THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 Nhu cầu mua bảo hiểm của các cá nhân tại việt nam ngày càng tăng cao vì rủi ro xảy ra ngày càng nhiều như tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm dẫn đến nhiều bệnh tật hiểm nghèo. Kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ trở thành lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm ở việt nam là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định của pháp luật về điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm và thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm.

 Công ty môi giới bảo hiểm là gì?

 Môi giới Bảo hiểm là một tổ chức trung gian Bảo hiểm tư vấn cho khách hàng của mình (người tham gia Bảo hiểm) và thu xếp Bảo hiểm cho khách hàng đó.

 Như vậy, Môi giới Bảo hiểm là người trung gian giữa Doanh nghiệp Bảo hiểm với khách hàng, đại diện cho quyền lợi của khách hàng và có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, thu xếp các hợp đồng Bảo hiểm cho họ. Môi giới Bảo hiểm được khách hàng ủy quyền và hành động vì quyền lợi khách hàng. Nên Doanh nghiệp Bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với Khách hàng khi không có sự nhất trí của môi giới.

 Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 -Luật kinh doanh bảo hiểm

 -Nghị định 45/2007/NĐ-CP

 -Nghị định 46/2007/NĐ-CP

 -Nghị định 123/2011/NĐ-CP

 -Nghị định 68/2014/NĐ-CP

 -Nghị định 73/2016

 điều kiện thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 Mã ngành nghề khi thành lập công ty môi giới bảo hiểm

  65       Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc)
    651     Bảo hiểm
      6511 65110 Bảo hiểm nhân thọ
      6512 65120 Bảo hiểm phi nhân thọ
      6513   Bảo hiểm sức khỏe
        65131 Bảo hiểm y tế
        65139 Bảo hiểm sức khỏe khác
    652 6520 65200 Tái bảo hiểm
    653 6530 65300 Bảo hiểm xã hội

  Điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 Điều kiện chung khi thành lập công ty môi giới bảo hiểm:

 – Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

 Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

 + Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;

 + Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

 + Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 + Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

 + Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

 + Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định;

 + Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định pháp luật khác có liên quan;

 + Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.

 + Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định

 Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

 – Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện chung khi thành lập công ty bảo hiểm

 – Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

 + Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

 + Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

 + Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 Điều kiện về vốn pháp định khi thành lập công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm

 – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

 + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

 – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

 + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

 – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

 – Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

 + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

 +) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

 – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

 + Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

 – Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

 + Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

 + Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

 điều kiện thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 Thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 Để thực hiện thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm theo quy định tại điều 14 nghị định 75/2016/NĐ-CP

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

 – Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

 – Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.

 – Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 – Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 – Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

 – Đối với cá nhân:

 + Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;

 + Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

 – Đối với tổ chức:

 + Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; đối với tổ chức góp vốn nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 – Điều lệ công ty;

 – Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

 – Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

 – Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 – Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

 – Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

 – Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chứctrong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).

 – Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc:

 + Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;

 + Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

 – Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

 – Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:

 + Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;

 + Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

 + Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 – Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định.

 Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 – Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 – Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

 – Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định.

 Trên đây là một số quy định của pháp luật về điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm và thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm để các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo.