Chi nhánh là gì

 Chi nhánh là gì?

  1. Chi nhánh là gì?

 Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

 “Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

 chi nhánh là gì

  1. Cách đặt tên chi nhánh là gì?

 – Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

 – Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh. Ví dụ tên chi nhánh như sau: Công ty TNHH Dịch vụ Thông tin ABC- Chi nhánh XYZ.

 – Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh.

 – Ngoài tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

 – Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

 – Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

 Cách đặt tên chi nhánh

  1. Chi nhánh có được sử dụng con dấu không?

 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định:

 – Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh.  Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

 –  Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm: Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh; Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

 – Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 – Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh của các lần trước đó không còn hiệu lực.

 Như vậy, chi nhánh có quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, có được sử dụng con dấu khi thực  hiện hoạt động kinh doanh. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

 Hy vọng bài viết đem lại cái nhìn tổng quan về chi nhánh là gì, chức năng nhiệm vụ của chi nhánh là gì, cách đặt tên chi nhánh để các cá nhân tổ chức tham khảo.