Bảng cân đối kế toán là gì – Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì

 Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

 Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.

Kết cấu bảng cân đối kế toán

 Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần bao gồm: Phần tài sản và phần nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối (Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn).

Tài sản Nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn

 – Vốn bằng tiền

 – Đầu tư ngắn hạn

 – Các khoản phải thu

 – Hàng tồn kho

Nợ phải trả

 – Nợ ngắn hạn

 + Vay ngắn hạn

 + Nguồn vốn chiếm dụng

 – Nợ dài hạn

 + Vay dài hạn

 + Nợ dài hạn

Tài sản dài hạn

 – Nợ phải thu dài hạn

 – Tài sản cố định

 – Đầu tư XDCB dở dang

 – Đầu tư tài chính dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu

 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 – Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận

 – Lợi nhuận chưa phân phối

 Hình thức chung của bảng cân đối kế toán

 Trong phần tài sản: Các tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao được sắp xếp ở vị trí đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống dưới.

 Trong phần nguồn vốn: Được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Do vậy các nguồn vốn được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn vay.

 Nguồn vốn nợ sắp xếp theo trật tự lần lượt là: Các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ trung và dài hạn.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

 

 Ý nghĩa bảng cân đối kế toán ra sao?

 Tất cả các tài sản đều phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Mỗi phần đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và mặt pháp lý riêng. Chúng ta cùng xét ý nghĩa của từng phần một nhé.

Đối với phần tài sản

 – Về mặt pháp lý: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

 – Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…

 Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đối với phần nguồn vốn

 – Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là ao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

 – Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán

 Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng phản ánh “sức khỏe” của một doanh nghiệp do nó thể hiện được tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp đang nắm giữ được phân bổ vào đâu. Các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào? nợ vay ra sao? vốn chủ sỡ hữu có gia tăng qua các thời kỳ hay không?

 Trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ xem xét kĩ lưỡng bảng cân đối kế toán để tìm ra các cổ phiếu của doanh nghiệp tốt thông qua một số chỉ số phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hay khả năng thanh toán.

 thebank_bang_can_doi_ke_toan_thebank_1576557341

Phân tích cơ cấu tài sản

 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được tính toán tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nhỏ như tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn chia cho tổng tài sản. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác có thể tính đến như tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn hay phải thu dài hạn trên tài sản dài hạn.

 Đưa ra cơ cấu tài sản giúp người phân tích nhìn nhận được tỷ trọng phân bổ các loại tài sản trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nhằm đưa ra các nhận xét hợp lý.

 Việc xem xét này cũng cần dựa theo đặc tính ngành nghề của doanh nghiệp đó. Ví dụ, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, thép, may mặc thông thường có khoản mục hàng tồn kho lớn do tính lưu trữ hàng hóa, thành phẩm và mua vụ kinh doanh; các doanh nghiệp bất động sản sẽ có khoản mục phải thu lớn do chính sách bán hàng trả chậm …

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

 Cơ cấu nguồn vốn được xem xét tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Từ việc này, người phân tích sẽ tìm ra được nguồn hình thành của các loại tài sản đến từ đâu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu vay nợ quá cao.

 Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản

 Hệ số nợ phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được đáp ứng bởi vay nợ là bao nhiêu.

 Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

 Hệ số tự tài trợ phản ánh nguồn hình tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu.

 Ngoài ra, hệ số tự tài trợ tài sản cổ định cũng cần được xét. Theo đó, hệ số này thể sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản cố định (loại tài sản mang tính dài hạn trong sản xuất kinh doanh).

 Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ bình quân trong kỳ

 Chỉ số càng này càng cao càng tốt. Trường hợp hệ số nhỏ hơn 1, đồng nghĩa doanh nghiệp đang phải sử dụng thêm vay nợ, báo hiệu rủi ro.

Phân tích vòng quay tài sản

 Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

 Hệ số này thể hiện khả năng sử dụng tài sản doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Chỉ số này càng cao càng tốt.

Phân tích vòng quay hàng tồn kho

 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân trong kỳ hoặc doanh thu thần/hàng tồn kho bình quân trong kỳ

 Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 (ngày)/Vòng quay hàng tồn kho

 Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ số càng cào thể hiện khả năng xoay vòng hàng tồn kho càng tốt. Tùy từng tính chất doanh nghiệp hoặc đặc thù mua vụ thì việc đánh giá vòng quay hàng tồn kho sẽ đưa ra các kết luận khác nhau.

Phân tích khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Nợ phải trả

 Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp chỉ ra doanh nghiệp liệu có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà phân tích phát hiện các doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nhìn vào các chỉ số này để xem xét có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Khả năng thanh toán hiện hành

 Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

 Chỉ số này thể hiện năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao càng thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Tuy nhiên, nếu ở mức quá cao đồng nghĩa doanh nghiệp đang nắm giữ số lượng lớn tài sản ngắn hạn lớn báo cho thấy hiệu quả sự dụng tài sản doanh nghiệp chưa cao.

 Với trường hợp hệ số này nhỏ hơn 1, tức giá trị tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn sẽ cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp có vấn đề. Doanh nghiệp phải sử dụng tài sản dài hạn để bù đắp cho khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền và tương đương đương tiền + Đầu tư CK ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn hoặc (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

 Chỉ số này thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến từ các tài sản có mức thanh khoản cao (loại bỏ hàng tồn kho). Hệ số này càng cao càng cho thấy khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp ở mức tốt.

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt

 Khả năng thanh toán bằng tiền mặt = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

 Tiền là tài sản có thanh khoản cao nhất, vì vậy, chỉ số này được nhắc đến để theo dõi khả năng chi trả nợ một cách nhanh nhất của doanh nghiệp (chỉ số này có tên gọi khác là khả năng thanh toán tức thời).

 Hệ số càng này càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu ở mức quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang nắm giữ một lượng tiền mặt lớn, điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng hết khoản tiền mặt đang có vào hoạt động kinh doanh để có thể nâng cao lợi nhuận.

Bảng cân đối kế toán mẫu đầy đủ

 Dưới đây là ví dụ minh họa về Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X hoạt động trong ngành dược phẩm.

 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X (B01 – DN) ngày 31/12/YY

 (Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT TÀI SẢN Số cuối kỳ Số đầu năm
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.520 2.180
I Tiền và các tài khoản tương đương tiền 220 200
II Các khoản phải thu ngắn hạn 770 690
III Hàng tồn kho 1.440 1.270
IV Tài sản ngắn hạn khác 90 20
B TÀI SẢN DÀI HẠN 520 480
I Tài sản cố định 490 460
Nguyên giá 1.520 1.380
Giá trị hao mòn lũy kế (1.030) (920)
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 20 20
III Tài sản dài hạn khác 10 0
TỔNG TÀI SẢN 3.040 2.660
TT NGUỒN VỐN Số cuối kỳ Số đầu năm
A NỢ PHẢI TRẢ 1.840 1.650
I Nợ ngắn hạn 1.820 1.600
1 Vay ngắn hạn 1.450 1.170
2 Phải trả người bán 200 300
3 Người mua trả tiền trước 90 50
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 20 20
5 Phải trả người lao động 40 30
6 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 20 30
II Nợ dài hạn 20 50
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.200 1.010
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 630 410
2 Thặng dư vốn cổ phần 290 270
3 Quỹ đầu tư phát triển 180 130
4 Quỹ dự phòng tài chính 60 50
5 Lợi nhuận chưa phân phối 40 150
TỔNG NGUỒN VỐN 3.040 2.660

Hạn chế của bảng cân đối kế toán

 Bảng cân đối kế toán giúp phản ánh giá trị sổ sách các tài sản, được lập theo nguyên tắc giá gốc nên khá khó để có được sự ăn khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách với giá trị tài sản trên thị trường.

 Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), chính vì vậy mà nếu chỉ dựa vào các con số trên bảng cân đối kế toán sẽ rất khó đánh giá sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong cả thời kỳ hay giai đoạn.

Cách ghi số âm trong bảng cân đối kế toán

 – Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; Các tài khoản nguồn vốn như: 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần “NGUỒN VỐN”, nhưng ghi theo số âm

Bài tập mẫu về phương pháp cân đối tài khoản 

 Cho biết tình hình tài sản của DN B đầu tháng 3/N( đơn vị: 1.000đ)

Tiền mặt 100.000 Tiền gửi ngân hàng 150.000
Phải trả người bán 125.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.505.000
Phải thu người mua 150.000 Thành phẩm 250.000
Nguyên vật liệu 120.000 Tài sản cố định hữu hình 1.150.000
Hao mòn TSCĐ 150.000 Vay ngắn hạn 115.000
Hàng mua đi đường 20.000 Lợi nhuận chưa pp 45.000

 Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh( đơn vị: 1.000đ)

  1. Mua công cụ, dụng cụ, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế là 45.000, thuế suất thuế GTGT 10%; đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt, cuối tháng hàng chưa về nhập kho
  2. Mua vật liệu của công ty Y, tổng giá thanh toán( gồm cả thuế GTGT 10%) là 71.500. DN B đã thanh toán tiền hàng bằng tài khoản, phần còn lại sẽ trả hết trong tháng sau, vật liệu đã kiểm nhận, nhập kho đủ
  3. Vật liệu đi đường tháng trước về nhập kho, chi phí chuyển, bốc dỡ là 2.500 ( giá chưa thuế), thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt
  4. Nhận được hóa đơn của số vật liệu mua nhập kho tháng trước, giá chưa có thuế là 31.000( thuế suất thuế GTGT 10%). Được biết tháng trước, kế toán đã ghi sổ theo giá tạm tính là 30.000
  5. Dùng TGNH trả bớt nợ cho người bán 52.000

 Yêu cầu:

  1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ trên
  2. Lập bảng cân đối kế toán tháng 3/N của DN A

Hướng dẫn giải

 Yêu cầu 1: Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

  1. Nợ TK hàng mua đi đường: 45.000

 Nợ TK thuế GTGT đầu vào: 4.500

 Có TK tiền mặt: 49.500

 2. Nợ TK Nguyên vật liệu: 65.000

 Nợ TK thuế GTGT đầu vào: 6.500

 Có TK tiền gửi NH: 35.750

 Có TK phải trả người bán: 35.750

 3a . Nợ TK nguyên vật liệu: 20.000

 Có TK hàng mua đi đường: 20.000

 3b . Nợ TK nguyên vật liệu: 2.500

 Nợ TK thuế GTGT đầu vào: 250

 Có TK tiền mặt 2.750

 4. Nợ TK nguyên vật liệu: 1.000

 Nợ TK thuế GTGT đầu vào 3.100

 Có TK phải trả người bán: 4.100

 5. Nợ TK phải trả người bán: 52.000

 Có TK tiền gửi ngân hàng: 52.000

 Yêu cầu 2: Lập Bảng cân đối kế toán tháng 3/N

Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ
1.       Tiền mặt 100.000 47.750 1. Vay ngắn hạn 115.000 115.000
2.       TGNH 150.000 62.250
3.       Phải thu KH 150.000 150.000 2. phải trả người bán 125.000 112.850
4.       Thuế GTGT 14.350
5.       Hàng đi đường 20.000 45.000 3. Nguồn vốn KD 1.505.000 1.505.000
6.       Nguyên vật liệu 120.000 208.500
7.       Thành phẩm 250.000 250.000 4. Lợi nhuân chưa pp 45.000 45.000
8.       TSCĐ HH 1.150.000 1.150.000
9.       Hao mòn TSCĐ (150.000) (150.000)
Tổng tài sản 1.790.000 1.777.850 Tổng NV 1.790.000 1.777.850

Bài tập thực hành

 Tình hình tài sản của DN A lúc đầu tháng 1/N như sau(1.000đ):

Tài sản cố định 1.500.000 Phải thu người mua 180.000
Nguyên vật liệu 120.000 Qũy phúc lợi 100.000
Thành phẩm tồn kho 200.000 Tiền lương phải trả CNV 45.000
Tiền mặt tại quỹ 150.000 Hàng hóa tồn kho 75.000
Tiền gửi ngân hàng 80.000 Vay dài hạn ngân hàng 200.000
Phải trả người bán 115.000 LN chưa phân phối 110.000
Nguồn vốn kinh doanh 1.700.000 Hao mòn TSCĐ 35.000

 Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ( đơn vị:1.000đ)

  1. Mua nguyên vật liệu, giá mua theo hóa đơn là 15.000; toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản, số hàng mua đã được kiểm nhận, nhập kho đủ
  2. Xuất kho hàng hóa gửi đại lý, giá vốn 25.000
  3. Trích lợi nhuận chưa phân phối, lập quỹ đầu tư phát triển 50.000
  4. Dùng tiền mặt thanh toán bớt nợ cho người bán 100.000
  5. Mua một TSCĐ HH đã đưa vào sử dụng, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí lắp đặt 2.000. Toàn bộ đã được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
  6. Gửi tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 35.000
  7. Người mua thanh toán 50% số nợ đầu kỳ cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản, DN đã nhận được giấy báo của NH
  8. Mua nhập kho một số công cụ, dụng cụ trị giá hóa đơn 13.200( bao gồm cả thuế GTGT 10%), toàn bộ tiền hàng sẽ được thanh toán cho người bán vào quý sau
  9. Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ HH trị giá thỏa thuận 25.000

 Yêu cầu

  1. Cho biết các nghiệp vụ trên thuộc loại quan hệ đối ứng nào?
  2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh
  3. Lập bảng cân đối kế toán tháng 1 của DN A

  

  

  

  

 Tag: tiếng anh 133 excel rút gọn 141 niệm điền vinamilk ròng 244 thương mại 242 bang tra nội dung trúc giản bibica 2017 chiều ngang thống tiếp tt200 tải 131 file 319 3387 đô phiếu tệ tnhh bước quyết 48 qđ download 200 bai tap thiết gieo ba xu độc tt133