Cách viết bản mô tả công việc

 Bản mô tả công việc là gì

 Bản mô tả công việc (BMTCV) BMTCV là một văn bản mô tả những công việc mà người được tuyển dụng cần phải thực hiện trong thời gian nhất định. Ngoài ra, BMTCV còn cung cấp thông tin về những yêu cầu năng lực và điều kiện liên quan đến vị trí công việc ấy.

 Mô tả công việc hành chính nhân sự

 I.Thông tin chung

  Bộ phận   Hành chánh – Nhân sự
  Chức danh   Nhân viên
  Quản lý trực tiếp   Trưởng phòng hành chánh – Nhân sự

 II. Nhiệm vụ cụ thể:

 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng

 a. Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của các Phòng Ban, lập kế hoạch tuyển dụng trình Trưởng phòng.

 b. Đăng tuyển, tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ và phối hợp với Trưởng Bộ Phận tổ   chức phỏng vấn, lựa chọn ứng viên phù hợp theo đúng kế hoạch.

 c. Gởi thông báo, soạn thảo hợp đồng lao động cho các ứng viên đã trúng tuyển.

 d. Lập báo cáo đánh giá kết quả tuyển dụng, thử việc trình Trưởng phòng.

 e.  Hướng dẫn, giới thiệu cho nhân viên mới về các chính sách, quy định nhân sự của Công ty.

 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề

 a.  Tổng hợp nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng lao động định kỳ trình Trưởng phòng.

 b.  Đề xuất lựa chọn cơ sở đào tạo và trực tiếp liên hệ, phối hợp, giám sát các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho CBNV và các Tổ thi công.

 c.  Theo dõi và tổng hợp kết quả đào tạo, lập báo cáo đánh giá về kết quả đào tạo trình Trưởng phòng.

 3. Vn hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của Công ty

 a. Tổng hợp ngày công, tính lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động chuyển Phòng kế toán kiểm tra.

 b. Theo dõi và cập nhật vào hệ thống các thay đổi nâng hạ lương của người lao động.

 c. Định kỳ tổng hợp thông tin, phân tích và đề xuất các điều chỉnh về mức lương, thưởng và đãi ngộ phù hợp với thị trường lao động, điều kiện thực tế của Công ty trình Trưởng phòng xem xét.

 d. Hỗ trợ với Trưởng phòng lập kế hoạch tiền lương hàng năm trình Giám đốc phê duyệt.

 4. Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị đúng quy định:

 a. Tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc.

 b. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện hệ thống quản trị và đánh giá đúng kế hoạch.

 c. Kiểm tra và yêu cầu các đơn vị hoàn thiện các mẫu biểu, tài liệu (nếu cần thiết).

 d. Tổng hợp kết quả đánh giá toàn Công ty trình Trưởng phòng.

 5. Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động toàn Công ty:

 a. Theo dõi, cập nhật số liệu tăng giảm BHXH, BHYT và đối chiếu với cơ quan

 BHXH hàng tháng.

 b. Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục và liên hệ với Cơ quan BHXH cho Người lao động tham gia và/hoặc hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo đúng quy định.

 6. Phi hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy định An toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ…và theo dõi, giám sát thực hiện.

 a. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị bảo hộ, an toàn lao động. Theo dõi, giám sát việc cấp phát, sử dụng trang thiết bị.

 b. Phối hợp xây dựng các quy định, chương trình hành động về an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn và giám sát các phòng Ban thực hiện.

 c. Kiểm tra định kỳ và lập báo cáo hàng tuần về tình hình thực hiện công tác ATLĐ, PCCN; đề xuất phương án khắc phục trình cấp trên phê duyệt.

 7. Theo dõi, cập nhật và quản lý hồ sơ, danh sách lao động Công ty:

 a. Theo dõi biến động nhân sự. Định kỳ thống kê, lập báo cáo phân tích tình hình sử dụng nhân sự trình Trưởng phòng xem xét để báo cáo Giám Đốc.

 b. Trực tiếp dự thảo các văn bản thay đổi công việc, mức lương, khen thưởng, xử phạt, chấm dứt hợp đồng lao động.

 c. Cập nhật, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ người lao động đúng quy định

 8. Thc hiện các công việc khác liên quan hoặc theo yêu cầu

 a. Tham gia phổ biến các quy định, chính sách nhân sự và giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan của người lao động.

 b. Tham gia và hoàn thành đúng yêu cầu các dự án, các công việc khác thuộc chức năng nhiệm vụ theo phân công.

 c.  Thực hiện đúng chế độ lập kế hoạch và báo cáo công việc theo quy định.

 9. Các hoạt động phối hợp:

 a. Đối nội:

 –   Phối hợp với các CBCNV có liên quan để giải quyết các công việc theo trình tự, thủ tục quy định.

 b. Đối ngoại:

 –  Giao dịch với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cơ quan chức năng để giải quyết các công việc liên quan đến phần đảm nhiệm.

 10. Các công việc nội chính, hành chính của phòng:

 –   Chấp hành Nội quy, quy chế và các quy định quản lý của Công ty

 –   Quan hệ đoàn kết nội bộ.

 –   Thái độ tác phong chấp hành mệnh lệnh cấp trên.

 –   Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, máy móc, tài liệu được giao hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ bí mật thông tin, bí quyết công nghệ của Công ty.

 11. Báo cáo :

 –   Theo quy định định kỳ, hoặc đột xuất một cách kịp thời đầy đủ và chính xác công việc được giao Giám đốc, PT phòng.

 12. Quyền hạn:

 –   Tiếp nhận, phản ánh và phân loại các thông tin đến PT phòng và GĐ và CBCNV theo yêu cầu.

 –   Yêu cầu CBCNV thực hiện đúng quy định về việc ký sổ đầu giờ làm việc hay đi công tác trong giờ làm việc

 –    Đề xuất các ý kiếm nhằm cải tiến công việc trong công ty

 13. Thời gian làm việc:

      Theo quy định trong Nội quy, Quy chế của Công.

 III. Chỉ tiêu: 

 STT

  

 CHỈ TIÊU

  

 YÊU CẦU

 01

  Giới tính   Nữ

 02

  Độ tuổi   Từ 21 tuồi trở lên

 03

  Sức khoẻ   Tốt

 04

  Trình độ văn hoá   Tốt nghiệp Trung cấp hệ chính quy chuyên ngành.

 05

  Chuyên môn   Có nghiệp vụ thư ký – HCVP, thành thạo vi tính văn phòng

 06

  Kỹ năng  – Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (word, excel), biết sử     dụng phần mềm kế toán.
– Trung thực, năng động, chịu được áp lực công việc, giao tiếp tốt.
– Nói rõ ràng, phát âm chuẩn.

 07

  Kinh nghiệm   02 năm kinh nghiệm

 Mô tả công việc sale admin

 Sales Admin là đầu mối liên hệ giữa khách hàng và đại diện kinh doanh, tiếp nhận và xử lý các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, đơn hàng và tình trạng giao hàng.

 Mô tả công việc thủ kho

 Thực hiện thủ tục xuất nhập hàng

  • Kiểm tra các chứng từ yêu cầu nhập / xuất hàng theo đúng quy định.
  • Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan.
  • Nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.
  • Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn
  • Ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho.
  • Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm.
  • Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.

 Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

  • Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu.
  • Nếu số lượng hàng hóa xuất / nhập biến động, phải đề xuất Giám Đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp.
  • Theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu hàng ngày.

 Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho

  • Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu.
  • Theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng.
  • Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng.

 Sắp xếp hàng hóa trong kho

  • Trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho.
  • Sắp xếp hàng hóa tránh bị ướt, đổ vỡ…
  • Lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa.

 Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

  • Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Với loại hàng mau hư thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO (First In First Out)

 Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho

  • Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho.
  • Định kỳ hàng tháng kiểm tra lại các kệ hàng tránh kệ bị gãy đổ…

 Mô tả công việc nhân viên bán hàng

 Chào đón khách hàng và hỗ trợ khách. Dẫn khách hàng đến các kệ hàng và đề xuất mặt hàng dựa trên nhu cầu của họ. Cung cấp thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách. Hỗ trợ khách đưa ra lựa chọn bằng cách xây dựng lòng tin, đưa ra gợi ý và nhiều lựa chọn khác nhau.

 Mô tả công việc digital marketing

 1. Giới thiệu chung Tiếp thị kỹ thuật số là tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên Internet, nhưng cũng bao gồm điện thoại di động, quảng cáo hiển thị và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào khác. 2. Mô tả công việc Kiểm soát các hoạt động Digital Marketing: Xây dựng chiến lược, chiến lược Marketing cho sản phẩm , các chương trình truyền thông, promotion theo định hướng công ty. Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi  quảng cáo  sản phẩm, dịch vụ của Công ty trên các kênh Online: Google, Facebook, Zalo, Linked In,… Lập kế hoạch, điều phối, phối hợp với Content Marketing để phát triển các kênh Marketing Online đảm bảo các kết quả đã đặt ra. Triển khai các chiến dịch quảng bá và xây dựng thương hiệu qua các công cụ Digital Marketing (SEO/SEM, Online Advertising, Email Marketing, Mobile Marketing, Social Media, SMS Marketing, Affiliate Marketing…), bao gồm cả triển khai thử nghiệm và đánh giá kết quả. Nắm rõ quy định kỹ thuật của từng kênh digital để tối ưu hóa nội dung, hình ảnh và chất lượng quảng cáo. Phát triển các kênh quảng cáo mới trên nền tảng digital Phối hợp với các phòng ban liên quan để đảm bảo tiến độ công việc và kết quả đề ra Thực hiện công việc theo yêu cầu của Trưởng bộ phận. 3. Yêu cầu công việc Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Marketing, Truyền thông, Quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… Có kiến thức về SEO, Google Analylist và webmaster Tool là một lợi thế. Hiểu được thế nào là SEO thế nào là nội dung chuẩn SEO,… là một lợi thế. Có khả năng nắm bắt nhanh về các sản phẩm Công nghệ , kỹ thuật Yêu thích viết lách, chia sẻ & mạng xã hội Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt 4. Quyền lợi được hưởng Môi trường làm việc dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến và ổn định lâu dài. Được đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của nhà nước. Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách của công ty 5. Mức lương Digital Marekting Hiện nay, mức lương trung bình của công việc Digital Marekting là 12 triệu VNĐ. Mức lương phổ biến của công việc trong khoảng từ 8 triệu đến 14 triệu VNĐ.

 Mô tả công việc trợ lý giám đốc

 Nhiệm vụ của Trợ lý giám đốc

 Nếu như trước đây, Trợ lý thường được biết đến là công việc nhẹ nhàng, đơn giản như xử lý sổ sách, lên lịch, sắp xếp cuộc hẹn, cuộc họp cho Giám đốc thì ngày nay, nghề này yêu cầu tính chất khó hơn nhiều, bắt buộc Trợ lý phải nắm bắt được tốc độ phát triển của xã hội đối với vị trí này, đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định.

 – Thực hiện công việc hỗ trợ CEO, giám sát, quản lý theo yêu cầu của Giám đốc.

 – Ghi nhận, triển khai các chỉ đạo từ cấp trên.

 – Trợ lý giám đốc xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động cho phòng ban. Ngoài ra báo cáo với Giám đốc điều hành CEO để điều phối, giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

 – Lập báo cáo theo định kỳ cho Giám đốc/phòng ban khác.

 – Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu công việc của công ty, các công tác liên quan đến nhân sự, hỗ trợ lập ngân sách và giám sát nguồn ngân sách này.

 – Thay mặt Giám đốc đưa ra các quyết định khi cần thiết, giám sát tiến độ công việc.

 Chức năng của Trợ lý giám đốc

 Tùy vào lĩnh vực của doanh nghiệp, chuyên môn của Giám đốc mà chức năng của Trợ lý giám đốc có thể thay đổi từ việc quản lý việc hành chính đơn giản đến điều phối, phân bổ, tổ chức công việc cho đối tượng trợ lý, nhưng nhìn chung đều có chức năng hỗ trợ công việc hàng của Giám đốc.

 Bên cạnh đó, Trợ lý giám đốc còn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho Giám đốc bao gồm: Hoạt động các phòng ban, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu đối tác, lập báo cáo để giúp giám đốc hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty.

 Chức năng quản lý uy tín và danh tiếng của Giám đốc điều hành CEO. Một Trợ lý giỏi là phải biết khắc phục điểm yếu trong công tác của CEO để giúp họ cải thiện được vấn đề.

 Lập kế hoạch, Trợ lý khác với Thư ký, họ sử dụng chuyên môn để giúp việc cho giám đốc, tham mưu, tư vấn cho cấp trên đưa ra những kế hoạch, chiến lược đúng đắn.

 Chức năng tổ chức là điều có thể thấy rõ của người đảm nhận vai trò Trợ lý, giúp Giám đốc sắp xếp hiệu quả thời gian, không gian, tạo lịch làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, một Assistant Manager còn phối hợp với các phòng ban khác, đồng nghiệp trong nhóm để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, cấp trên giao phó. Được ủy quyền từ Giám đốc, Trợ lý cũng có khả năng chỉ huy, lãnh đạo trong trường hợp cần thiết, thay mặt Giám đốc cho ra một số quyết định phù hợp. Cuối cùng là chức năng kiểm soát, thay mặt sếp, Trợ lý cũng tiến hành theo dõi, giám sát công việc để đạt được chất lượng cao nhất.

 Vai trò của Trợ lý giám đốc

 Trợ lý giám đốc thuộc bộ phận Quản lý nhân sự hành chính, đây cũng là một nhân sự cấp cao trong bộ máy tổ chức, bao quát toàn bộ công việc của đơn vị. Có thể nói họ đóng góp công sức không nhỏ giúp Giám đốc hoàn thành tốt công việc của mình.

 Nhắc đến thành công của doanh nghiệp người ta thường chỉ nghĩ đến Giám đốc điều hành, ban giám đốc mà ít ai nhận ra đóng góp không nhỏ của các Trợ lý, người luôn bên cạnh các nhà lãnh đạo. Nếu CEO là tướng quân thì Trợ lý chính là quân sư không thể thiếu, họ tiếp nhận những kế hoạch từ CEO, cố vấn, thâm mưu và thực hiện chúng hiệu quả.

 Công việc Trợ lý giám đốc đem lại nhiều điều bài học kinh nghiệm vô giá, đây cũng là con đường trở thành giám đốc nhanh nhất. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn định hướng được nghề nghiệp tương lai của mình, hiểu được nhiệm vụ, chức năng và vai trò cần đảm nhận ở vị trí này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm Trợ lý giám đốc thì hãy để công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao của HRChannels chúng tôi hỗ trợ, chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

 Mô tả công việc giám đốc điều hành

 Giám đốc điều hành tiếng Anh là Chief executive officer (viết tắt CEO), là người thay mặt hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm hoạt động của toàn công ty, điều hành tất cả mọi công việc hàng ngày.

 Với các công ty nước ngoài, CEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thiên nhiều về chiến lược, chính vì vậy ở nước ngoài còn một chức danh khá phổ biến là Giám đốc hoạt động (Chief operating officer – COO), giúp CEO để điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày.

 I. Mô tả công việc vị trí Giám đốc điều hành

 Nhiệm vụ/trách nhiệm của Giám đốc điều hành tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, các mục tiêu công việc cụ thể sẽ khác khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mẫu mô tả công việc của giám đốc điều hành như sau:

 Mẫu mô tả công việc 1, bao gồm các nhiệm vụ:

 1. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty

 2. Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.

 3. Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của nhà hàng.

 4. Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của nhà hàng.

 5. Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.

 6. Lập kế hoạch kinh doanh và marketing

 7. Quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

 8. Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày các đề xuất cho ban giám đốc duyệt.

 9. Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.

 Mẫu mô tả công việc 2, bao gồm các nhiệm vụ:

 1. Hoạch định:

 Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn.

 Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.

 2. Quản trị:

 Giám sát Dự Án và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến lược,… với Ban điều hành, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận.

 Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.

 3. Marketing:

 Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

 Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch marketing nhằm đẩy mạnh thương hiệu của Công ty trên thị trường

 Định kỳ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động marketing.

 4. Kinh doanh:

 Đinh hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty.

 Phối hợp với Ban điều hành để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng kênh bán hàng.

 Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh

 Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.

 5. Nhân sự

 Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.

 Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Công ty.

 6. Tài chính:

 Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về Dự án.

 Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.

 7. Kiểm soát:

 Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty.

 Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt.

 8. Báo cáo:

 Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.

 Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.

II. Tiêu chuẩn công việc Giám đốc điều hành

 Tiêu chuẩn công việc của Giám đốc điều hành bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

 1. Am hiểu về lĩnh vực F&B và QSR (kiến thức về QSR là cần thiết và bắt buộc).

 2. Đã từng làm điều hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực F&B hoặc làm quản lý có khả năng lên vị trí điều hành

 3. Có thời gian làm việc :

 4. Ít nhất 5 năm ở vị trí quản lý ; trong đó, tối thiểu 3 năm ở vị trí quản lý trong Công ty có kinh doanh ngành nhà hàng

 5. Hoặc kinh nghiệm làm việc trong ngành ăn uống hoặc ngành nghề liên quan tại nước ngoài

 6. Hoặc 2 năm kinh nghiệm quản lý chuỗi nhà hàng

 7. Kỹ năng đàm phán và làm việc với đối tác nước ngoài

 8. Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược

 9. Sử dụng thành thạo tiếng Anh và Tiếng Việt (cần thiết phải giỏi kỹ năng Tiếng Việt nếu ứng viên là Việt Kiều hoặc người nước ngoài).

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: quỹ lễ tân thuế sạn it ví dụ trade thu bếp designer (vtvl) dược form graphic tạp helpdesk c&b “sale admin” “mô việc” trúc siêu lái xe cửa bác sĩ support telesales logistics dưỡng giảng team leader vật pha qc nghĩa họa buồng tour telesale ích “sale admin” “mô việc” jd