Mái ấm tình thương chùa diệu pháp

 Mái ấm tình thương chùa diệu pháp

 Đức Phật dạy đời là biển khổ với những nỗi khổ căn bản như sinh, già, bệnh, chết… mà không một ai có thể tránh khỏi trong đời mình. Và như vậy, khổ sở là một thực trạng của đời sống. Già, bệnh… là khổ. Nhưng già bệnh mà không ai chăm sóc, không người thuốc thang, không nơi nương thân, lay lắt ngoài đường thì quả là tận cùng của kiếp nhân sinh. Không ai là không cảm thấy xót thương trước cảnh đấy. Đó là thực trạng của người già neo đơn không nơi nương tựa hiện nay. Và như vậy, nhiệm vụ cứu khổ cứu nạn được đặt lên vai chúng ta, những con người giàu lòng nhân ái và trách nhiệm.

 Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên phồn vinh, giàu có, sang trọng thì mặt trái của nó ngày càng bộc lộ rõ nét. Bên cạnh những khu đô thị sầm uất là những khu ổ chuột tồi tàn; bên cạnh những người giàu có, của ăn của để là những người chạy bữa ăn hang ngày là cả một kỳ công; bên cạnh những người có nhà cửa, gia đình, con cháu là những người không có thứ gì lận lưng ngoài một quãng đời chồng chất những điều cay đắng, tủi nhục và chua chát… Và để tồn tại họ phải lang thang xin ăn trên đường phố, hoặc có thể làm bất cứ điều gì để có cái ăn, kể cả phạm pháp, thậm chí có những người đã chọn cái chết như là một sự giải thoát. Thật đáng thương! bởi họ chẳng còn con đường nào khác.

 Họ có thể là người dân ở thành phố này, cũng có thể từ những tỉnh thành khác lang thang về đây để tìm cái ăn, cái mặc. Trong đó có cả những người có con cháu hẳn hoi, nhưng rồi không chịu đựng nổi sự ngược đãi của con cháu mà phải chọn kiếp sống không nhà. Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng ước tính tại Tp.Hồ Chí Minh hiện có khoảng vài ngàn người như thế. Tóm lại, họ đều là những người già cả, ốm đau, không nơi nương tựa đang rất cần sự quan tâm của cộng đồng xã hội.

 Do xuất hiện ngày càng nhiều người già neo đơn không nơi nương tựa, nên tại Tp.Hồ Chí Minh ngoài những cơ sở từ thiện xã hội của nhà nước, gần đây đã xuất hiện một vài cơ sở xã hội thiện nguyện của những đơn vị, tổ chức tư nhân hoạt động trên tinh thần phi vụ lợi, tiếp nhận và chăm sóc người già neo đơn, bệnh tật với những điều kiện nhất định, đảm bảo một cách cơ bản về điều kiện ăn ở và sinh hoạt tinh thần. Trong những cơ sở nói trên, “Mái Ấm Tình Người” của chùa Diệu Pháp là một ví dụ.

 Với tinh thần hướng đạo vào đời, lấy việc đời làm việc đạo, thực hiện lời Phật dạy “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, nên hơn 10 năm qua chùa Diệu Pháp luôn là nơi tìm đến của những người già cả, neo đơn cần được giúp đỡ. Và cũng từ đó, những người Phật Tử, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã quan tâm đến để chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Và hiện nay chùa Diệu Pháp đã cưu mang gần 40 người như thế. Có thể nói, với việc có nơi ăn chốn ở ổn định, dù chỉ ở mức độ khiêm tốn cũng đã khiến các cụ vui lên rất nhiều. Điều này thật sự là một niềm khích lệ rất lớn cho chúng tôi, những Phật Tử, các nhà hảo tâm…

 Có thể nói việc làm của nhà chùa trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chúng tôi vẫn thấy rằng những đóng góp của mình còn quá khiêm tốn, nhỏ nhoi trước nỗi khổ của hàng ngàn người già neo đơn, bệnh tật đang rất cần sự giúp đỡ. Chúng tôi mong mỏi rằng mình có thể giúp thêm được càng nhiều người càng tốt để góp phần làm “tốt đời đẹp đạo” và mang hạnh phúc thật giản đơn đến cho những người đang thiếu thốn và cần sự sẻ chia

 1. Đầu tư xây dựng cơ bản

 “Mái Ấm Tình Người” mới sẽ xây dựng trong một khuôn viên rộng 281m2 với tổng diện tích xây dựng là 165m2 x 3 (1 trệt 2 lầu), sức chứa tối đa 100 người, với những trang thiết bị cơ bản phục vụ đời sống người già, bệnh tật. Gồm các khu như sau:

  • Dành cho người bệnh nặng
  • Khu dành cho người yếu
  • Khu dành cho người tương đối khỏe mạnh
  • Khu dành cho nhân viên
  • Khu nhà bếp, nhà ăn
  • Khu vệ sinh
  • Khu sinh hoạt tập thể
  • Khu hành lễ khi các cụ trăm tuổi

 Với tổng kinh phí xây dựng là: 1.990.828.742 (một tỉ chín trăm chín mươi triệu tám trăm hai mươi tám ngàn bảy trăm bốn mươi hai đồng)

 2. Dự kiến kinh phí hoạt động hang tháng – năm của Mái Ấm

 Là một cơ sở từ thiện xã hội sống dựa vào sự quan tâm, thương yêu đùm bọc của cộn đồng xã hội nên mọi nhu cầu sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của các Cụ sẽ được đáp ứng ở mức độ cơ bản trong khả năng của Mái Ấm.

 Dưới đây là bảng dự toán kinh phí hoạt động hàng tháng và hàng năm của Mái Ấm với quy mô là 100 người :

CHI PHÍ
THÁNG
NĂM
Lương nhân viên
600.000/người x 10=6.000000
72.000.000
Tiền ăn
1.000000/ngày x30=30.000000
360.000.000
Điện
2.000.000
24.000.000
Nước
2.000.000
24.000.000
Gas
1.400.000
16.800.000
Điện thoại
500.000
6.000.000
Tu bổ cơ sở và sắm thiết bị bổ sung
1.500.000
18.000.000
Sinh hoạt văn hóa
1.000.000
12.000.000
Ma Chay
3.000.000
36.000.000
Y tế – Sức khỏe
5.000.000
60.000.000
Hành chính-Điều hành
5.000.000
60.000.000
Cộng lại
57.400.000
688.800.000
Phí dự trù 10%
5.700.000
68.400.000
Tổng Cộng
757.200.000

 “Mái Ấm Tình Người” là một cơ sở từ thiện xã hội toàn diện. Do đó mọi đối tượng khi đáp ứng đủ những điều kiện của cơ sở, sẽ được tiếp nhận và bảo trợ miễn phí trong khả năng của Mái Ấm, mà không phải đóng bất kì một khoản chi phí nào. Do đó, để có kinh phí hoạt động, nhà chùa rất cần sự quan tâm đóng góp, chia sẻ của xã hội. nhân đây nhà chùa kêu gọi tấm lòng từ thiện nhân ái của các nhà hảo tâm, quý Phật Tử, các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, Việt kiều có tấm lòng với quê hương dân tộc.

 Sự đóng góp có thể bằng tiền mặt, hoặc trang thiết bị, vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt trong giai đoạn xây dựng cơ sở mới, có thể đóng góp bằng vật liệu xây dựng hoặc trang thiết bị… việc đóng góp sẽ có chứng từ (phiếu công đức). Hằng năm, nhà chùa sẽ tổng kết và công bố các khoản tài chính, hàng hóa đã tiếp nhận và sử dụng. Báo cáo tài chính nay được gửi đến những nhà hảo tâm của chùa để chia sẻ.

 1. Cơ sở pháp lý, địa điểm và chủ dự án cơ sở “ Mái ấm tình người”

 Cơ sở “Mái Ấm Tình Người” được thành lập dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

  • Các văn bản của Thành Hội Phật Giáo TP.HCM về chùa Diệu Pháp và Đại Đức Thích Nguyên Pháp.
  • Nghị định số 25/2001/ND-CP ngày 31.05.2001 của chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12.06.2002 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế thành lập và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo nghị định số 25/CP.
  • Cơ sở “ Mái Ấm Tình Người” tọa lạc trong khuôn viên chùa Diệu Pháp số 188 Nơ Trang Long P13 Q. Bình Thạnh TP.HCM do chùa. Diệu Pháp đứng ra thành lập và quản lý với người đại diện chính thức và toan diện là Đại Đức Thích Nguyên Pháp _ là trụ trì Chùa.

 2. Mục đích của cơ sở

  • Tiếp nhận và nuôi dưỡng những người già cả, neo đơn không nơi nương tựa, giúp họ an tâm về nơi ăn chốn ở.
  • Tổ chức một cuộc sống mới có nề nếp quy cũ theo tinh thần yêu thương và hiểu biết của Đức Phật, nhắm xây dựng mái ấm thành một đại gia đình mà tất cả các mọi thành viên đều tìm được niềm vui và hạnh phúc.
  • Giúp các cụ có một cuộc sống mới, có ý nghĩa dưới ánh sáng của giáo lý Đức Phật. Hướng dẫn các cụ tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tinh thần được nhẹ nhàng, thanh thản, an lạc trong quảng đời cuối cùng của mình, và gieo trồng hạt giống thiện nghiệp cho nhiều đời về sau.

 3. Điều kiện nhận nuôi

  • Tuổi đời từ 70 tuổi trở lên.
  • Không con cái, nhà cửa, tài sản, không người chăm sóc, không nơi nương tựa.
  • Có con cái nhưng con cái ngược đãi (đuổi xô, chửi mắng, đánh đập…)
  • Tha thiết muốn vào Mái ấm.
  • Viết 1 tờ đơn kể rõ hoàn cảnh bản thân, gia đình, con cái thật cụ thể, chi tiết (có mẫu của Mái ấm) và được chính quyền địa phương chứng thực nội dung đơn.
  • Nếu quý Phật tử muốn giới thiệu người vào Mái ấm, phải viết tờ đơn giới thiệu và nêu rõ về người mình giới thiệu cũng như chịu trách nhiệm về những gì mình viết.

 4. Điều hành cơ sở

 Điều hành tổng quát cơ sở do Ban Điều hành phụ trách, mà đứng đầu là Đại Đức Thích Nguyên Pháp – trụ trì chùa Diệu Pháp – cũng là người kế tục tinh thần tốt đời đẹp đạo và là người sáng lập “ Mái Ấm Tình Người” – cố Hòa Thượng Thích Tâm Khai- cùng toàn thể Tăng chúng chùa Diệu Pháp. Để phục vụ mọi mặt của mái ấm, dưới Ban điều hành còn có những bộ phận sau đây:

 Bộ phận kinh tế: chịu trách nhiệm vận động và tiếp nhận tài trợ của Mái ấm.

 Bộ phận ẩm thực: phụ trách bếp ăn và vấn đề dinh dưỡng cho các cụ già.

 Bộ phận y tế: phụ trách vấn đề sức khỏe tâm lý và vật lý cho các cụ già. Gồm: Tâm lý trị liệu, Vật lý trị liệu, Y tế căn bản.

 Bộ phận vệ sinh: chịu trách nhiệm tộng quát về vấn đề vệ sinh sạch sẽ của mái ấm như : giặt giũ, tắm rửa cho các cụ già yếu, bệnh tật, nằm một chỗ. Lau dọn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp nhằm tạo bầu không khí trong lành sạch sẽ trong Mái Ấm.

 Với mong muốn chăm lo đời sống cho mái ấm tình người chùa Diệu Pháp ngày càng phát triển vững mạnh và đồng thời cũng mong muốn các cụ già có được một đời sống an vui khi tuổi đã về chiều, nhà chùa trong nhiều năm qua đã có một chương trình hoạt động thường nhật cho cơ sở như sau:

 1. Tập thể dục

 Hằng ngày cứ mỗi buổi sáng từ 6h-6h30’, các cụ được tập thể dục với các bài tập thể dục dưỡng sinh đơn giản. Chương trình do các thầy trong chùa hướng dẫn. Ngoài ra nhà chùa cũng thường xuyên mời các cụ trong thành viên Hội Người cao tuổi trong thành phố đến để hướng dẫn thêm cho các cụ.

 2. Bếp Ăn

 Điểm tâm: 7h; Trưa: 11h; Chiều: 16h30’ hằng ngày

 Do vì nhu cầu dinh dưỡng cũng như đáp ứng hạnh nguyện cho các cụ, nhà chùa đã tổ chức thành 2 bếp ăn riêng biệt: 1 chay, 1 mặn. Hiện tại chỉ có 3 cụ dung chay, số còn lại đều dùng mặn. Ngoài ra trong một tháng, các cụ có 2 ngày ăn chay bắt buộc. Đó là ngày rằm và mùng một hang tháng.

 3. Sinh Hoạt Giải Trí

 Vào mỗi cuối tuần, các cụ đều có giờ sinh hoạt chung nhằm thắt chặt mối quan hệ cũng như xây dựng tình thương trong mài ấm tình người chùa Diệu Pháp. Bên cạnh đó nhà chùa cũng thường xuyên tổ chức các chuyến đi chơi, và các đêm văn nghệ nhằm đáp ứng một phần nào về nhu cầu thưởng thức về tinh thần cho các cụ.

 4. Chăm Sóc Y Tế

 Trong nhiều năm qua, nhà chùa được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành y tế, các bệnh viện nên hàng tháng nhà chùa đều được các cơ quan y tế đến thăm và khám bệnh cho các cụ. Tuy nhiên để ổn định, nhà chùa đang liên hệ với các cơ quan nói trên nhằm có một thời gian biểu ổn định trong việc chăm sóc sức khỏe cho các cụ. Ngoài ra để chủ động, nhà chùa cũng đã liên kết được với Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định để khám và chữa bệnh cho các cụ tại bệnh viện. Phần lớn các cụ trong Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp khi vào chùa đều gặp những hoàn cảnh hết sức éo le, nên một số các cụ đã mắc phải một số bệnh liên quan đến trầm cảm, vì thế bân cạnh việc chăm sóc y tế, nhà chùa cũng đã đưa ra một số biện pháp như: các thầy trong chùa kết hợp với các sinh viên chuyên khoa tâm lý của một số trường đại học bên ngoài đến để làm công tác tư tưởng cho các cụ.

 5. Tụng Kinh, Ngồi Thiền, Niệm Phật

 Hòa chung nếp sống của nhà chùa và cũng đồng thời giúp cho các cụ có được một đời sống nội tâm an lạc lúc về chiều, nhà chùa đã tổ chức cho các cụ một thời khóa tụng kinh ngồi thiền. Vào 7h mỗi buỗi tối hằng ngày, các cụ được tham gia một thời khóa ngồi thiền tụng kinh cùng các thầy trong chùa. Ngoài ra cứ mỗi nữa tháng các cụ được nghe các thầy thuyết pháp một lần vào các ngày rằm và mồng một hàng tháng.

 6. Hậu Sự

 Mỗi khi có cụ qua đời, nhà chùa đều lo cả về mặt vật chất (tổ chức ma chay, hỏa táng) cũng như tinh thần (tụng kinh cầu siêu cho các cụ). Sau khi hỏa tang xong, hài cốt của các cụ được mang về chùa thờ cúng.

 Nhằm xây dựng Mái ấm thành ngôi nhà chung, mà mọi thành viên khi đến đây đều được an bình, hạnh phúc, nhà chùa lập ra nội quy này. Mong các cụ thực hành nghiêm túc. Được như vậy là các cụ đã góp phần tạo nên hạnh phúc cho mình và cho cả Mái ấm.

 1. Tuyệt đối không được gây gỗ, cãi vã. Tập nói lời hòa nhã, dễ nghe. Có vấn đề gì bức xúc phải trình bày với quý thầy có trách nhiệm để được giải quyết.

 2. Cụ nào còn khỏe mỗi tối phải lên chùa tụng kinh, mỗi sáng phải quét dọn sân chùa; dọn dẹp gọn gàng phòng ốc, giường chiếu, áo quần, chén bát của mình.

 3. Hạn chế đi ra ngoài Mái ấm. Nếu có việc quan trọng cần đi ra ngoài phải thưa với quý Thầy có trách nhiệm.

 4. Tuyệt đối không đun nấu bất cứ mọi thứ tại Mái ấm (vì đã có một bếp ăn lo cho các cụ 3 bữa ăn một ngày). Mọi vật phẩm t
được hiến tặng là tài sản chung, do nhà kho quản lý và được đem ra dùng chung cho mọi người.
5. Khi được cho tiền từ 20.000đ trở xuống, các cụ được quyền cất xài riêng. Nếu từ 20.000đ trở lên, thì số tiền đó phải bỏ vào quỹ bếp ăn và quỹ y tế phòng khi ốm đau

 6. Khi được cho quà bánh, các cụ được quyền sử dụng, nhưng không được bán cho bất kì ai bên ngoài Mái ấm kể cả người thân của các cụ mà phải cúng dường lại quý Thầy để làm việc có ý nghĩa hơn.

 7. Các cụ ăn chay hay ăn măn tùy thích. nhưng nhà chùa khuyến khích ăn chay và các cụ phải tập ăn chay ít nhất 4 ngày (mùng 1, 3, 15, 25 ÂL) mỗi tháng.

 8. Quý Phật tử hảo tâm đến Mái ấm thăm viếng, tặng quà…các cụ phải nói chuyện từ tốn, lịch sự; phải biết ơn những người giúp đỡ mình và biết quý trọng những sản vật hiến tặng.

 9. Các cụ tuyệt đối tuân thủ nội quy của Mái ấm.

 Nội quy có chín điều, được đọc 2 lần mỗi tháng trước khi sinh hoạt tập thể và treo trước phòng các cụ. Mọi vi phảm đều bị xử lí từ nhẹ nhất là nhắc nhở đến nặng nhất là trục xuất khỏi Mái ấm.

  

  

  

 tag: âm quận trung vô thâm nai lục môn món mp3 giảng toát hoa thả đăng nhập phường 13 sách