Điều 51. Lời khaicủa người làm chứng.
 1- Người làmchứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của bị can, bị cáo, ngườibị hại; quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo, người bị hại và trả lời những câuhỏi đặt ra.
 2- Không đượcdùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ khôngthể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
 Điều 52. Lời khaicủa người bị hại.
 1- Người bịhại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với bị can, bị cáovà trả lời những câu hỏi đặt ra.
 2- Không đượcdùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thểnói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
 Điều 53. Lời khaicủa người bị tạm giữ.
 Người bị tạmgiữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tộiphạm.
 Điều 54. Lời khaicủa bị can, bị cáo.
 1- Bị can,bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
 2- Lời nhậntội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với cácchứng cứ khác của vụ án.
 Không đượcdùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
 Điều 55. Kết luậngiám định.
 1- Ngườigiám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cánhân về kết luận đó.
 Nếu việcgiám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đềuký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi ngườighi riêng ý kiến kết luận của mình.
 2- Trong trườnghợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêurõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổsung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
 Điều 56. Vật chứng.
 Vật chứng lànhững vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tộiphạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giátrị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
 Điều 57. Thu thậpvà bảo quản vật chứng.
 1- Vật chứngcần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản vàđưa vào hồ sơ vụ án.
 Trong trườnghợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơvà vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
 2- Vật chứngphải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẵn lộn và hư hỏng. Hồ sơ vụán ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng làtiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chấtphóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảoquản tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách khác.
 3- Người cótrách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường;trong trường hợp huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vật chứng nhằm làm sai lệch hồsơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 236 Bộ luật hình sự.
 Điều 58. Xử lý vậtchứng.
 1- Việc xửlý vật chứng do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phóviện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giaiđoạn điều tra; do Chánh án, Phó chánh án Toà án cùng cấp hoặc Hội đồng xét xửquyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứngphải được ghi vào biên bản.
 2- Vật chứngđược xử lý như sau:
 a) Vật chứnglà công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹNhà nước;
 b) Vật chứnglà những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của ngườikhác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lạicho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định đượcchủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
 c) Vật chứnglà tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
 d) Vật chứngkhông có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
 3- Trong quátrình điều tra, truy tố, xét xử, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b, khoản2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởngđến việc xử lý vụ án.
 4- Trong trườnghợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụngdân sự.
 Điều 59. Biên bảnvề hoạt động điều tra và xét xử.
 Những tìnhtiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường,khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiêntoà và các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này cóthể được coi là chứng cứ.
 Điều 60. Các tàiliệu khác trong vụ án.
 Những tìnhtiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu do cơ quan, tổ chứchoặc cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.
 Trong trườnghợp những tài liệu này có những dấu hiệu quy định tại Điều 56 Bộ luật này thì đượccoi là vật chứng.
 CHƯƠNGV
 NHỮNGBIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
 Điều 61. Căn cứ ápdụng biện pháp ngăn chặn.
 Để kịp thờingăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăncho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cầnbảo đảm thi hành án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án có thể ápdụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấmđi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
 Điều 62. Việc bắtbị can, bị cáo để tạm giam.
 1- Những ngườisau đây có quyền ra lệnh bắt người:
 a) Viện trưởng,Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
 b) Chánh án,Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
 c) Thẩm phánToà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiêntoà;
 d) Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên. Trong trường hợp này lệnh bắt phải đượcViện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
 2- Lệnh bắtphải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địachỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh vàcó đóng dấu.
 Người thihành lệnh phải đọc và giải thích lệnh cho người bị bắt và phải lập biên bản vềviệc bắt.
 Khi tiến hànhbắt người, phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện củacơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng củangười bị bắt chứng kiến.
 3- Không đượcbắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy địnhtại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này.
 Điều 63. Việc bắtngười trong trường hợp khẩn cấp.
 1- Trongnhững trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
 a) Khi cócăn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng;
 b) Khi ngườibị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xácnhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy đó là tội phạm nghiêmtrọng và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
 c) Khi thấycó dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tộiphạm nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêuhuỷ chứng cứ.
 2- Những ngườisau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
 a) Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên;
 b) Người chỉhuy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn; người chỉ huy đồn biên phòng ởhải đảo hoặc biên giới;
 c) Người chỉhuy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
 3- Nội dunglệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải tuântheo đúng quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật này.
 4- Trong mọitrường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấpbằng văn bản để xét phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì trả tự dongay cho người bị bắt.
 Điều 64. Việc bắtngười phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
 1- Đối vớingười đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị pháthiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũngcó quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhândân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắtđến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
 2- Khi bắtngười phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyềntước vũ khí của người bị bắt.
 Điều 65. Những việccần làm ngay sau khi nhận người bị bắt.
 1- Sau khinhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quanđiều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạmgiữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
 2- Đối vớingười bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra phải thông báo ngaycho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại giam nơi gầnnhất.
 Điều 66. Biên bản.
 1- Người thihành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
 Biên bảnphải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việcđã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệubị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
 Biên bảnphải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, ngườithi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai cóý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biênbản và ký tên.
 Việc tạm giữđồ vật của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
 2- Khi giaovà nhận người bị bắt, hai bên bàn giao và nhận phải lập biên bản.
 Ngoài nhữngđiểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việcbàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sứckhoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.
 Điều 67. Thông báovề việc bắt.
 Người ralệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường,thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếuthông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ralệnh bắt phải thông báo ngay.
 Điều 68. Tạm giữ.
 1- Tạm giữcó thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặcphạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này.
 2- Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh tạm giữ.
 3- Trongthời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xétthấy việc tạm giữ không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ lệnhtạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
 Lệnh tạm giữphải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạmgiữ một bản.
 Điều 69. Thời hạntạm giữ.
 1- Thời hạntạm giữ không được quá ba ngày đêm, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bịbắt.
 2- Trong trườnghợp cần thiết và được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn, cơ quan ra lệnh tạm giữcó thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày đêm.
 3- Khi hếtthời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngaycho người đã bị tạm giữ.
 4- Thời giantạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.
 Điều 70. Tạm giam.
 1- Tạm giamcó thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hìnhphạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trởviệc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
 2- Đối vớibị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới mười haitháng, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng, trừ trườnghợp đặc biệt thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
 3- Những ngườicó thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 62 Bộ luật này có quyền ralệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d, khoản 1Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thihành.
 4- Cơ quanra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và chochính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bi tạm giam cưtrú hoặc làm việc biết.
 Điều 71. Thời hạntạm giam.
 1- Thời hạntạm giam để điều tra không được quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng;không được quá bốn tháng đối với tội nghiêm trọng.
 2- Trong trườnghợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn choviệc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên có quyền gia hạn tạm giam, nhưngkhông được quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không được quá bốn thángđối với tội nghiêm trọng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởngViện kiểm sát quân sự trung ương có thể gia hạn thêm đối với tội nghiêm trọng,nhưng không được quá bốn tháng.
 Trong trườnghợp cần thiết, đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thìViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.
 3- Trong khitạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điềutra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do chongười bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
 Khi đã hếtthời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạmgiam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
 Điều 72. Chế độ tạmgiữ, tạm giam.
 Chế độ tạmgiữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
 Nơi tạm giữ,tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình được thực hiện theoquy định của Hội đồng bộ trưởng.
 Điều 73. Việc chămnom thân nhân và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam.
 1- Khi ngườibị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là ngườitàn tật, già yếu, không có người chăm sóc, thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạmgiam giao những người đó cho người thân thích hoặc cho chính quyền sở tại chămnom.
 2- Trong trườnghợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trôngnom thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quảnthích đáng.
 3- Cơ quanra lệnh tạm giữ, tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết nhữngbiện pháp đã được áp dụng.
 Điều 74. Cấm đikhỏi nơi cư trú.
 Bị can, bịcáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khicó giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo cần phải tạm thời di khỏinơi cư trú thì phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.
 Bị can, bịcáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
 Điều 75. Bảo lĩnh.
 1- Cá nhânhoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhânhoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tộivà bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điềutra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chứcnhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việcnhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có haingười.
 2- Cá nhân hoặctổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.
 Điều 76. Đặt tiềnhoặc tài sản để bảo đảm.
 1- Đối vớibị can hoặc bị cáo là người nước ngoài thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vàToà án có thể cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt theogiấy triệu tập.
 Quyết địnhcủa cơ quan điều tra về việc cho đặt tiền hoặc tài sản phải được Viện kiểm sátcùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
 2- Phải lậpbiên bản về việc đặt tiền hoặc tài sản và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.Biên bản phải ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt.
 3- Trong trườnghợp bị can hoặc bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng theo giấy triệu tậpcủa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thì số tiền hoặc tài sản đó bị sungquỹ Nhà nước.
 Điều 77. Huỷ bỏhoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
 1- Khi vụ ánbị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.
 2- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còncần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
 Đối vớinhững biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thaythế phải do Viện kiểm sát quyết định.
 CHƯƠNGVI
 BIÊNBẢN, THỜI HẠN, ÁN PHÍ
 Điều 78. Biên bản.
 1- Khi tiếnhành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thốngnhất.
 Trong biênbản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầuvà thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành,tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặcđề nghị của họ.
 2- Biên bảnphiên toà phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký; biên bản các hoạt động tố tụngkhác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trườnghợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký củahọ.
 Điều 79. Tính thờihạn.
 1- Thời hạnmà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
 Khi tínhthời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ; khi tính thời hạn theotháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngàytrùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngàykhông làm việc thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùngcủa thời hạn.
 2- Trong trườnghợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưuđiện. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua Ban giám thị trại giam thì thời hạnđược tính từ ngày Ban giám thị trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.
 Điều 80. Phục hồithời hạn.
 Nếu quá hạnmà có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi thời hạn.
 Điều 81. Ánphí.
 Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụnghình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giámđịnh, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp Toà án chỉ định và cáckhoản chi phí khác.
 Điều 82. Tráchnhiệm chịu án phí.
 1- Ánphí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu.
 2- Người bịkết án phải trả án phí theo quyết định của Toà án.
 3- Trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bị cáovô tội thì người bị hại phải trả án phí.
 PHẦNTHỨ HAI
 KHỞITỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
 CHƯƠNGVII
 KHỞITỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
 Điều 83. Căn cứkhởi tố vụ án hình sự.
 Chỉ đượckhởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấuhiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
 1- Tố giáccủa công dân;
 2- Tin báocủa cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội;
 3- Tin báotrên các phương tiện thông tin đại chúng;
 4- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Toà án, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan vàcơ quan Kiểm lâm trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
 5- Ngườiphạm tội tự thú.
 Điều 84. Tố giác vàtin báo về tội phạm.
 Công dân cóthể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc với cáccơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Nếu tố giác bằng miệng thì cơquan tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
 Cơ quan hoặctổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay vềtội phạm cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản.
 Điều 85. Người phạmtội tự thú.
 Khi ngườiphạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi,nghề nghiệp, chỗ ở và những lời khai của người tự thú.
 Điều 86. Nhiệm vụgiải quyết tố giác và tin báo về tội phạm.
 Trong thờihạn không quá hai mươi ngày kể từ khi nhận được tố giác hoặc tin báo, cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xácminh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
 Trong trườnghợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểmtra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báocó thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
 Điều 87. Quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự.
 1- Khi xácđịnh có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự. Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quanKiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều93 Bộ luật này.
 Toà án raquyết định khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện đượctội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
 2- Quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố và điều khoảncủa Bộ luật hình sự được áp dụng.
 3- Trongthời hạn 24 giờ, quyết định khởi tố của Viện kiểm sát được gửi đến cơ quan điềutra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, đơn vị Bộđội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm được gửi đến Viện kiểm sátđể kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Toà án được gửi đến Viện kiểmsát để xem xét, quyết định việc điều tra.
 Điều 88. Khởi tố vụán hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
 1- Những vụán về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1, khoản 1 Điều112; đoạn 1, khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
 2- Trong trườnghợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà thì vụ án phải được đìnhchỉ.
 Trong trườnghợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn cóthể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
 Điều 89. Những căncứ không được khởi tố vụ án hình sự.
 Không đượckhởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
 1- Không cósự việc phạm tội;
 2- Hành vikhông cấu thành tội phạm;
 3- Ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
 4- Người màhành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết đình đình chỉ vụ án có hiệu lựcpháp luật;
 5- Đã hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
 6- Tội phạmđã được đại xá;
 7- Ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đốivới người khác.
 Điều 90. Quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự.
 1- Khi cómột trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này thì cơ quan có quyềnkhởi tố ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải huỷbỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giáchoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khácthì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết.
 2- Cơ quan,tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có thể khiếu nại quyếtđịnh không khởi tố vụ án với Viện kiểm sát. Quyết định không khởi tố vụ án củaViện kiểm sát cấp dưới có thể bị khiếu nại với Viện kiểm sát cấp trên.
 Điều 91. Kiểm sátviệc khởi tố vụ án hình sự.
 1- Viện kiểmsát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm việc khởi tố vụ án hình sự cócăn cứ và hợp pháp.
 2- Trong trườnghợp quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quanHải quan và cơ quan Kiểm lâm không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết địnhhuỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự củacác cơ quan đó không có căn cứ, thì Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định đó và raquyết định khởi tố vụ án.
 3- Trong trườnghợp quyết định khởi tố của Toà án không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghịlên Toà án cấp trên.
 CHƯƠNGVIII
 CƠQUAN ĐIỀU TRA VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA
 Điều 92. Cơ quanđiều tra và thẩm quyền điều tra.
 Cơ quan điềutra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tấtcả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trongQuân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dânđiều tra.
 2- Cơ quanđiều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toàán quân sự.
 3- Cơ quanđiều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây,khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:
 a) Khi pháthiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
 b) Khi tiếnhành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạmtội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;
 c) Khi pháthiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.
 Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểmsát điều tra trong những trường hợp khác.
 4- Cơ quanđiều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địaphận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạmthì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm,nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
 5- Tổ chức,nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quyđịnh.
 Điều 93. Quyền hạnđiều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm.
 1- Khi pháthiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự tronglĩnh vực quản lý của mình thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơquan Kiểm lâm có thẩm quyền:
 a) Đối vớihành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết địnhkhởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩmquyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
 b) Đối vớihành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiếnhành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra cóthẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
 2- Nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan vàKiểm lâm do Hội đồng Nhà nước quy định.
 Điều 94. Quyền hạnvà trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên.
 1- Thủ trưởngcơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định ápdụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét, thayđổi điều tra viên trong những trường hợp được Bộ luật này quy định; trực tiếptiến hành điều tra; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.
 Điều traviên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra doBộ luật này quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra củamình.
 2- Nhữngquyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viên trongkhi tiến hành điều tra vụ án phải được cơ quan, tổ chức và công dân chấp hành.
 Điều 95. Nhập hoặctách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
 Có thể nhậpđể tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiềutội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có nhữngngười khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 246và Điều 247 Bộ luật hình sự.
 Chỉ đượctách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớmviệc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởngđến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
 Điều 96. Uỷ thácđiều tra.
 Khi cầnthiết, cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành mộtsố hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể.Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng và đầy đủnhững việc được uỷ thác.
 Việc uỷ thácđiều tra giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nước đã ký kếthiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượctiến hành theo quy định của hiệp định đó.
 Điều 97. Thời hạnđiều tra.
 1- Thời hạnđiều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án hình sựcho đến khi kết thúc điều tra.
 2- Trong trườnghợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mườingày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Việntrưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định nhưsau:
 a) Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khugia hạn điều tra không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp dưới hoặc cấp mìnhđiều tra;
 b) Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ươnggia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với những vụ án docấp mình điều tra và một lần không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp tỉnh vàcấp quân khu điều tra;
 c) Trong trườnghợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn điềutra thêm một lần không quá bốn tháng. Đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạman ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền giahạn thêm.
 3- Khi đãhết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bi can đã thực hiện tộiphạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
 Điều 98. Thời hạnphục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại.
 1- Trong trườnghợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 140 Bộ luật này thì thời hạn điều tratiếp không được quá ba tháng. Việc gia hạn điều tra tiến hành theo thủ tụcchung quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật này, nhưng không quá ba tháng.
 2- Trong trườnghợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổsung không được quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thìthời hạn điều tra bổ sung không được quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sungtính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
 3- Trong trườnghợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và việc gia hạnđiều tra theo thủ tục chung.
 Thời hạnđiều tra được tính từ khi cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
 Điều 99. Giải quyếtcác yêu cầu của người tham gia tố tụng.
 Khi ngườitham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầucủa họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thìcơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định và nêu rõ lý do.
 Điều 100. Sự thamdự của người chứng kiến.
 Người chứngkiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật nàyquy định.
 Người chứngkiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đãtiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này đượcghi vào biên bản.
 Điều 101. Không đượctiết lộ bí mật về điều tra.
 Điều traviên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiếtlộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.
 Điều traviên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thìtuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263Bộ luật hình sự.
 Điều 102. Biên bảnđiều tra.
 1- Khi tiếnhành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.
 Người lậpbiên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích chohọ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vàobiên bản. Người tham gia tố tụng cùng ký tên vào biên bản với người lập biênbản.
 2- Trong trườnghợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghivào biên bản và nêu rõ lý do.
 3- Nếu ngườitham gia tố tụng vì nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc vì lý do khác màkhông thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; người lập biên bản và ngườichứng kiến cùng ký xác nhận.
 Người khôngbiết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.