QUYẾT ĐỊNH 706/QĐ-BXD

 BỘ XÂY DỰNG
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 706/QĐ-BXD

 Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

  

 QUYẾT ĐỊNH

 CÔNG BỐ SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NĂM 2016

 BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

 Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016 kèm theo Quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

  


Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố tr
c thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Sở Xây dựng, các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành;
– Website của Bộ Xây dựng;
 Các Cục, Vụ thuộc BXD;
– Lưu: VT, Vụ KTXD, Viện KTXD.

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Bùi Phạm Khánh

  

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NĂM 2016

 (Kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

 Phần 1

 THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

 I Suất vốn đầu tư xây dựng công trình

 1 Thuyết minh chung

 1.1 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình.

 Công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp.

 1.2 Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án và có thể được sử dụng trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thực tế của tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

 1.3 Việc công bố suất vốn đầu tư được thực hiện trên cơ sở:

 – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

 – Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

 – Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 – Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành trong thiết kế;

 – Các quy định về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 1.4 Suất vốn đầu tư được xác định cho công trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến, với mức độ kỹ thuật công nghệ thi công trung bình tiên tiến.

 Suất vốn đầu tư công bố kèm theo Quyết định này được tính toán tại mặt bằng Quí IV năm 2016. Đối với các công trình có sử dụng ngoại tệ là USD thì phần chi phí ngoại tệ được tính đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá trung bình quý IV/2016 là 1 USD = 22.533 VNĐ theo công bố tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

 2 Nội dung của suất vốn đầu tư:

 Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác. Suất vốn đầu tư tính toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các chi phí nêu trên.

 Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng cụ thể như:

 – Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

 – Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);

 – Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);

 – Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án);

 – Một số chi phí khác gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài.

 3 Hướng dẫn sử dụng

 3.1 Khi sử dụng suất vốn đầu tư được công bố theo mục 1.2 cần căn cứ vào loại cấp công trình, thời điểm lập tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình, các hướng dẫn cụ thể và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án để bổ sung, điều chỉnh, quy đổi lại sử dụng cho phù hợp, cụ thể:

 3.1.1 Bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu riêng của dự án/công trình. Việc xác định các chi phí bổ sung này được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành phù hợp với thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

 3.1.2 Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư trong một số trường hợp, ví dụ như:

 – Quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình khác với quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình đại diện nêu trong danh mục được công bố.

 – Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình với đơn vị đo sử dụng trong danh mục được công bố.

 – Sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cho các công trình mở rộng, nâng cấp cải tạo hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về công nghệ.

 – Có những yếu tố đặc biệt về địa điểm xây dựng, địa chất nền móng công trình.

 – Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có những nội dung chi phí được quy định khác với những nội dung chi phí nêu trong công bố.

 – Mặt bằng giá xây dựng ở thời điểm xác định chi phí đầu tư xây dựng có sự khác biệt đáng kể so với thời điểm công bố suất vốn đầu tư.

 3.1.3 Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã công bố về thời điểm tính toán

 – Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư đã được công bố về thời điểm tính toán có thể sử dụng chỉ số giá xây dựng được công bố theo quy định.

 – Điều chỉnh, quy đổi suất vốn đầu tư về địa điểm tính toán được xác định bằng kinh nghiệm/phương pháp chuyên gia trên cơ sở phân tích, đánh giá so sánh các yếu tố về địa chất, địa hình, thủy văn, mặt bằng giá khu vực.

 – Đối với việc xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình cho thời điểm tính toán năm 2015 thì có thể sử dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để điều chỉnh cho phù hợp.

 3.2 Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư

 Tại phần 4 hướng dẫn phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 II Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

 1 Thuyết minh chung

 1.1 Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình (viết tắt là giá bộ phận kết cấu) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình xây dựng.

 1.2 Giá bộ phận kết cấu là một trong những cơ sở để xác định chi phí xây dựng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, dự toán xây dựng công trình, quản lý và kiểm soát chi phí xây dựng công trình.

 1.3 Giá bộ phận kết cấu được tính toán theo mục 1.3, 1.4 phần I.

 2 Nội dung của giá bộ phận kết cấu bao gồm

 Giá bộ phận kết cấu bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

 3 Hướng dẫn sử dụng

 3.1 Khi sử dụng giá bộ phận kết cấu để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình thì cần bổ sung các khoản mục chi phí thuộc tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình chưa được tính toán trong giá bộ phận kết cấu.

 3.2 Việc điều chỉnh, quy đổi về thời điểm tính toán khác với thời điểm tính toán giá bộ phận kết cấu được công bố có thể sử dụng chỉ số giá phần xây dựng được công bố theo quy định. Đối với việc xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình cho thời điểm tính toán năm 2015 thì có thể sử dụng giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình tại Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để điều chỉnh cho phù hợp.

 3.3 Xác định giá bộ phận kết cấu

 Tại phần 4 hướng dẫn phương pháp xác định giá bộ phận kết cấu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 III Kết cấu và nội dung

 Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016 được kết cấu thành 4 phần và mã hóa các chỉ tiêu bằng số hiệu thống nhất như sau:

 Phần 1: Thuyết minh chung và hướng dẫn sử dụng

 Ở phần này giới thiệu các khái niệm, cơ sở tính toán, phạm vi sử dụng; các khoản mục chi phí theo quy định được tính trong suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu, chi tiết những nội dung đã tính và chưa được tính đến trong suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu; hướng dẫn sử dụng tập suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu.

 Phần 2: Suất vốn đầu tư xây dựng công trình

 Gồm hệ thống các chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình, thuyết minh về quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và các nội dung chi phí của các chỉ tiêu suất vốn đầu tư.

 Phần 3: Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

 Gồm hệ thống chỉ tiêu về giá bộ phận kết cấu đối với một số loại công trình, tiêu chuẩn áp dụng và các chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết.

 Phần 4: Hướng dẫn phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

 Số hiệu suất đầu tư xây dựng và giá bộ phận kết cấu được mã hóa gồm 8 số (00000.000), trong đó: Số hiệu thứ nhất thể hiện loại chỉ tiêu (1: suất vốn đầu tư; 2: giá bộ phận kết cấu); số hiệu thứ hai thể hiện loại công trình (1: công trình dân dụng; 2: công trình công nghiệp; 3: công trình hạ tầng kỹ thuật; 4: công trình giao thông; 5: công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn); 3 số hiệu tiếp theo thể hiện nhóm công trình trong 5 loại công trình; 2 số hiệu tiếp theo thể hiện chỉ tiêu cụ thể đối với công trình công bố; số hiệu cuối cùng thể hiện chỉ tiêu (0: suất vốn đầu tư; 1: suất chi phí xây dựng; 2: suất chi phí thiết bị).

 Phần 2

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NĂM 2016

 Chương I

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 1 CÔNG TRÌNH NHÀ Ở

 Bảng 1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà chung cư

  

  

  

  

Số tầng ≤ 7

  

  

  

 11110.01

số tầng ≤ 5

 6.230

 5.040

 340

 11110.02

5 < số tầng ≤ 7

 8.060

 6.000

 640

  

7 < số tầng ≤ 20

  

  

  

 11110.03

7 < số tầng ≤ 10

 8.300

 6.280

 610

 11110.04

10 < số tầng ≤ 15

 8.690

 6.720

 590

 11110.05

15 < số tầng ≤ 18

 9.320

 6.940

 860

 11110.06

18 < số tầng ≤ 20

 9.710

 7.070

 1.030

  Số tầng > 20      

 11110.07

20 < số tầng ≤ 25

 10.810

 7.880

 1.150

 11110.08

25 < số tầng ≤ 30

 11.350

 8.270

 1.210

 11110.09

30 < số tầng ≤ 35

 12.410

 8.910

 1.430

 11110.10

35 < số tầng ≤ 40

 13.340

 9.500

 1.600

 11110.11

40 < số tầng ≤ 45

 14.260

 10.090

 1.780

 11110.12

45 < số tầng ≤ 50

 15.190

 10.670

 1.950

  

Nhà ở riêng lẻ

  

  

  

 11120.01

 Nhà 1 tầng, tường bao xây gạch, mái tôn

 1.690

 1.520

  

 11120.02

Nhà 1 tầng, căn hộ khép kín, kết cấu tường gạch chịu lực, mái BTCT đổ tại chỗ

 4.440

 3.990

  

 11120.03

Nhà từ 2 đến 3 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ

 6.810

 6.130

  

 11120.04

Nhà kiểu biệt thự từ 2 đến 3 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ

 8.560

 7.440

  

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở nêu tại Bảng 1 được tính toán với cấp công trình là cấp I, II, III, IV theo Tiêu chuẩn Xây dựng (TCXDVN) số 13:1991 “Phân cấp nhà và công trình dân dụng. Nguyên tắc chung”; theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu và quy định khác về giải pháp kiến trúc, kết cấu, điện, phòng cháy chữa cháy… và theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4451:2012 “Nhà ở. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng. Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 353:2005 “Nhà ở liền kề. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng công trình nhà ở tính trên 1 m2 diện tích sàn xây dựng, trong đó phần chi phí thiết bị đã bao gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình, hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí, thông gió, báo cháy tự động, hệ thống BMS,…

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm chi phí xử lý có tính chất riêng biệt của mỗi dự án như: chi phí xử lý nền đất yếu, xử lý sụt trượt, hang castơ.

 e. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình xây dựng nhà ở như sau:

 – Tỷ trọng chi phí phần móng công trình: 15 – 25%

 – Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 – 40%

 – Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 – 35%

 f. Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 1 tính cho công trình nhà ở chung cư cao tầng chưa có xây dựng tầng hầm. Trường hợp có xây dựng tầng hầm thì bổ sung chi phí xây dựng tầng hầm như sau:

 Đơn vị tính: 1000đ/1m2 tầng hầm

 Số tầng hầm của công trình

 Tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe

 Tầng hầm sử dụng làm khu thương mại

 1 tầng

 13.010

 13.840

 2 tầng

 13.670

 14.530

 3 tầng

 14.630

 15.550

 4 tầng

 15.590

 16.570

 5 tầng

 16.550

 17.590

 – Chi phí xây dựng của tầng hầm theo công năng sử dụng bằng diện tích xây dựng tầng hầm nhân với chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích tương ứng với số tầng hầm theo công năng đó. Trường hợp công trình có sử dụng các tầng hầm kết hợp công năng khác nhau (thương mại và đỗ xe) thì chi phí xây dựng tầng hầm của công trình được xác định theo công thức sau:

 Cxdth = (Nhdx x Shdx + Nhtm x Shtm)x Kđc1 x Kđc2          (*)

 Trong đó:

 Cxdth: Chi phí xây dựng tầng hầm

 Nhdx: Tổng diện tích hầm sử dụng làm khu đỗ xe

 Shdx: Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe tương ứng với số tầng hầm của công trình.

 Nhtm: Tổng diện tích hầm sử dụng làm khu thương mại

 Shtm: Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích tầng hầm sử dụng làm khu thương mại tương ứng với số tầng hầm của công trình.

 Kđc1, Kđc2: Hệ số điều chỉnh với các trường hợp được nêu ở dưới.

 – Chi phí xây dựng tầng hầm trên một đơn vị diện tích sử dụng làm khu đỗ xe bao gồm các chi phí: đào đất, kết cấu hầm, biện pháp thi công hầm, chi phí hoàn thiện đáp ứng yêu cầu làm khu đỗ xe thông thường, thuế VAT và chưa bao gồm hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí, thông gió, báo cháy tự động, hệ thống BMS,….

 – Chi phí xây dựng tầng hầm trên một đơn vị diện tích sử dụng làm khu thương mại bao gồm các chi phí: đào đất, kết cấu hầm, biện pháp thi công hầm, chi phí hoàn thiện đáp ứng yêu cầu làm khu thương mại, thuế VAT và chưa bao gồm hệ thống kỹ thuật tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí, thông gió, báo cháy tự động, hệ thống BMS,….

 – Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích ở bảng trên được áp dụng đối với trường hợp công trình có số tầng nổi ≤ 10 tầng, trường hợp đối với công trình có số tầng nổi > 10 tầng thì chi phí xây dựng tầng hầm trên một đơn vị diện tích nói trên được nhân với hệ số Kđc1 như sau: số tầng từ > 10 tầng đến ≤ 20 tầng thì hệ số Kđc1=1,01; số tầng từ > 20 tầng đến ≤ 30 tầng thì hệ số Kđc1=1,025; số tầng từ > 30 tầng đến ≤ 40 tầng thì hệ số Kđc1=1,04; số tầng từ > 40 tầng đến ≤ 50 tầng thì hệ số Kđc1=1,05.

 – Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích ở bảng trên được áp dụng đối với trường hợp chỉ giới xây dựng phần tầng hầm tương đương chỉ giới xây dựng phần nổi. Trường hợp chỉ giới xây dựng phần hầm lớn hơn phần nổi thì phần xây dựng tầng hầm mở rộng sử dụng hệ số điều chỉnh như sau:

Tỷ lệ giữa diện tích mặt bằng đất xây dựng tầng hầm và diện tích mặt bằng đất xây dựng phần nổi (Nmbxd hầm/Nmbxd nổi)

 Hệ số điều chỉnh (Kđc2)

Từ > 1 đến ≤ 2,0

 0,99 – 0,95

Từ > 2,0 đến ≤ 3,5

 0,95 – 0,90

 – Trường hợp tính suất vốn đầu tư xây dựng hầm từ chi phí xây dựng tầng hầm nêu trên được tính toán theo hướng dẫn tại thông tư xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.

 – Ví dụ: Tính chi phí xây dựng tầng hầm một công trình xây dựng nhà chung cư 25 tầng có chỉ giới xây dựng tầng hầm trùng với tầng nổi. Công trình có 3 tầng hầm có diện tích (Nh6000 mtrong đó: 2 tầng hầm B2 và B3 làm khu đỗ xe với diện tích Nhdx= 4000 m2 và tầng hầm B1 làm khu thương mại với diện tích Nhtm = 2000 m2.

 Chi phí xây dựng tầng hầm (Cxdth) được tính như sau:

 Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích tầng hầm sử dụng làm khu đỗ xe (Shdx) của công trình có 3 tầng hầm là: 14,630 trđ/m2

 Chi phí xây dựng trên một đơn vị diện tích tầng hầm sử dụng làm khu thương mại (Shtm) của công trình có 3 tầng hầm là: 15,55 trđ/m2

 Công trình có số tầng nổi > 20 tầng và ≤ 30 tầng nên Kđc1=1,025;

 Chỉ giới xây dựng tầng hầm trùng với tầng nổi nên Nmbxd hầm/Nmbxd nổi = 1 => Kđc2 = 1

 Theo công thức (*) ta có:

 Cxdth = (4.000 mx 14,63 trđ/m+ 2000 mx 15,55 trđ/m2) x1,025 x1

         = 91.860,5 trđ

 1 CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 1.1 Công trình giáo dục

 1.1.1 Nhà trẻ, trường mẫu giáo

 Bảng 2. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo

 Đơn vị tính: 1.000 đ/cháu

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà gửi trẻ, có số cháu

  

  

  

 11211.01

75 < số cháu ≤ 125

 52.440

 41.350

 4.230

 11211.02

125 < số cháu ≤ 200

 51.880

 40.880

 4.230

 11211.03

200 < số cháu ≤ 250

 50.210

 39.470

 4.230

  

Trường mẫu giáo, có số cháu

  

  

  

 11211.04

105 < số cháu ≤ 175

 51.100

 40.880

 3.210

 11211.05

175 < số cháu ≤ 280

 48.030

 38.290

 3.220

 11211.06

280 < số cháu ≤ 350

 44.950

 35.710

 3.220

 11211.07

350 < số cháu ≤ 455

 41.880

 33.120

 3.220

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà gửi trẻ, trường mẫu giáo nêu tại Bảng 2 được tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung” với cấp công trình là cấp II, III; các yêu cầu, quy định khác về khu đất xây dựng, giải pháp thiết kế, sân vườn, chiếu sáng, kỹ thuật điện… theo quy định trong TCVN 3907:2011 “Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà gửi trẻ, trường mẫu giáo bao gồm:

 – Chi phí xây dựng nhà lớp học, các hạng mục công trình phục vụ như: kho để đồ, nhà chế biến thức ăn, nhà giặt quần áo, nhà để xe,… các chi phí xây dựng khác như: trang trí sân chơi, khu giải trí…

 – Chi phí trang, thiết bị nội thất: giường tủ, bàn ghế, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, phòng cháy chữa cháy…

 c. Công trình nhà gửi trẻ, trường mẫu giáo được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

 – Khối công trình nhóm lớp gồm: phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng giao nhận trẻ, phòng nghỉ, phòng ăn, phòng vệ sinh.

 – Khối công trình phục vụ gồm: phòng tiếp khách, phòng nghỉ của giáo viên, phòng y tế, nhà chuẩn bị thức ăn, nhà kho, nhà để xe, giặt quần áo,…

 – Sân, vườn và khu vui chơi.

 d. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình nhóm lớp: 75 – 85%

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình phục vụ: 15 – 10%

 Tỷ trọng chi phí cho sân, vườn và khu vui chơi: 10 – 5%

 1.1.2 Trường phổ thông các cấp

 Bảng 3. Suất vốn đầu tư xây dựng trường học

 Đơn vị tính: 1.000 đ/học sinh

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Trường tiểu học (cấp I) có số học sinh

  

  

  

 11212.01

 175 < số học sinh ≤ 315

 31.260

 24.200

 3.220

 11212.02

 315 < số học sinh ≤ 490

 29.030

 22.320

 3.220

 11212.03

 490 < số học sinh ≤ 665

 27.350

 20.910

 3.220

 11212.04

 665 < số học sinh ≤ 1.050

 26.150

 19.770

 3.220

  

Trường trung học cơ sở (cấp II) và phổ thông trung học (cấp III) có quy mô

  

  

  

 11212.05

540 < số học sinh ≤ 720

 37.630

 28.700

 4.230

 11212.06

720 < số học sinh ≤ 1.080

 35.400

 26.840

 4.240

 11212.07

1.080 < số học sinh ≤ 1.620

  33.410

  25.340

  4.240

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường học nêu tại Bảng 3 được tính toán với cấp công trình là cấp II, III theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung” về phân cấp công trình và các yêu cầu, quy định về quy mô công trình, khu đất xây dựng, yêu cầu thiết kế, diện tích,… của các hạng mục công trình phục vụ học tập, vui chơi, giải trí,… và quy định trong TCVN 8793:2011 “Trường tiểu học. Tiêu chuẩn thiết kế” và TCVN 8794:2011 “Trường trung học cơ sở và phổ thông. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường học bao gồm:

 Chi phí xây dựng nhà lớp học, các hạng mục phục vụ, thể dục thể thao, thực hành,…

 Chi phí về trang, thiết bị phục vụ học tập, thể thao, phòng cháy chữa cháy.

 c. Công trình xây dựng trường được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

 – Khối học tập gồm các phòng học.

 – Khối lao động thực hành gồm các xưởng thực hành về mộc, cơ khí, điện, kho của các xưởng.

 – Khối thể thao gồm các hạng mục công trình thể thao.

 – Khối phục vụ học tập gồm hội trường, thư viện, phòng đồ dùng giảng dạy, phòng truyền thống.

 – Khối hành chính quản trị gồm văn phòng, phòng giám hiệu, phòng nghỉ của giáo viên, văn phòng Đoàn, Đội, phòng tiếp khách, nhà để xe.

 d. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình học tập: 50 – 55%.

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình thể thao: 15 – 10%.

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình phục vụ: 15 – 10%.

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình lao động thực hành: 5%.

 Tỷ trọng chi phí cho khối công trình hành chính quản trị: 15 – 20%.

 1.1.3 Trường đại học, học viện, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ

 Bảng 4 Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ

 Đơn vị tính: 1.000 đ/học viên

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Trường đại học, học viện, cao đẳng có số học viên

  

  

  

 11213.01

Số học viên ≤ 1.000

 142.390

 112.900

 7.530

 11213.02

1.000 < số học viên ≤ 2.000

 138.360

 109.570

 7.530

 11213.03

2.000 < số học viên ≤ 3.000

 134.020

 106.240

 7.110

 11213.04

3.000 < số học viên ≤ 5.000

 128.760

 101.890

 7.110

 11213.05

Số học viên > 5.000

 124.820

 98.640

 7.120

  

Trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ có số học viên  

  

  

 11213.06

Số học viên ≤ 500

 69.050

 51.920

 8.560

 11213.07

500 < số học viên ≤ 800

 65.890

 48.960

 8.560

 11213.08

800 < số học viên ≤ 1.200

 62.050

 46.440

 7.550

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ tại Bảng 4 được tính toán với cấp công trình là cấp II, III theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 về “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu quy định khác về quy mô công trình, mặt bằng tổng thể, yêu cầu thiết kế các hạng mục phục vụ học tập, nghiên cứu và thực hành, vui chơi, giải trí,…; quy định trong TCVN 3981:1985 “Trường đại học. Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 9210:2012 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” và TCVN 4602:2012 “Trường trung cấp chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình chính và phục vụ của trường, khu ký túc xá sinh viên;

 – Chi phí trang thiết bị nội thất, giảng đường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng giáo viên, phòng giám hiệu, trang thiết bị thể dục thể thao, y tế, thư viện, thiết bị trạm bơm, trạm biến thế.

 c. Suất vốn đầu tư công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ được tính cho 1 học viên.

 d. Công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

 – Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học gồm giảng đường, lớp học, thư viện, hội trường, nhà hành chính, làm việc.

 – Khối thể dục thể thao gồm phòng tập thể dục thể thao, công trình thể thao ngoài trời, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi.

 – Khối ký túc xá gồm nhà ở cho học viên, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế, chỗ để xe). thế…

 – Khối công trình kỹ thuật gồm xưởng sửa chữa, kho, nhà để xe ô tô, trạm bơm, trạm biến

 e. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư như sau:

 STT

 Các khoản mục chi phí

 Trường đại học, học viện, cao đẳng (%)

 Trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ, (%)

 1

 
2

 3

 4

Khối công trình học tập và nghiên cứu khoa học

 Khối công trình thể dục thể thao

 Khối công trình ký túc xá

 Khối công trình kỹ thuật

 50 – 60

 
15 – 10

 30 – 25

 5

 40 – 50

 
20 – 15

 35 – 30

 5

 1.2 Công trình y tế

 1.2.1 Công trình bệnh viện đa khoa

 Bảng 5. Suất vốn đầu tư công trình bệnh viện đa khoa

 Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Bệnh viện đa khoa, có quy mô:

  

  

  

 11221.01

Từ 50 đến 200 giường bệnh

 1.454.510

 520.220

 751.800

 11221.02

Từ 250 đến 350 giường bệnh

 1.407.440

 505.770

 726.730

 11221.03

Từ 400 đến 500 giường bệnh

 1.357.540

 485.540

 701.680

 11221.04

Từ 500 đến 1000 giường bệnh

 1.260.580

 450.860

 651.560

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế nêu tại Bảng 5 được tính toán với cấp công trình là cấp II, III theo các quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước… theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470:2012 “Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ như:

 + Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú gồm các phòng chờ, phòng khám và điều trị, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, phòng hành chính, khu vệ sinh.

 + Khối chữa bệnh nội trú gồm phòng bệnh nhân, phòng nghiệp vụ, phòng sinh hoạt của nhân viên, phòng vệ sinh.

 + Khối kỹ thuật nghiệp vụ gồm phòng mổ, phòng cấp cứu, phòng nghiệp vụ, xét nghiệm, thực nghiệm, phòng giải phẫu bệnh lý, khoa dược…

 + Khối hành chính, quản trị gồm bếp, kho, xưởng, nhà để xe, nhà giặt, nhà thường trực…

 – Chi phí trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ phục vụ khám, chữa bệnh, phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân viên, bệnh nhân.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện đa khoa được tính bình quân cho 1 giường bệnh theo năng lực phục vụ.

 1.2.2 Công trình bệnh viện trọng điểm tuyến Trung ương

 Bảng 6. Suất vốn đầu tư công trình bệnh viện trọng điểm tuyến Trung ương

 Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Bệnh viện trọng điểm tuyến Trung ương có quy mô

  

  

  

 11223.01

1.000 giường bệnh

 4.193.570

 1.939.160

 1.974.670

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình y tế nêu tại Bảng 6 được tính toán với cấp công trình là cấp I theo các quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu, quy định về khu đất xây dựng, bố cục mặt bằng, giải pháp thiết kế, giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, điện, nước… theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 4470: 2012 “Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện trọng điểm tuyến trung ương gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình khám, điều trị bệnh nhân và các công trình phục vụ như:

 + Khu vực khám – điều trị ban ngày: khám bệnh cho tất cả các chuyên khoa, tổ chức hỗ trợ chuẩn đoán và các khu vực điều trị bệnh nhân trong ngày.

 + Khu vực điều trị nội trú: tổ chức các khoa/trung tâm điều trị ngoại trú tất cả các chuyên khoa.

 + Khu kỹ thuật nghiệp vụ: các kỹ thuật chuẩn đoán, điều trị, can thiệp với công nghệ và kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới.

 + Khu hành chính quản trị và kỹ thuật, hậu cần và phụ trợ: khu vực cho hành chính, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho vận hành bệnh viện.

 + Khu dịch vụ tổng hợp, tâm linh: tổ chức phục vụ tất cả các nhu cầu của cán bộ và người nhà bệnh nhân… như Nhà công vụ, nhà thăm thân, khu tâm linh, siêu thị dược và đồ dùng sinh hoạt tiện ích, ngân hàng, bưu điện, trạm xe buýt…

 + Khu đào tạo, chỉ đạo tuyến: nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng kỹ thuật cao y tế, chỉ đạo tuyến và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho ngành.

 – Chi phí trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ phù hợp với vị trí là bệnh viện tuyến cuối. Ngoài việc phục vụ chữa trị các bệnh nặng với các chuyên khoa sâu còn đảm bảo vai trò trung tâm chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bệnh viện được tính bình quân cho 1 giường bệnh theo năng lực phục vụ.

 1.3 Công trình thể thao

 1.3.1 Sân vận động

 Bảng 7. Suất vốn đầu tư xây dựng sân vận động

 Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Sân vận động có sức chứa

  

  

  

 11231.01

 20.000 chỗ ngồi

 2.900

 2.090

 410

 11231.02

 40.000 chỗ ngồi

 2.260

 1.720

 150

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao nêu tại Bảng 7 được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4205:2012 “Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế”, các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình theo khối chức năng phục vụ như:

 Khối phục vụ khán giả: Phòng bán vé, phòng căng tin, khu vệ sinh, khán đài, phòng cấp cứu.

 Khối phục vụ vận động viên: Sân bóng, phòng thay quần áo, phòng huấn luyện viên, phòng trọng tài, phòng nghỉ của vận động viên, phòng vệ sinh, phòng y tế.

 Khối phục vụ quản lý: Phòng hành chính, phòng phụ trách sân, phòng thường trực, bảo vệ, phòng nghỉ của nhân viên, kho, xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao.

 – Các chi phí trang, thiết bị phục vụ vận động viên, khán giả.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao được tính bình quân cho 1 chỗ ngồi của khán giả.

 1.3.2 Nhà thi đấu, tập luyện

 Bảng 8. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà thi đấu, tập luyện

 Bảng 8.1. theo quy mô diện tích

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sân

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Sân tập luyện ngoài trời, không có khán đài

  

  

  

 11232.01

Sân bóng đá tập luyện, kích thước sân 128x94m

 860

 660

 50

 11232.02

Sân bóng chuyền, cầu lông, kích thước sân 24x15m

 5.140

 3.970

 290

 11232.03

Sân bóng rổ, kích thước sân 30x19m

 4.830

 3.720

 290

 11232.04

Sân tennis, kích thước sân 40x20m

 4.830

 3.720

 290

  

  

 0

 1

 2

 Bảng 8.2. Theo quy mô sức chứa

 Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà thi đấu, tập luyện, có khán đài

  

  

  

  

Nhà thi đấu bóng chuyền, tennis bóng rổ, cầu lông,

  

  

  

 11232.05

 1.000 chỗ ngồi

 9.200

 7.190

 380

 11232.06

 2.000 chỗ ngồi

 8.890

 6.930

 380

 11232.07

 3.000 chỗ ngồi

 8.580

 6.640

 380

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao nêu tại Bảng 8 được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4205:2012 “Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 4529:2012 “Công trình thể thao – Nhà thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà thể thao cho từng môn thể thao như bóng rổ, tennis, bóng chuyền, cầu lông, bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình như:

 Khối phục vụ khán giả (đối với nhà thi đấu, tập luyện có khán đài): khán đài, phòng nghỉ (hành lang), phòng bán vé, phòng vệ sinh, phòng căng tin.

 Khối phục vụ vận động viên: nhà thi đấu, nhà gửi và thay quần áo, phòng nghỉ, phòng vệ sinh, phòng y tế, căng tin, kho, các phòng chức năng khác.

 Khối hành chính quản trị: phòng làm việc, phòng nghỉ của nhân viên, phòng trực kỹ thuật, phòng bảo vệ, kho dụng cụ vệ sinh.

 – Chi phí trang, thiết bị phục vụ như quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị y tế, dụng cụ thi đấu, tính bình quân cho 1 chỗ ngồi theo năng lực phục vụ.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thể thao được tính bình quân cho 1 m2 diện tích sân (đối với công trình thể thao không có khán đài) hoặc cho 1 chỗ ngồi của khán giả (đối với công trình có khán đài).

 1.3.3 Công trình thể thao khác

 Bảng 9. Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 bể

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Bể bơi ngoài trời (không có khán đài)

  

  

  

 11233.01

 kích thước 12,5×6 m

 7.940

 6.160

 410

 11233.02

 kích thước 16×8 m

 9.220

 7.180

 410

 11233.03

 kích thước 50 x26 m

 13.640

 10.400

 990

  

Bể bơi ngoài trời có sức chứa < 5.000 chỗ

  

  

  

 11233.04

 kích thước 12,5×6 m

 12.640

 9.920

 410

 11233.05

 kích thước 16×8 m

 13.910

 10.950

 410

 11233.06

 kích thước 50 x26 m

 18.340

 14.070

 1.020

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi nêu tại Bảng 9 được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4260:2012 “Công trình thể thao – Bể bơi – Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi bao gồm:

 – Chi phí xây dựng bể bơi, các hạng mục công trình phục vụ vận động viên (phòng thay quần áo, nhà tắm…), khán đài (nếu có), thiết bị lọc nước.

 – Chi phí trang, thiết bị phục vụ như quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị y tế, dụng cụ thi đấu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng bể bơi được tính bình quân cho 1 m2 diện tích mặt bể.

 1.4 Công trình Văn hóa

 1.4.1 Nhà hát, rạp chiếu phim

 Bảng 10. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà hát, rạp chiếu phim

 Đơn vị tính: 1.000 đ/chỗ ngồi

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

 Nhà hát có quy mô

     

 11241.01

 300 – 600 chỗ

 26.450

 19.440

 4.080

 11241.02

 600 – 800 chỗ

 25.700

 18.930

 3.900

 11241.03

 800 – 1.000 chỗ

 25.250

 18.550

 3.720

  

 Rạp chiếu phim có quy mô

  

  

  

 11241.04

 300 – 400 chỗ

 31.910

 20.320

 7.780

 11241.05

 400 – 600 chỗ

 31.170

 19.830

 7.620

 11241.06

 600 – 800 chỗ

 30.390

 19.310

 7.460

 11241.07

 800 – 1.000 chỗ

 29.920

 18.930

 7.290

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư nhà hát, rạp chiếu phim nêu tại Bảng 10 được tính toán với cấp công trình là cấp I, II theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; Các yêu cầu khác về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp thiết kế,… theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5577:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế rạp chiếu phim”, TCVN 9369:2012 “Nhà hát – Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư rạp chiếu phim, nhà hát bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình chính, các hạng mục công trình phục vụ.

 – Chi phí trang, thiết bị phục vụ khán giả và phòng làm việc của nhân viên như: máy điều hòa nhiệt độ, quạt điện và các thiết bị khác.

 c. Suất vốn đầu tư nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình.

 d. Suất vốn đầu tư rạp chiếu phim, nhà hát được tính bình quân cho 1 chỗ ngồi của khán giả.

 e. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình nhà hát, rạp chiếu phim như sau: Tỷ trọng chi phí cho công trình chính: 80 – 90%

 Tỷ trọng chi phí cho các hạng mục công trình phục vụ: 20 – 10%

 1.4.2 Bảo tàng, thư viện, triển lãm

 Bảng 11. Suất vốn đầu tư xây dựng bảo tàng, thư viện, triển lãm

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 11242.01

Bảo tàng

 16.600

 12.120

 2.560

 11242.02

Thư viện

 11.800

 8.670

 1.740

 11242.03

Triển lãm

 14.250

 10.410

 2.200

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư các công trình bảo tàng, thư viện, triển lãm nêu tại Bảng 11 được tính toán với cấp công trình là cấp I, II theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; Các yêu cầu khác về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp thiết kế; TCVN 4319: 2012 “Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 4601:2012 “Trụ sở cơ quan. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư bảo tàng, triển lãm, thư viện bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình chính (nhà bảo tàng, phòng đọc, phòng trưng bày,…) và các hạng mục phục vụ (kho, nhà vệ sinh,…).

 – Chi phí trang, thiết bị phục vụ như: máy điều hòa nhiệt độ, quạt điện, các thiết bị khác.

 c. Suất vốn đầu tư công trình trên chưa bao gồm chi phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và chi phí cho phần ngoại thất bên ngoài công trình.

 d. Suất vốn đầu tư bảo tàng, triển lãm, thư viện được tính bình quân cho 1 m2 diện tích sàn xây dựng.

 e. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình trên như sau:

 Tỷ trọng chi phí cho công trình chính: 80 – 90%

 Tỷ trọng chi phí cho các hạng mục công trình phục vụ: 20 – 10%

 1.5 Công trình thông tin truyền thông

 1.5.1 Lắp đặt thiết bị truyền dẫn vi ba

 Bảng 12. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truyền dẫn vi ba

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Thiết bị Vi ba đầu cuối cấu hình 1+0

  

  

  

 11251.01

1E1

 188.070

 50.350

 108.260

 11251.02

2E1

 199.600

 51.450

 117.350

 11251.03

4E1

 251.310

 52.550

 162.930

 11251.04

8E1

 274.070

 54.530

 181.130

 11251.05

16E1

 504.380

 61.420

 382.040

 11251.06

STM1

 597.830

 71.160

 454.880

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư tại Bảng 12 được tính toán cho công trình lắp đặt thiết bị truyền dẫn vi ba với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-137-1995, TCN 68-145:1995, TCN 68-177:1998, TCN 68-149:1995, TCN 68-234:2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư lắp đặt truyền dẫn vi ba gồm:

 – Chi phí lắp đặt khung, giá, và các blog đấu dây DDF.

 – Chi phí lắp đặt thiết bị vi ba, thiết bị nguồn điện DC, ắc quy của thiết bị vi ba.

 – Chi phí lắp đặt, đấu nối các loại cáp giao tiếp mạng từ thiết bị vi ba đến các giá phối dây, lắp đặt đấu nối cáp nguồn, dây đất.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kiểm tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị

 – Chi phí mua sắm thiết bị vi ba, và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truyền dẫn vi ba được tính cho 1 thiết bị vi ba.

 1.5.2 Lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang

 Bảng 13. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 11252.01

Thiết bị NGSDH TRM 155Mbit/s, 4FE, 2GE

 270.010

 30.380

 199.970

 11252.02

Thiết bị NGSDH ADM 155Mbit/s, 4FE, 2GE

 301.000

 37.150

 217.980

 11252.03

Thiết bị SDH REG 155 Mbit/s

 181.330

 25.240

 127.020

 11252.04

Thiết bị NGSDH TRM 622Mbit/s, 4FE, 2GE

 351.960

 37.590

 263.690

 11252.05

Thiết bị NGSDH ADM 622Mbit/s, 4FE, 2GE

 398.150

 47.550

 290.720

 11252.06

Thiết bị NGSDH ADM 2.5 Gbit/s, 4FE, 2GE

 530.140

 67.110

 381.390

 11252.07

Thiết bị NGSDH TRM 2.5 Gbit/s, 4FE, 2GE

 486.900

 52.740

 363.680

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư tại Bảng 13 được tính toán cho công trình xây dựng lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-139:1995, TCN 68-177:1998, TCN 68-178:1999, TCN 68-149:1995, QCVN 7:2010/BTTTT và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng thiết bị truyền dẫn quang bao gồm:

 – Chi phí lắp đặt khung, giá và các blog đấu dây ODF, DDF.

 – Chi phí lắp đặt thiết bị quang, thiết bị nguồn điện DC, ắc quy của thiết bị quang.

 – Chi phí lắp đặt, đấu nối các loại cáp giao tiếp mạng từ thiết bị quang đến các giá phối dây, lắp đặt đấu nối cáp nguồn, dây đất.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kim tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị.

 – Chi phí mua sắm thiết bị quang, và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư được tính theo cho 1 thiết bị truyền dẫn quang.

 1.5.3 Lắp đặt thiết bị truy nhập dẫn quang

 Bảng 14. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị chuyển đổi quang – điện

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  Thiết bị (bộ) chuyển đổi quang điện      
11253.01

 GE SDF 10km

 12.910

 10.230

 730

11253.02

 GE SFP 40km

 12.420

 10.230

 270

11253.03

 FE-SFP 10km

 7.470

 5.810

 550

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư tại Bảng 14 được tính toán theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-139:1995, TCN 68-177:1998, TCN 68-178:1999, TCN 68-149:1995, QCVN 7:2010/BTTTT và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng thiết bị truy nhập dẫn quang bao gồm:

 – Chi phí lắp đặt sợi nhảy quang trên cầu cáp.

 – Chi phí đấu nối sợi nhảy quang vào giá ODF.

 – Chi phí lắp đặt khung giá đấu dây nhảy quang (ODF).

 – Chi phí lắp đặt thiết bị chuyển đổi quang điện vào hệ thống truy nhập.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kiểm tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị.

 – Chi phí mua sắm thiết bị chuyển đổi quang – điện, và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị chuyển đổi quang – điện được tính cho 1 thiết bị chuyển đổi quang điện.

 1.5.4 Lắp đặt thiết bị truy nhập thoại và internet

 Bảng 15. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truy nhập thoại và internet

 Đơn vị tính: 1.000 đ/đường thông

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Thiết bị truy nhập thoại và internet

  

   

 11254.01

MSAN 360 đường thông (line thoại) và internet

 780

 50

 630

 11254.02

MSAN 480 đường thông (line thoại) và internet

 770

 40

 630

 11254.03

MSAN 600 đường thông (line thoại) và internet

 780

 40

 630

 11254.04

MSAN 720 đường thông (line thoại) và internet

 770

 40

 630

 11254.05

MSAN 960 đường thông (line thoại) và internet

 760

 30

 630

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư tại Bảng 15 được tính toán theo quy định hiện hành, phù hợp với tiêu chuẩn ngành và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truy nhập thoại và internet bao gồm:

 – Chi phí lắp đặt khung, giá và các blog đấu dây.

 – Chi phí lắp đặt thiết bị MSAN, thiết bị nguồn điện DC, ắc quy của thiết bị MSAN.

 – Chi phí lắp đặt, đấu nối các loại cáp giao tiếp mạng và giao tiếp thuê bao từ MSAN đến các giá phối dây, lắp đặt đấu nối cáp nguồn, dây đất.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kiểm tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị.

 – Chi phí mua sắm thiết bị MSAN và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư được tính theo năng lực phục vụ của một hệ thống là số đường thông (lines) cung cấp.

 1.5.5 Lắp đặt thiết bị VSAT

 Bảng 16. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị VSAT-IP UT

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Thiết bị VSAT-IP UT

  

  

  

 11255.01

Anten 1,2m

 114.660

 61.850

 33.820

 11255.02

Anten 0,84m

 102.670

 61.850

 23.600

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truyền dẫn VSAT tại Bảng 16 được tính toán phù hợp với các TCN: TCN 68-168:1997, TCN 68-193:2000, TCN 68-149:1995 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị truyền dẫn VSAT gồm:

 – Chi phí lắp đặt khung, giá và các blog đấu dây thuê bao.

 – Chi phí lắp đặt thiết bị VSAT.

 – Chi phí lắp đặt cân chỉnh anten.

 – Chi phí lắp đặt, đấu nối với các loại cáp giao tiếp mạng từ thiết bị VSAT đến cả giá phối dây, lắp đặt đầu nối cáp nguồn, dây đất.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kiểm tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị.

 – Chi phí mua sắm thiết bị VSAT và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị VSAT – IP trạm UT được tính cho 1 thiết bị.

 1.5.6 Lắp đặt thiết bị phụ trợ

 Bảng 17. Suất vốn đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị phụ trợ

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

 

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Hệ thống thiết bị phụ trợ phòng máy có diện tích

  

   

 11256.01

80m2

 164.090

 78.260

 59.220

 11256.02

60m2

 123.600

 66.690

 35.720

 11256.03

40m2

 96.680

 55.100

 24.550

 11256.04

20m2

 70.060

 43.230

 13.980

 11256.05

10m2

 66.900

 40.730

 13.990

  

Lắp đặt máy phát điện, ATS, công suất

  

  

  

 11256.06

10KVA

 102.190

 2.730

 86.970

 11256.07

25KVA

 175.940

 3.930

 150.970

 11256.08

50KVA

 258.820

 6.550

 220.870

 11256.09

10KVA (không có ATS)

 93.450

 2.100

 80.180

 11256.10

Lắp đặt máy phát điện 5KVA

 26.480

 1.500

 21.270

  

Lắp đặt hệ thống tiếp đất có điện trở

  

  

  

 11256.11

R = 10 ÔM

 21.840

 17.830

  

 11256.12

R = 2 ÔM

 82.460

 67.320

  

 11256.13

R = 0,5 ÔM

 141.500

 115.520

  

 11256.14

Lắp đặt hệ thống tiếp đất chống sét

 32.110

 26.210

  

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị phụ trợ tại Bảng 17 được tính toán phù hợp với các TCXD và TCN: hệ thống tiếp đất chống sét, hệ thống thiết bị chống sét lan truyền, hệ thống chống sét đánh trực tiếp (TCN 68-174:1998, TCN 68-135:2001, TCN 68-174:2006), hệ thống điều hòa không khí, chống ẩm (TCN 68-149:1998), hệ thống báo và chống cháy (theo TCVN 5738; 5739; 5740:1993), hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp điện AC, TCN 68-179-1999, TCN 68-162:1996, hệ thống cung cấp nguồn điện DC theo TCN 68-163: 1996 và yêu cầu riêng của thiết bị và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị phụ trợ gồm: Chi phí mua sắm, lắp đặt, đo kiểm thiết bị và phụ kiện đồng bộ gồm: hệ thống báo cháy và chống cháy, điều hòa không khí, chống ẩm, chiếu sáng, cầu cáp, máng cáp,…

 c. Suất vốn đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị phụ trợ được tính theo các đơn vị tính toán thích hợp là m2, máy, trạm.

 1.5.7 Công trình đài, trạm phát thanh truyền hình

 Bảng 18. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài trạm, phát thanh truyền hình

 Đơn vị tính: triệu đồng/hệ

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Công trình đài, trạm thu phát sóng sử dụng băng tần VHF

  

  

  

  

Máy phát hình công suất 2kW với cột anten tự đứng cao

  

  

  

 11257.01

64m

 16.230

 6.300

 8.150

 11257.02

75m

 18.180

 7.620

 8.480

 11257.03

100m

 20.270

 9.230

 8.610

 11257.04

125m

 20.910

 9.690

 8.680

  

Máy phát hình công suất 5kW với cột anten tự đứng cao

  

  

  

 11257.05

75m

 21.020

 7.680

 11.120

 11257.06

100m

 23.620

 9.270

 11.740

 11257.07

125m

 24.420

 9.860

 11.820

  

Máy phát hình công suất 10kW với cột anten tự đứng cao

  

  

  

 11257.08

100m

 26.770

 9.420

 14.570

 11257.09

125m

 27.800

 9.930

 14.970

  

Công trình đài, trạm thu phát sóng sử dụng băng tần UHF

  

  

  

  

Máy phát hình công suất 5kW với cột anten tự đứng cao

  

  

  

 11257.10

75m

 21.800

 8.030

 11.450

 11257.11

100m

 23.820

 9.650

 11.510

 11257.12

125m

 24.130

 9.780

 11.650

  

Máy phát hình công suất 10kW với cột anten tự đứng cao

  

  

  

 11257.13

75m

 26.340

 8.230

 15.570

 11257.14

100m

 29.590

 9.860

 16.760

 11257.15

125m

 30.590

 10.260

 17.100

 11257.16

145m

 31.040

 10.330

 17.430

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài, trạm thu, phát sóng truyền hình nêu tại Bảng 18 được tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành về chất lượng mạng viễn thông trong TCN 68: 170:1998; tiêu chuẩn ngành về dịch vụ viễn thông trong TCN 68:176:1998; các yêu cầu, quy định về chống sét và bảo vệ công trình viễn thông trong TCN 68:135: 2001 và các quy phạm về an toàn kỹ thuật trong xây dựng trong TCVN 5308: 1991 và các quy định chuyên ngành về lắp đặt thiết bị, cột cao và các quy định hiện hành khác liên quan. Trong tính toán cấp công trình nhà đặt máy là cấp IV, cấp công trình cột Anten là cấp II, III.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thu, phát sóng truyền hình bao gồm:

 – Chi phí xây dựng nhà đặt máy và cột anten.

 – Chi phí thiết bị bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt hệ thống thiết bị phát hình. Thiết bị phát hình được nhập khẩu từ các nước phát triển.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thu, phát sóng truyền hình chưa tính đến các chi phí về phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thu, phát sóng truyền hình được tính bình quân cho 1 hệ thống bao gồm máy thu, phát hình và cột anten.

 1.5.8 Công trình đài, trạm thu phát sóng phát thanh

 Bảng 19. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài trạm thu, phát sóng phát thanh

 Đơn vị tính: 1.000 đ/hệ

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Công trình đài trạm thu, phát sóng FM với thiết bị sản xuất trong nước

  

  

  

  

Cột anten tự đứng thép hình L cao 30m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.01

20 W

 532.040

 410.000

 53.550

 11258.02

30 W

 553.100

 413.830

 69.120

  

Cột anten tự đứng thép hình L cao 45m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.03

50 W

 952.650

 743.270

 85.950

 11258.04

100 W

 1.025.800

 755.250

 141.530

 11258.05

150 W

 1.037.960

 755.250

 152.970

 11258.06

200 W

 1.068.740

 769.260

 166.640

 11258.07

300 W

 1.104.280

 779.230

 189.200

  

Cột anten tự đứng thép hình L cao 50m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.08

500 W

 1.362.940

 875.140

 313.220

 11258.09

1 kW

 1.805.090

 1.072.700

 505.380

 11258.10

Hệ thống máy phát thanh công suất 2 KW, cột anten tự đứng thép hình L, cao 60 m

 3.457.050

 1.865.360

 1.166.990

  

Cột anten tự đứng thép tròn cao 30m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.11

20 W

 617.070

 480.490

 56.720

 11258.12

30 W

 643.030

 491.520

 69.070

  

Cột anten tự đứng thép tròn cao 45m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.13

50 W

 954.610

 730.050

 85.950

 11258.14

100 W

 620.060

 401.300

 136.880

 11258.15

150 W

 874.580

 606.840

 147.540

 11258.16

200 W

 898.850

 616.630

 159.490

 11258.17

300 W

 1.091.210

 752.840

 188.890

  

Cột anten tự đứng thép tròn cao 50m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.18

500 W

 1.517.150

 986.870

 329.350

 11258.19

1 kW

 1.981.310

 1.198.340

 531.370

 11258.20

Hệ thống máy phát thanh công suất 2 kW, cột anten tự đứng thép tròn, cao 60m

 3.667.690

 1.997.230

 1.232.240

  

Công trình đài trạm thu, phát sóng FM, cột cao 100m, máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.21

5 kW

 3.831.980

 242.760

 3.239.570

 11258.22

10 kW

 6.288.540

 303.900

 5.458.310

 11258.23

20 kW

 15.559.590

 388.060

 14.053.420

  

Công trình thu, phát sóng trung AM, Hệ thống máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.24

10 kW

 7.022.850

 442.730

 5.940.410

 11258.25

50 kW

 13.353.020

 368.840

 12.006.430

  

Công trình thu, phát sóng ngắn SM, hệ thống máy phát thanh công suất

  

  

  

 11258.26

100 kW

 20.167.050

 756.410

 17.832.890

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng phát thanh nêu tại Bảng 19 được tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành về chất lượng mạng viễn thông trong TCN 68:170:1998; tiêu chuẩn ngành về dịch vụ viễn thông trong TCN 68:176:1998; các yêu cầu, quy định về chống sét và bảo vệ công trình viễn thông trong TCN 68:135:2001; các quy phạm về an toàn kỹ thuật trong xây dựng trong TCVN 5308: 1991 và các quy định chuyên ngành về lắp đặt thiết bị, cột cao và các quy định hiện hành khác liên quan. Trong tính toán cấp công trình nhà đặt máy là cấp IV, cấp công trình cột anten là cấp II, III.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng phát thanh bao gồm:

 – Chi phí xây dựng nhà đặt máy và cột anten.

 – Chi phí thiết bị gồm toàn bộ chi phí mua và lắp đặt hệ thống thiết bị phát thanh. Đối với hệ thống máy phát thanh FM sản xuất trong nước thì chi phí thiết bị phát thanh được tính trên cơ sở giá thiết bị lắp ráp trong nước; Đối với hệ thống máy phát thanh AM, SM thì thiết bị máy phát thanh là thiết bị nhập ngoại.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng phát thanh được tính bình quân cho 1 hệ thống bao gồm nhà đặt trạm phát, thiết bị máy phát và cột anten.

 1.5.9 Công trình trạm BTS

 Bảng 20. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm BTS

 Bảng 20.1 Công trình nhà trạm và cột BTS

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn cột

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 11259.01

Công trình trạm BTS

 259.760

 227.850

 
   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm BTS nêu tại Bảng 20.1 được tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành về chất lượng mạng viễn thông trong TCN 68: 170:1998; tiêu chuẩn ngành về dịch vụ viễn thông trong TCN 68:176:1998; các yêu cầu, quy định về chống sét và bảo vệ công trình viễn thông trong TCN 68:135: 2001, TCN 68:141:1999 về tiếp đất cho các công trình viễn thông và các quy phạm về an toàn kỹ thuật trong xây dựng trong TCVN 5308: 1991 và các quy định chuyên ngành về lắp đặt thiết bị, cột cao và các quy định hiện hành khác liên quan. Trong tính toán cấp công trình nhà đặt máy là cấp IV, cấp công trình là cấp II, III.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm BTS bao gồm chi phí xây dựng nhà đặt máy và cột anten dây co.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm BTS chưa tính đến các chi phí về mua sắm và lắp đặt thiết bị trạm BTS, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm BTS được tính bình quân cho 1 tấn cột anten.

 Bảng 20.2 Lắp đặt thiết bị trạm BTS

 Đơn vị tính: 1.000 đ/thiết bị

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 11259.02

 Lắp đặt thiết bị BTS, có 1 Sector

 210.860

 58.950

 117.240

 11259.03

 Lắp đặt thiết bị BTS, có 2 Sector

 303.510

 94.390

 158.860

 11259.04

 Lắp đặt thiết bị BTS, có 3 Sector

 376.210

 129.830

 183.630

 11259.05

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư tại Bảng 20.2 được tính toán cho công trình xây dựng lắp đặt thiết bị trạm BTS với cấp công trình là cấp II, III theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-219:2004, TCN 68-193:2000, TCN 68-255:2006, TCN 68-149:1995 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư lắp đặt thiết bị trạm BTS bao gồm:

 – Chi phí lắp đặt khung, giá, và các blog đấu dây DDF.

 – Chi phí lắp đặt thiết bị BTS, thiết bị nguồn điện DC, ắc quy của thiết bị BTS.

 – Chi phí lắp đặt, đấu nối các loại cáp giao tiếp mạng từ thiết bị lắp đặt thiết bị BTS đến các giá phối dây, lắp đặt đấu nối cáp nguồn, dây đất.

 – Chi phí cài đặt, đo thử kiểm tra kết nối hệ thống và vận hành thử thiết bị.

 – Chi phí mua sắm thiết bị lắp đặt thiết bị BTS và các thiết bị, phụ kiện đồng bộ.

 c. Suất vốn đầu tư được tính cho 1 thiết bị BTS được lắp đặt.

 1.6 Nhà đa năng

 Bảng 21. Suất vốn đầu tư nhà đa năng

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà đa năng  

  

  

  

Số tầng ≤ 7  

  

  

 11260.01

 Số tầng ≤ 5

 6.440

 5.310

 440

 11260.02

 5 < số tầng ≤ 7

 8.330

 6.320

 820

  

7 < số tầng ≤ 20

  

  

  

 11260.03

 7 < số tầng ≤ 10

 8.580

 6.610

 790

 11260.04

 10 < số tầng ≤ 15

 8.980

 7.080

 770

 11260.05

 15 < số tầng ≤ 18

 9.640

 7.310

 1.120

 11260.06

 18 < số tầng ≤ 20

 10.040

 7.450

 1.330

  

Số tầng > 20

  

  

  

 11260.07

 20 < số tầng ≤ 25

 11.180

 8.300

 1.490

 11260.08

 25 < số tầng ≤ 30

 11.740

 8.710

 1.560

 11260.09

 30 < số tầng ≤ 35

 12.840

 9.380

 1.850

 11260.10

 35 < số tầng ≤ 40

 13.800

 10.000

 2.080

 11260.11

 40 < số tầng ≤ 45

 14.760

 10.620

 2.300

 11260.12

 45 < số tầng ≤ 50

 15.710

 11.240

 2.520

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Nhà đa năng (tổ hợp đa năng) là công trình được bố trí trong đó các nhóm phòng hoặc tầng nhà có công năng sử dụng khác nhau (văn phòng, các gian phòng khán giả, dịch vụ ăn uống, thương mại, các phòng ở và các phòng có chức năng khác).

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà đa năng tại Bảng 21 được tính toán với cấp công trình là cấp II, III theo các quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng (TCXD) số 13:1991 “Phân cấp nhà và công trình dân dụng. Nguyên tắc chung”; theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu và quy định khác về giải pháp kiến trúc, kết cấu, điện, phòng cháy chữa cháy… và theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4451:2012 “Nhà ở. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình Bảng 21 bao gồm:

 Chi phí cần thiết để xây dựng công trình tính trên 1 m2 diện tích sàn xây dựng, trong đó phần chi phí thiết bị đã bao gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

 d. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình xây dựng Bảng 21 như sau:

 – Tỷ trọng chi phí phần móng công trình: 15 – 25%

 – Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 – 40%

 – Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 – 35%

 e. Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 21 tính cho công trình nhà đa năng chưa có xây dựng tầng hầm. Trường hợp có xây dựng tầng hầm thì bổ sung chi phí xây dựng tầng hầm như đối với công trình nhà chung cư.

 1.7 Khách sạn

 Bảng 22. Suất vốn đầu tư xây dựng khách sạn

 Đơn vị tính: 1.000 đ/giường

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Khách sạn có tiêu chuẩn:

  

  

  

 11270.01

«

 156.010

 103.590

 32.110

 11270.02

««

 235.130

 154.090

 51.030

 11270.03

«««

 482.510

 330.980

 88.530

 11270.04

««««

 662.750

 436.890

 144.600

 11270.05

«««««

 926.650

 633.130

 173.280

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại Bảng 22 được tính toán phù hợp với công trình khách sạn từ 1 sao đến 5 sao theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 107 ngày 22/6/1994 của Tổng cục Du lịch; các quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4391:2015 “Khách sạn – Xếp hạng” và TCVN 5065: 1990 “Khách sạn. Tiêu chuẩn thiết kế” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình chính, các công trình phục vụ (thể dục thể thao, thông tin liên lạc…) theo tiêu chuẩn quy định của từng loại khách sạn.

 – Chi phí thiết bị và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cứu hỏa, thang máy, điện thoại,…

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn được tính bình quân cho 1 giường ngủ theo năng lực phục vụ.

 d. Công trình của khách sạn được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:

 – Khối phòng ngủ: phòng ngủ, phòng trực của nhân viên.

 – Khối phục vụ công cộng: sảnh, phòng ăn, nhà bếp, phòng y tế, phòng giải trí, khu thể thao,…

 – Khối hành chính quản trị: phòng làm việc, phòng tiếp khách, kho, xưởng sửa chữa, chỗ nghỉ của nhân viên phục vụ, lái xe, nhà để xe, phòng giặt là, phơi sấy, trạm bơm áp lực, trạm cung cấp nước, phòng điện, các phòng phục vụ khác,…

 e. Tỷ trọng các phần chi phí theo các khối chức năng trong suất vốn đầu tư như sau:

 STT

 Khối chức năng

 Khách sạn
«
(%)

 Khách sạn
««
(%)

 Khách sạn
«««
(%)

 Khách sạn
««««
(%)

 Khách sạn
«««««
(%)

 1

Khối phòng ngủ

 50 – 55

 60 – 65

 60 – 65

 70 – 75

 70 – 75

 2

Khối phục vụ công cộng

 30 – 25

 25 – 30

 25 – 30

 20

 25 -20

 3

Khối hành chính – quản trị

 20

 15 – 5

 15 – 5

 10 – 5

 5

 1.8 Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc

 Bảng 23. Suất vốn đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc có số tầng

  

  

  

 11281.01

Số tầng ≤ 5

 7.560

 5.500

 1.080

 11281.02

5 < Số tầng ≤ 7

 8.350

 6.180

 1.250

 11281.03

7 < Số tầng ≤ 15

 9.790

 6.890

 1.470

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc tại Bảng 23 được tính toán với cấp công trình là cấp I, II, III theo các quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2748:1991 “Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung”; các yêu cầu, quy định về phân loại trụ sở cơ quan, các giải pháp thiết kế, phòng cháy chữa cháy, yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật điện, vệ sinh,… theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4601:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan” và các quy định khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các phòng làm việc, các phòng phục vụ công cộng và kỹ thuật như: phòng làm việc, phòng khách, phòng họp, phòng thông tin, lưu trữ, thư viện, hội trường,…

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và phục vụ gồm: thường trực, khu vệ sinh, y tế, căng tin, quầy giải khát, kho dụng cụ, kho văn phòng phẩm, chỗ để xe.

 – Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm, lắp đặt thang máy, trạm biến áp và các thiết bị phục vụ vận hành, máy bơm cấp nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy và trang thiết bị văn phòng như điều hòa, quạt điện,…

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc được tính bình quân cho 1m2 diện tích sàn xây dựng.

 d. Tỷ trọng của các phần chi phí trong suất vốn đầu tư công trình xây dựng Bảng 23 như sau:

 – Tỷ trọng chi phí phần móng công trình: 15 – 25%

 – Tỷ trọng chi phí phần kết cấu thân công trình: 30 – 40%

 – Tỷ trọng chi phí phần kiến trúc, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong CT: 55 – 35%

 e. Suất vốn đầu tư công trình ở Bảng 23 tính cho công trình trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc chưa có xây dựng tầng hầm. Trường hợp có xây dựng tầng hầm thì bổ sung chi phí xây dựng tầng hầm như đối với công trình nhà chung cư.

 Chương II

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

 1 CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 1.1 Nhà máy sản xuất xi măng

 Bảng 24. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy sản xuất xi măng công nghệ lò quay, công suất

  

  

  

 12110.01

 từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu tấn/năm

 3.550

 1.490

 1.580

 12110.02

 từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm

 3.580

 1.530

 1.540

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng nêu tại Bảng 24 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình sản xuất chính và các mỏ khai thác nguyên liệu; hệ thống phục vụ kỹ thuật; hệ thống kỹ thuật phụ trợ.

 – Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất chính, thiết bị khai thác các mỏ, thiết bị phục vụ, phụ trợ, vận chuyển. Chi phí thiết bị và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cảng xuất sản phẩm, đường ra cảng, trạm biến thế…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 tấn xi măng PC30.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 65 – 70%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 35 – 30%

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 70 – 75%

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%

 1.2 Nhà máy sản xuất gạch ốp

 Bảng 25. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp, lát Ceramic và gạch Granit

 Đơn vị tính: đ/m2 sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy gạch ốp, lát Ceramic công suất

  

  

  

 12120.01

1 triệu m2 SP/năm

 106.800

 34.880

 57.970

 12120.02

từ 1,5 đến 2 triệu m2 SP/năm

 101.670

 33.460

 54.900

 12120.03

từ 3 đến 4 triệu m2 SP/năm

 103.800

 35.340

 54.750

  

Nhà máy gạch ốp, lát Granit công suất

  

  

  

 12120.04

1 triệu m2 SP/năm

 151.680

 54.600

 76.730

 12120.05

từ 1,5 đến 2 triệu m2 SP/năm

 144.330

 51.600

 73.400

 12120.06

từ 3 đến 4 triệu m2 SP/năm

 137.620

 49.550

 69.600

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ốp lát Ceramic, gạch Granit nêu tại Bảng 25 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước…

 – Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị và dây chuyền công nghệ của các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp, lát Ceramic, gạch Granit chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cảng, đường giao thông, trạm biến thế,…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 sản phẩm gạch ốp, lát được quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất: 70 – 75%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 – 90%

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 15 – 10%

 1.3 Nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung

 Bảng 26. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung

 Đơn vị tính: đ/viên

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

 Nhà máy gạch, ngói công suất

  

  

  

 12130.01

 15 triệu viên/năm

 1.490

 760

 540

 12130.02

 20 triệu viên/năm

 1.380

 690

 520

 12130.03

 30 triệu viên/năm

 1.340

 670

 490

 12130.04

 60 triệu viên/năm

 1.320

 650

 480

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung nêu tại Bảng 26 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước,…

 – Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: cảng xuất sản phẩm, đường giao thông, trạm biến thế,…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm gạch, ngói nung được quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 70 – 75%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 – 90%

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 15 – 10%

 1.4 Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

 Bảng 27. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

 Đơn vị tính: 1.000 đ/sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12140.01

Nhà máy sứ vệ sinh công suất 300.000 sản phẩm/năm

 600

 180

 320

 12140.02

Nhà máy sứ vệ sinh công suất 400.000 sản phẩm/năm

 570

 170

 300

 12140.03

Nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh công suất từ 350.000 đến 500.000 sản phẩm/năm

 450

 90

 270

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh nêu tại Bảng 27 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước,…

 – Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế,…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 60 – 65%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 40 – 35%

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 85 – 90%

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 15 – 10%

 1.5 Nhà máy sản xuất kính xây dựng

 Bảng 28. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính xây dựng

 Đơn vị tính: đ/m2 sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy sản xuất kính nổi công suất

  

  

  

 12150.01

18 triệu m2 SP/năm
(300 tấn thủy tinh/ngày)

 90.560

 26.300

 53.040

 12150.02

27 triệu m2 SP/năm
(500 tấn thủy tinh/ngày)

 90.550

 23.890

 55.740

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính nổi nêu tại Bảng 28 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ; hệ thống kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, cấp điện, nước,…

 – Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính nổi chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế,…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 sản phẩm quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 65 – 70%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 35 – 30%.

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 80 – 85%.

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phụ trợ: 20 – 15%.

 1.6 Nhà máy sản xuất hỗn hợp bê tông và cấu kiện bê tông

 Bảng 29. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và trạm trộn bê tông

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m3

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, công suất

  

  

  

 12160.01

 30.000 m3/năm

 3.180

 1.360

 1.280

 12160.02

 50.000 m3/năm

 3.010

 1.300

 1.200

 12160.03

 100.000 m3/năm

 2.870

 1.240

 1.150

 12160.04

Dây chuyền sản xuất bê tông xốp công suất 120.000 m3/năm

 1.970

 710

 950

  

Công trình trạm trộn bê tông thương phẩm, công suất

  

  

  

 12160.05

 30 m3/giờ

 395.540

 61.250

 280.220

 12160.06

 60 m3/giờ

 371.330

 55.430

 265.590

 12160.07

 85 m3/giờ

 375.680 59.550

 264.480

  

  

  

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, trạm trộn bê tông nêu tại Bảng 29 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình nhà sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ;

 – Chi phí mua sắm, lắp đặt các thiết bị của dây chuyền sản xuất chính, các thiết bị phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, trạm trộn bê tông chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế,…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m3 sản phẩm quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí của các khối chính trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Tỷ trọng chi phí các công trình sản xuất chính: 70 – 75%

 – Tỷ trọng chi phí các công trình phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%

 1.7 Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa

 Bảng 30. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12170.01

Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa kiềm tính, công suất 16.000 tấn/năm.

 29.130

 9.530

 15.890

 12170.02

Lò nung gạch chịu lửa cao Alumin, công suất từ 6.000 đến 13.000 tấn/năm.

 8.600

 2.040

 5.470

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa nêu tại Bảng 30 bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ;

 – Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị của các công trình sản xuất chính, phục vụ, phụ trợ. Chi phí thiết bị chính và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến thế…

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm quy đổi.

 d. Tỷ trọng chi phí giữa công trình chính so với hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ trong suất vốn đầu tư như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 85 – 90%

 Tỷ trọng chi phí công trình phục vụ, phụ trợ: 15 – 10%

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất chính: 70 – 75%

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%

 2 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

 2.1 Kho xăng dầu

 Bảng 31. Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m3

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12210.01

Kho xăng dầu xây dựng ngoài trời sức chứa 20.000m3

 7.490

 4.940

 1.950

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu nêu tại Bảng 31 được tính toán theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4317:1986 “Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”, TCVN 5307:2009 “Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ – Tiêu chuẩn thiết kế”.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng kho xăng dầu bao gồm:

 – Chi phí xây dựng nhà kho và các hạng mục công trình phục vụ như: nhà vệ sinh, đường giao thông nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước.

 – Chi phí thiết bị gồm chi phí thiết bị sản xuất, thiết bị vận chuyển hàng hóa theo dây chuyền công nghệ, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị khác.

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m3 sức chứa của kho.

 3 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NẶNG

 3.1 Nhà máy luyện kim

 Bảng 32. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12310.01

Nhà máy luyện phôi thép, công suất 300.000 tấn/năm

 1.420

 300

 980

 12310.02

Nhà máy luyện cán, kéo thép xây dựng, công suất 250.000 tấn/năm

 2.110

 440

 1.450

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim nêu tại Bảng 32 được tính toán với công trình cấp III theo quy định hiện hành về cấp công trình xây dựng.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình sản xuất chính, công trình phụ trợ và phục vụ; hệ thống kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, chi phí phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước.

 – Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất chính và các thiết bị phụ trợ, phục vụ; chi phí chạy thử thiết bị. Chi phí thiết bị được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy luyện kim chưa tính đến các chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình nằm ngoài hàng rào nhà máy như: đường giao thông, trạm biến áp.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm phôi thép, hoặc tấn thép quy ước.

 e. Tỷ trọng chi phí giữa công trình sản xuất chính và công trình phục vụ, phụ trợ như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng các công trình sản xuất chính                : 70 – 75%.

 Tỷ trọng các công trình phục vụ, phụ trợ              : 30 – 25%.

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng thiết bị sản xuất                                    : 80 – 85%.

 Tỷ trọng thiết bị phục vụ, phụ trợ                        : 20 – 15%.

 4 CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG

 4.1 Công trình nhà máy nhiệt điện

 Bảng 33. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

 Đơn vị tính: 1.000 đ/kW

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

 Nhà máy nhiệt điện công suất

  

  

  

 12410.01

 330.000 kW

 23.490

 6.950

 13.450

 12410.02

 600.000 kW

 22.710

 6.570

 13.180

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện nêu tại Bảng 33 được tính toán theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN số 4604:2012 và TCVN 2622:1995 về phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Đường dây và trạm biến áp được tính trên cơ sở tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong tiêu chuẩn Việt nam TCVN số 5308:1991 và tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng TCVN số 5846:1994.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục chính của nhà máy như: nhà tua bin, nhà điều khiển trung tâm, trạm biến áp, hệ thống cung cấp than, hệ thống cung cấp đá vôi, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống cấp dầu, hệ thống cấp thoát nước… và chi phí xây dựng các hạng mục phụ trợ.

 – Chi phí thiết bị bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt các thiết bị của nhà máy, các thiết bị thuộc hệ thống phân phối cao áp, hệ thống điện tự dùng, hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ và các thiết bị phụ trợ khác.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện được tính cho một đơn vị công suất lắp đặt máy phát điện (tính cho 1 kW).

 4.2 Công trình nhà máy thủy điện

 Bảng 34. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

 Đơn vị tính: 1.000 đ/kW

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

 Nhà máy thủy điện công suất

  

  

  

 12420.01

 60.000 – 150.000 kW

 30.570

 13.510

 12.490

 12420.02

 200.000 – 400.000 kW

 26.070

 10.760

 11.560

 12420.03

 500.000 – 700.000 kW

 20.590

 9.000

 8.530

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện nêu tại Bảng 34 được tính toán theo tiêu chuẩn về thiết kế công trình thủy lợi TCVN 5060:1990; tiêu chuẩn thiết kế nhà công nghiệp TCVN 4604:2012 và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình chính như tuyến đầu mối (đập đất, đập tràn), tuyến năng lượng (cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy, kênh xả, trạm phân phối điện…); Các hạng mục tạm và dẫn dòng thi công (đê quây, các công trình phục vụ thi công tuyến năng lượng…); chi phí xây dựng hệ thống quan trắc, hệ thống điều hòa, thông gió, các hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy và chữa cháy… các công trình phụ trợ của nhà máy.

 – Chi phí thiết bị bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm, lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị chính, các thiết bị phụ trợ như: thiết bị cơ khí thủy công, thiết bị cơ điện,các thiết bị phục vụ chung của nhà máy.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện được tính cho một đơn vị công suất lắp đặt máy phát điện (1 kW).

 4.3 Đường dây và trạm biến áp

 4.3.1 Đường dây tải điện

 Bảng 35. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường dây trần 6-10-22 KV, dây nhôm lõi thép

  

  

 

 12431.01

 AC – 35

 100.450

 86.070

  

 12431.02

 AC – 50

 123.030

 105.420

  

 12431.03

 AC – 70

 188.860

 161.810

  

 12431.04

 AC – 95

 225.420

 193.140

  

  

Đường dây trần 22 KV, dây hợp kim nhôm

  

  

  

 12431.05

 AAC – 70

 235.320

 201.620

  

 12431.06

 AAC – 95

 305.220

 261.520

  

  

Đường dây trần 35 KV, dây nhôm lõi thép

  

  

  

 12431.07

 AC – 50

 192.070

 164.580

  

 12431.08

 AC – 70

 208.640

 178.760

  

 12431.09

 AC – 95

 248.990

 213.340

  

 12431.10

 AC – 120

 303.710

 260.230

  

  

Đường dây trần 110KV, dây nhôm lõi thép, 1 mạch

  

  

  

 12431.11

 AC – 150

 794.340

 672.300

  

 12431.12

 AC – 185

 942.070

 797.330

  

 12431.13

 AC – 240

 1.066.430

 902.590

  

  

Đường dây trần 110KV, dây nhôm lõi thép, 2 mạch

  

  

  

 12431.14

 AC – 150

 1.270.560

 1.075.350

  

 12431.15

 AC – 185

 1.525.020

 1.290.710

  

 12431.16

 AC – 240

 1.967.370

 1.665.100

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây tải điện nêu tại Bảng 35 được tính toán với công trình cấp II, III theo các tiêu chuẩn thiết kế điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846: 1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5308: 1991 và các quy định hiện hành liên quan khác.

 b. Chi phí xây dựng công trình đường dây tải điện gồm: Chi phí dây dẫn, cách điện và các phụ kiện cách điện, các vật liệu nối đất (sử dụng cọc tia hỗn hợp loại RC2), xà, cột bê tông ly tâm, móng cột, và chi phí các biển báo hiệu, chỉ dẫn đường dây, chi phí thí nghiệm và hiệu chỉnh.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện chưa tính đến các chi phí lắp đặt tủ điện, thiết bị điện cao thế và các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ thi công đường dây.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện được tính bình quân cho 1 km chiều dài đường dây.

 4.3.2 Đường dây cáp điện hạ thế 0,4 kV

 Bảng 36. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km cáp

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV sử dụng cáp vặn xoắn ABC, cột bê tông ly tâm cao 8,5m

  

  

 

 12432.01

 ABC 4×120

 654.680

 574.620

  

 12432.02

 ABC 4×95

 580.820

 509.800

  

 12432.03

 ABC 4×70

 548.030

 481.020

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV nêu tại Bảng 36 được tính toán với công trình cấp III theo các tiêu chuẩn thiết kế điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846: 1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5308:1991 và các quy định hiện hành liên quan khác.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV bao gồm:

 Chi phí xây dựng gồm: Chi phí dây dẫn, cách điện và các phụ kiện cách điện, các vật liệu nối đất, cột bê tông ly tâm, móng cột, và chi phí các biển báo hiệu, chỉ dẫn đường dây, chi phí thí nghiệm.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV chưa tính đến các chi phí lắp đặt tủ điện, hòm và công tơ đo đếm, dây dẫn tới công tơ đo đếm.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây cáp điện hạ thế 0,4kV được tính bình quân cho 1 km chiều dài cáp.

 4.3.3 Đường dây tải điện trên không 220 KV

 Bảng 37. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện trên không 220 KV

 Đơn vị tính: triệu đ/km

  

 

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12433.01

Đường dây 220 KV 2 mạch, dây phân pha đôi, loại dây ACSR-330/43

 7.380

 6.540

 

 12433.02

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây dẫn loại ACSR-400/52

 8.140

 7.210

  

 12433.03

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây dẫn loại ACSR-500/64

 8.160

 7.230

  

 12433.04

Đường dây 220 KV 4 mạch, dây phân pha đôi, loại dây ACSR-330/43

 11.730

 10.410

  

 12433.05

Đường dây 220 KV 6 mạch, dây phân pha đôi, loại dây ACSR-400/52

 18.550

 16.540

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường dây tải điện nêu tại Bảng 37 được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành lưới điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5308:1991; phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chất lượng do Bộ Công thương ban hành.

 – Chi phí xây dựng: gồm chi phí xây dựng móng cột và hệ thống tiếp địa; cột thép, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cách điện và phụ kiện, tạ bù và các chi phí liên quan khác như chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh tiếp địa cột, cáp quang; chi phí cho việc lắp đặt biển báo hiệu công trình vượt đường sông, vượt đường bộ.

 – Kết cấu cột, loại dây dẫn của công trình như sau:

 Móng cột sử dụng loại móng trụ (khu vực địa chất tốt), móng bản (khu vực địa chất kém), móng cọc (khu vực địa chất kém, dùng cho cột vượt). Móng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ M200; lót móng bằng bê tông M100. Hệ thống tiếp địa bằng thép φ12÷14 được liên kết với hệ thống cọc tiếp đất bằng thép hình. Thép của hệ thống tiếp địa được mạ kẽm. Liên kết móng với cột bằng hệ thống các bu lông neo có cường độ chịu kéo cao, đường kính bu lông neo từ 36÷80mm.

 Cột có kết cấu khung dàn bằng thép hình, tiết diện vuông liên kết bằng bu lông. Cột sau gia công cơ khí được bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cột được lắp dựng tại hiện trường theo phương pháp trụ leo.

 Dây dẫn là loại dây nhôm lõi thép (ACSR) hoặc tương đương, dây chống sét bằng cáp thép, dây cáp quang để thông tin liên lạc. Cách điện và phụ kiện sử dụng loại cách điện truyền thống như sứ thủy tinh hoặc cách điện silicon.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện 220kV chưa tính đến các chi phí như:

 – Các công trình đấu nối tạm cấp điện cho khu vực phụ tải để không ảnh hưởng đến việc thi công công trình (đối với công trình cải tạo nâng cấp sử dụng hành lang tuyến của công trình cũ).

 – Chi phí tăng thêm do tuyến công trình có khoảng vượt.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện 220kV được xác định theo cấp điện áp truyền tải, quy mô công trình và được tính theo đơn vị là 1 km đường dây tải điện.

 4.3.4 Công trình đường cáp điện ngầm khu vực thành phố

 Bảng 38. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220kV, 2 mạch

 Đơn vị tính: triệu đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường cáp điện ngầm 220kV, 2 mạch, 6 sợi cáp, tiết diện sợi cáp

  

  

  

 12434.01

 2.000 mm2

 78.340

 61.880

 2.220

 12434.02

 1.600 mm2

 65.540

 54.880

 2.230

 12434.03

 1.200 mm2

 57.620

 47.960

 2.230

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV nêu ở Bảng 38 được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành lưới điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5308:1991; phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

 Công trình đường cáp ngầm 220 kV nêu ở Bảng 38 có quy mô được mô tả như sau: Cáp ngầm đi trong hệ thống hào cáp, ống luồn cáp, hầm nối cáp, một số chỗ qua cầu cáp. Tuyến cáp đi qua ngầm theo đường giao thông nội đô, các sợi cáp đặt trong ống HDPE, bố trí nằm ngang đặt cách nhau 0,5m bên trong lớp bê tông bảo vệ có kích thước hình hộp 5,74m x 0,6m. Hầm nối cáp bằng bê tông cốt thép kích thước 3,95m x 3,2m và chiều dài 19m. Hầm nối đất bố trí tại vị trí của hầm nối cáp với kích thước 1,21m x 0,18 x 0,74m.

 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV được tính với loại cáp ngầm có đặc tính kỹ thuật là cáp khô ruột đồng, cách điện XLPE ≤ 25mm, vỏ nhôm băng hoặc gợn sóng đảm bảo dẫn toàn bộ dòng ngắn mạch 1 pha cực đại. Cáp số có múi cáp ≥ 5, có lớp chống thấm dọc suốt chiều dài sợi cáp. Cáp quang đo nhiệt độ gồm 2 sợi đặt trong lớp vỏ nhựa PE. Hộp nối cáp bằng copusite chế tạo sẵn.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV nêu ở Bảng 38 bao gồm chi phí xây dựng (xây dựng hệ thống mương cáp, hố cáp, kéo rải cáp trong ống và ổn định sợi cáp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) và chi phí thiết bị (chi phí lắp đặt thiết bị theo dõi và bảo vệ đường cáp cùng các chi phí liên quan khác như chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh tiếp địa – cáp quang, chi phí cho việc lắp đặt hệ thống báo hiệu tuyến cáp).

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường cáp ngầm 220 kV nêu ở Bảng 38 được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến đường cáp.

 4.3.5 Trạm biến áp

 Bảng 39. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp

 Đơn vị tính: 1.000 đ/KVA

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Trạm biến áp trong nhà có cấp điện áp 22KV/0,4KV và có công suất

  

  

  

 12435.01

 2×400 KVA

 2.240

 690

 1.270

 12435.02

 2×560 KVA

 1.790

 540

 1.020

 12435.03

 2×630 KVA

 1.740

 520

 990

 12435.04

 2×1000 KVA

 1.360

 410

 770

  

Trạm biến áp ngoài trời có cấp điện áp 22KV/0,4KV và có công suất

 

 

 

 12435.05

 50 KVA

 12.990

 2.830

 8.690

 12435.06

 75 KVA

 9.750

 2.130

 6.520

 12435.07

 100 KVA

 8.440

 1.850

 5.640

 12435.08

 150 KVA

 7.200

 1.570

 4.820

 12435.09

 180 KVA

 6.060

 1.350

 4.020

 12435.10

 250 KVA

 4.600

 990

 3.100

 12435.11

 320 KVA

 4.340

 950

 2.900

 12435.12

 400 KVA

 3.750

 820

 2.500

 12435.13

 560 KVA

 2.800

 610

 1.880

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp nêu tại Bảng 39 được tính toán với công trình cấp III theo tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5308:1991 và các quy định hiện hành liên quan khác.

 b. Suất đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp bao gồm:

 – Chi phí xây dựng:

 Đối với trạm biến áp trong nhà: chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng nhà đặt trạm biến áp, chi phí cho hệ thống tiếp đất chống sét, hệ thống biển báo hiệu, chỉ dẫn trạm biến áp, chi phí phòng cháy chữa cháy.

 Đối với trạm biến áp ngoài trời: chi phí xây dựng gồm chi phí giá treo máy biến áp (đối với trường hợp trạm treo), chi phí cho hệ thống tiếp đất chống sét, hệ thống biển báo hiệu, chỉ dẫn trạm biến áp, chi phí phòng cháy chữa cháy.

 – Chi phí thiết bị gồm chi phí mua và lắp đặt thiết bị, máy biến áp và thiết bị phụ trợ, chi phí thí nghiệm và hiệu chỉnh.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục ngoài công trình trạm như sân, đường, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước ngoài nhà…

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp được tính bình quân cho 1 KVA công suất máy biến áp lắp đặt.

 4.3.6 Công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV

 Bảng 40. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV, quy mô 2 MBA 250MVA, phía 220KV và phía 110KV sơ đồ 2 thanh cái có máy cắt liên lạc

 Đơn vị tính: triệu đ/trạm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12436.01

TBA 220/110kV-2x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 08 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 288.490

 96.320

 163.040

 12436.02

TBA 220/110kV-2x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 10 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 300.360

 101.070

 168.940

 12436.03

TBA 220/110kV-2x250MVA, 06 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 11 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 324.900

 110.770

 181.230

   

 0

 1

 2

 Bảng 41. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV, quy mô 2 MBA 250MVA, lắp trước 1 MBA 250MVA, phía 220KV sơ đồ 2 thanh cái có máy cắt liên lạc

 Đơn vị tính: triệu đ/trạm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12436.04

TBA 220/110kV-1x250MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 01 ngăn máy cắt vòng 220kV; 08 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 212.980

 82.490

 108.520

   

 0

 1

 2

 Bảng 42. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình TBA 220KV, quy mô 2 MBA 250MVA, lắp trước 1 MBA 250MVA, phía 220KV và phía 110KV sơ đồ 2 thanh cái có máy cắt liên lạc

 Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12436.05

TBA 220/110kV-1x250MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 06 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 198.200

 76.770

 100.970

 12436.06

TBA 220/110kV-1x250MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 máy cắt vòng 220kV, 05 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 186.770

 74.380

 9.760

 12436.07

TBA 220/110kV-1x250MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 07 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV, 01 máy cắt vòng 110kV

 210.690

 81.610

 107.350

 12436.08

TBA 220/110kV-1x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 08 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV, 01 máy cắt vòng 110kV

 235.240

 91.310

 119.650

 12436.09

TBA 220/110kV-1x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 06 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 máy cắt vòng 110kV

 217.960

 84.190

 111.300

 12436.10

TBA 220/110kV-1x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 06 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110kV

 216.810

 84.100

 110.330

 12436.11

TBA 220/110kV-1x250MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 05 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 210.880

 81.730

 107.390

  

 

 0

 1

 2

 Bảng 43. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình TBA 220KV, quy mô 2 MBA 250MVA, lắp trước 1 MBA 250MVA, phía 220KV và phía 110KV sơ đồ 2 thanh cái

 Đơn vị tính: triệu đ/trạm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12436.12

TBA 220/110kV-1x250MVA, 03 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 13 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 234.890

 90.120

 120.580

 12436.13

TBA 220/110kV-1x250MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 05 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 183.810

 70.540

 94.340

   

 0

 1

 2

 Bảng 44. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV, quy mô 2 MBA 125MVA, lắp trước 1 MBA, phía 220KV và phía 110KV sơ đồ 2 thanh cái có máy cắt liên lạc

 Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12436.14

TBA 220/110kV-2x125MVA, 03 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 07 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 190.470

 78.250

 92.390

 12436.15

TBA 220/110kV-2x125MVA, 04 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 04 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 190.890

 78.460

 92.530

 12436.16

TBA 220/110kV-2x125MVA, 02 ngăn đường dây 220kV vào trạm, 01 ngăn lộ liên lạc 220kV, 07 ngăn lộ đường dây 110kV xuất tuyến, 01 ngăn lộ liên lạc 110 kV

 180.480

 73.770

 87.920

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp nêu tại Bảng 40 đến Bảng 44 được tính toán theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành lưới điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5308:1991; phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chất lượng do Bộ Công thương ban hành.

 – Chi phí xây dựng: gồm chi phí xây dựng các công trình trong phạm vi hàng rào trạm như san lấp tạo dựng mặt bằng, hệ thống cổng, hàng rào, nhà thường trực bảo vệ, hệ thống máy biến áp, hố thu dầu, móng cột chiết sáng,… Chi phí xây dựng các công trình ngoài hàng rào trạm như đường vào trạm, nhà quản lý vận hành và nghỉ ca.

 – Chi phí thiết bị: gồm chi phí mua sắm các thiết bị phục vụ lắp đặt và vận hành trạm.

 – Kết cấu chính của công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV như sau:

 Nền trạm đặt trên nền đất tự nhiên hoặc nền đất đắp bằng đất hoặc cát đã được đầm chặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, độ cao nên chênh cao từ 1,5÷2m so với khu vực quanh trạm.

 Móng cột, trụ đỡ thiết bị, móng máy biến áp, nhà điều khiển … bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Hệ thống các cột chiếu sáng, cột cổng, xà trạm, trụ đỡ thiết bị bằng thép hình gia công dạng khung dàn tiết diện vuông, lớp bảo vệ bằng mạ kẽm.

 Thiết bị trạm gồm MBA, thiết bị điều khiển bảo vệ, thiết bị đo đếm, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị PCCC và một số thiết bị khác.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp 220kV chưa tính đến các chi phí như:

 – Các công trình hoặc hạng mục công trình đường dây đấu nối vào trạm, công trình tạm phục vụ cấp điện cho khu vực phụ tải để không ảnh hưởng đến việc thi công công trình (đối với công trình cải tạo nâng cấp sử dụng mặt bằng xây dựng của công trình cũ).

 – Chi phí tăng thêm do mặt bằng trạm phải bố trí ở vị trí đặc biệt hoặc không thuận lợi về mặt địa hình địa chất

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp 220kV được xác định theo quy mô xây dựng cụ thể từng công trình theo yêu cầu phụ tải và kết cấu lưới truyền tải hiện hữu của khu vực, số lượng máy biến áp nguồn, số lượng máy biến áp phụ tải. Theo đó, suất vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp 220kV được xác định cho trạm biến áp với quy mô 2 máy biến áp và quy mô 2 máy biến áp lắp trước 1 máy biến áp.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp 220kV được tính cho 1 trạm biến áp.

 5 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NHẸ

 5.1 Công nghiệp thực phẩm

 5.1.1 Kho đông lạnh

 Bảng 45. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình kho đông lạnh

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sàn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Kho lạnh kết cấu gạch và bê tông sức chứa

  

  

 

 12511.01

 100 tấn

 7.740

 7.080

  

 12511.02

 300 tấn

 9.840

 8.890

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng kho đông lạnh nêu tại Bảng 45 được tính toán theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4317:1986 “Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế” và các tiêu chuẩn khác về giải pháp thiết kế, trang thiết bị kỹ thuật, cấp, thoát nước, thông gió, thông khí,… trong TCVN 4604:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà sản xuất công trình công nghiệp”.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng kho đông lạnh bao gồm: Chi phí xây dựng nhà kho gồm các hạng mục công trình phục vụ như: nhà kho, nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, sân bốc dỡ hàng hóa.

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 diện tích xây dựng của kho.

 5.1.2 Nhà máy sản xuất bia, nước giải khát

 Bảng 46. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bia, nước giải khát

 Đơn vị tính: đ/lít sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12512.01

Nhà máy sản xuất bia công suất 5 triệu lít/năm và 5 triệu lít nước ngọt/năm

 14.310

 3.150

 9.650

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy sản xuất bia, nước giải khát nêu tại Bảng 46 được tính toán với công trình cấp III theo quy định về cấp công trình xây dựng.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình sản xuất chính; các công trình phụ trợ và phục vụ; hệ thống kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, chi phí phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước.

 – Chi phí thiết bị gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ và chi phí chạy thử thiết bị. Chi phí thiết bị và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy sản xuất bia, nước giải khát chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến áp…

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bia, nước giải khát được tính bình quân cho 1 lít sản phẩm quy ước.

 e. Tỷ trọng chi phí giữa công trình sản xuất chính với các hạng mục công trình phục vụ và phụ trợ như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 70 – 75%.

 Tỷ trọng chi phí các hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%.

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất: 80 – 85%.

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 20 – 15%.

 5.1.3 Nhà máy xay xát và các nhà máy chế biến nông sản khác

 Bảng 47. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy xay xát, và các nhà máy chế biến nông sản khác

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 12513.01

Nhà máy xay xát gạo, công suất 70.000 tấn/năm

 1.140

 250

 760

 12513.02

Nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 15.000 tấn/năm

 4.370

 960

 2.960

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm nêu tại Bảng 47 được tính toán với công trình cấp III theo quy định về cấp công trình xây dựng.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình sản xuất chính; các công trình phụ trợ và phục vụ; hệ thống kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, chi phí phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước.

 – Chi phí thiết bị gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ và chi phí chạy thử thiết bị. Chi phí thiết bị và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm chưa tính đến chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến áp…

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lương thực được tính bình quân cho 1 tấn sản phẩm quy ước.

 e. Tỷ trọng chi phí giữa công trình sản xuất chính với các hạng mục công trình phục vụ và phụ trợ như sau:

 – Chi phí xây dựng:

 Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 70 – 75%.

 Tỷ trọng chi phí các hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ: 30 – 25%.

 – Chi phí thiết bị:

 Tỷ trọng chi phí thiết bị sản xuất: 80 – 85%.

 Tỷ trọng chi phí thiết bị phục vụ, phụ trợ: 20 – 15%.

 5.2 Các công trình công nghiệp nhẹ còn lại

 5.2.1 Nhà máy sản xuất các sản phẩm may

 Bảng 48. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình xưởng may

 Đơn vị tính: đ/sản phẩm

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy sản xuất các sản phẩm may công suất < 2 triệu sản phẩm/năm

  

  

  

 12521.01

Xưởng may công suất 1 triệu sản phẩm/năm

 40.840

 11.500

 24.460

 12521.02

Xưởng may thêu công suất 850.000 sản phẩm/năm

 39.580

 12.420

 22.310

  

Nhà máy sản xuất các sản phẩm may công suất 2 ÷ <10 triệu sản phẩm/năm

  

  

  

 12521.03

Xưởng may công suất 2 triệu sản phẩm/năm

 35.420

 11.130

 19.660

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình xưởng may tại Bảng 48 được tính toán với công trình cấp III

 theo quy định hiện hành về cấp công trình xây dựng.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình xưởng may bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các nhà sản xuất chính, các hạng mục công trình phụ trợ, phục vụ; hệ thống kỹ thuật: đường giao thông nội bộ, chi phí phòng cháy chữa cháy, cấp điện, nước.

 – Chi phí thiết bị gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất, các thiết bị phụ trợ, phục vụ và chi phí chạy thử thiết bị. Chi phí mua thiết bị và dây chuyền công nghệ được tính theo giá nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước Châu Âu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình xưởng may chưa tính đến các chi phí xây dựng các hạng mục nằm ngoài công trình như: đường giao thông, trạm biến áp.

 d. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 sản phẩm may quy ước.

 e. Tỷ trọng chi phí giữa công trình sản xuất chính với các công trình phục vụ và phụ trợ như sau:

 – Tỷ trọng chi phí công trình sản xuất chính: 80 – 85%.

 – Tỷ trọng chi phí các hạng mục công trình phục vụ, phụ trợ: 20 – 15%.

 6 CÔNG TRÌNH NHÀ XƯỞNG VÀ KHO CHUYÊN DỤNG

 Bảng 49. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng và kho chuyên dụng

 Bảng 49.1 Suất vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 XD

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà sản xuất

  

  

  

  

Nhà 1 tầng khẩu độ 12m, cao ≤ 6m, không có cầu trục

  

  

  

 12600.01

Tường gạch thu hồi mái ngói

 1.590

 1.450

  

 12600.02

Tường gạch thu hồi mái tôn

 1.590

 1.450

  

 12600.03

Tường gạch, bổ trụ, kèo thép, mái tôn

 1.830

 1.680

  

 12600.04

Tường gạch, mái bằng

 2.130

 1.930

  

 12600.05

Cột bê tông, kèo thép, tường gạch, mái tôn

 2.530

 2.290

  

 12600.06

Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn

 2.720

 2.460

  

 12600.07

Cột kèo thép, tường gạch, mái tôn

 2.310

 2.090

  

  

Nhà 1 tầng khẩu độ 15m, cao ≤ 9m, không có cầu trục

  

  

  

 12600.08

Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn

 4.270

 3.860

  

 12600.09

Cột bê tông kèo thép, tường gạch, mái tôn

 4.020

 3.630

  

 12600.10

Cột kèo thép, tường bao che tôn, mái tôn

 3.750

 3.390

  

 12600.11

Cột kèo thép, tường gạch, mái tôn

 3.720

 3.360

  

 12600.12

Cột bê tông, kèo thép liền nhịp, tường gạch, mái tôn

 3.650

 3.300

  

 12600.13

Cột kèo thép liền nhịp, tường gạch, mái tôn

 3.470

 3.140

  

  

Nhà 1 tầng khẩu độ 18m, cao 9m, có cầu trục 5 tấn

  

  

  

 12600.14

Cột bê tông, kèo thép, mái tôn

 4.540

 4.100

  

 12600.15

Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn

 4.820

 4.350

  

 12600.16

Cột kèo thép, tường gạch, mái tôn

 4.290

 3.870

  

 12600.17

Cột bê tông, kèo thép, tường gạch, mái tôn

 5.090

 4.600

  

 12600.18

Cột kèo thép liền nhịp, tường bao che bằng tôn, mái tôn

 4.150

 3.740

  

 12600.19

Cột bê tông, kèo thép liền nhịp, tường gạch, mái tôn

 4.470

 4.040

  

  

Nhà 1 tầng khẩu độ 24m, cao 9m, có cầu trục 10 tấn

  

  

  

 12600.20

Cột bê tông, kèo thép, tường gạch, mái tôn

 6.950

 6.270

  

 12600.21

Cột kèo thép, tường gạch, mái tôn

 7.220

 6.520

  

   

 0

 1

 2

 Bảng 49.2 Suất vốn đầu tư xây dựng kho chuyên dụng loại nhỏ

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 XD

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Kho chuyên dụng loại nhỏ (sức chứa < 500 tấn)

  

  

 

 12600.22

Kho lương thực, khung thép, sàn gỗ hay bê tông, mái tôn

 2.720

 2.490

  

 12600.23

Kho lương thực xây cuốn gạch đá

 1.640

 1.500

  

 12600.24

Kho hóa chất xây gạch, mái bằng

 2.530

 2.320

  

 12600.25

Kho hóa chất xây gạch, mái ngói

 1.470

 1.340

  

   

 0

 1

 2

 Bảng 49.3 Suất vốn đầu tư xây dựng kho chuyên dụng loại lớn

 Đơn vị tính: 1.000 đ/tấn

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Kho chuyên dụng loại lớn (sức chứa ≥ 500 tấn)

  

  

  

 12600.26

Kho lương thực sức chứa 500 tấn

 2.580

 2.110

 350

 12600.27

Kho lương thực sức chứa 1.500 tấn

 2.790

 2.200

 480

 12600.28

Kho lương thực sức chứa 10.000 tấn

 3.420

 2.690

 560

 12600.29

Kho muối sức chứa 1.000 – 3.000 tấn

 2.190

 1.710

 420

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà sản xuất và kho chuyên dụng nêu tại Bảng 49 được tính toán theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2622:1995 “Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình”, các tiêu chuẩn khác về giải pháp thiết kế, trang thiết bị kỹ thuật, cấp, thoát nước, thông gió, thông khí,… trong TCVN 4604:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà sản xuất công trình công nghiệp”.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà sản xuất, nhà kho chuyên dụng bao gồm:

 – Chi phí xây dựng nhà sản xuất, nhà kho; các hạng mục công trình phục vụ như: nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, sân bốc dỡ hàng hóa.

 – Đối với kho chuyên dụng loại lớn có sức chứa > 500 tấn chi phí thiết bị gồm chi phí thiết bị sản xuất, thiết bị nâng chuyển, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, các thiết bị khác.

 c. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m2 diện tích xây dựng hoặc 1 m3 thể tích chứa của kho, hoặc 1 tấn hàng hóa tùy thuộc vào loại nhà sản xuất, loại kho chứa hàng.

 Chương III

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 1 CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

 Bảng 50. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m3

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Nhà máy cấp nước, công suất

  

  

  

 13100.01

40.000 m3/ngày-đêm

 4.210

 1.570

 2.130

 13100.02

50.000 m3/ngày-đêm

 4.180

 1.550

 2.130

 13100.03

100.000 m3/ngày-đêm

 3.720

 1.410

 1.860

 13100.04

300.000 m3/ngày-đêm

 3.630

 1.360

 1.810

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước nêu tại Bảng 50 được tính toán cho công trình nhà máy xử lý nước mặt, với cấp công trình là cấp I, II, III theo quy định hiện hành; theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4514: 2012 “Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng. Tiêu chuẩn thiết kế” và tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4604: 2012 “Xí nghiệp công nghiệp. Nhà sản xuất. Tiêu chuẩn thiết kế”. Các công trình như nhà làm việc, văn phòng, trụ sở được tính toán với cấp công trình là cấp IV. Các yêu cầu về quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng theo quy định trong TCVN 5308: 1991.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước bao gồm:

 – Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình: Bể trộn và phân phối; Bể lắng và bể lọc; Hệ thống châm hóa chất; Trạm bơm nước rửa lọc, nước kỹ thuật và nước sinh hoạt; Hệ thống thu nước thải; Bể chứa nước sạch; Các công trình phụ trợ như sân, nhà thường trực, bảo vệ, nhà điều hành và phòng thí nghiệm, gara, kho xưởng, hệ thống thoát nước, trạm điện và chi phí phòng cháy chữa cháy.

 – Chi phí thiết bị gồm toàn bộ chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ, các thiết bị phi tiêu chuẩn chế tạo trong nước và trang thiết bị của công trình; Chi phí thiết bị công nghệ chính tính trong suất vốn đầu tư này được tính trên cơ sở giá thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhập khẩu từ các nước phát triển và giá của các thiết bị phi tiêu chuẩn chế tạo trong nước.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy cấp nước chưa tính đến các chi phí xây dựng các công trình khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nhưng nằm ngoài khu vực của Nhà máy như công trình thu và trạm bơm nước thô, đường ống dẫn nước thô, trạm điện cao thế và các công trình phụ trợ phục vụ thi công Nhà máy như xây dựng đường công vụ…

 d. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 m3 nước sạch/ngày-đêm.

 2 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP, KHU ĐÔ THỊ

 Bảng 51. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị

 Đơn vị tính: triệu đồng/ha

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp có quy mô

  

  

  

 13210.01

dưới 100 ha

 8.700

 6.860

 350

 13210.02

từ 100 đến 300 ha

 8.010

 6.310

 340

 13210.03

trên 300 ha

 7.340

 5.770

 320

  

Công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị có quy mô

  

  

  

 13220.01

từ 20 đến 50 ha

 7.950

 6.280

 310

 13220.02

từ 50 đến 100 ha

 6.630

 5.230

 280

 13220.03

từ 100 đến 200 ha

 6.370

 5.010

 260

  

Công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị kiểu mẫu có quy mô

  

  

  

 13230.01

từ 20 đến 50ha

 9.080

 6.670

 1.040

 13230.02

từ 50 ha đến 100 ha

 8.670

 6.340

 1.010

 13230.03

từ 100 ha đến 200 ha

 8.250

 6.030

 990

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị nêu tại Bảng 51 được tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế về phân loại công trình công nghiệp; các giải pháp quy hoạch, kết cấu, giải pháp kỹ thuật cấp, thoát nước, cấp điện giao thông,… theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4616:1988 “Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp”; TCVN 3989:2012 “Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp nước và thoát nước – Mạng lưới bên ngoài” và các quy định hiện hành khác liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các công trình hạ tầng như hệ thống thoát nước (tuyến ống thoát nước, hố ga, trạm bơm, trạm xử lý); hệ thống cấp nước (tuyến ống cấp nước, bể chứa, trạm bơm); hệ thống điện (điện chiếu sáng, sinh hoạt, trạm biến thế, điện sản xuất (đối với khu công nghiệp) và các công tác khác như san nền, đường nội bộ, cây xanh.

 – Chi phí thiết bị gồm chi phí thiết bị trạm bơm, trạm biến thế, trạm xử lý nước thải và trang thiết bị phục vụ chiếu sáng, cấp điện, cấp nước.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị chưa tính đến các chi phí:

 – Xây dựng hệ thống kỹ thuật bên ngoài khu công nghiệp, khu đô thị.

 – Trang thiết bị, lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước trong nhà.

 d. Suất vốn đầu tư được tính bình quân cho 1 ha diện tích khu công nghiệp, khu đô thị.

 e. Suất vốn đầu tư tính cho các khu đô thị kiểu mẫu là tính cho các khu đô thị mà đáp ứng các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội đầy đủ được quy định tại Thông tư số 15/2008/TT- BXD ngày 17/06/2008 và Thông tư 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

 Chương IV

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 1.1 ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC

 Bảng 52. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường ô tô cao tốc

 Đơn vị tính: triệu đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường ô tô cao tốc:

  

  

 

 14110.01

 4 làn

 122.490

 100.320

  

 14110.02

 6 làn

 186.940

 161.850

  

  

Đường ô tô cao tốc chưa bao gồm chi phí xây dựng cống chui dân sinh trên tuyến:

  

  

  

 14110.03

 4 làn

 119.680

 97.600

  

 14110.04

 6 làn

 185.610

 160.570

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô (TCVN 4054:2005), tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cao tốc (TCVN 5729:2012) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng đường ô tô cao tốc (chi phí xây dựng nền đường, mặt đường, hệ thống thoát nước, nút giao, các công trình, hạng mục phụ trợ) theo tiêu chuẩn tính bình quân cho 1 km đường. Chi phí xây dựng cống chui dân sinh trên tuyến được tính trong từng trường hợp cụ thể như trong Bảng 52. Chi phí cầu trên tuyến và thiết bị (hệ thống giao thông thông minh) được tính riêng.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm chi phí xử lý có tính chất riêng biệt của mỗi dự án như: chi phí xử lý nền đất yếu, các công trình kiên cố đặc biệt (xử lý sụt trượt, hang castơ) và các công trình khác có liên quan đến dự án.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng 1 km đường được tính bình quân cho công trình xây dựng mới, phổ biến. Đối với các công trình xây dựng ở khu vực có điều kiện địa hình và điều kiện vận chuyển đặc biệt khó khăn cần có sự tính toán, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 1.2 ĐƯỜNG Ô TÔ

 Bảng 53. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường ô tô

 Đơn vị tính: triệu đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường cấp I

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.01

Nền đường rộng 32,5m, mặt đường rộng 22,5m, dải phân cách giữa rộng 3m, lề rộng 2×3,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x3m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp bê tông nhựa dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 59.420

 52.950

  

 14120.02

Nền đường rộng 32,5m, mặt đường rộng 22,5m, dải phân cách giữa rộng 3m, lề rộng 2×3,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x3m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa, tiêu chuẩn nhựa 4,5 kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm

 50.550

 45.050

  

 14120.03

Nền rộng đường 31m, mặt đường rộng 22,5m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2×3,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x3m đồng nhất kết cấu áo đường) mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 58.280

 51.940

  

 14120.04

Nền đường rộng 31m, mặt đường rộng 22,5m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2×3,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x3m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa, tiêu chuẩn nhựa 4,5 kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm

 49.410

 44.030

  

  

Đường cấp II

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.05

Nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường) mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 42.880

 38.210

  

 14120.06

Nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường) mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 38.870

 34.640

  

 14120.07

Nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm

 36.040

 32.120

  

  

Khu vực trung du

  

  

  

 14120.08

Nền đường rộng 22,5m ,mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường) mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 48.020

 42.800

  

 14120.09

Nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường) mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 43.530

 38.790

  

 14120.10

Nền đường rộng 22,5m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 1,5m, lề rộng 2x3m (trong đó lề gia cố rộng 2×2,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm

 40.360

 35.970

  

  

Đường cấp III

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.11

Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 22.850

 20.370

  

 14120.12

Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 20.650

 18.410

  

 14120.13

Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 19.440

 17.320

  

 14120.14

Nền đường rộng 12m , mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 18.870

 16.820

  

  

Khu vực trung du

  

  

  

 14120.15

Nền đường rộng 12m , mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 26.280

 23.420

  

 14120.16

Nền đường rộng 12m , mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 23.750

 21.170

  

 14120.17

Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 22.340

 19.910

  

 14120.18

Nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2×2,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 21.700

 19.340

  

  

Khu vực miền núi

  

  

  

 14120.19

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, lề rộng 2×1,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x1m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 28.100

 25.040

  

 14120.20

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, lề rộng 2×1,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x1m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 26.640

 23.740

  

 14120.21

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, lề rộng 2×1,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x1m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 25.920

 23.100

  

 14120.22

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, lề rộng 2×1,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x1m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 25.560

 22.780

  

  

Đường cấp IV

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.23

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 15.630

 13.920

  

 14120.24

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 15.240

 13.570

  

 14120.25

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 14.480

 12.910

  

 14120.26

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 14.080

 12.550

  

  

Khu vực trung du

  

  

  

 14120.27

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 2 lớp BTN dày 12cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 16.870

 15.030

  

 14120.28

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp BTN dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 15.270

 13.610

  

 14120.29

Nền đường rộng 9m , mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 15.190

 13.540

  

 14120.30

Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 14.140

 12.600

  

  

Khu vực miền núi

  

  

  

 14120.31

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp bê tông nhựa dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 23.540

 20.980

  

 14120.32

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp múng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 22.960

 20.470

  

 14120.33

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp múng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 22.660

 20.190

  

  

Đường cấp V

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.34

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp bê tông nhựa dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 10.810

 9.640

  

 14120.35

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 10.810

 9.640

  

 14120.36

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 9.930

 8.850

  

  

Khu vực Trung du

  

  

  

 14120.37

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường gồm 1 lớp bê tông nhựa dày 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm

 11.890

 10.590

  

 14120.38

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 11.250

 10.010

  

 14120.39

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 10.920

 9.730

  

  

Khu vực miền núi

  

  

  

 14120.40

Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,5m (trong đó lề gia cố rộng 2x1m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 13.080

 11.660

  

 14120.41

Nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong đó lề gia cố rộng 2×0,5m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 12.830

 11.430

  

  

Đường cấp VI

  

  

  

  

Khu vực đồng bằng

  

  

  

 14120.42

Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,5m, mặt đường mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 5.520

 4.920

  

 14120.43

Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,5m, mặt đường mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 5.350

 4.770

  

  

Khu vực trung du

  

  

  

 14120.44

Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,5m, mặt đường mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 7.790

 6.950

  

 14120.45

Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,5m, mặt đường mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 7.610

 6.790

  

  

Khu vực miền núi

  

  

  

 14120.46

Nền đường rộng 6m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,25m, mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 11.450

 10.200

  

 14120.47

Nền đường rộng 6m, mặt đường rộng 3,5m, lề rộng 2×1,25m, mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 3Kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm tiêu chuẩn

 11.290

 10.060

  

  

 

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô (TCVN 4054:2005) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng đường ô tô theo tiêu chuẩn tính bình quân cho 1 km đường (gồm nền đường và mặt đường), chi phí xây dựng cho cầu trên tuyến được tính riêng.

 Suất vốn đầu tư xây dựng 1 km đường được tính theo từng cấp đường và tính cho từng khu vực địa lý (đồng bằng, trung du, miền núi) và bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng: Nền đường, mặt đường, hệ thống an toàn giao thông (cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ vạch đường, tường hộ lan, giải phân cách giữa), rãnh thoát nước dọc, cống thoát nước ngang, gia cố mái ta luy, hệ thống công trình phòng hộ. Chiều dày bình quân lớp móng đường được tính theo trị số mô đun đàn hồi tối thiểu tương ứng với từng cấp đường.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng chưa bao gồm: Chi phí xử lý nền đất yếu, các trạm kiểm soát, trạm dịch vụ, nhà cung hạt, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cống kỹ thuật, và các công trình kiên cố đặc biệt (xử lý sụt trượt, hang castơ).

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng 1 km đường được tính cho công trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến. Đối với các công trình xây dựng ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện địa hình và điều kiện vận chuyển đặc biệt khó khăn cần có sự tính toán, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 2 ĐƯỜNG SẮT

 Bảng 54. Suất vốn đầu tư xây dựng đường sắt

 Đơn vị tính: triệu đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Đường cấp II – Đồng bằng

  

  

 

  

Loại đường ray khổ 1m

  

  

  

 14200.01

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt bê tông

 5.740

 5.220

  

 14200.02

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt gỗ

 6.180

 5.730

  

  

Đường cấp II – Trung du

  

  

  

  

Loại đường ray khổ 1m

  

  

  

 14200.03

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt bê tông

 5.860

 5.380

  

 14200.04

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt gỗ

 6.330

 5.660

  

  

Đường cấp II – Miền núi

  

  

  

  

Loại đường ray khổ 1m

  

  

  

 14200.05

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt bê tông

 6.070

 5.540

  

 14200.06

Nền đường rộng 5,6 m, ray P43, tà vẹt gỗ

 6.400

 5.900

  

  

Đường cấp II – Đồng bằng

  

  

  

  

Loại đường ray khổ 1,435m

  

  

  

 14200.07

Nền đường, ray P50, tà vẹt bê tông

 6.380

 5.820

  

 14200.08

Nền đường, ray P50, tà vẹt gỗ

 7.110

 6.650

  

 14200.09

Nền đường, ray P43, tà vẹt bê tông

 5.710

 5.050

  

 14200.10

Nền đường, ray P43, tà vẹt gỗ

 6.790

 6.290

  

  

Đường cấp II – Trung du

  

  

  

  

Loại đường ray khổ 1,435m

  

  

  

 14200.11

Nền đường, ray P50, tà vẹt bê tông

 6.420

 5.720

  

 14200.12

Nền đường, ray P50, tà vẹt gỗ

 7.180

 6.540

  

  

Đường cấp II – Miền núi

  

  

  

  

Loại đường ray khổ 1,435m

  

  

  

 14200.13

Nền đường, ray P50, tà vẹt bê tông

 6.650

 5.910

  

 14200.14

Nền đường, ray P50, tà vẹt gỗ

 7.370

 6.720

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng đường sắt được tính toán với cấp công trình là cấp II, III theo quy định hiện hành; với Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4117: 1985 “Tiêu chuẩn thiết kế – đường sắt khổ 1435mm” và các yêu cầu, quy định, quy trình thiết kế công trình của ngành Giao thông vận tải và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng đường sắt bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng 1km đường sắt theo khổ 1 m hoặc khổ 1,435 m (gồm nền đường và mặt đường), và tính cho từng khu vực địa lý (đồng bằng, trung du, miền núi).

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng đường sắt chưa bao gồm các chi phí cho:

 – Hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước mưa.

 – Hệ thống thiết bị tín hiệu tập trung và đóng đường.

 – Hệ thống cấp điện cho tín hiệu điện tập trung và đóng đường.

 – Biển báo, biển chắn…

 3 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ

 3.1 Công trình cầu đường bộ, cầu bộ hành

 Bảng 55. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ, cầu bộ hành

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Cầu đường bộ có chiều dài nhịp

  

  

 

  

< 25m

  

  

  

  

< 15m

  

  

  

 14310.01

Cầu bản mố nhẹ, móng nông tải trọng HL93, chiều dài nhịp L= 9m

 17.700

 16.050

  

 14310.02

Cầu dầm T bê tông cốt thép thường móng nông, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 9m < L ≤ 15m

 17.150

 15.550

  

 14310.03

Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực móng nông, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 12m < L ≤ 15m

 20.690

 18.770

  

 14310.04

Cầu dầm T bê tông cốt thép thường móng cọc bê tông cốt thép, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 9m < L ≤ 15m

 21.700

 19.680

  

 14310.05

Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực móng cọc bê tông cốt thép, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 12m < L ≤ 15m

 15 ÷ 25m

 26.070

 23.640

  

 14310.06

Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực móng nông, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 15m <L< 24m

 23.230

 21.070

  

 14310.07

Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực móng cọc bê tông cốt thép, tải trọng HL93, chiều dài nhịp 15m < L <24m

 25 ÷ 50m

 24.720

 22.410

  

 14310.08

Cầu dầm I, T Super T bê tông cốt thép dự ứng lực móng cọc bê tông cốt thép, tải trọng HL93, chiều dài nhịp L < 40m

 28.690

 26.010

  

 14310.09

Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực móng nông, tải trọng HL93, chiều dài nhịp < 40m

 50 ÷ 100m

 32.690

 29.640

  

 14310.10

Cầu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng móng cọc khoan nhồi, tải trọng HL93 chiều dài nhịp lớn nhất L <100m

 38.050

 34.500

  

  

Cầu bộ hành có chiều dài nhịp

  

  

  

  

25 ÷ 50m

  

  

  

 14310.11

Cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ, dầm dàn thép chiều rộng 3m, 30m<L<50m

 69.360

 54.610

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường ô tô nêu tại Bảng 55 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng cho một mét vuông xây dựng cầu được tính toán trên cơ sở điều kiện địa chất thông thường và bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng toàn bộ cầu tính đến đuôi mố, chiều dài cọc bê tông cốt thép được tính toán tối đa 45m, trường hợp địa chất đặc biệt mà chiều dài cọc lớn hơn hoặc kết cấu trụ có yêu cầu chống va xô cần có sự tính toán, điều chỉnh cho phù hợp.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng một mét vuông cầu được tính cho công trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến. Đối với các công trình xây dựng ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện vận chuyển đặc biệt khó khăn cần có sự tính toán, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 d. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ chưa bao gồm các chi phí biển báo, biển chắn và hệ thống điện chiếu sáng trên cầu.

 e. Trường hợp sử dụng móng cọc khoan nhồi thì suất đầu tư sử dụng móng cọc bê tông cốt thép được tăng thêm 8-12%.

 3.2 Công trình cầu đường sắt

 Bảng 56. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường sắt

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Cầu dầm thép I, tải trọng

  

  

 

 14320.01

T13-14

 112.830

 101.650

  

 14320.02

T22-26

 137.460

 123.850

  

  

Cầu thép dàn hoa tải trọng T13-14

  

  

  

 14320.03

1 làn tàu hỏa

 197.540

 177.980

  

 14320.04

1 làn tàu hỏa, 1 làn ô tô

 238.990

 215.310

  

 14320.05

1 làn tàu hỏa, 2 làn ô tô

 317.070

 285.660

  

  

Cầu thép dàn hoa tải trọng T22-26

  

  

  

 14320.06

1 làn tàu hỏa

 269.410

 242.710

  

 14320.07

1 làn tàu hỏa, 1 làn ô tô

 300.870

 271.060

  

 14320.08

1 làn tàu hỏa, 2 làn ô tô

 376.690

 339.370

  

  

Cầu bê tông cốt thép, tải trọng

  

  

  

 14320.09

T13-14

 194.760

 175.470

  

 14320.10

T22-26

 272.370

 245.390

  

  

Cầu liên hợp bê tông cốt thép, tải trọng

  

  

  

 14320.11

T13-14

 227.210

 204.700

  

 14320.12

T22-26

 312.300

 281.360

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường sắt nêu tại Bảng 56 được tính toán với đường sắt cấp II, III theo quy định hiện hành về cấp công trình xây dựng, và phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường sắt cấp II, III quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4117: 1985 “Tiêu chuẩn thiết kế – đường sắt khổ 1435mm” và theo Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 200: 1989; và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường sắt bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng 1m dài cầu theo kết cấu và tải trọng của cầu.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình cầu đường sắt chưa tính đến các chi phí cho hệ thống điện chiếu sáng, các biển báo, biển chắn… trên cầu.

 Chương V

 SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 1 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 Bảng 57. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

 Đơn vị tính: 1.000 đ/ha

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Công trình đầu mối hồ chứa nước, có cấp công trình

  

  

  

 15100.01

cấp III

 77.380

 66.840

 1.320

 15100.02

cấp IV

 100.920

 84.450

 2.010

  

Công trình đầu mối trạm bơm tưới, có cấp công trình

  

  

  

 15100.03

cấp III

 16.440

 8.170

 6.120

 15100.04

cấp IV

 21.690

 10.400

 9.390

  

Công trình đầu mối trạm bơm tiêu, có cấp công trình

  

  

  

 15100.05

cấp III

 19.750

 10.730

 6.950

 15100.06

cấp IV

 29.900

 17.090

 9.560

   

 0

 1

 2

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

  

 Suất vốn đầu tư

 Trong đó bao gồm

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

  

Công trình kênh bê tông, có kích thước

  

  

 

 15100.07

BxH = 0,25 m2

 1.285.980

 1.114.070

  

 15100.08

BxH = 1 m2

 4.000.600

 3.465.790

  

 15100.09

BxH = 2 m2

 7.620.100

 6.601.400

  

 15100.10

BxH = 3 m2

 11.239.610

 9.737.040

  

   

 0

 1

 2

 Ghi chú:

 a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nêu tại Bảng 57 được tính toán cho công trình thủy lợi có nhiệm vụ chính là phục vụ tưới, tiêu với cấp công trình là cấp III, IV; Thiết kế theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 “Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế”; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế”; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8216:2009 “Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén”; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8423:2010 “Công trình thủy lợi – Trạm bơm tưới tiêu nước – Yêu cầu thiết kế”; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4118:2012 “Công trình thủy lợi – Hệ thống kênh tưới – Tiêu chuẩn thiết kế”.

 b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi bao gồm:

 – Chi phí xây dựng các hạng mục công trình đầu mối, cụ thể:

 Đối với công trình đầu mối hồ chứa nước bao gồm: Đập chính, đập phụ (nếu có); tràn xả lũ; cống lấy nước đầu mối; nhà quản lý.

 Đối với công trình đầu mối trạm bơm tưới, tiêu bao gồm: Nhà trạm; bể hút, bể xả; cống điều tiết đầu mối; nhà quản lý.

 – Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm và lắp đặt, chạy thử các thiết bị, cụ thể:

 Đối với công trình đầu mối hồ chứa nước bao gồm: Thiết bị cơ khí, thủy lực đóng mở (cống lấy nước, tràn); thiết bị điều khiển hệ thống đóng mở; thiết bị quan trắc, theo dõi an toàn công trình đầu mối, thiết bị bảo vệ.

 Đối với công trình đầu mối trạm bơm tưới, tiêu bao gồm: Máy bơm, động cơ; máy biến áp và các thiết bị điện phục vụ quản lý vận hành; thiết bị điều khiển trạm bơm, thiết bị bảo vệ.

 c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình đầu mối hồ chứa nước và công trình đầu mối trạm bơm tưới, tiêu được tính bình quân cho 1 ha diện tích phục vụ theo thiết kế; suất vốn đầu tư xây dựng công trình kênh bê tông được tính bình quân cho 1 km kênh.

 d. Suất vốn đầu tư của trạm bơm tưới tiêu kết hợp được lấy theo suất vốn đầu tư của trạm bơm tiêu cùng cấp.

 Phần 3

 GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

 Chương I

 GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 1 CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 1.1 Công trình thể thao

 Bảng 58. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình thể thao

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2 sân

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 21200.01

Đường chạy thẳng, đường chạy vòng

 1.060

 21200.02

Sân nhảy xa, nhảy 3 bước

 1.100

 21200.03

Sân nhảy cao

 1.080

 21200.04

Sân nhảy sào

 1.310

 21200.05

Sân đẩy tạ

 440

 21200.06

Sân ném lựu đạn

 520

 21200.07

Sân lăng đĩa, lăng tạ xích

 440

 21200.08

Sân phóng lao

 440

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu nêu tại Bảng 58 được tính toán trên cơ sở các quy định về quy mô, phân loại công trình, yêu cầu về mặt bằng, giải pháp thiết kế, chiếu sáng, điện, nước, theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 287:2004 “Sân thể thao”, các quy định khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình thể thao bao gồm:

 – Chi phí xây dựng công trình theo khối chức năng phục vụ như:

 Khối phục vụ khán giả: Phòng bán vé, phòng căng tin, khu vệ sinh, khán đài, phòng cấp cứu.

 Khối phục vụ vận động viên: Sân bóng, phòng thay quần áo, phòng huấn luyện viên, phòng trọng tài, phòng nghỉ của vận động viên, phòng vệ sinh, phòng y tế.

 Khối phục vụ quản lý: Phòng hành chính, phòng phụ trách sân, phòng thường trực, bảo vệ, phòng nghỉ của nhân viên, kho, xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao.

 – Các chi phí trang, thiết bị phục vụ vận động viên, khán giả.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình thể thao được tính bình quân cho 1 m2 diện tích sân (đối với công trình thể thao không có khán đài).

 1.2 Công trình thông tin truyền thông

 1.2.1 Xây dựng tuyến cáp đồng

 Bảng 59. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cáp đồng

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

 Tuyến cáp kéo cống loại

  

 21251.01

 100x2x0,5

 125.480

 21251.02

 200x2x0,5

 225.890

 21251.03

 300x2x0,5

 328.390

 21251.04

 400x2x0,5

 422.570

 21251.05

 500x2x0,5

 524.780

 21251.06

 600x2x0,5

 628.250

  

 Tuyến cáp treo loại

  

 21251.07

 20x2x0,5

 31.940

 21251.08

 30x2x0,5

 41.980

 21251.09

 50x2x0,5

 61.890

 21251.10

 100x2x0,5

 113.440

 21251.11

 200x2x0,5

 209.640

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 59 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cáp đồng với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-254: 2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cáp đồng bao gồm chi phí xây dựng tuyến cáp đồng kéo cống trong cống bể có sẵn và cáp đồng treo trên đường cột có sẵn.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến cáp đồng.

 1.2.2 Xây dựng tuyến cáp quang

 Bảng 60. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cáp quang

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

 Tuyến cáp quang treo trên cột loại

  

 21252.01

 8 sợi

 28.260

 21252.02

 12 sợi

 31.080

 21252.03

 16 sợi

 34.940

 21252.04

 24 sợi

 39.470

 21252.05

 32 sợi

 46.760

 21252.06

 36 sợi

 51.900

 21252.07

 48 sợi

 58.230

  

 Tuyến cáp quang chôn trực tiếp loại

  

 21252.08

 8 sợi

 300.270

 21252.09

 12 sợi

 302.780

 21252.10

 16 sợi

 307.070

 21252.11

 24 sợi

 308.850

 21252.12

 32 sợi

 316.820

 21252.13

 36 sợi

 320.820

 21252.14

 48 sợi

 326.600

  

 Tuyến cáp quang kéo cống loại

  

 21252.15

 8 sợi

 61.340

 21252.16

 12 sợi

 64.990

 21252.17

 16 sợi

 69.710

 21252.18

 24 sợi

 74.710

 21252.19

 32 sợi

 85.940

 21252.20

 36 sợi

 91.110

 21252.21

 48 sợi

 97.380

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 60 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cáp quang với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-139: 1995, TCN 68-160:1996, TCN 68-178:1999, TCN 68-254:2006, QCVN 7:2010/BTTTT và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cáp quang bao gồm chi phí xây dựng tuyến cáp quang chôn trực tiếp, cáp quang kéo cống trong cống bể có sẵn và cáp quang treo trên đường cột có sẵn.

 Đối với tuyến cáp quang chôn trực tiếp được tính với trường hợp một sợi cáp quang chôn trong một rãnh.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến cáp quang.

 1.2.3 Xây dựng tuyến cột để treo cáp thông tin

 Bảng 61. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cột để kéo cáp thông tin

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

 Tuyến cột bê tông

  

 21253.01

 vuông loại 6.B-V

 94.770

 21253.02

 tròn loại 6.B-R

 132.670

 21253.03

 vuông loại 7.B-V

 113.720

 21253.04

 tròn loại 7.B-R

 142.140

 21253.05

 vuông loại 8.B-V

 153.340

 21253.06

 tròn loại 8.B-R

 194.770

  

  

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 61 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cột để kéo cáp thông tin với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TC 05-04-2003- KT, TCN68-178:1999, TCN 68-254: 2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cột bao gồm chi phí xây dựng tuyến cột, hệ thống tiếp đất chống sét, phụ kiện trang bị cho cột.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1km chiều dài tuyến cột.

 1.2.4 Xây dựng tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin

 Bảng 62. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

Tuyến cống 1 ống

  

 21254.01

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 593.370

 21254.02

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 536.760

 21254.03

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 741.890

  

Tuyến cống 2 ống

  

 21254.04

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 676.540

 21254.05

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 619.920

 21254.06

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 825.050

  

Tuyến cống 3 ống

  

 21254.07

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 872.760

 21254.08

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 816.150

 21254.09

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 1.054.120

  

Tuyến cống 4 ống

  

 21254.10

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 1.051.390

 21254.11

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 994.790

 21254.12

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 1.310.450

  

Tuyến cống 6 ống

  

 21254.13

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 1.188.260

 21254.14

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 1.123.590

 21254.15

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 1.387.360

  

Tuyến cống 9 ống

  

 21254.16

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 1.530.700

 21254.17

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 1.456.410

 21254.18

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 1.730.800

  

Tuyến cống 12 ống

  

 21254.19

bể bê tông, nắp bê tông, trên hè

 1.959.870

 21254.20

bể xây gạch, nắp bê tông, trên hè

 1.885.580

 21254.21

bể xây gạch, nắp bê tông, dưới đường

 2.213.950

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 62 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cống bể để kéo cáp thông tin với cấp công trình là cấp II theo quy định hiện hành, phù hợp với các TCN: TCN 68-144:1995, TCN 68-153:1995, TCN 68-178:1999, TCN 68-254: 2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cống, bể bao gồm chi phí xây dựng tuyến cống (cống bằng ống nhựa ϕ 110 nong 1 đầu), bể cáp (bể bê tông hoặc xây gạch, nắp bằng bê tông).

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến cống.

 Chương II

 GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

 1 CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG

 1.1 Đường dây và trạm biến áp

 1.1.1 Công trình trạm biến áp 220kV

 Bảng 63. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ một ngăn lộ đường dây và MBA (sơ đồ khối)

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22431.01

Một ngăn lộ đường dây và MBA ≤250MVA

 1.610

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 220kV theo sơ đồ một ngăn lộ đường dây và MBA tại Bảng 63 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ một ngăn lộ đường dây và MBA bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục như cột cổng, xà trạm 17m, nhà điều khiển ngăn, móng các thiết bị, lắp đặt các loại vật liệu điện.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ một ngăn lộ đường dây và MBA chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ một ngăn lộ đường dây và MBA được tính bình quân cho một ngăn thiết bị.

 Bảng 64. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22431.02

Một ngăn MBA ≤250MVA

 3.580

 22431.03

Một ngăn lộ đường dây

 3.000

 22431.04

Một ngăn máy cắt vòng

 3.040

 22431.05

Một ngăn liên lạc

 3.020

 22431.06

Một ngăn lộ đường dây có kháng 24mH – 2000ª

 3.510

 22431.07

Một ngăn lộ đường dây có kháng 24mH – 2500ª

 3.510

 22431.08

Một ngăn lộ đường dây có kháng 48mH – 2000ª

 3.510

 22431.09

Một ngăn lộ đường dây có kháng 48mH – 2000ª

 3.510

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 220kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng tại Bảng 64 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục như cột cổng, xà trạm, nhà điều khiển ngăn, móng máy biến áp, móng các thiết bị, lắp đặt các loại vật liệu điện,…

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng được tính bình quân cho một ngăn thiết bị.

 Bảng 65. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái.

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22431.10

Một ngăn liên lạc

 2.690

 22431.11

Một ngăn lộ đường dây

 2.470

 22431.12

Một ngăn MBA ≤ 250MVA

 3.210

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 220kV theo sơ đồ hai thanh cái tại Bảng 65 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục như cột cổng, xà trạm 17m, nhà điều khiển ngăn, móng các thiết bị, lắp đặt các loại vật liệu điện,…

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ hai thanh cái được tính bình quân cho một ngăn thiết bị.

 Bảng 66. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ 3/2

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22431.16

Một ngăn lộ đường dây

 3.590

 22431.17

Hai ngăn lộ đường dây

 4.800

 22431.18

Một ngăn lộ đường dây và một ngăn MBA ≤250MVA

 6.630

  

 

 1

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 220kV theo sơ đồ 3/2 tại Bảng 66 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ 3/2 bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục như cột cổng, xà trạm 17m, nhà điều khiển ngăn, móng các thiết bị, lắp đặt các loại vật liệu điện,…

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ 3/2 chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV theo sơ đồ 3/2 được tính bình quân cho một ngăn thiết bị.

 Bảng 67. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV phần hạ tầng trạm

 Đơn vị tính: triệu đ/trạm biến áp

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22431.19

Các công trình xây dựng hạ tầng TBA

 36.380

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 220kV phần cơ sở hạ tầng tại Bảng 67 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV phần hạ tầng xây dựng bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng hoàn thành phần xây dựng hạ tầng của TBA được tính bình quân cho 01 TBA đối với gồm các hạng mục: Nhà điều khiển phân phối, nhà điều khiển bảo vệ, nhà thường trực, nhà để xe, nhà quản lý vận hành, nhà trạm bơm cứu hỏa, cổng và hàng rào quanh trạm, hệ thống cấp thoát nước, giếng khoan khai thác nước ngầm, hệ thống công trình xây dựng ngoài trời,, hệ thống PCCC. Giá bộ phận kết cấu công trình hạ tầng TBA 220kV chưa bao gồm kinh phí cho phần san nền và đường vào trạm.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV phần hạ tầng chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 220kV phần hạ tầng được tính bình quân cho một trạm biến áp.

 1.1.2 Công trình trạm biến áp 110kV

 Bảng 68. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 110kV theo sơ đồ hai thanh cái có thanh cái vòng

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22432.01

Một ngăn liên lạc 110kV

 1.990

 22432.02

Một ngăn lộ đường dây 110kV

 1.950

 22432.03

Một ngăn máy cắt vòng 110kV

 1.990

  

 

 1

 Bảng 69. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình TBA 110kV theo sơ đồ hai thanh cái

 Đơn vị tính: triệu đ/ngăn thiết bị

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 22432.04

Một ngăn liên lạc 110kV

 1.820

 22432.05

Một ngăn lộ đường dây 110kV

 1.680

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình trạm biến áp 110kV tại Bảng 68 và Bảng 69 được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành điện; các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5846:1994, các quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng trong TCVN 5305:1991 phù hợp với quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 110kV bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục như móng các thiết bị, lắp đặt các vật liệu điện,…

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 110kV chưa bao gồm chi phí làm cầu tạm, đường công vụ.

 d. Giá bộ phận kết cấu công trình TBA 110kV được tính bình quân cho một ngăn thiết bị đối với phần điện của TBA.

 Chương III

 GIÁ XÂY DỰNG TÔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 1 XÂY DỰNG TUYẾN ỐNG CẤP NƯỚC

 Bảng 70. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến ống cấp nước

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

 Ống Gang dẻo

  

 23100.01

 DN100

 796.180

 23100.02

 DN150

 937.310

 23100.03

 DN200

 1.167.870

 23100.04

 DN300

 2.393.040

 23100.05

 DN350

 3.518.620

 23100.06

 DN450

 4.550.070

  

 Ống Nhựa HDPE

  

 23100.07

 DN50

 76.040

 23100.08

 DN63

 88.550

 23100.09

 DN75

 152.820

 23100.10

 DN90

 154.280

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 70 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến ống cấp nước với cấp công trình là cấp III, IV theo quy định hiện hành, phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam 07:2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”; Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 33:2006 “Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế”; và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến ống cấp nước bao gồm chi phí lắp đặt đường ống, các vật tư phụ, chưa tính đến chi phí đào và đắp trả đường ống.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến ống.

 2 XÂY DỰNG TUYẾN CÔNG THOÁT NƯỚC MƯA

 Bảng 71. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cống thoát nước mưa

 Bảng 71.1 Cống tròn

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

 Cống tròn BTCT

  

 23200.01

 Cống D400

 996.450

 23200.02

 Cống D600

 1.621.180

 23200.03

 Cống D800

 2.404.780

 23200.04

 Cống D1000

 3.188.840

 23200.05

 Cống D1200

 4.324.220

 23200.06

 Cống D1500

 5.883.210

  

 

 1

 Bảng 71.2 Cửa xả

 Đơn vị tính: 1.000 đ/cái

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

Cửa xả

  

 23200.10

Cống tròn D600

 4.490

 23200.11

Cống tròn D800

 5.810

 23200.12

Cống tròn D1000

 8.530

 23200.13

Cống tròn D1200

 13.950

 23200.14

Cống tròn D1500

 15.400

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 71.1 và Bảng 71.2 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cống thoát nước mưa với cấp công trình là cấp III, IV theo quy định hiện hành, phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam 07:2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”; TCVN 7957:2008 “Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình”; và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cống thoát nước mưa bao gồm chi phí xây dựng và lắp đặt ống cống, đế cống, các vật tư phụ, riêng phần ống cống chưa tính đến chi phí đào và đắp trả ống cống.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến cống hoặc 1 cái cửa xả.

 3 XÂY DỰNG TUYẾN CÔNG THOÁT NƯỚC THẢI

 Bảng 72. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu tuyến cống thoát nước thải

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

Cống tròn BTCT

  

 23300.01

 Cống D300

 933.130

 23300.02

 Cống D400

 1.117.410

 23300.03

 Cống D500

 1.363.430

  

Ống thoát HDPE

  

 23300.04

 Ống D110

 188.380

 23300.05

 Ống D150

 155.490

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu tại Bảng 72 được tính toán cho công trình xây dựng tuyến cống thoát nước thải với cấp công trình là cấp III, IV theo quy định hiện hành, phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam 07:2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”; TCVN 7957:2008 “Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình”; và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu tuyến cống thoát nước thải bao gồm chi phí xây dựng và lắp đặt ống cống, đế cống, các vật tư phụ, chưa tính đến chi phí đào và đắp trả ống cống.

 c. Giá bộ phận kết cấu được tính bình quân cho 1 km chiều dài tuyến cống.

 Chương III

 GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 1.1 Đường ô tô cao tốc

 Bảng 73. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 24111.01

Mặt đường bê tông nhựa Polyme (dày 5cm)

 300

 24111.02

Lớp phủ siêu mỏng tạo nhám trên đường ô tô cao tốc (công nghệ Novachip)

 180

 24111.03

Lớp phủ mỏng bê tông nhựa độ nhám cao trên đường ô tô cao tốc (công nghệ VTO)

 210

  

 

 1

  

 Bảng 73. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc (tiếp theo)

 Đơn vị tính: 1.000 đ/km

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 24111.04

Hệ thống biển báo giao thông, an toàn

 8.010

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, cầu (TCVN 4054:2005, 22 TCN 272-05) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 Hệ thống biển báo giao thông, an toàn bao gồm: biển báo, biển chỉ dẫn, hộ lan, hàng rào, cọc tiêu, sơn kẻ đường, gờ giảm tốc…

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng hoàn thành bộ phận kết cấu đường ô tô cao tốc theo tiêu chuẩn tính bình quân cho 1 m2 mặt đường, 1 km đường. Các chi phí tính trong giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc gồm chi phí trực tiếp, chi phí vận chuyển nội bộ công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, lán trại, đảm bảo giao thông nội bộ công trường, thuế giá trị gia tăng.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô cao tốc chưa bao gồm chi phí cầu tạm và đường công vụ.

 1.2 Đường ô tô

 Bảng 74. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình đường ô tô

 Đơn vị tính: đ/m2

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

Mặt đường

  

  

Cấp phối đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 3,0 kg/m2, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.01

Eyc ≥ 80MPa

 270.650

 24112.02

Eyc ≥ 100MPa

 318.840

 24112.03

Eyc ≥ 120MPa

 375.040

 24112.04

Eyc ≥ 140MPa

 421.870

  

Cấp phối đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 4,5 kg/m2, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.05

Eyc ≥ 80MPa

 323.090

 24112.06

Eyc ≥ 100MPa

 371.260

 24112.07

Eyc ≥ 120MPa

 427.470

 24112.08

Eyc ≥ 140MPa

 474.290

  

Đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 3,0 kg/m2, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.09

Eyc ≥ 80MPa

 255.540

 24112.10

Eyc ≥ 100MPa

 318.780

 24112.11

Eyc ≥ 120MPa

 382.030

 24112.12

Eyc ≥ 140MPa

 445.280

  

Đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 4,5 kg/m2, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.13

Eyc ≥ 80Mpa

 307.960

 24112.14

Eyc ≥ 100Mpa

 371.200

 24112.15

Eyc ≥ 120Mpa

 434.460

 24112.16

Eyc ≥ 140Mpa

 497.700

  

Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm trên móng cấp phối đá dăm, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.17

Eyc ≥ 130Mpa

 544.210

 24112.18

Eyc ≥ 140Mpa

 567.630

 24112.19

Eyc ≥ 160Mpa

 614.450

 24112.20

Eyc ≥ 180Mpa

 661.290

  

Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm + bê tông nhựa hạt thô dày 7cm trên móng cấp phối đá dăm, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.21

Eyc ≥ 130Mpa

 722.230

 24112.22

Eyc ≥ 140Mpa

 745.640

 24112.23

Eyc ≥ 160Mpa

 792.470

 24112.24

Eyc ≥ 180Mpa

 839.310

  

Bê tông nhựa hạt trung dày 5cm + bê tông nhựa hạt thô dày 7cm trên móng cấp phối đá dăm, môđun đàn hồi Eyc

  

 24112.25

Eyc ≥ 130Mpa

 704.430

 24112.26

Eyc ≥ 140Mpa

 727.840

 24112.27

Eyc ≥ 160Mpa

 774.670

 24112.28

Eyc ≥ 180Mpa

 821.510

  

Mặt đường bê tông xi măng, móng cấp phối đá dăm dày 15cm

  

 24112.29

Bê tông xi măng mác 350 dày 24cm

 1.167.260

 24112.30

Bê tông xi măng mác 350 dày 26cm

 1.255.380

 24112.31

Bê tông xi măng mác 350 dày 28cm

 1.343.500

  

Mặt đường bê tông xi măng, móng cấp phối đá dăm dày 18cm

  

 24112.32

Bê tông xi măng mác 350 dày 24cm

 1.189.220

 24112.33

Bê tông xi măng mác 350 dày 26cm

 1.277.340

 24112.34

Bê tông xi măng mác 350 dày 28cm

 1.365.460

  

Mặt đường bê tông xi măng, móng cấp phối đá dăm dày 20cm

  

 24112.35

Bê tông xi măng mác 350 dày 24cm

 1.203.860

 24112.36

Bê tông xi măng mác 350 dày 26cm

 1.291.990

 24112.37

Bê tông xi măng mác 350 dày 28cm

 1.380.100

  

Mặt đường bê tông xi măng, móng cấp phối đá dăm gia cố 6% xi măng dày 15cm

  

 24112.38

Bê tông xi măng mác 350 dày 24cm

 1.219.360

 24112.39

Bê tông xi măng mác 350 dày 26cm

 1.307.470

 24112.40

Bê tông xi măng mác 350 dày 28cm

 1.395.610

  

Mặt đường bê tông xi măng, móng cấp phối đá dăm gia cố 6% xi măng dày 18cm

  

 24112.41

Bê tông xi măng mác 350 dày 24cm

 1.251.740

 24112.42

Bê tông xi măng mác 350 dày 26cm

 1.339.860

 24112.43

Bê tông xi măng mác 350 dày 28cm

 1.427.980

  

Rãnh dọc

  

 24112.44

Rãnh đá hộc xây kích thước 40cm x (40cm+120cm) dày 25cm

 837.630

 24112.45

Rãnh bê tông xi măng mác M150 dày 12cm kích thước 40cm x (40cm+120cm)

 478.110

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, cầu (TCVN 4054:2005, 22 TCN 272-05) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng hoàn thành bộ phận kết cấu đường ô tô theo tiêu chuẩn tính bình quân cho 1m2 mặt đường, 1m rãnh dọc. Các chi phí tính trong giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô gồm chi phí trực tiếp, chi phí vận chuyển nội bộ công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, lán trại, đảm bảo giao thông nội bộ công trường, thuế giá trị gia tăng.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình đường ô tô chưa bao gồm chi phí cầu tạm và đường công vụ.

 Đối với rãnh dọc chưa bao gồm công tác đào và xử lý thoát nước hạ lưu.

 2 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ

 Bảng 75. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình cầu đường bộ

 Đơn vị tính: đ/dầm

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

  

Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực mác 40Mpa

  

  

Dầm I, dài

  

 24200.01

 18m

 268.812.410

 24200.02

 20m

 297.063.180

 24200.03

 24m

 379.072.350

 24200.04

 30m

 487.488.350

 24200.05

 33m

 587.402.940

  

Dầm T, dài

  

 24200.06

 18m

 287.629.270

 24200.07

 21m

 335.681.400

 24200.08

 24m

 405.607.420

 24200.09

 33m

 628.647.510

  

Dầm bản, dài

  

 24200.10

 18m

 268.317.760

 24200.11

 21m

 318.873.060

 24200.12

 24m

 362.365.860

 24200.13

Dầm Supe T, bê tông cốt thép dự ứng lực mác 45MPa dài 38,3m

 709.896.170

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình cầu đường bộ được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, cầu (TCVN 4054:2005, 22 TCN 272-05) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình cầu đường bộ bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng hoàn thành một cấu kiện điển hình. Các chi phí tính trong giá bộ phận kết cấu công trình cầu đường bộ gồm chi phí trực tiếp công tác tháo lắp ván khuôn, gia công lắp đặt cốt thép, cáp dự ứng lực, đổ bê tông, lao lắp trên mố trụ, bói đúc dầm, chi phí vận chuyển nội bộ công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, lán trại, đảm bảo giao thông nội bộ công trường, thuế giá trị gia tăng.

 c. Giá bộ phận kết cấu công trình cầu đường bộ chưa bao gồm chi phí cầu tạm và đường công vụ.

 3 CÔNG TRÌNH SÂN BAY

 Bảng 76. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình sân bay

 Đơn vị tính: 1.000 đ/m2

  

 

 Giá bộ phận kết cấu

 24300.01

Sân quay đầu

 2.200

 24300.02

Sân đỗ máy bay

 2.420

 24300.03

Đường cất hạ cánh

 1.900

  

 

 1

 Ghi chú:

 a. Giá bộ phận kết cấu công trình sân bay được tính toán phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế sân bay dân dụng (TCVN 8753:2011, TCCS 02:2009/CHK) và các quy định hiện hành khác có liên quan.

 Sân chờ có sức chịu tải đảm bảo khai thác được các loại máy bay B777, B747, B767, A321.

 Sân đỗ máy bay đảm bảo 08 vị trí đỗ máy bay A321/giờ cao điểm (tương đương 4 vị trí máy bay cấp E, 1 vị trí đỗ máy bay cấp D, 3 vị trí đỗ máy bay cấp C).

 Đường cất hạ cánh phải đảm bảo cho các loại máy bay B777, B747, B767, A321… và tương đương cất cánh, hạ cánh an toàn.

 b. Giá bộ phận kết cấu công trình sân bay bao gồm các chi phí cần thiết để xây dựng hoàn thành một cấu kiện điển hình. Giá bộ phận kết cấu trên chưa bao gồm chi phí cho công tác xử lý nền đất.

 Phần 4

 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

 1 Xác định suất vốn đầu tư theo phương pháp thống kê

 1.1 Nguyên tắc tính toán, xác định suất vốn đầu tư

 Việc tính toán, xác định suất vốn đầu tư cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

 a) Công trình xây dựng được lựa chọn tính suất vốn đầu tư phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành, quy định về phân loại, cấp công trình xây dựng;

 b) Tính toán đầy đủ, hợp lý các nội dung chi phí cấu thành trong suất vốn đầu tư;

 c) Số liệu, dữ liệu được sử dụng để tính suất vốn đầu tư phải có cơ sở, phù hợp và đảm bảo độ tin cậy;

 d) Tùy theo tính chất, công năng sử dụng công trình để lựa chọn đơn vị tính cho phù hợp.

 1.2 Nội dung của suất vốn đầu tư

 Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác. Suất vốn đầu tư tính toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho các công việc nêu trên.

 Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng cụ thể như:

 – Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

 – Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);

 – Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);

 – Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án);

 – Một số chi phí khác gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài.

 1.3 Trình tự tính toán, xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư được thực hiện theo các bước sau:

 – Bước 1: Lập danh mục công trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư, lựa chọn công trình xây dựng đại diện.

 – Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu từ công trình xây dựng đại diện được lựa chọn.

 – Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và tính suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

 – Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc công bố.

 Cụ thể:

 Bước 1: Lập danh mục công trình xây dựng cần tính toán suất vốn đầu tư, lựa chọn công trình xây dựng đại diện.

 a) Lập danh mục công trình xây dựng cần tính toán suất vốn đầu tư dựa trên cơ sở:

 – Phân loại, cấp công trình;

 – Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;

 – Địa điểm xây dựng công trình;

 – Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư;

 – Đặc điểm kết cấu, công nghệ của công trình;

 – Số lượng hạng mục công trình xây dựng;

 – Mức độ, loại vật tư, vật liệu xây dựng và thiết bị sử dụng cho công trình;

 b) Xác định đơn vị tính suất vốn đầu tư.

 c) Lựa chọn công trình xây dựng đại diện:

 Trên cơ sở danh mục công trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư, tiến hành lựa chọn công trình xây dựng đại diện có đặc điểm, nội dung cơ bản phù hợp với yêu cầu tính toán.

 Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu từ công trình xây dựng đại diện đã lựa chọn.

 a) Phân loại số liệu, dữ liệu thu thập: chi phí xây dựng công trình (tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng công trình hoặc số liệu quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ).

 b) Nội dung số liệu, dữ liệu cần thu thập gồm:

 – Thông tin chung về công trình xây dựng đại diện (tên công trình, địa điểm xây dựng, công suất, năng lực, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng (khởi công, kết thúc), diện tích xây dựng…); các thông tin về kinh tế – tài chính (nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế-tài chính, tỷ giá ngoại tệ…); các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình (tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; vốn đầu tư quyết toán).

 – Các cơ chế chính sách, tài liệu liên quan đến tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình. c) Yêu cầu về số lượng và thời gian thu thập

 Việc tính suất vốn đầu tư cho một nhóm, loại công trình xây dựng, thì số lượng công trình xây dựng đại diện thu thập tối thiểu phải từ 3 công trình xây dựng trở lên và được thực hiện xây dựng trong khoảng thời gian gần với thời điểm tính toán.

 Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và tính suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

 a) Xử lý số liệu, dữ liệu:

 – Số liệu, dữ liệu thu thập được từ công trình xây dựng đại diện trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu có).

 – Đánh giá và phân tích các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình (nội dung hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công việc, thời điểm tính chi phí/mặt bằng giá, chế độ chính sách đã áp dụng trong tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và trong các số liệu thu thập).

 b) Quy đổi giá trị các khoản mục chi phí về cùng mặt bằng giá tại thời điểm tính toán:

 Căn cứ vào các nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được (tổng mức đầu tư/dự toán/vốn đầu tư quyết toán) để lựa chọn phương pháp quy đổi vốn cho phù hợp. Một số phương pháp quy đổi vốn được vận dụng như hướng dẫn quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của Bộ Xây dựng; phương pháp tính toán quy đổi trực tiếp; và phương pháp kết hợp các phương pháp trên.

 – Nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là tổng mức đầu tư: giá trị tổng mức đầu tư công trình xây dựng được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán theo yếu tố thời gian và khu vực/vùng được tính theo các công thức sau:

 Vi = Vt x Ki                                                        (1.1)

 Ki = Kkv x Ktg                                                      (1.2)

 Trong đó:

 Vi: Tổng mức đầu tư công trình i tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư;

 Vt: Tổng mức đầu tư công trình i tại thời điểm phê duyệt (t);

 Ki: Hệ số điều chỉnh suất vốn đầu tư từ thời điểm (t) về thời điểm tính toán;

 Kkv: Hệ số khu vực/vùng (kể tới sự khác biệt về điều kiện khu vực/vùng) của công trình i so với điều kiện nơi cần tính toán suất vốn đầu tư được xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá hai khu vực trên;

 Ktg: Hệ số điều chỉnh giá xây dựng công trình (Hệ số này có thể xác định theo chỉ số giá xây dựng được công bố theo quy định);

 – Trường hợp nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là giá trị dự toán xây dựng công trình: Tổng mức đầu tư được xác định từ số liệu dự toán xây dựng công trình thu thập được bằng cách tính bổ sung thêm các khoản chi phí mà chưa tính trong dự toán xây dựng công trình nhưng thuộc tổng mức đầu tư hoặc loại bỏ những khoản mục chi phí không phù hợp với công trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư. Việc quy đổi tổng mức đầu tư công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán được áp dụng theo công thức (1.1) và (1.2).

 – Trường hợp nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là giá trị vốn đầu tư quyết toán công trình: trước khi quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán thì giá trị vốn đầu tư quyết toán cần phải quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo Phương pháp của Bộ Xây dựng, sau đó quy đổi giá trị vốn đầu tư quyết toán này từ thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng về thời điểm tính toán suất vốn đầu tư theo công thức (1.1) và (1.2).

 c) Tính toán suất vốn đầu tư xây dựng công trình

 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

                                                        (1.3)

                                                           (1.4)

 Trong đó:

 S: Suất vốn đầu tư đại diện cho nhóm/loại công trình;

 Si: Suất vốn đầu tư công trình xây dựng đại diện thứ i của nhóm/loại công trình đã quy đổi về thời điểm tính toán;

 n: số lượng công trình xây dựng đại diện thứ i (1 ≤ i ≤ n), n ít nhất từ 3 công trình trở lên;

 Vi: Tổng mức đầu tư công trình xây dựng đại diện thứ i đã quy đổi;

 Ni: Đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình xây dựng đại diện thứ i.

 Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc công bố.

 a) Tập hợp các kết quả tính toán suất vốn đầu tư theo nhóm/loại công trình.

 b) Biên soạn suất vốn đầu tư xây dựng công trình để sử dụng hoặc công bố.

 2 Xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

 2.1 Xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình theo phương pháp thống kê

 Trình tự xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình gồm 6 bước:

 – Bước 1: Lựa chọn công trình điển hình theo loại, cấp công trình xây dựng cần xác định giá và lập danh mục bộ phận kết cấu công trình.

 – Bước 2: Thu thập dữ liệu.

 – Bước 3: Xử lý dữ liệu.

 – Bước 4: Xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình kèm chỉ dẫn kỹ thuật theo danh mục bộ phận kết cấu công trình ở bước 1.

 – Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán và lựa chọn kết quả để sử dụng.

 – Bước 6: Xác định giá xây dựng công trình trên cơ sở tổng hợp giá các bộ phận kết cấu công trình.

 Cụ thể tại các bước như sau:

 Bước 1: Lựa chọn công trình điển hình theo loại công trình xây dựng cần xác định giá, lập danh mục bộ phận kết cấu xây dựng công trình theo công tác dự toán của công trình.

 1. Trên cơ sở loại công trình xây dựng cần xác định giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình, tiến hành lựa chọn công trình điển hình phù hợp theo các nội dung sau:

 – Phân loại, cấp công trình;

 – Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;

 – Địa điểm xây dựng công trình;

 – Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư;

 – Đặc điểm kết cấu, công nghệ của công trình;

 – Số lượng hạng mục công trình xây dựng;

 – Loại vật tư, vật liệu xây dựng, nhân công và thiết bị sử dụng cho công trình;

 – Thời điểm và thời gian xây dựng.

 2. Danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng được lập trên cơ sở công trình điển hình có thể phân định theo các hệ thống sau:

 – Danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng được lập theo hệ Bộ phận cấu tạo chính (cọc, móng, cột, trụ, dầm, sàn, mố…. )

 – Danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng được lập theo hệ Đơn vị chức năng (nền móng, khung, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật trong công trình v.v.)

 – Một số phương thức khác trong việc lập danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng như: theo loại hình công trình; theo số tầng nổi, tầng hầm;….

 2.1. Việc phân định danh mục bộ phận kết cấu trên cơ sở dự toán, quyết toán của công trình điển hình được lựa chọn. Tùy theo mức độ chi tiết của dự toán công trình được lựa chọn, sắp xếp dữ liệu vào các bộ phận kết cấu công trình theo cấp độ phù hợp.

 a. Trường hợp lập danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng theo hệ “Bộ phận cấu tạo chính” thì cần lập danh mục bộ phận phù hợp với loại công trình và đảm bảo việc hình thành danh sách đó có tính tổng hợp đầy đủ hết các bộ phận kết cấu chính cấu tạo nên công trình và các công tác xây lắp quy ước thuộc bộ phận đó. Ví dụ công trình nhà ở, nhà làm việc, nhà khách có thể phân chia bộ phận hạng mục là các phần: phần ngầm, phần thân, phần bao che (bao gồm cả kết cấu chịu tải), phần các bộ phận kiến trúc trong nhà; trong công trình cầu giao thông các loại, bộ phận hạng mục công trình có thể hình thành theo danh mục, mố, trụ, dầm (giàn), mặt, đường dẫn, công trình bảo vệ….

 b. Trường hợp lập danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng theo hệ “Đơn vị chức năng”, cần phân tích và nhóm các chi phí đảm bảo không bị thiếu hoặc trùng lặp. Ví dụ trong công tác nền móng sẽ bao gồm các công tác đóng cọc, công tác móng và công tác đất; công tác kết cấu chính sẽ bao gồm các chi phí được hiểu là chi phí cho công tác bê tông cốt thép của các kết cấu chính như cột, sàn, cầu thang, mái, tường, vách ngăn; công tác hoàn thiện bao gồm các loại công tác trát, lát, láng, ốp, sơn cho tường, sàn, trần.

 Bước 2: Thu thập dữ liệu.

 1. Dữ liệu cơ bản về công trình lựa chọn.

 – Số liệu, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, vốn đầu tư quyết toán (nếu có).

 – Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình.

 – Số lượng hạng mục trong công trình.

 – Giải pháp kết cấu chính; công nghệ thi công; vật liệu chính sử dụng trong công trình.

 – Hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình.

 – Các thông tin về kinh tế tài chính (nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế-tài chính, tỷ giá ngoại tệ,…);

 – Các chế độ, chính sách, quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được áp dụng.

 – Thời gian, thời điểm xây dựng công trình.

 2. Thông tin về đơn giá và chế độ chính sách áp dụng

 – Thông tin về dữ liệu sử dụng tính tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình, vốn đầu tư quyết toán (nếu có) của công trình điển hình như định mức, đơn giá các yếu tố đầu vào chi phí xây dựng (vật tư, nhân công, máy thi công), cơ chế chính sách áp dụng trong tính toán.

 – Thông tin về định mức, đơn giá và chế độ chính sách áp dụng tại thời điểm cần xác định giá xây dựng công trình.

 Bước 3: Xử lý dữ liệu

 Tùy thuộc nguồn dữ liệu thu thập được là tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình hay vốn đầu tư quyết toán và mức độ tổng hợp, chi tiết của số liệu, dữ liệu thu thập để lựa chọn cách thức xử lý số liệu, dữ liệu. Yêu cầu về xử lý số liệu, dữ liệu gồm:

 – Dữ liệu thu thập được từ công trình xây dựng được lựa chọn trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu có).

 – Đánh giá và phân tích các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình, số lượng công tác xây dựng, khối lượng dự toán theo bước thiết kế.

 Bước 4: Xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình kèm chỉ dẫn kỹ thuật theo danh mục bộ phận kết cấu công trình.

 1. Giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình được xác định theo công thức:

         (2.1)

 Trong đó:

 Cibp: Giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng thứ i;

 Qj: Khối lượng công việc loại j thuộc bộ phận kết cấu công trình thứ i;

 Pj: Đơn giá công việc loại j thuộc bộ phận kết cấu công trình thứ i;

 Đơn giá theo bộ phận kết cấu công trình được tính với các điều chỉnh theo hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và những yếu tố cụ thể khác đã được xử lý ở bước 3.

 Chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo danh mục bộ phận kết cấu công trình: Nêu đặc điểm, thông số kỹ thuật chính của bộ phận kết cấu công trình đã tính toán.

 2. Giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình của nhóm công trình được xác định theo công thức:

 

 (2.2)

 Trong đó:

 Cbpinhóm A: Giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình thứ i thuộc nhóm công trình A;

 Cjbp: Giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng thứ i xác định theo công thức (2.1);

 m: Số công trình điển hình thuộc nhóm A.

 Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán.

 Tổng hợp giá các bộ phận kết cấu công trình xây dựng đã được tính toán ở bước 4 để xem xét và phân tích các mức chi phí và quyết định chọn mức giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng (ký hiệu là GBPt) để sử dụng.

 Bước 6: Xác định giá xây dựng công trình trên cơ sở tổng hợp các bộ phận kết cấu công trình.

 Giá xây dựng công trình được xác định theo công thức:

                               (2.3)

 Trong đó:

 GXD: Giá xây dựng công trình;

 GBPt: Giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng thứ t được chọn ở bước 5;

 mBPt: Khối lượng của bộ phận kết cấu thứ t;

 z: Số loại danh mục bộ phận kết cấu của công trình xây dựng;

 k: Hệ số điều chỉnh chi phí cho các yếu tố dự phòng.

 2.2 Xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình theo phương pháp định lượng các yếu tố hao phí đầu vào cho 1 đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình

 Giá xây dựng theo bộ phận kết cấu công trình được tiến hành theo trình tự sau:

 – Bước 1: Lập danh mục các công trình xây dựng;

 – Bước 2: Lập danh mục bộ phận kết cấu công trình cho từng loại hình công trình cụ thể;

 – Bước 3: Thu thập, xử lý số liệu tính toán, định lượng hao phí các yếu tố chi phí đầu vào cho một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình;

 – Bước 4: Xác định giá xây dựng từng bộ phận kết cấu công trình theo danh mục bộ phận kết cấu công trình đã được xác định ở bước 2 (kèm theo chỉ dẫn về thiết kế và kỹ thuật của bộ phận, tùy thuộc bộ phận công trình mà lựa chọn đơn vị tính phù hợp);

 – Bước 5: Xác định giá xây dựng công trình trên cơ sở tổng hợp các bộ phận kết cấu công trình.

 Cụ thể tại các bước như sau:

 Bước 1: Lập danh mục các loại công trình xây dựng.

 – Lựa chọn danh mục loại công trình để tính toán và công bố phải phù hợp với các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định về phân loại, phân cấp công trình.

 – Trên cơ sở loại công trình xây dựng cần định giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình, tiến hành lựa chọn công trình điển hình phù hợp theo các yếu tố sau:

 + Phân loại, cấp công trình;

 + Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;

 + Địa điểm xây dựng công trình;

 + Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư;

 + Đặc điểm kết cấu, công nghệ của công trình;

 + Thời điểm, thời gian xây dựng công trình.

 – Lựa chọn và lập công trình đại diện cho loại công trình đó (số lượng công trình đại diện không ít hơn 3 công trình).

 – Trường hợp định giá xây dựng theo bộ phận công trình cho một công trình cụ thể thì công trình đó là công trình đại diện.

 Bước 2: Lập danh mục bộ phận kết cấu công trình cho từng loại công trình cụ thể.

 Thực hiện tương tự nội dung lập danh mục bộ phận kết cấu công trình trong bước 1 của phương pháp thống kê.

 Bước 3: Thu thập, xử lý số liệu tính toán, định lượng hao phí các yếu tố chi phí đầu vào của bộ phận kết cấu công trình.

 3.1. Thu thập, xử lý số liệu tính toán.

 – Số liệu, dữ liệu thu thập được từ công trình xây dựng đại diện trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu có).

 – Đánh giá và phân tích các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình (nội dung hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công việc, thời điểm tính chi phí/mặt bằng giá, chế độ chính sách đã áp dụng trong tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và trong các số liệu thu thập).

 – Quy đổi giá trị chi phí về cùng mặt bằng giá tại thời điểm tính toán.

 3.2. Định lượng các yếu tố hao phí đầu vào cho 1 đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.

 Xác định khối lượng hao phí các loại vật liệu chủ yếu, nhân công sử dụng, chủng loại máy và thiết bị thi công cho một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình dựa trên cơ sở là bản vẽ thiết kế, hệ thống định mức xây dựng được cơ quản lý nhà nước ban hành. Đây được coi là định lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để tính chi phí trực tiếp.

 Bước 4: Xác định giá xây dựng từng bộ phận kết cấu công trình theo danh mục bộ phận kết cấu công trình đã được xác định ở bước 2.

 + Xác định giá phí vật liệu (GVL) trên một đơn vị của bộ phận kết cấu công trình.

                                        (2.4)

 Trong đó:

 GVLi: Giá loại vật liệu xây dựng thứ i đến hiện trường xây dựng;

 mVLi: Khối lượng loại vật liệu xây dựng thứ i;

 n: Số loại vật liệu xây dựng trên.

 + Xác định giá trị nhân công (GNC) trên một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.

                                      (2.5)

 Trong đó:

 GNCj: Giá nhân công bậc thợ loại j;

 mNCj: Số ngày công của bậc thợ loại j;

 l: Số loại bậc thợ.

 + Xác định giá trị máy thi công (GMTC) trên một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.

                                (2.6)

 Trong đó:

 GMTCk: Giá ca máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k;

 mMTCk: Khối lượng ca máy thi công xây dựng dựng chủ yếu thứ k;

 f: Số loại máy thi công xây dựng.

 + Tổng hợp chi phí của 1 đơn vị bộ phận kết cấu công trình.

 GBP = GVL x HVL + GNC x HNC + GMTC x HMTC          (2.7)

 Trong đó HVL, HNC, HMTC là hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, dự phòng. Các hệ số này được xác định trên cơ sở hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hiện hành.

 Sau khi xác định được giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng cho loại công trình, tiến hành xác định giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình của nhóm công trình như công thức số 2 trong bước 4 của phương pháp thống kê.

 Bước 5: Xác định giá xây dựng công trình trên cơ sở tổng hợp các bộ phận kết cấu công trình.

 Giá xây dựng công trình được xác định theo công thức:

                               (2.8)

 Trong đó:

 GXD: Giá xây dựng công trình;

 GBPt: Giá bộ phận kết cấu thứ t của công trình;

 mBPt: Khối lượng của bộ phận kết cấu thứ t;

 k: Hệ số điều chỉnh chi phí cho các yếu tố dự phòng;

 z: Số loại danh mục bộ phận kết cấu công trình.

  

 MỤC LỤC

 PHẦN 1: THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

 PHẦN 2: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NĂM 2016

 CHƯƠNG I: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 1 CÔNG TRÌNH NHÀ Ở

 1 CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 1.1 CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC

 1.1.1 Nhà trẻ, trường mẫu giáo

 1.1.2 Trường phổ thông các cấp

 1.1.3 Trường đại học, học viện, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ.

 1.2 CÔNG TRÌNH Y TẾ

 1.2.1 Công trình bệnh viện đa khoa

 1.2.2 Công trình bệnh viện trọng điểm tuyến Trung ương

 1.3 CÔNG TRÌNH THỂ THAO

 1.3.1 Sân vận động

 1.3.2 Nhà thi đấu, tập luyện

 1.3.3 Công trình thể thao khác

 1.4 CÔNG TRÌNH VĂN HÓA

 1.4.1 Nhà hát, rạp chiếu phim

 1.4.2 Bảo tàng, thư viện, triển lãm

 1.5 CÔNG TRÌNH THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

 1.5.1 Lắp đặt thiết bị truyền dẫn vi ba

 1.5.2 Lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang

 1.5.3 Lắp đặt thiết bị truy nhập dẫn quang

 1.5.4 Lắp đặt thiết bị truy nhập thoại và internet

 1.5.5 Lắp đặt thiết bị VSAT

 1.5.6 Lắp đặt thiết bị phụ trợ

 1.5.7 Công trình đài, trạm phát thanh truyền hình

 1.5.8 Công trình đài, trạm thu phát sóng phát thanh

 1.5.9 Công trình trạm BTS

 1.6 NHÀ ĐA NĂNG

 1.7 KHÁCH SẠN

 1.8 TRỤ SỞ CƠ QUANVĂN PHÒNG LÀM VIỆC

 CHƯƠNG II: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

 1 CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 1.1 NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG

 1.2 NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐP

 1.3 NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCHNGÓI ĐẤT SÉT NUNG

 1.4 NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỨ VỆ SINH

 1.5 NHÀ MÁY SẢN XUẤT KÍNH XÂY DỰNG

 1.6 NHÀ MÁY SẢN XUẤT HỖN HỢP BÊ TÔNG VÀ CẤU KIỆN BÊ TÔNG

 1.7 NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU CHỊU LỬA

 2 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

 2.1 KHO XĂNG DẦU

 3 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NẶNG

 3.1 NHÀ MÁY LUYỆN KIM

 4 CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG

 4.1 CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

 4.2 CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN

 4.3 ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP

 4.3.1 Đường dây tải điện

 4.3.2 Đường dây cáp điện hạ thế 0,4 kV

 4.3.3 Đường dây tải điện trên không 220 KV

 4.3.4 Công trình đường cáp điện ngầm khu vực thành phố

 4.3.5 Trạm biến áp

 4.3.6 Công trình trạm biến áp ngoài trời 220KV

 BẢNG 42. SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TBA 220KV, QUY MÔ 2 MBA 250MVA, LẮP TRƯỚC 1 MBA 250MVA, PHÍA 220KV VÀ PHÍA 110KV SƠ ĐỒ 2 THANH CÁI CÓ MÁY CẮT LIÊN LẠC

 5 CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NHẸ

 5.1 CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

 5.1.1 Kho đông lạnh

 5.1.2 Nhà máy sản xuất bia, nước giải khát

 5.1.3 Nhà máy xay xát và các nhà máy chế biến nông sản khác

 5.2 CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NHẸ CÒN LẠI

 5.2.1 Nhà máy sản xuất các sản phẩm may

 6 CÔNG TRÌNH NHÀ XƯỞNG VÀ KHO CHUYÊN DỤNG

 CHƯƠNG III: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 1 CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

 2 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP, KHU ĐÔ THỊ

 CHƯƠNG IV: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 1.1 ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC

 1.2 ĐƯỜNG Ô TÔ

 2 ĐƯỜNG SẮT

 3 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ

 3.1 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘCẦU BỘ HÀNH

 3.2 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG SẮT

 CHƯƠNG V: SUẤT VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 1 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 PHẦN 3: GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

 CHƯƠNG I: GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 1 CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 1.1 CÔNG TRÌNH THỂ THAO

 1.2 CÔNG TRÌNH THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

 1.2.1 Xây dựng tuyến cáp đồng

 1.2.2 Xây dựng tuyến cáp quang

 1.2.3 Xây dựng tuyến cột để treo cáp thông tin

 1.2.4 Xây dựng tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin

 CHƯƠNG II: GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

 1 CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG

 1.1 ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP

 1.1.1 Công trình trạm biến áp 220kV

 1.1.2 Công trình trạm biến áp 110kV

 CHƯƠNG III: GIÁ XÂY DỰNG TÔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 1 XÂY DỰNG TUYẾN ỐNG CẤP NƯỚC

 2 XÂY DỰNG TUYẾN CÔNG THOÁT NƯỚC MƯA

 3 XÂY DỰNG TUYẾN CÔNG THOÁT NƯỚC THẢI

 CHƯƠNG IV: GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

 1.1 ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC

 1.2 ĐƯỜNG Ô TÔ

 2 CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ

 3 CÔNG TRÌNH SÂN BAY

 PHẦN 4: HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

  

  

  

  

  

 Tag: quyết định 706/qđ-bxd 706 bộ xây dựng 2017 bxd năm suất vốn đầu tư