Bài tập nghiệp vụ ngân hàng
 Bài 1: Một ngân hàng đang tiến hành huy động
– Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần.
– Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước.
– Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%, dự trữ vượt mức 5%. Hãy so sánh chi phí của các cách huy động.
 Bài 2:
NHTM Quốc tế mở đợt huy động với những phương thức thanh toán như sau:
a. Tiền gửi loại 18 tháng.
– Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng.
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng.
– Trả lãi trước, lãi suất 0,68%/tháng.
b. Tiền gửi loại 12 tháng.
– Trả lãi 2 lần trong kỳ, lãi suất 0,67%/tháng
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,72%/tháng.
– Trả lãi trước, lãi suất 0,65%/tháng.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 12 tháng là 10%, với tiền gửi 18 tháng là 5%.
Hãy so sánh chi phí huy động của ngân hàng giữa các hình thức trả lãi đối với từng loại tiền gửi và nêu ưu thế của từng cách thức trả lãi.
 Bài 3: Một ngân hàng đang tiến hành huy động
– Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 11,2%/năm, trả lãi trước.
– Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 11,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.
Hãy tính lãi suất tương đương trả hàng tháng và so sánh ưu thế của mỗi cách huy động trong từng trường hợp đối với cả ngân hàng và khách hàng.
 Bài 4: Một ngân hàng đang tiến hành huy động
– Tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn 12 thỏng, lói suất 0,72%/thỏng, lói trả hàng thỏng, gốc trả cuối kỳ. Lói khụng được rút ra hàng tháng sẽ được đưa vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng với lói suất 0,25%/thỏng.
– Trái phiếu NH 2 năm, lói suất 8,2%/năm, lói trả đầu hàng năm, gốc trả cuối kỳ.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 12 tháng là 3%, với tiền gửi 18 tháng là 1%. Hãy so sánh chi phí huy động của ngân hàng giữa cỏc nguồn trờn.
 Bài 5: Ngân hàng A có các số liệu sau: (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản | Số dư | Lãi suất (%) | Nguồn vốn | Số dư | Lãi suất (%) |
Tiền mặt | 1.050 | Tiền gửi thanh toán | 3.550 | 2 | |
Tiền gửi tại NHNN | 580 | 1 | Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn | 3.850 | 6,5 |
Tiền gửi tại TCTD khác | 820 | 2 | TGTK trung và dài hạn | 3.270 | 7,5 |
Chứng khoán ngắn hạn kho bạc | 1.480 | 5,5 | Vay ngắn hạn | 2.030 | 6 |
Cho vay ngắn hạn | 4.850 | 9,5 | Vay trung và dài hạn | 2.450 | 8,1 |
Cho vay trung hạn | 3.250 | 10,5 | Vốn chủ sở hữu | 650 | |
Cho vay dài hạn | 3.250 | 11,5 | |||
Tài sản khác | 520 | ||||
Tổng TS | Tổng NV |
 Biết nợ quá hạn 7%, thu khác =45, chi khác =35; tỷ lệ thuế thu nhập là 25%.
Tính: Thu lãi, chi trả lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản; ROA, ROE.
 Bài 6: Ngân hàng B có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản | Số dư | Lãi suất (%) | Hệ số RR | Nguồn vốn | Số dư | Lãi suất (%) |
Tiền mặt | 420 | 0 | Tiền gửi thanh toán | 1580 | 1,5 | |
Tiền gửi tại NHNN | 180 | 1,5 | 0 | Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn | 1850 | 5,5 |
Tiền gửi tại TCTD khác | 250 | 2,5 | 0,2 | TGTK trung và dài hạn | 1510 | 7,5 |
Chứng khoán KB ngắn hạn | 420 | 4 | 0 | Vay ngắn hạn | 770 | 5,5 |
Cho vay ngắn hạn | 2310 | 9,5 | 0,5 | vay trung và dài hạn | 1250 | 8,8 |
Cho vay trung hạn | 1470 | 11,5 | 1 | Vốn chủ sở hữu | 350 | |
Cho hạn dài hạn | 1850 | 13,5 | 1 | |||
Tài sản khác | 410 | 1 | ||||
Tổng Tài sản | 7 310 | Tổng Nguồn vốn | 7 310 |
 Biết thu khác = 59, chi khác = 125, tỷ lệ thuế thu nhập = 25%. 10% các khoản cho vay ngắn hạn quá hạn, 5% các khoản cho vay trung dài hạn quá hạn. Cỏc cam kết ngoại bảng có giá trị 1.500 tỷ, hệ số chuyển đổi 100% và hệ số rủi ro 50%.
a. Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng TS, lãi suất bình quân tổng TS sinh lãi.
b. Tính chờnh lệch lói suất cơ bản, ROA, ROE.
c. Tính tỷ lệ an toàn vốn. Nhận xét về tỷ lệ này và đưa ra các biện pháp điều chỉnh cần thiết cho ngân hàng, với giả thiết vốn an toàn tối thiểu là 9% và vốn tự cú = vốn chủ sở hữu.
 Bài 7: Ngân hàng B có các số liệu sau: (Số dư bình quân, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản | Số dư | Lãi suất (%) | Nguồn vốn | Số dư | Lãi suất (%) |
Tiền mặt | 620 | Tiền gửi thanh toán | 1500 | 1,4 | |
Tiền gửi tại NHNN | 880 | 1,2 | Tiết kiệm ngắn hạn | 1820 | 4,8 |
Tiền gửi tại TCTD khác | 250 | 2,7 | TGTK trung và dài hạn | 1410 | 7,5 |
Chứng khoán kho bạc ngắn hạn | 420 | 4,2 | Vay ngắn hạn | 620 | 5,6 |
Cho vay ngắn hạn | 1900 | 9,8 | Vay trung và dài hạn | 1200 | 7,8 |
Cho vay trung hạn | 1570 | 12,5 | Vốn chủ sở hữu | 350 | |
Cho vay dài hạn | 850 | 13,5 | |||
Tài sản khác | 410 | ||||
Tổng Tài sản | 6 900 | Tổng Nguồn vốn | 6 900 |
 Biết thu khác = 37, chi khác = 95, tỷ lệ thuế thu nhập = 25%. 10% các khoản cho vay ngắn hạn quá hạn, 5% các khoản cho vay trung dài hạn quá hạn.
Trong tổng dư nợ, Nợ nhóm 1 chiếm 70%, Nợ nhóm 2 chiếm 20%, cũn lại là Nợ nhóm 3. Giá trị TSĐB của Nợ nhóm 2 là 600tỷ, Nợ nhóm 3 là 300tỷ. Số dư Quỹ dự phũng RRTD năm trước là 11tỷ.
a. Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng TS, lãi suất bình quân tổng TS sinh lãi.
b. Tính chờnh lệch lói suất cơ bản, ROA, ROE.
 Bài 8: Một ngân hàng có số liệu về tình hình huy động vốn như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn | Số dư | LS (%) | Nguồn vốn | Số dư | LS (%) |
1. Tiền gửi của TCKT | 69.085 | 3. Vốn vay | 168.545 | ||
1.1. Tiền gửi thanh toán | 35.724 | 1,8 | 3.1. Vay NHNN | 3.610 | 4,2 |
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn £12 tháng | 33.361 | 4,7 | 3.2. Vay các TCTD khác | 9.913 | 5,7 |
2. Tiền gửi của cá nhân | 178.317 | 3.3. Phát hành giấy tờ có giá | 155.022 | ||
2.1. Tiền gửi thanh toán | 28.243 | 2,4 | – Kỳ phiếu 9 thỏng | 62.396 | 7,2 |
2.2. Tiết kiệm £ 12 tháng | 62.506 | 6,5 | – Trái phiếu 2 năm | 62.967 | 7,9 |
2.3. Tiết kiệm > 12 tháng và £ 24 tháng | 67.059 | 8,8 | – Chứng chỉ tiền gửi 6 tháng | 29.659 | 7,1 |
2.4. Tiết kiệm > 24 tháng | 20.509 | 9,6 | 4. Vốn uỷ thác đầu tư | 4.408 | 0 |
 Tổng vốn huy động = 420. 355 trđ
Biết: – Tỷ lệ DTBB với tiền gửi và giấy tờ cú giỏ £ 12 tháng là 10%, từ 12 tháng đến 24 tháng là 4%.
Ngoài ra NH cũn dự trữ vượt mức 7% so với toàn bộ tiền gửi.
– Chi phí trả lói chiếm 80% tổng chi phí, tỷ lệ tài sản sinh lời trong tổng tài sản là 73,5%, vốn chủ sở hữu là 34.210 triệu đồng, các khoản thu khác là 3.327 trđ.
– Thuế suất thuế TNDN là 25%
a. Xác định mức dự trữ phù hợp trong ngân hàng.
b. Xác định tỷ lệ sinh lời tối thiểu của tài sản sinh lời để đảm bảo hoà vốn.
c. Xác định tỷ lệ sinh lời cần thiết của tài sản sinh lời để đảm bảo tỷ lệ ROE dự kiến là 14%.
 Bài 9: Một ngân hàng có tình hình về nguồn vốn như sau (số dư bỡnh quõn năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng):
Khoản mục | Số dư | LS (%) | Khoản mục | Số dư | LS (%) |
1. Tiền gửi của TCKT | 2. Tiền gửi của dân cư | ||||
– Tiền gửi thanh toán | 500 | 1,5 | – Tiết kiệm không kỳ hạn | 250 | 2,4 |
– Tiền gửi không kỳ hạn phi giao dịch | 170 | 2,2 | – Tiết kiệm có kỳ hạn | 480 | 6,9 |
– Tiền gửi có kỳ hạn | 220 | 5,8 | 3. Vốn vay | 215 | 7,5 |
4. Vốn chủ sở hữu | 150 |
 Biết: chi phí khác ngoài chi phí trả lãi là 46 tỷ, thu khác ngoài thu lãi là 12 tỷ, thuế suất thuế TNDN là 25%.
a. Xác định tỷ lệ chi phí vốn bình quân cho toàn bộ nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng.
b. Nếu ngân hàng sử dụng 70% nguồn vốn huy động từ bên ngoài vào tài sản sinh lời thì tỷ lệ sinh lời tối thiểu của tài sản sinh lời là bao nhiêu để đảm bảo hoà vốn?
c. Nếu NH dự kiến tỷ lệ ROA là 0,9%, xác định tỷ lệ sinh lời cần thiết của tài sản sinh lời để đảm bảo tỷ lệ ROA dự kiến.
Chi phí vốn bình quân vốn của nguồn vốn huy động từ bên ngoài = (Chi phí trả lãi + Chi phí khác)/ Tổng vốn huy động từ bên ngoài.
 Bài 10: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 170 triệu, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi cuối kỳ. Hết 12 tháng, khách hàng đã mang 90 triệu đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng. Ngân hàng có cách thu gốc và lãi nào? Hãy bình luận về cách xử lý mà anh/chị đưa ra.Biết lý do không trả được nợ là khách quan, NH đã đồng ý cho gia hạn. Qua 6 tháng gia hạn, khách hàng vẫn không trả được nợ. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, NH đã bán tài sản thế chấp và thu được 150 triệu (sau khi trừ chi phí bán). Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 150% lãi suất trên hợp đồng tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?
 Bài 11: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 70 triệu, lãi suất 11%/ năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ, trả lãi 2 lần trong kỳ. Đến tháng 12, khách hàng mang 50 triệu đến trả, phần còn lại NH chuyển nợ quá hạn. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, NH đã bán tài sản thế chấp và thu được 65 triệu (sau khi trừ chi phí bán). NH có cách thu gốc và lãi nào? Giả thiết khách hàng đã trả lãi 6 tháng đầu năm. Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 140% lãi suất trên hợp đồng tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?
 Bài 12: NH A nhận được yêu cầu chiết khấu sổ tiết kiệm của khách hàng vào ngày 15/06/200X. Số tiền ghi trên sổ là 100trđ, kỳ hạn 1 năm, gửi vào ngày 15/08/200X-1, lãi suất 1,2%/tháng, trả lãi cuối kỳ. Lãi suất chiết khấu hiện tại của NH là 1,5%/tháng. Nếu rút trước hạn khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn là 0,35%/th. Tính số tiền khách hàng được nhận về. Chiết khấu giúp khách hàng lợi hơn rút tiền trước hạn bao nhiêu tiền?
 Bài 13: Ngày 15/06/200X, NH A nhận được yêu cầu chiết khấu của khách hàng một lượng trái phiếu do NH B phát hành vào ngày 15/08/200X-2, có mệnh giá là 250tr, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 11%/năm, trả lãi cuối hàng năm. NH mua lại trái phiếu với giá bằng 108% mệnh giá. Tính lãi suất chiết khấu của ngân hàng. Tính lãi suất sinh lời thực của trái phiếu vào năm thứ hai sau khi chiết khấu đối với nhà đầu tư với giả thiết nhà đầu tư mua trái phiếu từ đầu năm thứ hai (200X-1) với giá bằng mệnh giá.
 Bài 14: Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/X. Khách hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ, thời hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ, đồng thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 10 tỷ. Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào?
 Bài 15: Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý III năm 2007, doanh nghiệp Minh Trang đã gửi hồ sơ vay vốn lưu động đến NH NN&PTNT M kèm kế hoạch kinh doanh. Trong giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, mức vay là 500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau
– Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý là 800 triệu đồng
– Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu
– Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu
– Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu
– Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng là 720 triệu
– Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu
Theo anh/chị, ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp đề nghị không? Tại sao?
Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ vay NH M để thực hiện dự án này. NH chỉ cho vay tối đa 70% giá trị của TSTC.
 Bài 16: Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay để thực hiện một hợp đồng nhận mua và lắp đặt trạm biến áp theo phương thức cho vay từng lần. Tổng giá trị hợp đồng khoán gọn trị giá 5 tỷ (giả thiết hợp đồng đảm bảo nguồn thanh toán chắc chắn), thời gian thực hiện hợp đồng từ 1/4/200X đến 1/10/200X. Bên A ứng trước 1,5 tỷ, số tiền còn lại sẽ được thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình bàn giao 1 tháng. Trong tháng 3, công ty có xuất trình một hợp đồng đã ký để mua máy biến áp trị giá 3,8 tỷ, phải thanh toán tiền ngay trong tháng sau. Biết vốn tự có công ty tham gia vào công trình là 300 triệu, tổng chi phí cho vận chuyển và lắp đặt thiết bị là 450 triệu; lãi suất cho vay hiện hành 1,1%/tháng.
Yêu cầu:
- Đưa ra quyết định/kiến nghị về việc cho vay đối với Công ty. Giải thích.
- Nếu cho vay, xác định quy mô, thời hạn cho vay, số tiền lãi và gốc được trả mỗi lần, biết rằng gốc được trả làm 2 lần bằng nhau khi Công ty có nguồn thu.
 Bài 17:
Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng X 3,7 tỷ đồng để thi công công trình đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt). Công ty đề nghị được vay 7 tháng, từ tháng 6/200X, lãi suất 1,05%/tháng. Giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/6 đến 1/11/200X. Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị hợp đồng và giữ lại 15% đến khi hết hạn bảo hành (1 năm). Phần còn lại thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình được bàn giao 1 tháng. Lãi định mức xây lắp là 10% giá trị hợp đồng. Đơn vị đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm 40% tổng chi phí.
 Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không? Nếu có, mức cho vay là bao nhiêu? Thời hạn vay tối đa là bao lâu? Thu nợ vào những thời điểm nào và số gốc, lãi thu được mỗi lần biết vốn vay sẽ được trả làm 2 lần bằng nhau khi công ty có nguồn thu.
 Bài 18:
Công ty thương mại Sao mai muốn xin hạn mức vay vốn lưu động ngân hàng NN&PTNT X là 18 tỷ đồng. Công ty trình bản báo cáo tài chính gần nhất (số dư bình quân cả năm, đơn vị tính: tỷ đồng)
TÀI SẢN | Số dư | NGUỒN VỐN | Số dư |
1. TSLĐ | 32,5 | 1. Nợ phải trả | 22,5 |
– Vốn bằng tiền | 0,5 | – Các khoản phải trả | 10 |
– Các khoản phải thu | 2 | – Vay ngắn hạn ngân hàng X | 12,5 |
– Hàng dự trữ | 30 | ||
2. TSCĐ | 90 | 2. Vốn chủ sở hữu | 100 |
– Nguyên giá | 250 | ||
– Hao mòn luỹ kế | (160) | ||
Tổng Tài sản | 122,5 | Tổng Nguồn vốn | 122,5 |
 Doanh thu thuần: 190
Thu nhập ròng sau thuế: 12,3
Hiện tại Công ty đang vay ngân hàng theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức này gây nhiều khó khăn cho công ty, hơn nữa nhu cầu vay phát sinh thường xuyên nên công ty đề nghị ngân hàng chuyển thành phương thức cho vay theo hạn mức. Công ty cũng trình phương án mở rộng dự trữ để tăng thêm doanh thu 10% trong năm sau. Hãy phân tích và đưa ra phán quyết. Biết vòng quay vốn lưu động năm sau của Công ty không thay đổi.
 Bài 19:
Ngày 15/12/200X Công ty CP A gửi chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn với mức đề nghị hạn mức tín dụng năm 200X+1 là 3.000 tr đồng để phục vụ kế hoạch sản xuất trong quý.
Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ngân hàng đã thống nhất với công ty các số liệu sau đây:
Nội dung | Số tiền (triệu đồng) |
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào năm 200X+1 | 12.910 |
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong năm 200X+1 | 9.875 |
TS lưu động bình quân năm 200X | 6.150 |
Doanh thu thuần năm 200X | 21.525 |
Vốn lưu động tự có và huy động khác của công ty | 3.660 |
Tổng giá trị TS thế chấp của công ty | 4.150 |
 Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định HMTD năm 200X+1 cho công ty là 2.905 triệu đồng.
Trong 10 ngày đầu tháng 01/200X+1, công ty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với công ty:
– Ngày 2/01: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu
– Ngày 3/01: cho vay để mua NVL: 386 tr
– Ngày 8/01: cho vay để mua ô tô tải: 464 tr
– Ngày 9/01: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr
– Ngày 10/01: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Yêu cầu:
– Nhận xét về HMTD mà cán bộ tín dụng đề nghị.
– Xem xét và đề nghị hướng giải quyết cho những nhu cầu vay của DN.
Biết rằng
– Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công ty
– Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.
– Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.
– Dư nợ vốn lưu động đầu quý 1/200X+1 của công ty là 700 tr đồng
 Bài 20:
Trước 5/200X Công ty cao su Đồng Nai gửi đến NH hồ sơ vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng sản xuất (công trình tự làm). Sau khi xem xét và thẩm định dự án đầu tư NH đã thống nhất với công ty về các số liệu sau:
– Chi phí xây lắp: 2.500 triệu.
– Chi phí XDCB khác: 800 triệu
– Chi phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị: 3.210 triệu
– Vốn tự có của công ty tham gia thực hiện dự án bằng 30% tổng giá trị dự án
– Các nguồn khác tham gia dự án: 280 triệu
– Lợi nhuận công ty thu được hàng năm sau khi đầu tư là 2.250 triệu (tăng 25% so với trước khi đầu tư)
– Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: 20%
– Giá trị tài sản thế chấp: 6.170 triệu, NH cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp
– Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án đều được dùng trả nợ NH
– Nguồn vốn khác dùng để trả nợ NH là: 80,5 triệu/năm
– Khả năng nguồn vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu vay của công ty
– Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của công ty cuối ngày 4/6/200X là 850 triệu
– Dự án khởi công 1/5/200X và dự định hoàn thành đưa vào sử dụng 1/11/200X.
 Trong 6/200X công ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 5/6: Vay thanh toán tiền mua xi măng, cát sỏi: 195 triệu
Vay cho CBCNV đi nghỉ mát: 50 triệu
Ngày 8/6: Vay thanh toán tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu
Vay mua mủ cao su: 200 triệu
Ngày 10/6: Vay để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 200 triệu
Vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu
Yêu cầu: a. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án.
b. Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh và giải thích các trường hợp cần thiết
 Bài 21: Căn cứ số liệu Bài 6, hãy tính
a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 2%/năm. Tính Rủi ro LS trong 3 tháng tới và Chênh lệch lãi suất dự kiến.
b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.
 Bài 22: Căn cứ số liệu Bài 7, hãy tính
a. Giả sử lãi suất 2 tháng đầu năm sau tăng 2,4%/năm. Tính Rủi ro LS trong 3 tháng tới và Chênh lệch lãi suất dự kiến.
b. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.
 Bài 23: Giả sử một NHTM sẽ có những dòng tiền vào và ra trong tuần tới như sau:
- Số tiền gửi bị rút ra là 33 tỷ đồng;
- Doanh số thu hồi nợ vay của khách hàng là 108 tỷ đồng;
- Chi tiền cho chi phí hoạt động là 51 tỷ đồng;
- Doanh số cho vay phát sinh là 294 tỷ đồng;
- NH dự kiến thanh lý một số tài sản trị giá 18 tỷ đồng, thu tiền ngay;
- Doanh số tiền gửi mới là 670 tỷ đồng;
- NH dự định vay trên thị trường liên NH 43 tỷ đồng;
- Thu nhập từ dịch vụ phi lãi là 27 tỷ đồng;
- Doanh số thu nợ trên thị trường liên NH là 23 tỷ đồng; và
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông 140 tỷ đồng.
 Thay đổi trạng thái thanh khoản ròng (= Thay đổi Cung TK – Thay đổi Cầu TK) của NH trong tuần tới như thế nào?
 C. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT
 1. Khái niệm: là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc, kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng.
2. Ví dụ: Tại thời điểm t, một NH có nguồn vốn và tài sản như sau (đơn vị tỷ đ, lãi suất bquân năm):
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
120 | 6% | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
150 | 4% |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
80 | 10% | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 50 | 7% |
Tổng Tài sản | 200 | Tổng Nguồn vốn | 200 |
 Tài sản nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn sắp đến hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,…. và khi tái đầu tư thì sẽ được trả theo lãi suất thị trường
Tài sản không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay trung-dài hạn, đầu tư trung-dài hạn,… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác định trước hoặc không sinh lãi.
Nguồn vốn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền gửi ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,… và khi huy động nguồn vốn bổ sung thì sẽ phải trả theo lãi suất thị trường
Nguồn vốn không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền gửi trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,… có lãi suất cố định hoặc không phải trả lãi.
Chú ý: mặc dù có được nhận lãi với Tiền gửi tại NHNN hay Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, và phải trả lãi đối với vốn huy động từ Tiền gửi thanh toán của tổ chức/cá nhân, những lãi suất của khoản tiền ít khi thay đổi theo lãi suất thị trường nên NH có thể coi những khoản tiền này không nhạy cảm với lãi suất.
Chênh lệch thu chi lãi[SUB]t[/SUB] = Thu lãi – Chi lãi = (120 x 6% + 80 x 10%) – (150 x 4% + 50 x 7%)
 Giả sử tại thời điểm (t+1) lãi suất thị trường tăng thêm 2%/năm đối với cả tài sản và nguồn vốn. Khi đó những tài sản và nguồn vốn ngắn hạn (nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất cao hơn trước đây 2%, còn những tài sản và nguồn vốn dài hạn (không/kém nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất không đổi.
 (Chênh lệch thu chi lãi)[SUB]t+1[/SUB] = Thu lãi – Chi lãi = (120 x 8% + 80 x 10%) – (150 x 6% + 50 x 7%)
Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = (Chênh lệch thu chi lãi[SUB]t+1[/SUB]) – (Chênh lệch thu chi lãi[SUB]t[/SUB])
= 120 x (8% – 6%) – 150 x (6% – 4%)
= (120 – 150) x 2% = (-30) x (2%) = (-0,6) tỷđ
= (TS NC LS – NV NC LS ) x Mức thay đổi LS
= Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất
 Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS
= (-0,6) / 200 = (-0,3%) /năm
 Chú ý: nếu LS tăng → Mức thay đổi LS > 0
nếu LS giảm → Mức thay đổi LS < 0
- Nguyên nhân gây ra Rủi ro Lãi suất
 Như vậy, khi lãi suất tăng đã làm chi phí trả lãi tăng nhiều hơn thu lãi, làm cho Chênh lệch thu chi từ lãi giảm đi (-0,6 tỷđ). Nguyên nhân là do:
(1) Sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn → Khe hở LS ≠ 0. Nếu khe hở LS = 0, cho dù lãi suất có tăng hay giảm, Chênh lệch thu chi lãi sẽ không thay đổi
(2) Lãi suất thị trường thay đổi ngược chiều với dự kiến của NH. Trong ví dụ trên, khi duy trì khe hở lãi suất < 0, NH dự kiến lãi suất giảm (Mức thay đổi LS < 0), nhưng thực tế là LS tăng lên (Mức thay đổi LS > 0), làm thu nhập từ lãi của NH giảm → RRo LS xảy ra.
(3) NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Nếu NH thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng/giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và không có rủi ro LS.
 Nếu NH duy trì Khe hở nhạy cảm LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ thuận):
– Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng
– Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm
Nếu NH duy trì Khe hở LS nhạy cảm < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ nghịch):
– Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm
– Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng
Do vậy, khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS dương
khi NH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS âm
 Rủi ro LS có thể phản ánh bằng sự thay đổi (tổn thất) trong thu nhập tương lai khi LS thay đổi:
(1) Số tuyệt đối:
Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất
(2) Số tương đối:
Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS
= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TS
hay:
Thay đổi Chênh lệch lãi suất cơ bản = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TSSL
= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TSSL
 4. Hạn chế rủi ro lãi suất
4.1 Duy trì khe hở lãi suất bằng 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn): Phương pháp rất khó áp dụng trong thực tế vì Ngân hàng thường huy động phần lớn nguồn vốn ngắn hạn, nhưng lại có nhu cầu cho vay/đầu tư trung dài hạn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc chiến lược đầu tư của ngân hàng, nên Khe hở nhạy cảm LS thường < 0. Hơn nữa, việc điều chỉnh Khe hở nhạy cảm lãi suất thường xuyên theo sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào cũng dễ dàng (ví dụ ngân hàng không thể hoàn trả lãi tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng khi lãi suất giảm, hay thu hồi tiền cho vay ngay khi lãi suất tăng).
 4.2 Hoán đổi LS (interest rate swap)
Giả sử có 2 tổ chức tín dụng:
– Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR.
– Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%).
Sau đây là BCĐKT của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất
– Ngân hàng A:
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
450 | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
300 | LIBOR | |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
50 | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 200 | 10% | |
Tổng Tài sản | 500 | Tổng Nguồn vốn | 500 |
 – Công ty tài chính B:
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
150 | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
320 | LIBOR + 1% | |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
280 | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 110 | 12% | |
Tổng Tài sản | 430 | Tổng Nguồn vốn | 430 |
 A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký hợp đồng đổi chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất 10%. B vay ngắn hạn (cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%).
Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai bên không cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi.
 Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
450 | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
400 | LIBOR | |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
50 | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 100 | 10% | |
Tổng Tài sản | 500 | Tổng Nguồn vốn | 500 |
 A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để có được 100tỷ mà B vay hộ và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x LIBOR).
→ A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí.
A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để trả cho B do B vay hộ nguồn ngắn hạn.
Lãi của A = [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)]
= 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% – LIBOR + 0,75%)
= 100 tỷ x 0,75%
 Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
150 | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
220 | LIBOR + 1% | |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
280 | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 210 | 12% | |
Tổng Tài sản | 430 | Tổng Nguồn vốn | 430 |
 B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có được 100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x 12%).
→ B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm chi phí.
B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có nguồn ngắn hạn vay hộ cho A.
Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+ 1%)]
= 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% – 10% – LIBOR – 1%)
= 100 tỷ x 0,25%
 Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất khi xảy ra rủi ro lãi suất.
 4.3 Sử dụng lãi suất thả nổi: khi đó thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi của NH sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, NH khó áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản huy động và đầu tư/cho vay ngắn hạn (kỳ hạn ≤ 12 tháng). Do đó, trong khoảng thời gian đang xem xét (1 tuần, 1 tháng tới, 3 tháng tới,…) vẫn có một số tài sản/nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất, khiến cho khe hở LS có thể ≠ 0. Phương pháp này chỉ có thể giúp giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất chứ không thể loại trừ hoàn toàn Rủi ro lãi suất.
4.4 Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn
Giả sử một Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN | NGUỒN VỐN | ||
TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) |
150 | NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) |
320 |
TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) |
280 | NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) | 110 |
Tổng Tài sản | 430 | Tổng Nguồn vốn | 430 |
 Ngân hàng có Khe hở lãi suất âm, nên nếu lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ giảm. Khi lãi suất tăng, giá của trái phiếu cũng giảm. Ngân hàng ký hợp đồng bán 100tỷ mệnh giá Trái phiếu với giá 108tỷ, giao sau 3 tháng.
Sau 3 tháng, nếu lãi suất tăng như NH dự kiến, giá trái phiếu sẽ giảm xuống (ví dụ còn 102 tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 102 tỷ và nhận được 108 tỷ. Lãi của giao dịch này là 6tỷ, sẽ bù cho tổn thất do Chênh lệch thu chi lãi giảm đi khi lãi suất tăng.
Nếu sau 3 tháng, LS không tăng mà giảm xuống làm giá Trái phiếu tăng lên (ví dụ 115tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 115tỷ và nhận được 108 tỷ. Lỗ của giao dịch này là 7tỷ, sẽ được bù đắp bởi lãi do Chênh lệch thu chi lãi tăng đi khi lãi suất giảm.
 Đối với NH có khe hở lãi suất dương, NH tiến hành giao dịch ngược lại (ký hợp đồng mua trái phiếu với giá hiện tai, nhưng nhận trong tương lai).
 D. ĐÁP ÁN BÀI TẬP
 Bài 1:
- Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần
 i[SUB]k[/SUB] = 0,65% x 3 = 1,95%/3th
NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] = (1 + i[SUB]k[/SUB])[SUP]n[/SUP] –1 = (1 + 1,95%)[SUP]3[/SUP] – 1 =
NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB] = NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] / (1-10%) =
i [SUB]hàng thỏng[/SUB] = (1 + NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB])[SUP]1/9[/SUP] – 1 =
- Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước
 NEC = I/(1-I) = 8% / (1 – 8%) =
NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB] = NEC [SUB]chưa cú dự trữ[/SUB] / (1-10%) =
i [SUB]hàng thỏng[/SUB] = (1 + NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB])[SUP]1/12[/SUP] – 1 =
- Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần
 i[SUB]k[/SUB] = 8,5%/2 = 4,25%/6th
NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] = (1 + i[SUB]k[/SUB])[SUP]n[/SUP] –1 = (1 + 4,25%)[SUP]2[/SUP] – 1 =
NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB] = NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] / (1-10%) =
i [SUB]hàng thỏng[/SUB] = (1 + NEC [SUB]cú dự trữ[/SUB])[SUP]1/12[/SUP] – 1 =
Bài 2:
a. Tiền gửi loại 18 tháng:
– Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng: NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] = (1 + 0,7%x3)[SUP]6[/SUP] – 1 =
NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng: NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] = 0,75% x 18 =
NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
– Trả lãi trước, lãi suất 0,68%/tháng: I = 0,68% x 18 = 12,24%/18th
NEC [SUB]chưa có dự trữ[/SUB] = I/(1-I) = 12,24%/ (1 – 12,24%) =
NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
b. Tiền gửi loại 12 tháng:
– Trả lãi 2 lần trong kỳ, lãi suất 0,67%/tháng: NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,72%/tháng: NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
– Trả lãi trước, lãi suất 0,65%/tháng: NEC [SUB] cú dự trữ[/SUB] =
 Bài 3:
- Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 11,2%/năm, trả lãi trước.
 LS trả sau hàng năm = 11,2%/(1 – 11,2%) = 12,61%/năm
LS tương đương hàng tháng = (1 + 12,61%)[SUP]1/[/SUP][SUP]1[/SUP][SUP]2[/SUP] -1 = 0,99%/th
- Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 11,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.
 NEC ko cú dự trữ = (1 + 11,5%/2)[SUP]2[/SUP] -1 = 11,83%/12th
LS tương đương hàng tháng = (1 + 11,83%)[SUP]1/[/SUP][SUP]1[/SUP][SUP]2[/SUP] -1 = 0,94%/th
 So sánh ưu thế của mỗi cách huy động:
– So sánh giữa trả lãi trước và trả lãi nhiều lần trong kỳ
– So sánh giữa Tiền vay (KP) và Tiền gửi (TK) (xem SGK, phần Đặc điểm của Tiền gửi và Tiền vay trong Chương 3)
 Bài 4: a. Tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 0,72%/tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ. Lãi không được rút ra hàng tháng sẽ được đưa vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng với lãi suất 0,25%/tháng.
Lãi suất nhận được mỗi tháng từ tài khoản tiết kiệm là: 0,72%
Số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán sau 12 tháng là:
NEC [SUB]chưa có dự trữ [/SUB]= 0,72% x [(1+ 0,25%)[SUP]12[/SUP] -1]/0,25% = 8,76% /năm
NEC [SUB]có dự trữ [/SUB]= 8,76% / (1-10%) = 9,73%/năm
 b. Trái phiếu NH 2 năm, lãi suất 8,5%/năm, lãi trả đầu hàng năm, gốc trả cuối kỳ.
Lãi suất trả cuối hàng năm = 8,5% / (1 – 8,5%) = 9,29 % /năm
NEC = (1+ 9,29 %)[SUP]2[/SUP] – 1 = 19,44% / 2năm
Lãi suất tương đương trả hàng năm = (1 + 19,44%)[SUP]½[/SUP] -1 = 9,29%/năm
Vậy chi phí của Trái phiếu 2 năm thấp hơn Tiết kiệm 12 tháng
 Bài 5:
Thu lãi = 580 x 1% + 820 x 2% + 1480 x 5,5% + 4.850 x (1-7%) x 9.5% + 3250 x (1-7%) x 10,5% + 3250 x (1-7%) x 11,5% = 1.197,05
Chi lãi = 3.550 x 2% + 3.850 x 6,5% + 3.270 x 7,5% + 2.030 x 6% + 2.450 x 8,1% = 886,75
c. Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 1197,05 – 886,75 = 310,30
CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 310,30/ 15.800 = …..(%)
CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 310,30/(15.800 – 1050 – 520) = …..(%)
LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác) = 310,30 + (45-35) = 320,30
LNST = 320,30 x (1- 0,25) = 240,225
ROA = 240,225/ 15.800 =
ROE = 240,225/ 650 =
 Bài 6:
a. Thu lãi = 180 x 1,5% + 250 x 2,5% + 420 x 4% + 2.310 x (1-10%) x 9,5% + 1.470 x (1-5%) x 11,5% + 1.850 x (1-5%) x 13,5% = 621,115
Chi lãi = 1580 x 1,5% + 1850 x 5,5% + … …..+ 1.250 x 8,8% = 391,05
TSSL = 7.310 – (420 + 410) = 6.480
LS bq TNV = Chi lãi/ NV =
LS bq TTS = Thu lãi / TS =
LS bq TSSL = Thu lãi / TSSL =
b. Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 621,115 – 391,05 = 230,065
CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 230,065/7.310 = 3,15 %/năm
CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 230,065 / 6.480 = 3,55 (%)/năm
LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác) = 230,065 + (59 – 125) = 164,065
LNST = 164,065 x (1- 0,25) = 123,05
ROA = 123,05 / 7.310 =
ROE = 123,05 / 350 =
c. TS điều chỉnh RR = 620 x 0 + 880 x 0,1 + …. + 410 x 1 + 1500 x 0,8 = 5.226
Hệ số an toàn vốn = 350 / 5226 = 6,7% < 9%
Điều chỉnh:
– Tăng vốn tự có bằng cách huy động thêm vốn góp, giữ lại LN, phát hành TPhiếu chuyển đổi kỳ hạn dài,….
– Giảm TS điều chỉnh RR bằng cách điều chỉnh cơ cấu TS theo hướng tăng TS an toàn, giảm TS rủi ro
 Bài 7:
Thu lãi = 880 x 1,2% + 250 x 2,7% + 420 x 4,2% + 1.900 x (1-5%) x 9.8% + 1.570 x (1-10%) x 12,5% + 850 x (1-10%) x 13,5% = 491,74
Chi lãi = 1500 x 1,4% + 1820 x 4,8% + … …..+ 1.200 x 7,8% = 342,43
a. LS bq TNV = Chi lãi/ NV =
LS bq TTS = Thu lãi / TS =
LS bq TSSL = Thu lãi / TSSL =
b. Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 491,74 – 342,43 = 149,31
CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 149,31/6900 = 2,16 %/năm
CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 149,31/(6900 – 620 – 410) = 2,54 (%)/năm
Tính chi phí dự phòng RRTD phải trích trong kỳ:
Tổng dư nợ = 1900 + 1570 + 850 = 4320
Dự phòng chung = 4320 x 0,75% = 32,4
DPRR Nợ nhóm 2 = (4320 x 20% – 600) x 5% = 13,2
DPRR Nợ nhóm 3 = (4320 x 10% – 300) x 20% = 26,4
Chi phí DPRR phải trích = (13,2 + 26,4 + 32,4) – 11 = 61
LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác – DPRR) = 149,31 + (37-95-61) = 30,31
LNST = 30,31 x (1- 0,25) = 22,73
ROA = 22,73 / 6900 =
ROE = 22,73 / 350 =
 Bài 8:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn = 420.355 + 34.210 = 454.565 trđ
TSSL = 454.565 x 73,5% = 334.105,3
Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn ≤12[SUP]th[/SUP] = 69.085 + 28.243 + 62506 + 62.396 + 29.659 = 251.889
Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn 12-24[SUP]th[/SUP] = 67.059 + 62.967 = 130.026
Tổng tiền gửi = 69.085 + 178.317 = 247.402
- Số tiền cần dự trữ = 251.889 x 10% + 130.026 x 4% + 247.402 x 7% = 47.708,08 trđ
- Để đảm bảo hòa vốn thì Doanh thu = Chi phí
 Doanh thu = 334.105,3 x Tỷ lệ sinh lời của TSSL + 3.327
Chi phí = Trả lãi tiền gửi/80% = 27.111,13 / 0,8 = 33.888,92
Vậy để hòa vốn, TSSL cần được đầu tư với lãi suất sinh lời bình quân là:
(33.888,92 – 3.327) / 334.105,3 = 9,14%
c. Để ROE = 14% thì LNST = 34.210 x 14% = 4.789,4
LNTT = 4.789,4 / (1-28%) = 6.651,94
Vậy (334.105,3 x Tỷ lệ sinh lời của TSSL + 3.327) – 33.888,92 = 6.651,94
Tỷ lệ sinh lời của TSSL = (6.651,94+ 33.888,92 – 3.327) / 334.105,3 = 11,14%
d.Để tỷ lệ sinh lời cần thiết của TSSL là 12,24% và ROE = 14% thì cần có lượng TSSL là:
TSSL = (6.651,94+ 33.888,92 – 3.327) / 12,24% = 304.034,84 trđ
Bài 9:
a. Tổng nguồn vốn huy động từ bên ngoài (Vốn huy động) =
= 500 + 170 + 220 + 250 + 480 + 215 = 1.835trđ
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Vốn huy động + Vốn chủ sở hữu = 1.835 + 150 = 1.985 trđ
Chi trả lãi = 500 x 1,5% + 170 x 2,2% + 220 x 5,8% + 250 x 2,4% + 480 x 6,9% + 215 x 7,5%
= 79,245
Tổng chi phí huy động vốn = Chi trả lãi + Chi phí khác = 79,245 + 46 = 125,245
Chi phí vốn bình quân = 125,245 / 1835 = 6,83%
 b. Tài sản sinh lời = 1835 x 70% = 1284,5
Gọi tỷ lệ sinh lời của TSSL để đảm bảo hòa vốn là X
Doanh thu = Thu lãi + Thu khác = 1.284,5 x X + 12
Chi phí = 125,245
Khi NH hòa vốn, Doanh thu = Chi phí, do đó:
1.284,5 x X + 12 = 125,245
Vậy X = 8,816%
c. Gọi tỷ lệ sinh lời cần thiết của tài sản sinh lời để đảm bảo tỷ lệ ROA = 0,9% là Y
ROA = LNST / TS = LNST / 1.985 = 0,009
LNST = 0,009 x 1.985 = 17,865
LNST = LNTT x (1 – 0,25) → LNTT = 17,865 / (1 – 0,25) = 23,820
LNTT = Doanh thu – Chi phí = (1.284,5 x Y + 12) – 125,245 = 23,820
Vậy Y = 10,68%
 Bài 10:
Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:
Gốc = 170tr
Lãi = 170 x 12% = 20,4tr
Tổng (Gốc + Lãi) = 190,4
Nhưng khách hàng mang đến có 90tr, NH có 3 cách thu nợ gốc và lãi như sau:
Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc
Lãi thu được = 20,4tr
Gốc thu được = 90 – 20,4 = 69,6tr ” Dư nợ = 170 – 69,6 = 100,4tr
Cách này áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, nợ quá hạn chỉ là tạm thời vi không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH (vẫn thu đủ lãi), mà nợ quá hạn lại không tồn tại lâu trên Bảng cân đối kế toán.
Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi
Gốc thu được = 90tr ” Dư nợ = 170 – 90 = 80tr
Lãi thu được = 0tr ” Lãi treo (Lãi chưa trả) = 20,4tr
Cách này áp dụng với những khách hàng không có khả năng trả nợ. NH tận dụng thu hết gốc để giảm nợ quá hạn.
Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả
Lãi thu được = (20,4/190,4) x 90 = 9,64tr ” Lãi treo = 20,4 – 9,64 = 10,76tr
Gốc thu được = (170/190,4) x 90 = 90 – 9,64 = 80,36tr ” Dư nợ = 170 – 80,36 = 89,64tr
Cách này áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ bình thường
Giả sử, NH thu nợ theo cách 3, sau 6 tháng gia hạn (đến tháng thứ 18), khách hàng phải trả:
Gốc = 89,64tr
Lãi phát sinh = 89,64 x 12%/2 = 5,38tr
Lãi treo = 20,4 – 9,64 = 10,76tr
Sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 30), khách hàng phải trả:
Gốc = 89,64tr
Lãi phát sinh = 89,64 x 12% x 150% = 16,16tr
Lãi treo = 10,76 + 5,38 = 16,14tr
Tổng Gốc và Lãi phải trả = 89,64 + 16,16 + 16,14 = 121,94tr
Giá trị tài sản thế chấp bán được = 150tr
NH phải trả lại cho khách hàng = 150 – 121,94 = 28,06tr
 Bài 11:
Khách hàng đã trả đủ lãi 6 tháng đầu năm. Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:
Gốc = 70tr
Lãi = 70 x 11%/2 = 3,85 tr
Tổng (Gốc + Lãi) = 73,85 tr
Nhưng khách hàng mang đến có 50tr, NH có 3 cách thu nợ gốc và lãi như sau:
Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc
Lãi thu được = 3,85 tr
Gốc thu được = 50 – 3,85 = 46,15tr ” Dư nợ = 70 – 46,15 = 23,15tr
Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi
Gốc thu được = 50tr ” Dư nợ = 70 – 50 = 20tr
Lãi thu được = 0tr ” Lãi treo (Lãi chưa trả) = 3,85 tr
Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả
Lãi thu được = (3,85/73,85) x 50 = 2,61tr ” Lãi treo = 3,85 – 2,61 = 1,24tr
Gốc thu được = (70/73,85) x 50 = 50 – 2,61 = 47,39 tr ” Dư nợ = 70 – 47,39 = 22,61 tr
 Giả sử, NH thu nợ theo cách 3, sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 24), khách hàng phải trả:
Gốc = 22,61 tr
Lãi phát sinh = 22,61 x 11% x 140% = 3,48tr
Lãi treo = 1,24 tr
Tổng Gốc và Lãi phải trả = 22,61 + 3,48 + 1,24 =
Giá trị tài sản thế chấp bán được = 65 tr [ NH phải trả lại cho khách hàng =
 Bài 12:
Nếu giữ sổ đến ngày 15/08/200X, khách hàng sẽ nhận được số tiền là:
100 x (1 + 1,2% x 12) = 114,4 trđ
Nếu rút trước hạn và hưởng lãi không kỳ hạn, khách hàng sẽ nhận được số tiền là:
100 x (1 + 0,35% x 10) = 103,5 trđ
Khi khách hàng đề nghị chiết khấu, NH coi như cho khách hàng vay trước số tiền sẽ được lĩnh (114,4trđ) trong 2 tháng với lãi suất 1,5%/tháng, số tiền lãi khách hàng phải trả là:
114,4 x 1,5% x 2 = 3,432 trđ
Vậy khách hàng sẽ nhận được số tiền là: 114,4 – 3,432 = 110,968 trđ > 103,5 trđ
 Bài 13:
Trái phiếu 2 năm, phát hành ngày 15/08/200X-2, lãi suất 11%/năm, trả lãi cuối hàng năm nên đến ngày 15/06/200X, chủ sở hữu đã nhận 1 kỳ lãi (năm 200X-1) và nếu giữ trái phiếu đến ngày 15/08/200X sẽ nhận được số tiền là:
250 x (1 + 11%) = 277,5 trđ
Ngày 15/06/200X, NH A nhận chiết khấu (mua lại) với giá bằng 108% mệnh giá, tức là với số tiền:
250 x 108% = 270 trđ
Như vậy, NH A đã cho khách hàng vay trước số tiền 277,5 trđ trong 02 tháng với chi phí 7,5trđ (=277,5 – 270). Vậy lãi suất chiết khấu (danh nghĩa) của NH là:
(7,5 x12) / (277,5 x 2) = 16,22%/năm
 Bài 14:
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu về vốn kinh doanh – Nguồn vốn sẵn có (Vốn tự có, vay NH khác, Tín dụng nhà cung cấp, Vay CBCNV….)
Một DN có thể vay vốn tại nhiều NH để tài trợ cho các phương án KD khác nhau, hoặc cùng 1 phương án kinh doanh. Vì vậy có thể xảy ra các tình huống sau:
TH1: DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác để tài trợ cho phương án KD khác ” không liên quan gì đến phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này ” vẫn giải ngân 20 tỷ
TH 2: DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này và có thông báo trước cho NH, NH đã xét đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ ” Nhu cầu giải ngân tiếp 20 tỷ là hợp lý ” vẫn giải ngân 20 tỷ
TH 3: DN vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này mà không thông báo trước cho NH, NH không biết đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ ” DN có dấu hiệu che giấu thông tin khi vay vốn để chiếm dụng vốn NH, nếu tiếp tục giải ngân DN có thể chiếm dụng số vốn nhiều hơn cần thiết hoặc giảm phần vốn tự có góp vào ” rủi ro tín dụng đối với DN tăng lên. Vì vậy tùy theo đánh giá mức độ RRo của cán bộ tín dụng mà có cách xử lý phù hợp:
– Giảm hạn mức tín dụng
– Không cho vay tiếp
– Không cho vay tiếp và thu hồi vốn vay trước hạn
– ….
Bài 15:
Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 1.480 trđ
Nguồn vốn tự có = 720 tỷđ [ Nhu cầu vay vốn NH = 1480 – 720 = 760 trđ
70% giá trị TSĐB = 490 trđ
Nếu cho vay 760 tr thì quá RR
Nếu cho vay 490 tr thì không đủ để thực hiện phương án KD, ảnh hưởng đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của NH.
NH sẽ xét các trường hợp sau:
1. Đề nghị DN bổ sung tài sản đảm bảo với giá trị tối thiểu bằng 400trđ (270/0,7=385trđ). Nếu được, NH giải ngân cho vay 760trđ
2. Đề nghị DN tìm các nguồn tài trợ khác (Vốn tự có, vay NH khác, Tín dụng nhà cung cấp, Vay CBCNV….). Nếu được, NH giải ngân cho vay 490trđ
3. Đề nghị DN tìm người bảo lãnh cho món vay 270trđ. Nếu được, NH giải ngân cho vay 760trđ
4. Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 270 trđ. Nếu được, NH giải ngân cho vay 760trđ
5. Đề nghị khách hàng điều chỉnh phương án kinh doanh để giảm bớt nhu cầu đầu tư. Nếu được, NH giải ngân cho vay 490trđ
6. Nếu không thể áp dụng giải pháp nào trong các giải pháp trên, NH từ chối cho vay vì quá RR.
Chú ý: mặc dù trên đơn xin vay DN chỉ đề nghị vay 500trđ, nhưng sau khi thẩm định lại thông tin trên hồ sơ TD, NH tính toán lại nhu cầu là760trđ, mà DN lại không vay tại NH khác, không có các nguồn tài trợ khác thì nếu NH cho vay 500tr cũng không đủ để thực hiện phương án KD trên ảnh hưởng đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của NH nên NH cũng không nên cho vay 500trđ.
 Bài 16:
Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 3,8 tỷ + 0,45 tỷ = 4,25 tỷ
Nguồn vốn tự có = 0,3 tỷ
Chủ đầu tư ứng trước = 1,5 tỷ
“ Nhu cầu vay vốn NH = 4,25 tỷ – 1,8 tỷ = 2,45 tỷ
Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,75 tỷ (= 5tỷ – 4,25tỷ), nguồn thanh toán chắc chắn, nên NH nên cho vay số tiền là 2,45 tỷ.
Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ, nhà thầu nhận được 1,5 tỷ vào 1/4, 1,75 tỷ (= 3,5 tỷ / 2) vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 và 1,75 tỷ vào 1/11 “thời gian cho vay 7 tháng từ 1/4 đến 1/11, thu nợ vào 1/9 và 1/11
Tại 1/9, gốc thu được = 2,45 tỷ / 2 = 1,225 tỷ
Lãi thu được = 2,45 tỷ x 1,1% x 5[SUP]th[/SUP] =
Tại 1/11, gốc thu được = 2,45 tỷ / 2 = 1,225 tỷ
Lãi thu được = 1,225 tỷ x 1,1% x 2[SUP]th[/SUP] =
 Bài 17:
Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 5tỷ – 10% x 5tỷ (lãi định mức) = 4,5 tỷ = Tổng chi phí
Nguồn vốn tự có = Chi phí khấu hao máy móc = 40% x 4,5 tỷ = 1,8tỷ
Chủ đầu tư ứng trước = 0,5 tỷ
” Nhu cầu vay vốn NH = 4,5 tỷ – 2,3 tỷ = 2,2 tỷ
Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,5 tỷ (= 5tỷ – 4,5tỷ), nguồn thanh toán chắc chắn vì đầu tư bằng ngân sách đã được duyệt, nên NH nên cho vay số tiền là 2,2 tỷ.
Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ, nhà thầu sẽ nhận được 0,5 tỷ vào 1/6, 1,875 tỷ vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, 1,875tỷ vào 1/12, và 0,75 tỷ vào 1/11/200X+1 ” thời gian cho vay là 6 tháng từ 1/6 đến 1/12, thu nợ vào 1/9 và 1/12
Tại 1/9, gốc thu được = 2,2 tỷ / 2 = 1,1 tỷ
Lãi thu được = 2,2tỷ x 1,05% x 3[SUP]th[/SUP] =
Tại 1/12, gốc thu được = 2,2 tỷ / 2 = 1,1 tỷ
Lãi thu được = 1,1 tỷ x 1,05% x 3[SUP]th[/SUP] =
 Bài 18:
Năm nay:
Vốn chủ sở hữu 100tỷ dùng để tài trợ TSCĐ (90tỷ) và TSLĐ (10tỷ)
Nguồn để tài trợ cho TSLĐ (32,5tỷ) gồm có VCSH (10tỷ), Tín dụng TM (10tỷ) và vay NH X (12,5 tỷ)
Năm sau:
Công ty cần vay NH để tài trợ cho các chi phí của mình nhưng không cần tài trợ cho toàn bộ CP trong năm mà chỉ cần đủ cho 1 vòng quay vốn. Vậy trước hết tính số vòng quay vốn năm nay = năm sau:
V[SUB]VLĐ[/SUB] = Doanh thu / TSLĐ = 190 / 32,5 = 5,8 vòng hay 6 vòng
Năm sau doanh thu tăng 10% nhưng vòng quay VLĐ không thay đổi, nên TSLĐ cần có là
TSLĐ = (190 x 1,1) / 5,8 = 36,03 tỷ
Vậy nhu cầu vốn lưu động của DN năm sau là 36,03 tỷ, nhưng DN đã có VCSH (10tỷ), Tín dụng thương mại (10tỷ), nên chỉ cần vay thêm NH 16,03tỷ.
 NH xét đến các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, vòng quay vốn, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán,…. và lịch sử tín dụng của DN để xem xét việc chuyển hình thức vay vốn từ trực tiếp từng lần sang HMTD. Nếu được thì HMTD được duyệt sẽ là 15 tỷ.
 Bài 19:
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức, nên hồ sơ vay vốn của công ty là hợp lý.
Mức vốn cho vay tối đa = 70% x 4.150 = 2.905
Chi phí sản xuất hàng quý = 12.910 + 9.875 = 22.785
Số vòng quay vốn lưu động trong quý = 21.525 / 6150 = 3, 5 vòng
Vậy nhu cầu vốn lưu động trong quý = 22.785 / 3,5 = 6510
Vốn LD tự có và nguồn huy động khác = 3.660
=> Mức vốn cho vay = 6.510 – 3.660 = 2.850 <2.905
Do đó nếu NH cấp hạn mức tín dụng thì sẽ chỉ cấp với mức 2850 tỷ
Cán bộ tín dụng đã xác định hạn mức tín dụng = mức cho vay tối đa. Mà nhu cầu vay vốn tối đa của DN thấp hơn mức cho vay tối đa. Ngoài mức cho vay tối đa, cán bộ tín dụng cần xét đến cả nhu cầu vay vốn tối đa của DN khi xét hạn mức TD, nên đề nghị của cán bộ tín dụng về hạn mức tín dụng cho công ty là sai.
Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu => Đề nghị này là sai vì việc cấp hạn mức tín dụng cho DN nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
Ngày 8/10: cho vay để mua ôtô tải: 464 triệu => Sai vì đây là việc tài trợ cho TSCĐ có thời hạn trên 1 năm, không phải là cho vay ngắn hạn.
Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr → NH không tài trợ tiền để DN nộp thuế TN vì Thuế TN là kết quả của hoạt động kinh doanh, phải được tài trợ bằng tiền thu được từ HĐKD, không phải là từ vốn vay NH.
NH chỉ giải quyết những nhu cầu vốn hợp lý sau:
– Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr
– Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Chú ý: Dư nợ VLĐ đầu kỳ ảnh hưởng đến số tiền có thể vay thêm trong kỳ.
Bài 20:
Tổng vốn đầu tư vào dự án = Chi phí xây lắp + Chi phí XDCB khác + Chi phí mua thiết bị và vận chuyển lắp đặt thiết bị
= 2.500 + 800 + 3.210 = 6.510
Vốn tự có của công ty = 6.510 x 30% = 1.953
Nguồn vốn khác tham gia dự án = 280
Lợi nhuận trước khi có dự án = 2.250 / (1 + 25%) = 1.800
Lợi nhuận của dự án = 2.250 – 1.800 = 450
Khấu hao hàng năm = 6.510 x 20% = 1.302
Mức cho vay tối đa = 70% Giá trị tài sản thế chấp = 6.170 x 70% = 4.379
Nhu cầu vay vốn NH = 6.510 – (1.953 + 280) = 4.277
Nhu cầu vay vốn NH của DN < Mức cho vay tối đa của NH → NH duyệt cho vay 4.277
Nguồn trả nợ NH hàng năm = Khấu hao hàng năm + LN + Nguồn vốn khác
= 1.302 + 450 + 80,5 = 1.832,5
Thời gian cho vay = Thời gian xây dựng + Thời gian trả nợ
= 6 tháng + (4.277 / 1.832,5) = 2,834 năm hay 2 năm 10 tháng
Cuối ngày 4/6, số tiền có thể vay thêm = 4.277 – 850 = 3.427
Ngày 8/6: NH duyệt cho vay thanh toán tiền mua máy móc thiết bị 600 triệu
→ số tiền có thể vay thêm = 3.427 – 600 = 2.832
Ngày 10/6: NH duyệt cho vay trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị: 10 triệu
→ số tiền có thể vay thêm = 2.832 – 10 = 2.822
NH không giải quyết các nhu cầu vay
1. thanh toán tiền mua xi măng, cát sỏi vì đây là nhu cầu về vốn lưu động (vốn ngắn hạn), không thuộc đối tượng tài trợ của dự án được duyệt
2. cho CBCNV đi nghỉ mát vì tiền để trang trải nhu cầu này phải lấy từ Quỹ phúc lợi của công ty
3. mua mủ cao su vì đây là nhu cầu về vốn lưu động (vốn ngắn hạn), không thuộc đối tượng tài trợ của dự án được duyệt
4. nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì thuế TNDN tính trên LN của doanh nghiệp, mà NH chỉ cho vay để DN có nguồn thanh toán các chi phí đầu vào cho hoạt động kinh doanh
Bài 21:
a. Tính Rủi ro LS:
TSNC LS = 420 + 2.310 = 2.730
NVNC LS = 1.850 + 770 = 2.620
Khe hở NC LS = 2.730 – 2.620= 110
Do khe hở NCLS >0 và lãi suất tăng nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ tăng trong 3 tháng tới
Thay đổi thu chi từ lãi = 110 x (2% x 3/12) = 0,55 tỷđ
Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS
= 0,55 / 7.310 = 0,00752% / 3tháng hay 0,03% / năm
Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS
= 3,15% + 0,03% = 3,18% /năm
 b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ TK TS
TS thanh khoản = 420 + 180 + 250 + 420 + (2.310 + 1.470 + 1.850) x 0,2 = 2.396
Tỷ lệ thanh khoản TS = 2.396 / 7.310 = 32,78%
 Bài 22:
 a. Tính Rủi ro LS:
TSNC LS = 420 + 1900 = 2.320
NVNC LS = 1820 + 620 = 2.440
Khe hở NC LS = 2.320 – 2.440 = (-120)
Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 2 tháng tới
Rủi ro LS = Thay đổi thu chi từ lãi = (-120) x (2,4% x 2/12) = (-0,48) tỷđ
Rủi ro LS = Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS
= (-0,48) / 6.900 = (-0,00696%)/2tháng hay (-0,0417%)/năm
Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS
= 2,16% – 0,0417% = 2,12%/năm
 b. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.
TS thanh khoản = 620 + 880 + 250 + 420 + 1900 x 15% + (1.570 + 850) x 5% = 2.576
Tỷ lệ thanh khoản TS = 2.576 / 6900 = 37,33%
 Bài 23:
Thay đổi Cung TK = 108 + 18 + 670 + 43 + 27 + 23 = 889 tỷ
Thay đổi Cầu TK = 33 + 51 + 294 + 140 = 518 tỷ
Thay đổi Trạng thái thanh khoản ròng = 889 – 518 = 371 tỷ
 tag: giáo học khóa ương trắc nghiệm viên tiếng anh pdf hà đại online môn ở đâu nguyễn kiều ebook việt nam lớp giảng viện dạng câu hỏi đăng dờn eximbank ueh đào tạo misa