Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

 Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng

 Việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời.

 Một số loại hàng hóa được ghi vào danh sách là hàng hóa siêu trường, siêu trọng như: máy đào, máy ủi, máy lu, xúc lật, máy cẩu, máy khoan, máy nghiền đá, máy biến thế, trạm trộn bê tông, rô bốt, nồi hơi, silô, bồn ống, dầm cầu trục, kèo thép cừ larse…

 Hiện nay, có khá ít công ty vận tải có cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Phần lớn, những hàng hóa đặc thù như vậy chỉ những đơn vị vận chuyển có quy mô và có các phương tiện vận chuyển đặc thù mới có thể đảm nhận được.

 Hơn nữa, xe chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì mới có thể lưu hành và sử dụng. Nếu không tuân thủ quy định về việc sử dụng phương tiện mà vẫn sử dụng thì bản thân người sử dụng sẽ bị phạt hành chính cho hành vi của mình.

 Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm

 Danh mục hàng nguy hiểm được quy định rất chi tiết trong thông tư số 104/2009/NĐ-CP. Theo đó, để kinh doanh hình thức này thì đơn vị vận tải cần xin thêm giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

 Pháp luật đặt ra khá nhiều điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm đối với người lao động than gia vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi, phương tiện vận chuyển và vấn đề đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm. Trách nhiệm đặt ra với các bên liên quan cũng được quy định rất chặt chẽ do khả năng ảnh hưởng mạnh đến môi trường và tính mạng con người.

 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ

 Hình thức này thường bắt gặp tại các cảng biển, công-ten-nơ chứa hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.

 Việc kinh doanh loại hình này không đòi hỏi đơn vị phải có thêm điều kiện đặc biệt nào. Tuy nhiên đơn vị kinh doanh cần lưu ý các quy định về thương mại và rủi ro hàng hóa để tránh bất lợi khi hoạt động kinh doanh.

 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải

 Tương tự với hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kg trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe.

 Hình thức này hiện nay không phổ biến tại Việt Nam do thói quen sử dụng hình thức vận tải thông thường. Có thể trong thời gian tới tại các thành phố lớn, hình thức này sẽ phát triển hơn khi ứng dụng tốt công nghệ phần mềm.

 Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường

 Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến khi nhu cầu về hàng hóa vận chuyển rất đa dạng và phủ sóng ở nhiều hoạt động kinh doanh và đời sống thường ngày. Trừ các hình thức vận tải nêu trên thì các hoạt động kinh doanh vận tải khác đều có thể xếp vào nhóm này. Ví dụ như dịch vụ chuyển nhà, dịch vụ giao hàng, …

 Có thể thấy rằng kinh doanh dịch vụ vận tải được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Pháp luật không hạn chế việc lựa chọn hình thức kinh doanh nhưng bản thân đơn vị vận tải cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định khi hoạt động kinh doanh. Việc nhận biết và phân biệt các loại hình này cũng giúp đơn vị xác định được nội dung xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

  

  

  

  

 Tag: bắc kế toán khổ đường bộ cước án nghiệm xuất nhập khẩu giá cá nhân mã ngành gì đại lý cpc 748 hệ thống quản rẻ