Di chúc không có công chứng có giá trị không

Di chúc không có công chứng có giá trị không

 Căn cứ theo các quy định thì không có quy định nào bắt buộc di chúc phải công chứng, di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng, bằng văn bản. Bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.

 Nhưng nếu bạn muốn di chúc có tính pháp lý cao nhất thì bạn nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND xã, phường hoặc mang di chúc đó đi công chứng, chứng thực.

Thủ tục công chứng di chúc

 – Phiếu yêu cầu công chứng;

 – Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người lập Di chúc;

 – Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế  nếu Di chúc liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trường hợp tính mạng người lập Di chúc bị đe doạ thì không cần phải xuất trình đầy đủ những giấy tờ nêu trên nhưng điều này phải được ghi rõ trong văn bản công chứng.

Thủ tục khai nhận di sản theo di chúc

 Tùy từng trường hợp mà công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản, và các giấy tờ kèm theo gồm:

 – Tờ tường trình về quan hệ nhân thân (theo mẫu)

 – Bản di chúc;

 – Giấy chứng tử của người để lại di sản;

 – Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó, nếu di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu;

 – Giấy tờ tùy thân (CMND, hộ khẩu, khai sinh) của người tham gia phân chia, khai nhận di sản, hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa người chết và người được nhận di sản (tùy trường hợp cụ thể).

 Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: (Điều 636 BLDS 2015). Việc lập Di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây

 Người lập Di chúc tuyên bố nội dung của Di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập Di chúc đã tuyên bố. Người lập Di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản Di chúc sau khi xác nhận bản Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản Di chúc;

 Trong trường hợp người lập Di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản Di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản Di chúc trước mặt người lập Di chúc và người làm chứng.

  

  

  

  

 Tag: mẫu nhà viết phòng phí bao nhiêu