián điệp mới nhất của Mĩ có thể nhìn thấy các đường phố ở Bắc Kinh, thậm chí khi thời tiết đẹp có thể thấy tuyến đường dây cao áp của thành phố này”, vệ tinh đem lại khả năng tình báo rất cao cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên hạn chế của phương thức nàylà độ chính xác thấp, chủ yếu dùng trinh sát các mục tiêu chiến lược, cố định; phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết; do bay theo những quĩ đạo có qui luật, dễ bị phán đoán, đề phòng trước; chỉ tối ưu trong báo động sớm nhưng hạn chế trong thu thập tin tức tình báo; dễ bị gây nhiễu và mất tác dụng.
 Trinh sát bằng máy bay Mỹ đặc biệt đầu tư phát triển các máy bay trinh sát có và không người lái, hoạt động ở các độ cao khác nhau với nhiệm vụ và mục đích khác nhau, được hiện đại hoá về cả các phương tiện trinh sát, truyền thông cũng như khả năng tự vệ, gồm: MBTS và gây nhiễu EA-6B; Các MBTS báo động sớm AWACS (E-A3); MBTS tầm cao U-2, TR-1; RC-135 trinh sát chiến lược; Các MBTS chiến thuật EF-111, RF-4C, MBTS không người lái Predator, Global Howk… Hạn chế: phụ thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu ở khu vực tác chiến; dễ bị đối phương phát hiện làm lộ ý đồ trinh sát hoặc bị tiêu diệt, cản phá; các MBKNL thường có đường bay ổn định, phụ thuộc nhiều vào địa hình, có thể bị đối phương đoán biết, tiêu diệt hoặc đề phòng…
 Trinh sát trên tàu Trinh sát trên tàu là thế mạnh của Mỹ. Với lực lượng Hải quân hùng hậu, có trang bị hiện đại và có nhiều căn cứ trên biển, Mỹ có thể tiếp cận được vào mọi bờ biển trên thế giới. Trên biển Đông và TBD, thường xuyên Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động, trong đó có trinh sát quân sự đối với Việt Nam.
 Các tàu chiến chủ yếu của Mỹ đều được trang bị các hệ thống chặn bắt tín hiệu, định vị và TCĐT, giúp phát hiện các hoạt động điện tử của các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa, tàu quét mìn của hải quân đối phương trong khu vực tác chiến Hạn chế: Khu vực hoạt động và cự ly phát hiện các mục tiêu trên biển bị ảnh hưởng của độ cong trái đất; khi tiếp cận vào trinh sát đối phương thường lệ thuộc vào điều kiện khu vực biển, khả năng vào được gần bờ…
 Trinh sát trên mặt đất Mỹ & ĐM có các trạm trinh sát SIGINT đặt tại các căn cứ mặt đất dùng chặn bắt từ xa các tín hiệu tên lửa, tín hiệu đặc biệt khác trong không gian và các trạm trinh sát ra-đa dùng phát hiện các đài ra-đa đối phương, đặt trên đất liền đảo các nước thân Mỹ. Mỹ có thể sử dụng hàng loạt thiết bị trinh sát và gây nhiễu sử dụng một lần, được nguỵ trang dưới các dạng thực vật, rải vào khu vực tác chiến bằng máy bay các loại. Thông tin thu được sẽ truyền về trung tâm chỉ huy hoặc tự chúng lựa chọn phương án gây nhiễu theo chương trình đã được cài đặt trước.
 Hạn chế: các thiết bị này có độ phân biệt thông tin thật, giả kém, dễ bị gây nhiễu và vô hiệu hoá khi bị phát hiện.
 Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy hiện nay Mĩ và các đồng minh, cũng như các nước có khoa học quân sự tiên tiến khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ thường sử dụng tổng hợp nhiều thiết bị trinh sát gián điệp để chụp ảnh trên không, trinh sát trên biển, theo bám thiết bị hồng ngoại, theo dỗi thay đổi từ trường, trinh sát tín hiệu điện tử…
 Việc tiến hành trinh sát và thu thập tin tức tình báo không những tập trung vào lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng ra cả các lĩnh vực chính tri, kinh tế, khoa học công nghệ cả các góc độ cuộc sống của dân chúng. Trinh sát điện tử được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại nhất hiện nay, nhưng không phải cứ hiện đại là có thể giành chiến thắng, lấy ví dụ trong cuộc chiến xung đột Israen- Hecbola vừa qua sự kiện tên lửa đối hạm C-802 của Hecbola bắn chìm tàu hộ tống Eliat Saaz 5 của Israen đã đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao các phương tiện trinh sát hiện đại của Israen không phát hiện vị trí tên lửa C802, cũng như thời điểm phóng tên lửa.
 Ta thấy bất cứ phương tiện nào, dù hiện đại đến đâu đều có điểm yếu riêng và việc nghiên cứu tìm ra các điểm yếu của đối phương để tiến hành phòng chống vô hiệu hóa các thiết bị trinh sát là rất quan trọng.
 Xu hướng phát triển của các hình thức trinh sát và tác chiến điện tử nói chung
Một số hướng phát triển mới
 Chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.
 Chiến tranh mạng
 * Áp dụng công nghệ mới như công nghệ nano, vật liệu mới…
 * Sử dụng các vũ khí phi sát thương.