Cấu tạo quạt điện & cách bảo dưỡng

Cấu tạo quạt điện

Cấu tạo ngoài của thân quạt điện


 Về cơ bản, một chiếc quạt điện cơ thông thường sẽ gồm các bộ phận sau: Cánh quạt, lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.

Cấu tạo quạt điện

 Động cơ quạt: động cơ quạt là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua nguyên lý điện từ . Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ quạt điện ngày nay được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất của động cơ, độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ rung, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.

 Cánh quạt: là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Thông qua tác động quay của động cơ làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày nay một số mẫu cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng và cánh dày. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh đó là sức gió mạnh khi quạt chạy, thiết kế cánh sẽ quyết định điều này.

 Thân quạt: Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt đứng được đúng vị trí khi hoạt động. Thân quạt thường được thiế kế động có thể tháo lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết.

  Lồng quạt: là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng có tác dụng bảo vệ tránh nguy hiểm tới người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt với người sử dụng.

 Cấu tạo quạt điện – phần điện


  • Mô tơ: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ ( stator ) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu – Cô.
  • Rotor: cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng.
  • Tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha.
  • Vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator.
  • Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn để giảm lực ma sát.

Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt

 Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.

 Mép cánh quạt chém vào không khí đ­ược cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

Các bước bảo dưỡng quạt điện

 1. Tháo lồng quạt phía trước

 Tháo lồng quạt phía trước bằng cách tháo các khóa và vòng chụp giữ lồng quạt. Trong khi tháo bạn hãy ghi nhớ cách để lắp ráp vào trở lại.

 2. Tháo cánh quạt

 Tháo cánh quạt ra bằng cách vặn nắp chặn cánh quạt theo chiều kim đồng hồ sau đó rút cánh quạt ra khỏi trục quay. Bạn lưu ý là nắp chặn cánh quạt và trục quay có ren ngược với các bu-lông và đai ốc thông thường để giúp cho nắp chặn luôn có khuynh hướng tự siết chặt vào khi cánh quạt quay.

 3.  Tháo lồng quạt phía sau

 Tháo lồng quạt phía sau ra bằng cách xoay vòng chặn bằng nhựa ngược theo chiều kim đồng hồ.

 4. Làm vệ sinh lồng quạt và cánh quạt

 Bạn hãy dùng khăn lau sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt và lồng quạt, nếu cần có thể rửa bằng nước và bột giặt rồi lau khô. Lưu ý trong quá trình vệ sinh không để nước nhỏ vào phần linh kiện điện tử hay động cơ bên trong quạt để tránh gây chập cháy.

 5. Bảo dưỡng trục quay của động cơ

Nhỏ dầu bôi trơn hoặc dầu máy may vào trục quay của quạt
Nhỏ dầu bôi trơn hoặc dầu máy may vào trục quay của quạt

 Trước khi lắp các bộ phận của quạt vào lại như cũ, bạn hãy dùng tay xoay trục quay của động cơ xem có xoay nhẹ nhàng hay không. Nếu trục quay bị cứng quạt sẽ chạy chậm và nóng, lúc này bạn hãy nhỏ vài giọt dầu bôi trơn hoặc dầu máy may vào trục quay ngay chỗ tiếp xúc với ổ bạc – một ống nhỏ bằng thau. Kiểm tra lại để chắc là trục quay hoạt động tốt.

 Bạn cứ nhỏ dầu bên ngoài ổ bạc và bật công tắc cho quạt chạy, dầu sẽ được rút vào bên trong ổ bạc.

 6. Lắp lồng quạt phía sau

 Lắp lồng quạt phía sau lại và xoay vòng chặn bằng nhựa theo chiều kim đồng hồ để giữ chặt lồng quạt.

 Bạn lưu ý tay xách quạt nằm bên trên và có 2 hoặc 3 lỗ nhỏ để định vị lồng quạt.

 7. Lăp cánh quạt

 Lắp cánh quạt vào trục động cơ và vặn nắp chặn cánh quạt ngược chiều kim đồng hồ để giữ chặt cánh quạt.

 Bạn lưu ý là cánh quạt và trục quay có khớp chống xoay, bạn phải lắp đúng khớp này thì mới được.

 8. Lắp lồng quạt phía trước

 Cuối cùng bạn hãy lắp lồng quạt phía trước lại sau đó lắp vòng chụp giữ lồng quạt và cài khóa lại.

Tag: tích trần sạc thống 91 sửa mini panasonic treo tường cầm cây sunhouse mua thuyết minh cái giá 150k rẻ đấu nào 100k mitsubishi sơ đồ asia sunca đại hà nội quốc phòng gì nhà phụ tùng hcm 6969 chữa senko anh gốc cắm vinawind 12v khiển hộp tủ hình ảnh sh712 honjianda tiết kiệm bán kdk tico mạch báo sh762 lớp 9 xa sh722 nhật nhập khẩu thái lan hãng đa năng bó dàn trẻ thay midea lioa địa sản xuất