Tìm hiểu về quản trị kinh doanh

 Tìm hiểu về quản trị kinh doanh

 Quản trị kinh doanh là gì  ?

 Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

 Quản trị kinh doanh học những gì

 Ngành Quản trị kinh doanh tại UEF được chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn, quản trị doanh nghiệp,…
Chương trình đào tạo của UEF là một trong những chương trình đào tạo đầu tiên cả nước thực hiện áp dụng mô hình chuẩn quốc tế. Nội dung, phương pháp giảng dạy hiện đại cập nhật liên tục từ các đại học tiên tiến của Anh, Mỹ sẽ giúp sinh viên lĩnh hội nền tảng kiến thức cốt lõi về quản trị, nắm bắt bí quyết để làm chủ các kỹ năng quản lý, điều hành tốt công việc, tạo tầm nhìn tiếp cận cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất.
Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu,… Ngoài ra, với mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, sinh viên UEF còn được chú trọng đào tạo tiếng Anh và Kỹ năng mềm. Đây chính là yếu tố làm nên sự bản lĩnh, tự tin cho sinh viên khi làm việc cho doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam và nước ngoài. Những sinh viên vun đắp mơ ước xây dựng doanh nghiệp của riêng mình sẽ có nhiều thuận lợi trên thị trường kinh doanh cạnh tranh trước xu thế kinh tế mở cửa.
Ngay từ bây giờ, sự lựa chọn sáng suốt ngành Quản trị kinh doanh ở một trường đại học có thế mạnh trên cơ sở hiểu rõ ngành Quản trị kinh doanh là gì? học những gì? là rất cần thiết. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhân lực quản trị kinh doanh thì nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ hóa nhiều, khả năng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Đó chính là nguồn tài nguyên nhân lực cần được khai thác và cũng là cơ hội cho những ai có đam mê theo đuổi ngành học Quản trị kinh doanh.

 Quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì

 Có thể nói, những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh sinh ra đã có khả năng làm “lãnh đạo” bởi ngành này sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công ty.

 Tuy nhiên, ngoài CEO, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn có CFO (giám đốc tài chính), CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh)…. Tương tự, dưới giám đốc cũng có nhiều cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm….Tất cả đều hoạt động chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy, ngay từ năm 3 đại học, bạn nên lựa chọn kỹ càng phương hướng mà mình muốn đi.

 Không ai vừa ra trường bỗng dưng có thể làm quản lý mà đòi hỏi cần những kinh nghiệm “thực chiến” ác liệt qua nhiều dự án. Bởi vậy, học ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì sau khi ra trường luôn là những quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh viên.

 Là một ngành đặc thù giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết ngay từ trên ghế nàh trường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên QTKD có khả năng thích ứng nhanh chóng và lựa chọn nghê nghiệp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan. Một số công việc khởi điểm thường thấy của sinh viên ngành quản trị kinh doanh như:

  • Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
  • Giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại Học

 Quản trị kinh doanh phù hợp với ai ?

 Sau khi hiểu rõ bản chất ngành quản trị kinh doanh làm gì và học những gì, bạn cũng cần đánh giá bản thân liệu bạn có phù hợp với bộ môn đặc thù này.

 Thông thường, đây sẽ là chuyên ngành cực kỳ phù hợp cho những bạn trẻ năng động, “máu kinh doanh” và đam mê khởi nghiệp. Tuy nhiên đam mê là chưa đủ, khả năng tư duy hệ thống với tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết. Không chỉ đến từ quá trình học tập rèn luyện, bản thân tính cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 Đừng bỏ qua “lý thuyết con nhím” và bộ trắc nghiệp tính cách MBTI để đánh giá độ tương thích của bản thân với ngành nghê này nhé.

 Tuy nhiên nếu bả thân bạn vẫn đang hoang mang trong hành trình truy tìm đam mê, vậy thì ngành quản trị kinh doanh cũng là một lựa chọn lý tưởng. Bởi đam mê không giống như 1 cuốn sách trên giá cho bạn lựa chọn mà đến từ sự trải nghiệm và thành công. Với cơ hội được trải nghiệm không ngừng các lĩnh vực trong ngành kinh tế, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra đam mê đích thực của mình thôi!

 Ưu điểm và nhược điểm của quản trị kinh doanh

 Người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh luôn phải năng động, nhạy bén, tự tin, mạnh mẽ, có khả năng chịu được áp lực công việc, có sự cạnh tranh trong kinh doanh. Có khả năng ăn nói và thuyết phục người khác. Người có nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng còn là người hòa đồng và thích giao lưu, kết bạn. (Kiểu người E – Enterprise)

  Để có thể phát triển và có sự thăng tiến hơn trong ngành quản trị kinh doanh, yêu cầu người thực hiện phải hiểu biết một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:

 Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức khác, để có thể dẫn dắt công ty phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, phương án phù hợp. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng sẽ thuận lợi, bạn sẽ phải đối mặt với những thất bại vì không đạt mục tiêu, mục đích của mình, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy của bạn hoạt động chậm chạp năng suất kém. Không những thế, với một nguồn lực con người, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.

 Tuy nhiên, thành quả của bạn luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống bạn đang quản trị hoạt động hiệu quả hơn, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và công ty, doanh nghiệp của bạn của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí tốt nhất của công ty, doanh nghiệp xứng đáng để dành cho bạn.

 Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường kiếm tìm một công việc phù hợp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản,đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn.

 3 phương pháp quản trị kinh doanh

 1. Các phương pháp hành chính

 Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và kỷ luật của doanh nghiệp.

 Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là những cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc; đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị bị xử lý kịp thời, thích đáng.

 Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh rất to lớn. Các phương pháp hành chính xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, nó là khâu nối các phương pháp quản trị khác lại. Bên cạnh đó thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có được những quy định bắt buộc để dấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng.

 Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo hai hướng: Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản trị.

 Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản trị phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây:

  Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế..

  Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quan trị khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của quyết định càng rộng, nếu càng sai thì tổn thất càng lớn. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình.

 2. Các phương pháp kinh tế

 Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động (môi trường làm việc) của họ mà không cần thường xuyên tác động về mặt kinh tế.

 Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực lao động. Động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong doanh nghiệp. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế chính là ở chỗ nó tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng quản trị (là cá nhân hoặc tập thể lao động), xuất phát từ đó mà họ lựa chọn phương án hoạt động, đảm bảo cho lợi ích chung cũng được thực hiện.

 Vì vậy, thực chất của các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người lao động, mỗi tập thể lao động vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Điều đó cho phép người lao động lựa chọn con đường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.

 Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng quản trị chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế cho nên tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động và các tập thể lao động.

 Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồng thời cùng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.

 Doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau:

 – Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ của doanh nghiệp.

 – Sử dụng các định mức kinh tế; các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi quấn, thu

 hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 – Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong doanh nghiệp.

 3. Các phương pháp giáo dục

 Các phương pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong công việc thực hiện nhiệm vụ.

 Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản trị kinh doanh vì đối tượng của quản trị là con người – một thực thể năng động, tổng hoà nhiều mối quan hệ. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà còn tác động tinh thần, tâm lý – xã hội v.v…

 Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho người lao động phân biệt: Phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp – xấu, thiện – ác, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp.

 Các phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đến từng người lao động, có tác động giáo dục rộng rãi trong doanh nghiệp, đây là một trong những bí quyết thành công của các xí nghiệp từ Nhật Bản hiện nay.

 Sách hay về quản trị kinh doanh

  • Từ tốt đến vĩ đại – Jim Collins.
  • 7 Thói quen hiệu quả – Stephen R. Covey.
  • Sức mạnh của vị giám đốc một phút – Kenneth H. Blanchard.
  • Ai lấy miếng pho mát của tôi – Spencer Johnson.
  • Xây dựng để trường tồn – Jim Collins.
  • Điểm bùng phát – Malcolm Gladwell.
  • Đắc nhân tâm – Dale Carnegie.
  • Dấn thân – Sheryl Sandberg.

 Phim về quản trị kinh doanh

  • 1. Bố già – The Godfather (1972)

     Được nhiều người đánh giá là bộ phim Mỹ hay nhất từ trước đến nay và dành đến 3 giải Oscar danh giá, The Godfather (1972) đã trở thành một chuẩn mực trong điện ảnh.
    Bố Già là một tác phẩm hình sự dựa theo tiểu thuyết cùng tên, xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone. Với tình tiết thắt nút, mở nút cũng như những màn đấu súng nguy hiểm, phim đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York.
    Bộ phim nhấn mạnh vào lý do tại sao cần xây dựng những mối quan hệ, cần vay vốn để kinh doanh tốt, cũng như đôi khi phải hiểu là có những chuyện không thể thương lượng.

    2. Sói già phố Wall – The Wolf of Wall Street (2013)

     Phim được phóng tác dựa trên kịch bản chuyển thể từ cuốn hồi ký nổi tiếng ăn khách của Jordan Belfort, một tay buôn bán cổ phiếu khét tiếng trên sàn chứng khoán phố Wall. Khi kiếm được hàng tỷ USD bằng việc lừa gạt khách hàng và đốt sạch số tiền vào những thói chơi xa xỉ như mua xế hộp đắt tiền, dinh thự sang trọng, du thuyền, rượu mạnh, gái và chất gây nghiện..

     Sau đó, hắn bị vào tù 20 tháng từ chối hợp tác với cảnh sát điều tra trong vụ bê bối chứng khoán giả mạo. Vụ bê bối này đã suýt nữa làm sụp đổ cả phố Wall vào thập niên 90, dính líu đến giới ngân hàng và cả các băng đảng mafia.

     The Wolf of Wall Street đã phản ánh sự thăng trầm của thế giới tài chính Wall Street cùng với những cuộc tiệc tùng chơi bời ngập trong ma túy và rượu chè, cuối cùng đã làm đảo lộn cuộc sống của những con người đắm chìm trong nó…

    3. Mạng xã hội – The Social Network (2010)

     The Social Network là câu chuyện về một sinh viên trường Harvard có tên Mark Zuckerberg phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện tụng từ chính những người bạn của mình trước khi giành được quyền sở hữu Facebook.

     Đặc biệt, bộ phim còn tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Phim Mạng Xã Hội, bộ phim về tỉ phú Facebook – Mark Zuckerberg đã làm khuynh đảo các phòng vé Bắc Mỹ khi dẫn đầu bảng xếp hạng phim hay ăn khách trong vòng 2 tuần lễ liên tiếp. Cùng với sự đón nhận tích cực từ khán giả, phim còn được đông đảo giới phê bình thừa nhận là một trong những tác phẩm điện ảnh toàn vẹn nhất năm 2010.

    4. Thiếu niên bạc tỷ – Top Secret (2011)

     16 tuổi: Top kiếm tiền bằng cách chơi game được 400.000 baht/tháng (tương đương 240.000.000 VND)
    17 tuổi: chịu điểm F để đi làm thêm kiếm 2000 baht
    18 tuổi: nhà phá sản, mắc nợ 40 triệu baht (tương đương 24.000.000.000 VND)
    19 tuổi: đem loại rong biển Đại gia nhí vào bán trong 3000 chi nhánh của hệ thống bán lẻ Seven Eleven
    Hiện tại Top 26 tuổi, chủ của thương hiệu rong biển số 1 của Thái Lan, có cổ phần chiếm 85% thị trường hay doanh số tương đương 1000 triệu baht (tương đương 600.000 triệu VND), tổng cộng nhân viên dưới quyền 1.200 người.

     Không ai biết, cậu từng là một con nghiện game online, một thiếu niên cấp 3 mà cả thầy cô lẫn phụ huynh đều lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ không thể kiếm nổi tiền nuôi thân, bỗng trở thành thiếu niên bạc tỷ như ngày hôm nay.

    5. Phúc họa khôn lường – Boiler Room (2000)

     Vin Diesel và Giovanni Ribisi vào vai hai kẻ lừa đảo chứng khoán mua cổ phiếu ở mức giá thấp, sau đó thổi phồng giá trị của chúng để kiếm lời.

     Đây là bộ phim nhắm thẳng vào góc tối tăm của giới tài chính Mỹ, nơi những tay môi giới chứng khoán của New York kiếm tiền bằng thủ đoạn vô liêm sỉ đẩy cổ phiếu ảo cho những khách hàng cả tin.

    6. Cuộc chiến phố Wall – Margin Call (2011)

     Toàn bộ diễn biến trong Margin Call chỉ gói gọn trong khoảng 36 tiếng tại một ngân hàng đầu tư có tiếng tại Mỹ.

     Sau khi hoàn thành nốt công việc của một đồng nghiệp vừa bị sa thải, một chuyên viên phân tích rủi ro đã tình cờ phát hiện ra ngân hàng đang đứng trước bờ vực phá sản. Ngay lập tức, anh trình báo lên cấp trên rồi lên trưởng phòng bán hàng. Sự việc quá nghiêm trọng khiến các sếp lớn lần lượt phải xuất hiện để tìm cách giải quyết.

    7. Phố Wall – Wall Street (1987)

     Bud Fox (do Charlie Sheen đóng), một nhà môi giới trẻ tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới mà tất cả bất cứ điều gì có thể được mua và bán. Anh tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Anh đã nhận được sự giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas thủ vai) với châm ngôn “tham lam luôn tốt”.

     Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.

     Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.

    8. Đại tư bản – The Men Who Built America (2012)

    Phim lịch sử xoay quanh về 4 nhà đại tư bản nổi tiếng nhất thế giới, 4 “ông trùm” của thế kỷ 19,
    John D Rockefeller – “Vua dầu lửa”, Andrew Carnegie – “Vua sắt thép”, Cornelius Vanderbilt – “Vua đường sắt”, J.P. Morgan – “Vua ngân hàng” và cuối cùng một doanh nhân của thế hệ tiếp theo là Henry Ford (Cha đẻ dây chuyền lắp ráp xe ô tô)

    Những người này đã tạo ra giấc mơ nước Mỹ và là công cụ của chủ nghĩa tư bản như chuyển đổi tất cả mọi thứ họ chạm vào: dầu hỏa, đường sắt, thép, vận chuyển, ô tô và các ngành công nghiệp tài chính. Tên của họ được đặt thành tên đường, được khắc vào các tòa nhà và là một phần không thể thiếu của lịch sử nhân loại.Tham vọng của họ đã vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, để tồn tại và phát triển, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
    Họ đều nhìn thấy cơ hội và triển vọng tốt với mức lợi nhuận ngắn hạn cao. Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng phải khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.Người ta có thể tìm ra Châu Mỹ, nhưng để có được một nước Mỹ siêu cường như hiện nay không tự dưng mà có, họ phải xây dựng nên nó.

    9. Khoảnh khắc thiên tài – Flash of Genius (2008)

     Bất cứ ai muốn khởi nghiệp cũng đều phải xem bộ phim này để hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ ý tưởng khỏi những kẻ muốn đánh cắp chúng.

     Flash of Genius kể về cuộc đấu tranh trong một thời gian dài giữa vị giáo sư đại học và cũng là một nhà phát minh làm việc bán thời gian Robert Kearns với ngành công nghiệp chế tạo xe hơi khổng lồ của Mỹ.

    10. Thương trường – Too Big to Fail (2011)

     Tương tự Margin Call, bộ phim Too Big To Fail cũng nói về đề tài khủng hoảng tài chính 2007-2008. Vào giữa những năm 2000, phố Wall bùng nổ: Tiền hoa hồng cao kỷ lục, hàng triệu đô la tiền lương, thị trường nhà đất tăng vùng vụt. Nhưng vào năm 2008, tất cả sụp đổ và mang nền kinh tế Mỹ đến bờ vực phá sản.

     Khi đó, những tai to mặt lớn của ngành tài chính nước Mỹ, những cuộc thương lượng hàng tỉ đô đã diễn ra. Tất cả chỉ để nhắm cứu vãn tình hình tài chính tồi tệ của các tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ.

    11. Eron: Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng – Enron: The Smartest Guys In the Room (2005)

     Enron: The Smartest Guys là một bộ phim tài liệu dựa trên cuốn sách cùng tên bán chạy nhất năm 2003 của hai phóng viên Tạp chí Fortune – Bethany McLean và Peter Elkind. Cuốn sách là một nghiên cứu khá đầy đủ về một trong những vụ bê bối kinh doanh lớn nhất lịch sử Mỹ.

     Bộ phim kể về những thăng trầm của Tổng công ty Enron từ đỉnh cao thành công cho đến sự sụp đổ hòn toàn vào năm 2001. Trong bộ phim cũng đề cập đến những câu chuyện kỳ lạ của các giám đốc điều hành Ken Lay, Jeff Skilling, Andy Fastow và Timothy Belden. Ngoài ra, nó cũng có bóng dáng của ông trùm năng năng lượng và quỹ đầu tư một thời Jim Chanos.
    Bộ phim mang đến những bài học kinh doanh và cảnh báo về sự khác biệt giữa một quyết định đúng và một quyết định sai.

    12. Những tên cướp ở thung lũng Silicon – Pirates of Silicon Valley (1999)

     Pirates of Silicon Valley xoanh quanh sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn lớn Apple và Microsoft khi Steve Jobs và Bill Gates cùng gây dựng đế chế công nghệ của mình vào những năm 1980.

     Bộ phim đã khắc họa thành công sự cạnh tranh gay gắt giữa hai doanh nhân và cách họ liên tục vươn lên từ cạnh tranh đó.
    Bộ phim truyền tải một thông điệp: Khi bạn khởi nghiệp, sự cạnh tranh luôn là thuốc bổ cho sự phát triển.

    13. Phố Wall – Tiền không bao giờ ngủ (2010)

     Đây là một trong những bộ phim hàng đầu cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về kinh doanh không nên bỏ qua.

     Bộ phim đào sâu mọi chi tiết giới kinh doanh giấu ở hậu trường.
    “Phố Wall” dựng lại cuộc đời đầy thăng trầm của Gordon Gekko, nó cho thấy con người sẵn sàng đánh đổi nhân cách để trở nên giàu có một cách bẩn thỉu và đánh cược lớn tại phố Wall, với các triết lý như: “Tiền là tất cả” và “Tham lam là tốt”.

    14. Nội gián – The Insider (1999)

     The Insider là một bộ phim căng thẳng về một cuộc chiến đem đến sự thật cho công chúng về một vấn đề mà ngay nay ai cũng thấy bình thường: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Nhưng để biết được sự thật này, có những con người đã phải chiến đấu và hy sinh.

     Đó là bác học Jeffrey Wigand dám phá bỏ luật lệ không được tiết lộ bí mật công ty, và nhà báo Lowell Bergman nhằm chống lại cả một tập đoàn khổng lồ của một nền công nghiệp hái ra tiền : nền công nghiệp thuốc lá.

     Đây là câu chuyện về một người đàn ông phải đối mặt với một sự lựa khó khăn giữa một bên là hành động đúng đắn và mạo hiểm cả cuộc sống, và một bên là giữ im lặng.

    15. Cuộc sống tươi đẹp – It’s a wonderful life

     Bộ phim đen trắng vượt thời gian của đạo diễn Frank Capra là một bài học về đạo đức, tài chính và thực tế!

     Bài học quan trọng nhất một sinh viên tài chính có thể rút ra là tiền không mua được hạnh phúc, hạnh phúc thực sự không nằm trong công việc mà là ở gia đình, tình yêu và bạn bè. Đó mới là cuộc sống tuyệt vời nhất!

    16. Công dân Kane – Citizen Kane

     Một bộ phim về kinh doanh Mỹ của đạo diễn Orson Welles công chiếu năm 1941. Lấy nguyên mẫu từ một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực truyền thông của Mỹ thời bấy giờ, Citizen Kane tái hiện cuộc đời một ông trùm với những diễn biến từ thời thơ ấu đến những thành công trong sự nghiệp và bi kịch sau này, rồi tham vọng quyền lực dẫn đến sự sụp đổ cuối đời.

    17. Cuộc đời Steve Jobs – Steve Jobs

     Bộ phim về kinh doanh này kể về Steve Jobs, nhà sáng lập công ty Apple, người đã thay đổi cả thế giới công nghệ số.

     Ông là con người của sự khác biệt, được hàng triệu người mến mộ trên khắp thế giới đón nhận bởi những sáng tạo không ngừng nghỉ cùng triết lý sống sâu sắc.
    Trong số đó, bài phát biểu dành cho các sinh viên sắp tốt nghiệp cùng câu nói “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” đã trở thành ngọn lửa thắp lên niềm đam mê cống hiến của rất nhiều người trẻ trên thế giới

     

  

 tag: (e-bba)   pdf   cáo   nhiêu   bách   hà   dtu   tân   dược   viện   ebba   em   (ebba)   phí   elearning   iuh   english   fpt   ftu   fsb   khóa   learning   iu   khối   mã   mại   miễn   thạc   sĩ   ou   lớp   đọc   sen   topica   lữ   ví   dụ   ueh   uci   ufm   wiki   wikipedia   web   website   xét   bạ   hitu   xa’   hưng   yên   đẳng   đh   victoria   (new   zealand)   á   âu   đâu   2018   ôn   thạc   sĩ   pdf   kênh   dạng   khối   2018   2019   2017   nhiêu   0   khía   mại   viện   tê   đẳng   quảng   a00   a1   bách   hà   tân   english   ebba   phí   iuh   ebook   fpt   greenwich   ftu   fsb   forum   hutech   tphcm   ibd   ict   elearning   c   c00   mã   mai   mba   neu   ou   o   gon   ha   noi   psu   ptit   pti   phở   hồ   rmit   sài   gòn   tôn   thắng   uel   ufm   ueh   lang   nhau   xét   xăng   đà   nẵng   sài   gòn   2019   2018   nhiêu   21   thiệu   an   giang   cáo   đẳng   hàn   download   thạc   sĩ   úc   đài   loan   em3   elearning   iuh   fpt   fbm   fsb-   viện   ftu   poly   gợi   lữ   dược   iu   hitu   neu   hutech   khóa   lớp   mã   khoá   phong   phỏng   powerpoint   nhau   review   rmit   slide   sơ   hà   ueh   xét   bạ   đh   ôn   đâu   phí   mấy   logistics   pdf   đhqghn   tieng   gi   buh   ctu   cảng   dtu   imba   khu   dưỡng   lữ   khối   thuật   mba   neu   nông   hàn   đà   nẵng   viện   tphcm   miền   pdf   buv   xin   spkt   mại   nguyễn   voz   2b   kim   long   tam   vĩnh   xét   c   đẳng   hưng   yên   quizlet   bách   hà   sài   gòn   huế   ôn