PHẦNTHỨ NĂM
 THIHÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
 CHƯƠNGXXIV
 NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH BẢN ÁN
 VÀQUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
 Điều 226. Những bảnán và quyết định được thi hành.
 1- Những bảnán và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lựcpháp luật, bao gồm:
 a) Những bảnán và quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm;
 b) Những bảnán và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theotrình tự phúc thẩm;
 c) Những bảnán và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
 d) Nhữngquyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
 2- Trong trườnghợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án,không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạtkhông phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạnphạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định củaToà án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.
 3- Trongthời hạn mười lăm ngày kể từ khi bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lựcpháp luật, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷthác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
 Quyết địnhthi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thihành án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bịkết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành.
 Trong trườnghợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghirõ thời hạn người đó phải có mặt ở cơ quan công an để thi hành án là bảy ngàykể từ ngày nhận được quyết định.
 Quyết địnhthi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sátcùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án.
 Điều 227. Cơ quan,tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Toà án.
 1- Cơ quancông an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thihành án tử hình theo quy định tại Điều 229 Bộ luật này.
 2- Chínhquyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trúhoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người đượchưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.
 3- Việc thihành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một sốchức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm.
 4- Cơ sởchuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.
 5- Chínhquyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hànhviên của Toà án thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệthại. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan công anvà các cơ quan Nhà nước hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.
 6- Việc thihành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảmnhiệm.
 7- Các cơquan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án vềviệc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phảinói rõ lý do.
 CHƯƠNGXXV
 THIHÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
 Điều 228. Thủ tụcxem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành.
 1- Sau khibản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánhán Toà án nhân dân tối cao và bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Trong thờihạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Toà án nhândân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định khángnghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
 Trong thờihạn bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửiđơn xin ân giảm lên Hội đồng Nhà nước.
 2- Bản án tửhình được thi hành, nếu không có kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tốicao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốcthẩm hoặc tái thẩm.
 Trong trườnghợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình được thi hành saukhi Hội đồng Nhà nước bác đơn xin ân giảm.
 Điều 229. Thi hànhhình phạt tử hình.
 1- Chánh ánToà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hànhán tử hình gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành ánphải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.
 2- Trước khithi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyếtđịnh không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao và nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tửhình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Hội đồng Nhà nước bác đơn xinân giảm.
 3- Hình phạttử hình được thi hành bằng xử bắn.
 4- Việc thihành án tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định chongười bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lạicho thân nhân.
 5- Trong trườnghợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo lênChánh án Toà án nhân dân tối cao.
 CHƯƠNGXXVI
 THIHÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC
 Điều 230. Thi hànhán phạt tù.
 1- Trong trườnghợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của thân nhân người bịkết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khithi hành án.
 Ban giám thịtrại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấphành hình phạt.
 2- Trong trườnghợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt ở cơ quancông an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.
 3- Chánh ánToà án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quancông an phải báo cho Toà án biết việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặclý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
 Điều 231. Hoãn thihành án phạt tù.
 Đối với ngườibị kết án đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghịcủa Viện kiểm sát, cơ quan công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hànhhình phạt trong những trường hợp sau đây:
 1- Người bịkết án bị ốm nặng được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khoẻ phục hồi;
 2- Người bịkết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt từba tháng đến một năm;
 3- Người bịkết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đìnhđặc biệt khó khăn, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt đến một năm, trừ trườnghợp là phần tử nguy hiểm cho xã hội hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểmxâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội nghiêm trọng khác;
 4- Quân nhânbị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụchiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị thì có thể đượchoãn chấp hành hình phạt từ sáu tháng đến một năm.
 Điều 232. Tạm đìnhchỉ thi hành án phạt tù.
 1- Theo đềnghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam, Chánh án Toà án đã raquyết định thi hành án có thể cho người bị kết án không phải là phần tử nguyhiểm được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tạicác điểm 1, 2 và 4 Điều 231 Bộ luật này. Việc tạm đình chỉ để xét xử theo thủtục giám đốc thẩm phải do Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
 2- Thời gianđược tạm đình chỉ chấp hành hình phạt không tính vào thời gian chấp hành hìnhphạt.
 Điều 233. Quản lýngười được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
 1- Người đượchoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyềnxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý.Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường,thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
 2- Nếu trongthời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án cóhành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc định trốn thì Chánh án Toà án đãcho hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án huỷ quyết định đó và ra lệnh bắt họ chấphành hình phạt.
 Điều 234. Thi hànhhình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ và cải tạo ởđơn vị kỷ luật của quân đội.
 1- Người bịkết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ đượcgiao cho chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trúhoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
 2- Người bịkết án cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được giao cho đơn vị kỷ luật củaquân đội.
 Điều 235. Thi hànhhình phạt quản chế hoặc cấm cư trú.
 Đối với ngườibị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án đượcgiao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạtquản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được về những địa phương bị cấm cưtrú mà phải đến ở nơi khác.
 Điều 236. Thi hànhhình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
 Quyết định đưabản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho chấp hànhviên và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.
 Việc tịchthu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự.
 CHƯƠNGXXVII
 GIẢMTHỜI HẠN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
 Điều 237. Điều kiệnđể được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
 1- Ngườiđang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luậtcủa quân đội, cấm cư trú hoặc quản chế có thể được giảm thời hạn chấp hành hìnhphạt theo quy định tại các Điều 49, 50, 51, 66 và 69 Bộ luật hình sự. Nếu họ chưachấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.
 2- Người bịkết án tù được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách theo quyđịnh tại Điều 44 Bộ luật hình sự.
 Điều 238. Thủ tụcgiảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
 1- Toà án cóthẩm quyền quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt tù là Toà ánnhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hànhhình phạt.
 Việc giảmthời hạn hoặc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc giảm thời gian thử tháchthuộc thẩm quyền quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khuvực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.
 2- Hồ sơ đềnghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử tháchphải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án quyđịnh tại Điều 227 Bộ luật này.
 3- Khi Toàán xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, một thành viên của Toà ántrình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Toàán ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn, miễn chấp hành hìnhphạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách.
 CHƯƠNGXXVIII
 XOÁÁN
 Điều 239. Đươngnhiên xoá án.
 Theo yêu cầucủa người được đương nhiên xoá án theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự,Chánh án của Toà án đã xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận là họ đã được xoáán.
 Điều 240. Xoá án doToà án quyết định.
 1- Trongnhững trường hợp quy định tại Điều 54 và Điều 55 Bộ luật hình sự, việc xoá ándo Toà án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi cho Toà án đã xử sơ thẩmvụ án kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổchức nơi họ cư trú hoặc làm việc.
 2- Chánh ánToà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để phát biểu ý kiến bằng văn bản về đơnxin xoá án. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xoá án; trongtrường hợp chưa đủ điều kiện thì ra quyết định bác đơn xin xoá án.
 PHẦNTHỨ SÁU
 XÉTLẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
 CHƯƠNGXXIX
 GIÁMĐỐC THẨM
 Điều 241. Tính chấtcủa giám đốc thẩm.
 Giám đốcthẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
 Điều 242. Căn cứ đểkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
 Bản án hoặcquyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
 1- Việc điềutra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;
 2- Kết luậntrong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan củavụ án;
 3- Có sự viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
 4- Có nhữngsai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
 Điều 243. Phát hiệnbản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giámđốc thẩm.
 Người bị kếtán, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiệnnhững vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệulực pháp luật với những người quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
 Trong trườnghợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát và Toà án phải báo cho người có quyền khángnghị quy định tại Điều 244 Bộ luật này.
 Điều 244. Những ngườicó quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
 Những ngườisau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
 1- Chánh ánToà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyềnkháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp;
 2- Phó chánhán Toà án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cóquyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toàán cấp dưới;
 3- Chánh ánToà án quân sự cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyềnkháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà ánquân sự cấp dưới;
 4- Chánh ánToà án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánhán Toà án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quânkhu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa các Toà án cấp dưới.
 Điều 245. Tạm đìnhchỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
 Những ngườiđã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyếtđịnh tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.
 Điều 246. Khángnghị.
 1- Khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nói rõ lý do và được gửi cho:
 a) Toà án đãra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;
 b) Toà án sẽxử giám đốc thẩm;
 c) Người bịkết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.
 2- Khi khôngcó những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền khángnghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do.
 3- Trước khibắt đầu phiên toà giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung hoặc rútkháng nghị.
 Điều 247. Thời hạnkháng nghị.
 1- Việckháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trongthời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
 2- Việckháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứlúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
 Điều 248. Thẩmquyền giám đốc thẩm.
 1- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà ánquân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của các Toà án quân sự khu vực.
 2- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp caogiám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà ánquân sự cấp quân khu.
 3- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đãcó hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.
 4- Hội đồngthẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những quyết định của Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
 Điều 249. Những ngườitham gia phiên toà giám đốc thẩm.
 Phiên toàgiám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặckiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền.
 Khi xét thấycần thiết, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thểtriệu tập những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị thamgia phiên toà giám đốc thẩm.
 Điều 250. Thànhphần Hội đồng giám đốc thẩm.
 Hội đồnggiám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp caogồm có ba thẩm phán. Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩmthì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viêncủa Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tánthành thì mới có giá trị.
 Điều 251. Thủ tụcphiên toà giám đốc thẩm.
 Trong phiêntoà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụán, nội dung của kháng nghị và đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến.
 Nếu đã triệutập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền và lợi ích hợp pháp liênquan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khiđại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồnggiám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử.
 Điều 252. Thời hạnxét xử giám đốc thẩm.
 Phiên toàgiám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhậnkháng nghị.
 Điều 253. Phạm vigiám đốc thẩm.
 Hội đồnggiám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dungcủa kháng nghị.
 Điều 254. Quyếtđịnh giám đốc thẩm.
 Hội đồnggiám đốc thẩm có quyền ra quyết định:
 1- Khôngchấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực phápluật;
 2- Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
 3- Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;
 4- Sửa bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
 Điều 255. Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
 Hội đồnggiám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉvụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này.
 Điều 256. Huỷ bảnán hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
 Hội đồnggiám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xétxử lại trong những trường hợp quy định tại Điều 242 Bộ luật này. Nếu cần xét xửlại thì tuỳ trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từcấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nếu bản án hoặc quyết định phúc thẩm có sai lầm nhưngbản án hoặc quyết định sơ thẩm đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ huỷ bản ánhoặc quyết định có sai lầm đó và giữ nguyên bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
 Điều 257. Sửa bảnán hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
 Hội đồnggiám đốc thẩm không được tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sựvề tội nặng hơn, nhưng có quyền sửa hình phạt và áp dụng điều khoản Bộ luậthình sự về tội nhẹ hơn đối với những người bị kháng nghị và cả những ngườikhông bị kháng nghị theo hướng đó.
 Điều 258. Hiệu lựccủa quyết định giám đốc thẩm.
 Quyết địnhcủa Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
 Điều 259. Điều tralại, xét xử lại vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi Hội đồng giámđốc thẩm sau khi Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án.
 Nếu Hội đồnggiám đốc thẩm quyết định phải điều tra lại thì trong thời hạn năm ngày hồ sơ vụán phải được trả lại cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tụcchung.
 Nếu Hội đồnggiám đốc thẩm quyết định xét xử lại ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì việc xétxử được tiến hành theo thủ tục chung.
 CHƯƠNGXXX
 TÁITHẨM
 Điều 260. Tính chấtcủa tái thẩm.
 Thủ tục táithẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưngbị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơbản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản ánquyết định đó.
 Điều 261. Những căncứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
 Những tìnhtiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
 1- Lời khaicủa người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch cónhững điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
 2- Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làmcho vụ án bị xét xử sai;
 3- Vật chứnghoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.
 Điều 262. Thông báovà xác minh những tình tiết mới được phát hiện.
 1- Người bịkết án, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền thông báo choViện kiểm sát hoặc Toà án những tình tiết mới được phát hiện của vụ án. Viện trưởngViện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh nhữngtình tiết đó.
 2- Nếu cómột trong những căn cứ quy định tại Điều 261 Bộ luật này thì Viện trưởng Việnkiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cóthẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho nhữngcơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết.
 Điều 263. Những ngườicó quyền kháng nghị tái thẩm.
 Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân hoặc Toà ánquân sự các cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền khángnghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaToà án quân sự các cấp.
 Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị tái thẩm đối vớinhững bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự khuvực.
 3- Bản khángnghị phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liênquan đến việc kháng nghị.
 Điều 264. Tạm đìnhchỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị tái thẩm.
 Những ngườiđã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặcquyết định bị kháng nghị.
 Điều 265. Thời hạnkháng nghị tái thẩm.
 1- Tái thẩmtheo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truycứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự và không được quámột năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được pháthiện.
 2- Tái thẩmtheo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và đượctiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
 Điều 266. Thẩmquyền tái thẩm.
 1- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà án quânsự cấp quân khu tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án quân sự khu vực.
 2- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp cao tái thẩm nhữngbản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp quânkhu.
 3- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.
 4- Hội đồngthẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm đối với các quyết định đã có hiệulực pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
 Điều 267. Việc tiếnhành tái thẩm.
 Những quyđịnh tại các Điều 249, 250, 251 và 252 Bộ luật này cũng áp dụng đối với việc táithẩm vụ án.
 Điều 268. Các quyếtđịnh của Hội đồng tái thẩm.
 Hội đồng táithẩm có quyền ra quyết định:
 1- Bác khángnghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
 2- Huỷ bảnán hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
 3- Huỷ bảnán hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
 Điều 269. Hiệu lựccủa quyết định tái thẩm.
 Quyết địnhcủa Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
 Điều 270. Điều tralại hoặc xét xử lại vụ án.
 Sau khi bảnán hoặc quyết định bị huỷ, việc điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại được tiếnhành theo thủ tục chung.
 PHẦNTHỨ BẢY
 THỦTỤC ĐẶC BIỆT
 CHƯƠNGXXXI
 THỦTỤC VỀ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO
 LÀNGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
 Điều 271. Phạm viáp dụng.
 Thủ tục tốtụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được ápdụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộluật này không trái với những quy định của Chương này.
 Điều 272. Điều tra,truy tố và xét xử.
 1- Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưathành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học,về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạmcủa người chưa thành niên.
 2- Khi tiếnhành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
 a) Tuổi,trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạmtội của người chưa thành niên;
 b) Điều kiệnsinh sống và giáo dục;
 c) Có haykhông có những người lớn tuổi xúi giục;
 d) Nguyênnhân và điều kiện phạm tội.
 Điều 273. Bắt, tạmgiữ, tạm giam.
 Nếu có đủcăn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này thì có thể bắt,tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên, nhưng chỉ trong những trường hợp phạmtội nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự.
 Điều 274. Việc giámsát bị can, bị cáo chưa thành niên.
 1- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát và Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưathành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặtcủa bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
 2- Những ngườiđược giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thànhniên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
 Điều 275. Bào chữa.
 Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bịcan, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp củabị can, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can,bị cáo.
 Điều 276. Việc thamgia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội.
 1- Đại diệncủa gia đình bị can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo họctập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyếtđịnh của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.
 2- Trong trườnghợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diệncủa gia đình bị can. Đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếu được điều tra viênđồng ý, được trình bày chứng cứ, đưa ra yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khikết thúc điều tra.
 3- Tại phiêntoà xét xử phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trườnghoặc tổ chức xã hội.
 Điều 277. Xét xử.
 1- Thànhphần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
 Trong trườnghợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín.
 2- Khi xétxử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Toàán áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 60 Bộ luật hìnhsự.
 Điều 278. Chấp hànhhình phạt tù.
 1- Người chưathành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do phápluật quy định.
 Không đượcgiam chung người chưa thành niên với người thành niên.
 2- Người chưathành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấphành hình phạt tù.
 3- Nếu ngườichưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển ngườiđó sang chế độ giam người đã thành niên.
 4- Đối vớingười chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giamphải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúpngười đó trở về sống bình thường trong xã hội.
 Điều 279. Chấm dứtviệc chấp hành biện pháp tư pháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
 Người chưathành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp hoặcđược giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện quy định tại cácĐiều 61, 62 hoặc 66 Bộ luật hình sự.
 Điều 280. Xoá án.
 Việc xoá ánđối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành theo thủ tục chung khi cóđủ điều kiện quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự.
 CHƯƠNGXXXII
 THỦTỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
 Điều 281. Điều kiệnvà thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
 1- Khi cónghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực chịutrách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì tuỳ theo giaiđoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải trưng cầu giám địnhpháp y.
 Căn cứ vàokết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát hoặc Toà án quyết định ápdụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
 2- Việc ápdụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do Viện kiểm sát quyết định trong giai đoạnđiều tra hoặc do Toà án quyết định trong giai đoạn xét xử hoặc thi hành án.
 Điều 282. Điều tra.
 1- Đối vớivụ án có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ luật này, cơ quan điều traphải làm sáng tỏ:
 a) Hành vinguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;
 b) Tìnhtrạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
 c) Người cóhành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vicủa mình hay không.
 2- Khi tiếnhành tố tụng, cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụngtừ khi xác định là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần. Đạidiện hợp pháp của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.
 Điều 283. Kết thúcđiều tra.
 Khi xét kếtluận điều tra, Viện kiểm sát có thể ra một trong những quyết định sau đây:
 1- Tạm đìnhchỉ hoặc đình chỉ vụ án;
 2- Đình chỉvụ án và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
 3- Truy tốbị can trước Toà án.
 Điều 284. Xét xử.
 1- Toà án cóthể ra một trong những quyết định sau đây:
 a) Miễntrách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh;
 b) Đình chỉvụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
 c) Tạm đìnhchỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
 d) Trả lạihồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.
 2- Ngoàiquyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Toà án có thể giải quyết vấnđề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.
 Điều 285. Khiếunại, kháng nghị, kháng cáo.
 1- Khi quyếtđịnh của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếunại thì vụ án phải được đưa ra xét xử sơ thẩm ở Toà án cùng cấp.
 2- Việckháng nghị hoặc kháng cáo đối với quyết định của Toà án về việc áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm.
 3- Quyếtđịnh áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù cókhiếu nại, kháng nghị, kháng cáo.
 Điều 286. Thực hiệnvà đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
 1- Biện phápbắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở một cơ sở chuyên khoa y tế do Viện kiểm sáthoặc Toà án chỉ định.
 2- Khi cóbáo cáo của cơ sở chữa bệnh, đơn yêu cầu của thân nhân người bị bắt buộc chữabệnh hoặc yêu cầu của Viện kiểm sát thì trên cơ sở kết luận của Hội đồng giámđịnh y khoa, Viện kiểm sát hoặc Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữabệnh, đồng thời có thể quyết định phục hồi tố tụng đã bị tạm đình chỉ.
 ——————————-
 Bộ luật này đã được Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 3 thông quangày 28 tháng 6 năm 1988.