Câu hỏi 1: Khi nào công ty cần kiểm toán
 Theo hướng dẫn tại điều 15 nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn về các trường hợp , loại hình nhà nước quy định báo cáo tài chính cần phải có báo cáo kiểm toán đi kèm như sau:
 Điều 15. Đơn vị được kiểm toán
 1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
 a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
 b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
 c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
 d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
 2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
 3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
 a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
 b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
 c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
 d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
 đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
 4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
 5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
 6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.”
 Câu hỏi 2: Khi công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu
 Về bản chất, cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc thưởng bằng cổ phiếu) chính là nghiệp vụ chia tách cổ phiếu và nó không hề phát sinh bất kỳ dòng tiền mới nào giúp doanh nghiệp (DN) gia tăng nội lực của mình.
 Giả sử một DN công bố chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% với giá thị trường đang là 20,000 đồng/cp. Như vậy, mỗi một cổ phiếu cũ với giá 20,000 đồng/cp sẽ được tách thành 1.1 cổ phiếu mới với giá thị trường thấp hơn là 18,200 đồng/cp do pha loãng.
 Nói một cách nôm na, nếu nhà đầu tư sẵn có 100 cái bánh lớn, thì anh ta sẽ nhận được 110 cái bánh nhỏ hơn sau khi chia cổ tức (thể hiện sự pha loãng về giá trị). Theo đó, tổng giá trị không hề thay đổi trong khi số lượng bánh thì tăng lên khiến giá của mỗi cái bánh giảm đi– đây là câu chuyện của vấn đề pha loãng.
 Do đó, khi công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu thì lượng vốn chủ sở hữu không hề thay đổi. Thay vào đó, chỉ có các khoản mục nhỏ ở trong vốn chủ sở hữu là thay đổi – thông thường là khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần hoặc các quỹ sẽ giảm đi để bù đắp cho phần vốn điều lệtăng lên tương ứng. Hay nói một cách khác, khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, công ty không hề tạo thêm bất kỳ giá trị vật chất nào cho cổ đông, mà thực chất chỉ là tăng giảm đối ứng về sổ sách giữa các khoản mục.
 Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) cá nhân vẫn chưa hiểu rõ về bản chất của nghiệp vụ trên, thậm chí họ còn có nhiều ngộ nhận nguy hiểm. Người viết xin được đưa ra những ngộ nhận phổ biến sau:
 (1) “Chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp tài sản tôi tăng lên”. Ngộ nhận này là phổ biến nhất và là nguyên nhân gây ra các đợt sóng tăng trần khi có tin chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thật ra, dù NĐT có nhiều cổ phiếu hơn, nhưng giá của mỗi cổ phiếu đã bị pha loãng khi tách cổ phiếu nên tài sản anh ta vẫn hoàn toàn giữ nguyên, không tăng không giảm.
 (2) “Tỷ trọng sở hữu của tôi bị giảm so với các cổ đông khác”. Tỷ trọng sở hữu cổ phần của NĐT vẫn hoàn toàn giữ nguyên, do tất cả cổ đông đều được chia thêm cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ nắm giữ. Ví dụ như cổ đông A nắm 1 cổ phiếu trong 100 cổ phiếu của DN – tương ứng 1% cổ phần của DN. Khi có tin chia 20% bằng cổ phiếu, anh ta sẽ được 1.2 cổ phiếu trên 120 cổ phiếu – vẫn giữ nguyên mức 1% sở hữu.
 (3) “Chia cổ tức bằng cổ phiếu gia tăng giá trị cổ đông do giúp cổ đông tránh được thuế”. Chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp tránh được thuế tương tự như việc không hề chia cổ tức do DN giữ lại tiền mặt để tái đầu tư. Tuy nhiên, việc tránh được thuế không có nghĩa là gia tăng giá trị cổ đông. Giá trị cổ đông chỉ tăng thêm khi lượng tiền giữ lại được DN sử dụng một cách hiệu quả.
 (4) “Chia cổ tức bằng cổ phiếu chứng tỏ DN tăng vốn hơn trước, mở rộng lớn mạnh hơn”. Điều này chỉ đúng ở vế đầu vì việc chia cổ tức bằng cổ phiếu đúng là đã giúp DN gia tăng vốn điều lệ của mình. Song như đã đề cập vấn đề này ở trên, xét về bản chất, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản lại không hề thay đổi và hơn hết là không có bất kỳ dòng tiền phát sinh mới chảy vào doanh nghiệp. Do đó, thoạt nhìn có vẻ DN to lớn hơn nhưng thực sự đây chỉ là nghiệp vụ sổ sách.
 Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên, qua đó gián tiếp tăng thanh khoản của cổ phiếu đó. Hơn nữa, nếu như được kết hợp với cổ tức bằng tiền mặt, việc tăng lượng cổ phiếu sẽ gia tăng thêm đáng kể tổng lượng cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông như trường hợp của nhiều DN kinh doanh hiệu quả.
 Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần chú ý, trả cổ tức bằng cổ phiếu đôi khi trở thành đòn “tung hỏa mù” của nhiều doanh nghiệp. Lợi dụng việc hiểu biết chưa rõ của cổ đông, ban lãnh đạo nhiều DN đã che giấu việc thiếu hụt dòng tiền chia cổ tức (hoặc cố ý để lại quỹ tiền mặt lớn nhằm mục đích cá nhân) bằng việc “thưởng” cổ phiếu thêm. Bằng cách như thế, cổ đông ngộ nhận rằng mình đã được tăng thêm giá trị nhưng thực sự giá trị họ nhận được chẳng là gì hơn ngoài số lượng “giấy” tăng lên.
 Trong thị trường giá lên (bull market), chính sách cổ tức bằng cổ phiếu thường được nhiều DN và kể cả cổ đông ưa chuộng. Khi giá cổ phiếu đang tăng mạnh, việc pha loãng cổ phiếu giúp thị giá giảm xuống, tạo tâm lý tích cực trong ngắn hạn cho những NĐT có nhu cầu giải ngân. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng kỳ vọng sự tăng trưởng về giá cổ phiếu sau đó sẽ mang lại một khoản lợi nhuận lớn hơn tiền mặt. Ngược lại, trong thị trường giá xuống (bear market), đặc biệt tại giai đoạn thị trường ảm đạm, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ gây tâm lý tiêu cực cho NĐT vì pha loãng cổ phiếukhiến cảm giác giảm giá cổ phiếu trở nên trầm trọng hơn, NĐT cũng cảm thấy chắn ăn hơn khi nắm giữ tiền mặt.
 Câu hỏi 3: Lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
 Thứ nhất: Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
 Do nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện hai thông tin:
 Tên doanh nghiệp;
 Mã số doanh nghiệp.
 Do đó, khi thay đổi tên doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Kể từ ngày 01/07/2015, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Trường hợp doanh nghiệp lứ chọn sử dụng nhiều hơn một con dấu thì các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.
 Hiện nay, doanh nghiệp khắc dấu có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp (không phải đăng ký mẫu dấu). Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp lưu ý giữ lại Giáy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thưc hiện thủ tục tại ngân hàng hoặc các đơn vị khác.
 Thứ hai: in ấn lại hóa đơn VAT.
 Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.
 Thứ ba: thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
 Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
 Thứ tư: sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay dổi theo tên mới.
 Câu hỏi 4: Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản
 Người mua bảo hiểm nhân thọ yên tâm là sẽ không bị mất tiền, mà hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực và các quyền lợi vẫn được bảo toàn vì:
Thứ nhất: Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Thế nên người mua bảo hiểm nhân thọ có thể yên tâm về khả năng tài chính của công ty bảo hiểm.
 Thứ hai: Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
 Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
 Thứ tư: Ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định, những nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo Thông tư số 195/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015.
 Thứ năm: Ngoài các biện pháp trên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp bảo hiểm khác theo thỏa thuận hay theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, kèm theo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ tài chính.
 Thứ sáu: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm.
 Như vậy, các khách hàng đã, đang và sẽ mua bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể hoàn toàn yên tâm về những quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.
 Câu hỏi 5: Điều gì xảy ra với cổ phiếu của một công ty bị phá sản
 Trong trường hợp một công ty niêm yết công khai tuyên bố phá sản, các cổ đông của công ty có thể được hưởng một phần tài sản được thanh lý, tùy thuộc vào cổ phiếu họ nắm giữ và số tài sản thanh khoản còn lại. Tuy nhiên, bản thân cổ phiếu sẽ trở nên vô giá trị, khiến các cổ đông không thể bán cổ phiếu của họ. Do đó, trong trường hợp công ty phá sản, chỉ trông cậy là hy vọng vào có tiền còn lại từ tài sản thanh lý của công ty để trả cổ đông.
 Khi phá sản, một công ty sẽ được yêu cầu bán tất cả các tài sản của mình và trả hết các khoản nợ. Thứ tự trả nợ thông thường, về mặt người cho vay, sẽ là chính phủ, tổ chức tài chính, chủ nợ khác (nghĩa là nhà cung cấp và công ty tiện ích), trái phiếu chủ, cổ đông ưu tiên và cổ đông phổ thông. Thường một khi phá sản, các cổ đông thông thường của công ty không nhận được gì cả, vì thường còn lại rất ít khi một công ty đã thanh toán cho các đối tượng khác ưu tiên hơn.
 Số tiền thanh toán mà một cổ đông phổ thông sẽ nhận được dựa trên tỷ lệ sở hữu mà họ có trong công ty phá sản. Ví dụ: giả sử rằng một cổ đông phổ thông sở hữu 0.5% công ty đang đề cập. Nếu công ty có 100.000 đô la để thanh toán cho các cổ đông phổ thông sau khi thanh lý, chủ sở hữu này sẽ nhận được khoản thanh toán bằng tiền mặt là 500 đô la.
 Nếu một cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi, anh ta hoặc cô ta sẽ tăng cơ hội nhận được khoản thanh toán khi thanh lý, vì loại hình này có yêu cầu cao hơn về tài sản.
 Nhà đầu tư nên xem xét khả năng phá sản khi đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng. Các tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và giá trị sổ sách có thể cung cấp cho các nhà đầu tư ý thức về những gì họ có thể nhận được trong trường hợp phá sản.
 Tag: xăng dầu khí đốt vitaco khẩu viên hưng kim điện mst phú y học truyền – phúc thương mại ninh yến z117 bẩy lương chậm xử xe cắt vinakip miền pgs thái dương lào cai giang văn đúc sơn vân bắc hà phước tường cp nhật hhm nguyễn đường hàn (hose) tm bình kỹ thuật asean thiết đạt tân phong newtek thắng gạch bê tông viglacera 190 bách khoa thang máy & xây dựng amecc (lisemco2) tuấn lão hải tuyển minh đà nẵng (fomeco) pms tracomeco luyện sadakim phương tây thơ tứ hiệp hồng sông đáy mê kông petromekong vận tải (petromekong) kong mekong nhựa phóng hòn gai vinacomin sài gòn chiếu sáng dũng nghệ ii cty trung (cevimetal) mỹ sx đức nga á tphcm vnsteel phố hồ sa vinh cường tháp tdt trấn h3 hoá cát thịnh ánh nhập 168 liệu tiến tùng skp tp hcm lọc lắp lilama lữ mạo khê mỏ vvmi 3/2 ncm hậu chè quang quảng tế tỉnh sóc trăng chế texenco ô tô ống thuỷ (pv gas) thất thai (alpha-ecc) duyên cptm đt bọc (pvcoating) bà rịa vũng tàu thải ctcp (pvc) pvoil tt linh tối đa co dãn cống hiến độc lãi hủy bỏ abe a74 app triệu bvp bp bpoil biển bì vina nha trang eurorack 276 kiên fgas hoàng dưỡng pan epic essence etm c e fco fico fuco gang thép goodtech gmek quận lâm global hào hoa sen âu ngành iii imeco vn-j kkc xuân (sadakim) chơn hãn làng rùa may mạ ngô ngọc trai orient oil huế petrostar petrolstar ps tvb quất xd vương sinco sg sao uông utco ngãi vimeco vĩnh metect vinaco hinh mỗ đài petrolimex