Doanh nghiệp nhà nước là gì – Ưu nhược điểm của DNNN

Doanh nghiệp nhà nước là gì

 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đặc điểm doanh nghiệp Nhà nước.

  • Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác.
  • Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
  • Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
  • Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

 So sánh doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước

 Thứ nhất, về sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu phần lớn cổ phần trong khi đó doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân.

 Thứ hai, về quy mô: Doanh nghiệp nhà nước: quy mô lớn, tập trung vào những ngành then chốt. Doanh nghiệp tư nhân: quy mô từ nhỏ đến lớn, phân tán trên nhiều loại ngành nghề khác nhau.

 Thứ ba, về quản lý tài chính: Doanh nghiệp nhà nước: chịu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan chủ quản.

 Doanh nghiệp tư nhân: tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính theo chế độ tài chính, kế toán

 Thứ tư, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước sẽ được ưu tiên về điều kiện chính sách, ưu tiên về vấn đề công nghệ, bao cấp, được chậm nộp thuế thậm chí có thể sẽ miễn thuế, hoãn nợ.

 Doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ có những quyền lợi thế hơn rất nhiều trong việc thực hiện tiếp cận vốn vay nước ngoài, khi mà đa số phần lớn vay nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dành riêng cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước cũng hoàn toàn có ưu thế trong vị trí tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh phát triển.

 Thứ năm, về chất lượng dịch vụ:

 Bởi vì nói cách khác thu nhập duy nhất hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân là từ vị trí khách hàng nên doanh nghiệp tư nhân buộc phải liên tục thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và chất lượng ưu đãi chăm sóc khách hàng (tiếp đón, cung cách phục vụ, hậu mãi, bảo hành, khuyến mãi, trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất. Còn doanh nghiệp nhà nước quản lý những ngành xương sống với những điều kiện khắt khe. Do đó, doanh nghiệp tư nhân thường phục vụ tốt hơn

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

 Để phân loại doanh nghiệp nhà nước thì căn cứ vào các tiêu chí để phân loại sau đây:

 – Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

 Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

 Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

 Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí và đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

 Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

 Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

 – Dựa theo nguồn vốn: có hai loại

 Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.

 Thứ hai, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

 – Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: có hai loại

 Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.

 Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc tuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 Cụ thể, quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần gồm 3 bước:

 Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá

 1- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.

 2- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.

 Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm: Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trong từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý; Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.

 3- Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định.

 4- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

 5- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.

 6- Hoàn tất Phương án cổ phần hoá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá

 1- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian tổ chức bán cổ phần theo phương án cổ phần hoá đã được duyệt và quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

 2- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt.

 3- Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ theo quy định.

 Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá.

 4- Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong công ty cổ phần và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

 Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần

 1- Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

 2- Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

 Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.

  

  

  

  

 Tag: vai trò câu hỏi uỷ ở nay 2019 khái niệm nào tiếng anh trạng tuyển ví dụ tên thua lỗ trương viettel địa soát tình ub trụ ăn