Giao dịch đảm bảo là gì – Tìm hiểu về giao dịch đảm bảo

Giao dịch đảm bảo là gì

 Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì

 Đăng ký giao dịch bảo đảm là hình thức bảo đảm tài sản thường gặp trong giao dịch dân sự về thế chấp tài sản. Qua việc đăng kí giao dịch bảo đảm Cơ quan Nhà nước sẽ quản lý được chặt chẽ các loại giao dịch bảo đảm, quyền sở hữu và giá trị tài sản bảo đảm đó.

 Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2010/NĐ-CP có quy định Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

 Qua đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà nước công nhận một tình trạng đã được bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự nhất định từ đó có thể xác định được thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đối với các chủ nợ có bảo đảm bằng một tài sản.

 Điều 325 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

  1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;
  2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
  3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

 Theo Nghị định 83 các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tàu biển;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

 Đối với những giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp phải đăng ký như trên sẽ được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

 Đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp tài sản bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ.

 Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyền. Nếu có thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.

 Khi đăng ký giao dịch bảo đảm người yêu cầu đăng ký phải có nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

 Nếu phát hiện đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 Việc đăng ký giao dịch bảo đảm mang lại những ý nghĩa nhất định như sau:

  • Đối với các trường hợp pháp luật quy định phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì đây là điều kiện để hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật;
  • Là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong khi giao dịch.
  • Là căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh về giao dịch bảo đảm;
  • Trường hợp bắt buộc phải đăng ký, nhưng không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có thể bị vô hiệu và không có giá trị với người thứ ba, có nghĩa là nếu người thứ ba mua tài sản đang được dùng để thế chấp (bảo lãnh) ngân hàng, thì quyền sở hữu của người này vẫn được pháp luật bảo vệ, vì họ mua bán ngay tình và không biết tài sản này đang được cầm cố.

Tại sao phải đăng ký giao dịch bảo đảm

 Đăng ký biện pháp bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật  hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể:

  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định. Tức là việc thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, tàu biển có hiệu lực từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký.
  • Đăng ký biện pháp bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
  • Đăng ký biện pháp bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Những giao dịch bảo đảm phải đăng ký

 Nghị định 102/2017 đã quy định về các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

 “1. Các biện pháp bảo đm sau đây phải đăng ký:

 a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

 b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyn sử dụng đất, quyn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

 c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

 d) Thế chấp tàu biển.”

       Như vậy, đối với thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (được chứng nhận quyền sở hữu), tàu bay, tàu biển hay cầm cố tàu bay thì phải được đăng ký giao dịch. Thủ tục đăng ký được xem như một điều kiện để giao dịch có hiệu lực pháp luật. Việc không đăng ký đối với các giao dịch bắt buộc nêu trên sẽ khiến cho giao dịch trở nên vô hiệu.

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

 Hồ sơ yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm

        Đầu tiên, người đăng ký phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tại trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc cục đăng ký giao dịch bảo đảm.Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 102/2017 thì:

 “Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đủ phiếu yêu cầu đăng ký và các giấy tờ hợp lệ khác hoặc có phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ đăng ký chỉ cần có phiếu yêu cầu đăng ký;”

 Như vậy, hồ sơ đăng ký thông thường sẽ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;

        Ngoài ra, đối với tài sản đảm bảo là động sản thì việc đăng ký sẽ được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký. Và đối với việc đăng ký biện pháp bảo đảm người yêu cầu đăng ký  phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 Hình thức nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký

        Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

 “1. Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

 2. Nộp trực tiếp;

 3. Qua đường bưu điện;

 4. Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.”

 Người yêu cầu đăng ký có thể dễ dàng nộp hồ sơ bằng nhiều phương thức khác nhau. Quy định này tạo sự thuận tiện cho người đăng ký .

 Quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm

        Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

         Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

        Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: cục trung tra tuyến tư 20 đà nẵng 09 quốc đâu phí dđăng tphcm trần cao vân coông xóa xe ô tô tiết kiệm