Di sản văn hóa việt nam

 Di sản văn hóa là gì

 Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.[1] Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

 Di sản văn hóa việt nam

 Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể… đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.[1] Đến năm 2019, Thủ đô Hà Nội hiện sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO trao tặng nhất cho 6 đối tượng: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, Hội Gióng, Tín ngưỡng thờ Mẫu và Kéo co; tỉnh Bắc Giang sở hữu 5 danh hiệu và các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Bình, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Nghệ An đều sở hữu tới 4 danh hiệu UNESCO; các tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam sở hữu tới ba loại danh hiệu UNESCO khác nhau. Các di sản văn hóa phi vật thể thường có địa bàn phân bố rộng nên hầu hết các tỉnh đều sở hữu danh hiệu UNESCO. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là vùng du lịch có nhiều danh hiệu UNESCO nhất.

 Di sản thế giới tại Việt Nam

 Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được Ủy ban di sản thế giới thuộc UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:

 

 2 Di sản thiên nhiên thế giới:

 Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).

 Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii).

 Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010

 5 Di sản văn hóa thế giới gồm:

 Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (IV).

 Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (V).

 Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (III).

 Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí(II) (III) và (VI).

 Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) và (IV)

 1 Di sản thế giới hỗn hợp:

 Quần thể danh thắng Tràng An, theo các tiêu chí (VII) và (VIII) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của một di sản văn hóa thế giới năm 2014

 Di sản văn hóa phi vật thể

 Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

 Tại Việt Nam hiện đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể được Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể thuộc UNESCO ghi danh là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến

 

 Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được công nhận ngày 1/12/2016. Phạm vi di sản gồm 21 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

 Nghi lễ Kéo co ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02/12/2015. Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay.

 Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 27/11/2014. Phạm vi di sản gồm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

 Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013. Phạm vi di sản 21 tỉnh: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.

 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.

 Hát xoan (Phú Thọ)là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 24/11/2011.

 Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010.

 Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 01/10/2009. Phạm vi di sản 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

 Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009. Phạm vi di sản 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.

 Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phạm vi di sản 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.

 Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 Di sản văn hóa vật thể

 Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

 Việt Nam được Ủy ban Sinh quyển và Con người thuộc UNESCO công nhận 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới gồm:

 

 Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000[2]. Ranh giới thuộc Cần Giờ, (Tp HCM).

 Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004[3]. Ranh giới thuộc huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng)

 Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004[4]. Ranh giới thuộc 5 huyện của 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

 Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006[5]. Ranh giới thuộc tỉnh Kiên Giang.

 Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007[6]. Ranh giới thuộc tỉnh Nghệ An.

 Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009[7]. Ranh giới thuộc tỉnh Cà Mau.

 Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009[8]. Ranh giới thuộc tỉnh Quảng Nam.

 Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011[9]. Ranh giới thuộc 5 tỉnh Đồng Nai, Lâm Ðồng, Bình Phước, Bình Dương và Đăk Nông

 Khu dự trữ sinh quyển Langbian, 2015. Ranh giới thuộc tỉnh Lâm Đồng.

 Di sản tư liệu tại Việt Nam

 Di sản tư liệu tại Việt Nam do Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận gồm 3 Di sản tư liệu thế giới và 4 Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương

 

 Việt Nam hiện có 3 di sản tư liệu thế giới gồm

 Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng.

 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới ngày 9/3/2010, tại Macau, Trung Quốc.

 Châu bản triều Nguyễn (bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới năm 2017. Đầu năm 2014, Việt Nam đã trình hồ sơ lên UNESCO đề cử Châu bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới.[10] Ngày 14/5/2014, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á – Thái Bình Dương.[11]

 Việt Nam hiện có 4 Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm

 Kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là đề cử di sản tư liệu thế giới thất bại. Tuy nhiên, nó đã được công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày 16/5/2012 và đang tiếp tục được đề cử vào di sản tư liệu thế giới.

 Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 18 đến 21/5/2016.

 Mộc bản trường Phúc Giang tỉnh Hà Tĩnh là di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 18 đến 21/5/2016.

 Hoàng Hoa Sứ trình đồ. Dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh. Chiều 30/5/2018, Việt Nam chính thức bảo vệ thành công hồ sơ “Hoàng hoa sứ trình đồ” trước Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) tại Hội nghị lần thứ 8 tổ chức tại thành phố Gwangju (Hàn Quốc).

 Các đề cử di sản tư liệu

 Các di sản tư liệu thế giới đang chuẩn bị đề nghị UNESCO công nhận: bộ kinh Phật cổ ở chùa Dâu (Bắc Ninh), các cột kinh, sách đá chùa Nhất Trụ (Ninh Bình), Bản thảo của Bác Hồ (Hà Nội), cuốn sách “Hoa Lư thi tập”[12]…

 Mạng lưới Công viên địa chất Việt Nam

 Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu do Hội đồng tư vấn GGN thuộc UNESCO công nhận. Việt Nam hiện có Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010, Công viên Non nước Cao Bằng được công nhận năm 2018 và Công viên địa chất Đăk Nông (tên gọi trước kia là Núi lửa Krông Nô) được công nhận năm 2020.

 

 Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) là khu vực đang trong quá trình xem xét trở thành Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

 

 Theo TS. Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thì viện này đã cùng một số đối tác trong và ngoài nước triển khai trên khoảng 25 khu vực và đã xác định được 15 khu vực có thể xây dựng thành CVĐC Quốc gia. Trong đó khoảng 1/3 đến ½ khu vực hoàn toàn có khả năng trở thành Công viên địa chất Toàn cầu như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng), Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Vườn quốc gia Cúc Phương – Cố đô Hoa Lư – Tràng An (Ninh Bình), Vườn quốc gia Hoàng Liên – Sapa (Lào Cai), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và vùng đệm (Quảng Bình)

  

  

  

 

 

 tag: luật cục 2001 chúng ta làm để giữ gìn những sử lam nhiêu anh/chị phát trị tộc? 2013 khái niệm nào tạp vai trò gdcd hình ảnh tộc ý nghĩa việc dụ tiết hướng dẫn