Các dạng toán nâng cao lớp 6 có lời giải

 Các dạng toán nâng cao lớp 6 có lời giải

 A. Lý thuyết

 1. Tập hợp

 Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

 Ví dụ:

    + Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.

    + Tập hợp học sinh lớp 6A.

 + Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7.

    + Tập hợp các chữ cái trong hệ thống chữ cái Việt Nam.

 2. Cách viết tập hợp

    + Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…

    + Để viết tập hợp thường có hai cách viết:

 • Liệt kê các phần tử của tập hợp

 Ví dụ:Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5

 A = {1; 2; 3; 4}

 • Theo tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

 Ví dụ: A = {x ∈ N| x < 5}

 N là tập hợp các số tự nhiên

 Các số 0; 1; 2; 3; 4 là các phần tử của tập hợp A

    + Kí hiệu:

 • 2 ∈ A đọc là 2 thuộc hoặc là 2 thuộc phần tử của A.

 • 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.

 Chú ý:

 • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “;” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “,” nếu không có phần tử số.

 • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

 • Ngoài ra ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bằng 1 dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó.

 Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {0; 2; 4; 6; 8}

 Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

B. Bài tập

 Câu 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ: “Thành phố Hồ Chí Minh”.

 a) Hãy liệt kê các phần tử trong tập hợp A.

 b) Trong các kết luận sau, kết luận là đúng?

      + b thuộc tập hợp A

      + t thuộc tập hợp A

      + m thuộc tập hợp A.

 Hướng dẫn giải:

 a) Các phần tử trong tập hợp A là A = {t; h; a; n; p; o; c; i; m}

 b) Trong các kết luận, các kết luận đúng là

      + t thuộc tập hợp A

      + m thuộc tập hợp A.

 Câu 2: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và B = {1; 3; 5; 7; 9}

 a) Viết tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B

 Hướng dẫn giải:

 a) Các phân tử thuộc A không thuộc B là 2; 4; 6

 Nên tập hợp C là C = {2; 4; 6}

 b) Các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B là 1; 3; 5

 Nên tập hợp D là D = {1; 3; 5}

 c) Các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A là 7; 9

 Nên tập hợp E là E = {7; 9}

 

  

 tag: những phát triển về lũy thừa kì tìm sách đáp án so sánh tap nhanh chia hết bổ trợ chương co dap an violet ôn hè lên pdf