Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Để vận hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải chi trả những cho phí quản lý. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ? cách tính chi phí doanh nghiệp như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp

 Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

 Chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200

 TK 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

 TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:

 – TK 642.1: “ Chi phí nhân viên quản lý”

 – TK 642.2: “ Chi phí vật liệu quản lý”

 – TK 642.3: “ Chi phí đồ dùng văn phòng”

 – TK 642.4: “ Chi phí khấu hao TSCĐ”

 – TK 642.5: “ Thuế, phí và lệ phí”

 – TK 642.6: “ Chi phí dự phòng”

 – TK 642.7: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”

 – TK 642.8: “ Chi phí bằng tiền khác”

 Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị, có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các nội dung, yếu tố chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp.

 Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính trong 1 thời gian nhất định. Tuỳ từng thời kỳ còn có thể xuất hiện thu nhập bất thường như tiền nhượng bán thanh lý tài sản cố định.

công thức tính chi phí doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

 Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp

 Khi có thu nhập, quỹ tiền tệ của doanh nghiệp tăng. Trong toàn bộ chu trình kinh doanh nhờ có thu nhập mà chi phí (vốn) bỏ ra được bù đắp hay tái tạo và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Ứng với các mặt hoạt động của doanh nghiệp có các khoản thu nhập sau:

 1.1. Doanh thu bán hàng hay doanh thu tiêu thụ là số tiền thu được từ việc bán thành phẩm hàng hoá, dịch vụ trong 1 thời kỳ. Sản xuất kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp phi tài chính nên doanh thu bán hàng là bộ phận chính của thu nhập doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu ở đâu

 Doanh thu bán hàng ngoài ý nghĩa nêu trên, nó còn quan trọng trong việc chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận. Ngược lại nếu sản phẩm khó tiêu thụ thì doanh thu không đủ bù đắp chi phí, có thể dẫn đến giải thể hay phá sản.

 Muốn tăng doanh thu tức là tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cần quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã cho phù hợp nhu cầu thị trường, hạ giá thành để hạ giá bán và đẩy mạnh hoạt động marketing. Còn giá cả là giá thị trường doanh nghiệp không thể tăng được.

 Chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong kỳ gồm số tiền đã thu được và cả số tiền chưa thu được nhưng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán. nên học kế toán ở đâu

 1.2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là khoản thu nhập do hoạt động đầu tư tài chính đem lại, gồm các khoản tương ứng với hoạt động tài chính như sau:

  • Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán: lãi được trả, chênh lệch giữa giá bán và mua.
  • Thu nhập từ hoạt động liên doanh: lãi được trả, lãi giữ lại tăng vốn góp liên doanh.
  • Thu nhập về cho thuê tài sản: tiền thuê thu được.
  • Thu lãi tiền cho vay, lãi bán chịu hàng hoá.
  • Thu lãi bán ngoại tệ. diễn đàn xuất nhập khẩu
  • Thu lãi kinh doanh bất động sản.

 1.3. Thu nhập bất thường là khoản thu nhập không mang tính thường xuyên và hầu hết không dự tính trước được, có thể do chủ quan hay khách quan đưa tới. Vì có tính khác biệt này so với 2 khoản thu nhập thông thường ở trên nên còn được gọi là thu nhập đặc biệt. Bao gồm các khoản sau:

  • Thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản, chủ yếu là tài sản cố định
  • Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng
  • Tiền thuế nhà nước hoàn trả
  • Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
  • Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
  • Thu nhập kinh doanh của những kỳ trước bị bỏ sót hay ghi nhầm sổ kế toán…

2. Lợi nhuận của doanh nghiệp

 Lợi nhuận hay lợi tức hay lãi là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí tạo ra thu nhập đó trong 1 thời kỳ (thường là quý, nửa năm, năm). Nếu chênh lệch âm thì kết quả kinh doanh là lỗ.

 Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có lợi nhuận chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã bù đắp được chi phí bỏ ra và có tích luỹ. Lợi nhuận kỳ này cao hơn kỳ trước biểu hiện hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn hoặc giá thành sản phẩm giảm, hoặc các hoạt động đầu tư tài chính hiệu quả hơn. Lợi nhuận tăng góp phần cơ bản tăng hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh là thu lợi nhuận, có lợi nhuận mới trả lãi được cho người góp vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển.

 Muốn nâng cao lợi nhuận cần tăng doanh thu và giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị sản phẩm. Một trong các biện pháp tăng doanh thu là hạ giá thành sản phẩm, qua đó ta thấy hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng. Phương pháp phân tích tài chính sẽ giúp tìm ra các biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.

 Lợi nhuận của doanh nghiệp có 3 loại, trong đó lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là quan trọng nhất. Sau đây là cách tính các loại lợi nhuận:

 2.1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định từng bước như sau:

 a. Trước hết cần tính doanh thu thuần (thực)

 DT thuần = Tổng DT – Các khoản giảm trừ và thuế gián thu phát sinh khi bán hàng

 Tổng doanh thu là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, hoá đơn thanh toán dịch vụ.

 Từ khi khách hàng chấp nhận thanh toán cho đến khi thu được tiền có thể xảy ra 1 số khoản giảm trừ làm giảm số tiền thu được so với hoá đơn. Các khoản giảm trừ gồm có: học xuất nhập khẩu tại tphcm

  • Chiết khấu bán hàng do khách hàng thanh toán trước thời hạn thoả thuận gọi là chiết khấu thanh toán.
  • Hàng bán bị trả lại do vi phạm hợp đồng như giao hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách…
  • Giảm giá hàng bán, gồm 3 nguyên nhân:
  • Bớt giá là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua với khối lượng lớn, tính theo 1 tỷ lệ nào đó trên giá bán, được thực hiện ngay sau từng lần mua hàng.
  • Giảm giá là khoản giảm trừ trên giá đã thoả thuận vì lý do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng.
  • Hồi khấu là khoản giảm trừ tính trên tổng số khối lượng hàng hoá đã thực hiện với 1 khách hàng trong 1 thời gian nhất định.

 Thuế gián thu ở khâu bán hàng là thuế tiêu dùng thu ở khâu bán hàng do người tiêu dùng chịu khi họ mua sản phẩm, tức là doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ thuế, vì vậy đây cũng được coi là khoản giảm trừ để xác định doanh thu thuần. Thuế gián thu gồm thuế VAT, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá sản xuất trong nước.

 Doanh nghiệp không phải ứng trước tiền cho các khoản thuế này để tạo ra thu nhập trong kỳ nên các khoản thuế này không được coi là chi phí của doanh nghiệp.

 b. Tiếp theo tính lợi nhuận gộp

 Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

 c. Cuối cùng là tính lợi nhuận hoạt động SXKD

 Lợi nhuận hoạt động SXKD = LN gộp – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN

2.2. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính

 Được xác định bằng thu nhập hoạt động tài chính trừ chi phí hoạt động tài chính.

2.3. Lợi nhuận bất thường

 Được xác định bằng thu nhập bất thường trừ chi phí bất thường.

 Thực chất đây không phải là lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ mà từ kỳ trước để lại hoặc do khách quan đem lại, chứ không phải do kết quả kinh doanh. học xuất nhập khẩu ở hà nội

 Tổng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận thuần) bằng 3 khoản lợi nhuận trên cộng lại.

 Lợi nhuận sau thuế bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Các chỉ tiêu kể trên được đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Lợi nhuận thu được qua tính toán ở trên là lợi nhuận kế toán. Muốn đánh giá đúng kết quả của hoạt động kinh doanh đang thực hiện cần xem xét chỉ số lợi nhuận kinh tế của nó, bằng cách lấy lợi nhuận kế toán trừ đi các chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội quan trọng là tiền lãi cho vay của số vốn tự có của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp tư nhân còn gồm tiền lương của chủ doanh nghiệp.

Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng

 6 yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp năm 2010 phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách  mới của Nhà nước có hiệu lực từ năm 2010.

 Thứ nhất, chính quyền các tỉnh, thành phố đều điều chỉnh khung giá đất, có nơi tăng từ 20 đến 30%, chính sách mới về đền bù, giải phóng mặt bằng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá bất động sản, tới chi phí khấu hao tài sản cố định…

 Thứ hai, Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, duy trì gói kích cầu qua lãi suất vay vốn trung hạn, dài hạn với mức hỗ trợ lãi suất giảm một nửa so với năm 2009. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn của những doanh nghiệp cần đến vốn vay và vốn huy động dưới mọi hình thức.

 Thứ ba, các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ làm những chi phí tăng thêm trong chi phí vật tư, chi phí lao động của các doanh nghiệp cũng như làm giảm khả năng tích lũy.

 Thứ tư, thuế đầu tư chứng khoán được áp dụng từ 1/1/2010.

 Thứ năm, áp dụng 4 mức lương tối thiểu vùng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lộ trình cải tiến tiền lương, tăng lương tối thiểu ở khu vực hành chính năm 2010 sẽ tác động cả trên thực tế và tâm lý đến chi phí tiền công của doanh nghiệp.

 Thứ sáu, Luật bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế  mới sẽ là khoản chi phí mới đáng kể đối với các tổ chức doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

 Ngoài ra, cũng còn có một số yếu tố khác làm tăng chi phí của doanh nghiệp như trong bối cảnh suy giảm và sau suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoặc chuyển hướng kinh doanh, đổi mới quản trị kinh doanh… do đó sẽ phát sinh không ít chi phí.

 Những tác động do độ trễ của chính sách tiền tệ đã triển khai từ năm 2009, đặc biệt là nhiều khoản vốn của năm 2009 sẽ tiếp tục được giải ngân trong năm 2010 hoặc thực tế phát huy tác dụng trong năm 2010 có thể là nguyên nhân tăng giá, hoặc tác động đến chi tiêu của năm 2010…

 Còn hai yếu tố làm giảm chi phí kinh doanh là theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO và một số hiệp định kinh tế song phương và khu vực, từ năm 2010, thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu vào các nước sẽ giảm xuống mức thấp hoặc 0%.

 Cùng đó, việc Chính phủ đã công khai các thủ tục hành chính và giảm đáng kể nhiều thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí như chi phí khai nộp thuế, chi phí kê khai, kiểm hóa hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu…

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

1. Giảm chi phí dành cho người lao động

 Cho dù doanh nghiệp không chọn giải pháp cắt giảm số lượng nhân viên thì cũng có nhiều cách để giảm chi phí nhân công trong giai đoạn kinh doanh khó khăn.

 Thay vì trả lương ngoài giờ, doanh nghiệp nên cố gắng sắp xếp lại bảng phân công công việc và tránh việc phải làm thêm giờ. Việc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ có nghĩa là doanh nghiệp phải trả lương gấp đôi bình thường cho mỗi giờ làm thêm.

 Có lẽ một số nhân viên sẽ muốn bắt đầu làm việc sớm hơn và một số khác lại muốn tan làm muộn hơn. Những giải pháp này sẽ cho phép họ hoàn thành công việc trong giờ làm việc mà không phải tốn thêm chi phí cho các ca làm thêm giờ.

 Một cách khác để giảm chi phí nhân công là khuyến khích nhân viên cố gắng giảm bớt ngày nghỉ vì những lý do cá nhân hay đau ốm. Mỗi khi có một nhân viên phải nghỉ ốm, doanh nghiệp sẽ cần tìm cách thay thế vị trí đó, bằng cách yêu cầu nhân viên khác làm thêm giờ, hoặc phải giảm ca làm và giảm năng suất. Dù bằng cách nào, những ngày nhân viên nghỉ ốm và bận công việc cá nhân đều là gánh nặng cho công ty.

 Một số công ty đã thành công khi áp dụng chế độ khen thưởng cho những nhân viên không nghỉ phép do ốm đau trong một năm hay sáu tháng. Đối với doanh nghiệp, khoản chi cho khen thưởng sẽ là kinh tế hơn so với chi phí khi để nhân viên nghỉ phép.

2. Khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn

 Hiện nay có rất nhiều công ty áp dụng chính sách khuyến khích nhân viên góp phần vào việc tiết kiệm chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này khuyến khích và thúc đẩy nhân viên tự làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần trong việc giảm chi phí, hơn là đẩy toàn bộ việc đó lên vai nhà quản lý.

 Một ví dụ cụ thể như sau sẽ chứng minh hiệu quả to lớn nếu để nhân viên cùng tham gia vào bài toán cắt giảm chi phí. Nếu nhân viên có thể giảm chi phí 250 triệu một tháng thì trong sáu tháng công ty sẽ tiết kiệm được 1, 5 tỷ. Nếu doanh nghiệp chi hơn 50% trong khoản tiết kiệm đó vào việc khen thưởng nhân viên, doanh nghiệp vẫn sẽ tiết kiệm được 125 triệu trong sáu tháng.

 Như vậy khi doanh nghiệp tạo điều kiện để nhân viên đóng góp 10 – 25% trong các khoản tiết kiệm sẽ tạo lợi ích nhiều hơn cho công ty, đồng thời vẫn khuyến khích các nhân viên giảm chi phí vì lợi ích chung của doanh nghiệp

3. Đầu tư vào an toàn lao động

 Nhiều doanh nghiệp rất e ngại việc đầu tư chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động vì sẽ làm đội chi phí lên nhưng sự thực thì ngược lại: tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động. Khi xét đến tất cả các các chi phí tổn thất, cả trực tiếp và gián tiếp nếu có 1 tại nạn xảy ra ở nơi làm việc sẽ bao gồm rất nhiều chi phí sau:

  • Chi phí thuốc thang
  • Phí bảo hiểm tăng
  • Năng suất giảm trong khi nhân viên nghỉ
  • Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân của tai nạn
  • Chi phí cho việc làm thay ca và thời gian cho nhân viên đó
  • Tinh thần lao động giảm sút
  • Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng
  • Tiền phạt và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.

 Do vậy, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động trước hết sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

4. Hạn chế tối đa thiệt hại do tài sản, thiết bị hỏng hóc gây ra

 Các thiệt hại về tài sản, thiết bị sẽ ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh theo hai cách:

 – Thứ nhất, thiệt hại về tài sản, thiết bị sẽ làm giảm năng suất làm việc trong thời gian tài sản, thiết bị được sửa chữa. Tùy vào tầm quan trọng đối với toàn bộ quy trình mà các phần bị hư hỏng có thể đẩy cả dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp mất năng suất trong một khoảng thời gian.

 – Thứ hai, thiệt hại về tài sản, thiết bị sẽ khiến doanh nghiệp tiêu tốn một khoản phí sửa chữa liên bao gồm tiền công sửa, thời gian sửa và các vật tư thay thế.

 Việc tài sản, thiết bị hư hỏng sẽ làm giảm năng suất lao động, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp phải đền bù hợp đồng vì không kịp giao hàng đúng hẹn.

 Để cắt giảm chi phí này, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị của mình để có thể thay thế bộ phận bị hỏng hóc.

5. Tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất

 Thay vì tiếp tục sử dụng những nhà cung cấp cũ thì doanh nghiệp nên thỉnh thoảng tìm kiếm những nhà cung ứng nguyên vật liệu chất lượng tương ứng mà có chiết khấu cao hơn để tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ.

 Ví dụ, nếu có thể mua giấy rẻ hơn chỉ 10 nghìn đồng mỗi gram giấy (500 tờ) với cùng một chất lượng, thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong một năm? Nếu doanh nghiệp mua 100 gram giấy trong một tháng thì sẽ tiết kiệm được một khoản là 12 triệu một năm. Nếu thực hiện hình thức tiết kiệm này trên mỗi sản phẩm bằng cách đổi nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản tiền đáng kể hàng năm.

 Phương pháp này nếu được áp dụng hiệu quả ở doanh nghiệp quy mô vừa lớn thì sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn hơn rất nhiều.

6. Loại bỏ những thủ tục thừa thãi, cắt giảm quy trình chồng chéo

 Cuối năm là thời điểm tốt để doanh nghiệp rà soát lại tất cả các thủ tục và quy trình làm việc để cắt giảm những công việc thừa thãi.

  • Liệu bộ máy quản lý chồng chéo có khiến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đang phải bỏ gấp đôi công sức chỉ để giải quyết một công việc nhất định?
  • Liệu doanh nghiệp có thể giảm số lượng tài liệu photocopy và nhân viên trông coi tài liệu, hồ sơ hợp đồng không?
  • Liệu doanh nghiệp có thể sử dụng 1 phần mềm duy nhất thay vì 3, 4 phần mềm cho mỗi phòng ban để quản lý không?
  • Có những quy trình nào đã trở nên thừa thãi nhưng nhân viên vẫn đang dành thời gian hoàn thành không?
  • Có phương pháp nào giúp hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn không?

 Chính những người lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mà đơn vị mình có thể áp dụng để tiết kiệm triệt để thời gian và chi phí.

 Việc sử dụng một phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp thay vì mỗi bộ phận một phần mềm khác nhau sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình làm việc mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể.

 Những chi phí tiết kiệm được doanh nghiệp có thể dùng để tái đầu tư hoặc đơn giản để khen thưởng chính những nhân viên có thành tích tốt trong việc cắt giảm chi phí.

 Tóm lại, có rất nhiều cách để giảm chi phí của doanh nghiệp. Với mỗi hoạt động tiết kiệm chi phí, lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên nhiều hơn và giảm tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cắt giảm chi phí ngay lúc này có thể đảm bảo sự tồn tại cho các doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn và tạo tiềm lực sẵn sàng cho bước tăng tốc trong kỳ tiếp theo.

 

 

 

 Tag: thương mại xây lắp tiếng anh luân