Ngành kế toán là gì
 Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
 Đối tượng chính của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán thường được chia thành hai lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.
 Chọn học ngành Kế toán, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,…
 Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán hiện được đào tạo tại rất nhiều trường, tuy nhiên các trường đào tạo có uy tín, bài bản về ngành kế toán hiện không nhiều, có thể kể đến các trường sau: Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Công nghệ Tp.HCM – HUTECH, Đại học Kinh tế – Tài chính – UEF,…
Kế toán làm gì
 Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Kế toán mới ra trường nên làm gì
 Không phải mới ra trường đâu, mà nếu bạn đang đọc bài viết này khi còn đang là sinh viên thì hãy nhanh chóng học hỏi thêm càng sớm càng tốt để ngay sau khi ra trường có được một nền tảng kiến thức cũng như kinh nghiệm nhất định cho bản thân
 Xin đi thử việc tại các công ty
 Mới ra trường, không có kinh nghiệm nên không xin được việc khiến nhiều bạn NẢN và chấp nhận làm trái ngành. Never, đừng nên như vậy. Hãy xin vào làm việc tại một công ty, làm đúng chuyên ngành bạn đã học, thậm chí, tốt nhất hãy xin việc tại các công ty dịch vụ kế toán, chỉ có áp lực công việc mới có thể giúp bạn nâng cấp được kiến thức của bản thân mà thôi. Sau một thời gian, chính bạn mới là người lựa chọn công ty để làm chứ không phải là công ty chọn bạn nữa
 Học thêm về kỹ năng mềm
 Kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về giao tiếp… Có vô số những thứ mà trong trường đại học không dạy bạn, đây đều là tất cả những kỹ năng giúp các bạn rất nhiều trong công việc và thăng tiến. Đừng bao giờ xem nhẹ nó
 Tăng cường vốn ngoại ngữ
 Sự thực là làm việc ở các công ty nước ngoài bao giờ cũng có chế độ đãi ngộ, tính chuyên nghiệp và quan trọng nhất là lương bổng bao giờ cũng cao hơn các công ty nội địa. Bạn muốn làm một kế toán bình thường ở công ty Việt Nam với mức lương khoảng 5, 6tr, cao thì khoảng 10tr hay ở các công ty nước ngoài được đi du lịch, lương thưởng lương chính gấp nhiều lần. Tương lai ở trong tay bạn, hãy cố gắng học, thậm chí giỏi ngoại ngữ ( tiếng anh ) nhé
Nhiệm vụ của kế toán
 Kế toán có những công việc và nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập, xử lý các số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình sử dụng tài sản, vốn, quá trình và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.
- Kế toán sẽ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vị thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản…
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành các hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Cơ hội và khó khăn trong nghề
 Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở.
 Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
Ngành kế toán thi khối nào
- A00 – Toán, Lý, Hóa
- A01 – Toán, Lý, Anh
- A04 – Toán, Lý, Địa
- A07 – Toán, Sử, Địa
- A16 – Toán, Văn, KHTN
- B00 – Toán, Hóa Sinh
- C01 – Toán, Văn, Lý
- D01 – Toán, Văn, Anh
- D07 – Toán, Hóa, Anh
- D09 – Toán, Sử, Anh
- D10 – Toán, Địa, Anh
- D90 – Toán, KHTN, Anh
- D96 – Toán, Anh, KHXH
Ngành kế toán trường nào tốt
- Đại học Tài chính – Marketing
- Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Đại học Thương Mại
- Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại Học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học kinh tế – Đại học Huế
Các cấp bậc của nghề kế toán
 Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:
- Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
- Kế toán tổng hợp ($500 – $1200): ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
Tại sao công ty cần bộ phận kế toán?
 Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán của công ty có sự liên quan mật thiết với nhau. Theo đó tài chính doanh nghiệp sẽ biểu hiện cho sự vận động dịch chuyển của các luồng giá trị phục vụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp như nhu cầu huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, các phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động nguồn vốn… Một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, được phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra được các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác, sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhiều hơn. Hoạt động kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà người quản lý sẽ điều hành trôi chảy hơn các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát tốt nội bộ. Kế toán còn cung cấp các tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, thời kỳ. Nhờ đó mà người quản lý sẽ tính toán được hiệu quả công việc, vạch ra được các định hướng trong tương lai. Triển khai và thực hiện tốt các hệ thống quản lý thông tin để có thể thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.
Cách làm giàu từ nghề kế toán
- Làm sổ sách kế toán
- Dịch vụ trả lương nhân viên
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Viết Blog về kế toán
- Làm gia sư
- Dịch vụ tư vấn tài chính
- Bán phần mềm kế toán