Phương pháp tính giá xuất kho

 

 Phương pháp tính giá xuất kho

 I. Phương pháp bình quân gia quyền

 Bình quân gia quyền là một khái niệm trong kế toán, nói về phương pháp tính đơn giá của 1 mặt hàng theo phương pháp tính trung bình.

 

 1. Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

 Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.

 

 Phương pháp giá bình quân

 

 Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

 Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

 Thu nhập của ngành kế toán như thế nào? – Trường Đại học Phú Xuân …

 

  2. Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

 Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:

 

 Phương pháp giá bình quân

 

 Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

 

 

 

 II. Phương pháp giá thực tế đích danh cho vật tư, hàng hóa xuất kho

 Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

 Đây là phương án tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

 Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

 Ví dụ: Tại một doanh nghiệp trong tháng 3 năm N có tình hình vật tư như sau:

 

 – Vật tư tồn đầu tháng: 4.000 kg, đơn giá 30.000 đồng/kg

 

 – Tình hình nhập xuất trong tháng:

 

 Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg

 Ngày 08: xuất sử dụng 5.000 kg

 Ngày 15: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg

 Ngày 20: nhập 2.000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg

 Ngày 21: xuất sử dụng 5.500 kg.

 

 III. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)

 LIFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Last In, First Out (Nhập sau, xuất trước). Trái ngược với phương pháp FIFO vừa đề cập. Theo đó, các mặt hàng nào mới nhập về sẽ là những hàng hóa đầu tiên được xuất đi. Hàng mới được ưu tiên giao bán cho các đại lý – khách hàng, hàng tồn kho sẽ là những hàng cũ đã lưu trữ từ lâu.

 

 LIFO nhập sau xuất trước là phương pháp lưu trữ, xuất nhập hàng hóa hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể cập nhật thời giá chính xác trên thị trường, so sánh với chi phí đầu vào gần đây nhất để cân đối – điều chỉnh chi phí bán hàng sao cho phù hợp. Đồng thời phản ánh chính xác doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Và đương nhiên chỉ áp dụng đối với các mặt hàng không bị giới hạn về thời gian sử dụng hay yếu tố thời thượng.

 

 Trường hợp thời gian mới đây chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao, giá bán hàng cũng được điều chỉnh tăng. Nếu bạn xuất bán hàng hóa nhập kho trước với thông tin chi phí sản xuất trước đây (thấp) thì bạn sẽ nhận được kết quả lợi nhuận cao.

 

 Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực sự không tốt vì bạn phải đóng thuế doanh nghiệp cao hơn. Chưa kể đến về sau, khi thị trường được bình ổn lại, giá trở lại mức bình thường và bạn lại xuất bán các mặt hàng trước đây có chi phí sản xuất cao. Lúc này lợi nhuận rất thấp, thậm chí có thể hoà hoặc lỗ vốn. Gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về lâu dài.

 

 Kế toán viên chính là gì – Sự Nghiệp Học

 

 Khi thị trường biến động nhiều và mức lạm phát cao như hiện nay, thì nguyên tắc LIFO được xem là giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp. Vì họ sẽ hạn chế được tối đa rủi ro hàng hóa mất giá, có thể theo sát tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, mang tính cạnh tranh với đối thủ.

 

 Ví dụ: Tình hình vật liệu của 1 DN trong tháng 9 năm 20×8.

 – Vật liệu chính (A) tồn kho đầu kỳ 1.000kg, giá thực tế nhập kho 1.010đ/kg.

 – Vật liệu chính (A) mua vào trong kỳ:

 + Ngày 01/09 mua 4.000kg x 1.020đ/kg

 + Ngày 15/09 mua 5.000kg x 1.030đ/kg

 – Vật liệu chính (A) xuất dùng cho sản xuất trong kỳ:

 + Ngày 3 xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 4.200kg

 + Ngày 18 xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 4.500kg

 

 Theo ví dụ trên giá thực tế vật liệu xuất được tính như sau:

 Ngày 3:

 – 4.000kg x 1.020đ = 4.080.000đ

 – 200kg x 1.010đ = 202.000đ

 Tổng cộng: 4.282.000đ

 Ngày 18:

 – 4.500kg x 1.030đ = 4.635.000đ

 Vật liệu chính tồn kho cuối kỳ:

 – 800kg x 1.010đ = 808.000đ

 – 200kg x 1.030đ = 515.000đ

 Tổng cộng: 1.315.000đ

 

 IV. Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

 Phương pháp nhập trước xuất trước tuân thủ theo nguyên tắc hàng hóa mua trước sẽ được xuất trước để sử dụng và tính theo giá thực tế của lô hàng cũ trước.

 

 Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

 Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.

 

 Ví dụ: Tại một doanh nghiệp trong tháng 3 năm N có tình hình vật tư như sau:

 

 – Vật tư tồn đầu tháng: 4.000 kg, đơn giá 30.000 đồng/kg

 

 – Tình hình nhập xuất trong tháng:

 

 Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg

 Ngày 08: xuất sử dụng 5.000 kg

 Ngày 15: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg

 Ngày 20: nhập 2.000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg

 Ngày 21: xuất sử dụng 5.500 kg.

 Phương pháp nhập trước xuất trước sử dụng thường được doanh nghiệp áp dụng cho nguyên vật liệu, cung cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm ở trong bất kể một loại hình doanh nghiệp nào

 Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước theo phương pháp như sau:

 Qua ví dụ sau:

 Tồn kho 3000 kg giá 20.000

 Trong tháng phát sinh

 

 – Ngày 3/3 xuất kho 200 kg

 Nhập trong ngày 5/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000

 – Ngày 7/3 xuất kho 300 kg

 – Ngày 9/3 xuất kho 100 kg

 – Ngày 19/3 nhập kho 500 kg đơn giá 20.000

 – Ngày 20/3 xuất kho 400 kg

 – Ngày 25/3 nhập kho 300 kg đơn giá 21.000

 – Ngày 27/3 xuất kho 300 kg

 – Ngày 28/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000

 – Ngày 29/3 500 kg

 

 Yêu cầu: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trướcLời giải

 

 Công thức tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

 Nguyên vật liệu chính xuất kho:

 

 – Ngày 3/3: 200*20.000 = 4.000.000

 (Lấy đơn giá tồn kho nhân với số lượng xuất kho)

 

 – Ngày 5/3: Đến thời điểm này trong kho còn 500 kg gồm 100kg tồn kho với đơn giá 20.000 và 400 kg với đơn giá 19.000 mới nhập vào ngày 5/3

 

 – Ngày 7/3: 100*20.000 + 200*19.000 = 5.800.000

 (Hiện tại đầu kỳ đã được xuất hết hiện giờ còn 200 kg ở lần nhập kho ngày 5/3)

 

 – Ngày 9/3: 100*19.000 = 1.900.000

 

 – Ngày 19/3: Đến thời điểm này trong kho có 600 kg gồm 100kg với đơn giá 19.000 và 500 kg với đơn giá 20.000 vừa mới nhập)

 

 – Ngày 20/3: 100*19.000 + 300*20.000 = 7.900.000

 (Sau khi xuất trong kho còn lại 200 kg với đơn giá 20.000)

 

 – Ngày 27/3: 200*20.000 + 100*21.000 = 6.100.000

 

 – Ngày 29/3: 200*21.000 + 300*19.000 = 9.900.000

 

 Tồn cuối kỳ: 100*19.000 = 1.900.000

  

  

 

 

  

  

 Tag: đăng ký khấu hao hồi quy tuyến tiền đất hệ siêu tĩnh bằng chuyển khẩu trừ 12 máy casio dãy gỗ người matlab liên bu lông bài giảng tử hữu cấu tài cố đường thẳng lắp tiểu code nhanh chiếu sáng dạy trẻ nhẩm phân tích thay đổi gdp thử kháng khuẩn trình gauss lương phòng sạn dự báo tập hàm thặng dư khoảng tọa gtgt tỷ chéo nội suy irr tiêu thụ biệt 3p quyết thi ngoại tệ xử nhằm củng trạng mong muốn cây trồng tránh thai con ý sang nuôi soroban enzyme tndn lãi kép nghiệm dây thắt dương vòng ôn ty cổ mạng tic trai gái hoạch giáo lê trọng vinh trần minh toàn newton kiểm tra mối hàn pdf vat may mặc độc thuốc ma trận mũ cotte âm gì? giảm dần cp saponin móng băng nhà cộng hòa lưỡng chống oxy chứng cứ khoán tục giữa chuyện đình tỉ lagrange bách khoa da nang bấm môn vi phuương protease mái dốc ? huy mạnh cực tay phẳng tphcm murphy xét chặn hidroxit nên chọn chương điện lũy lực sai chặt k dao cột lệch tâm xiên hàm lún cộng lớp máy casio thpt khấu hao tích phân nhẩm soroban nhanh khoảng giữa đường thẳng bằng tọa giáo trình bài tập lời khối san nền lưới ô vuông gtgt môn trừ hệ tuyến cramer tài cố siêu tốc