Giới thiệu tổng công ty hàng hải việt nam

 Quá trình hình thành và phát triển:

 Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.

 Ngày 29/9/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

 Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 985/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 15/11/2013.

 Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

 Quá trình phát triển

 1995 – 2000: Vượt qua khủng hoảng tài chính Châu Á

 Ngay từ khi được thành lập, VIMC đã phải đối mặt với những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Tổng công ty đã vượt qua thách thức bằng cách phát triển đội tàu biển, cảng biển và hệ thống cảng cạn (IDC), nâng cao sức cạnh tranh, tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

 1. Hàng hóa vận tải biển tăng 23% năm 2000 đạt 11,4 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 1995. Tổng sản lượng hàng thông qua cảng của VIMC tăng 11% năm 2000, đạt 20,6 triệu tấn tăng hai lần so với năm 1995.

 2. Năng lực đội tàu đạt 13,4T/DWT năm 2000, so với 10,2T/DWT năm 1995, năng lực xếp dỡ đạt 2.800T/m bến/năm so với 1.700T/m bến/năm 1995.

 3. Năm 2000 doanh thu của VIMC đạt 4.400 tỷ VND (khoảng 367 triệu USD) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 17% năm và tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995. Lợi nhuận trung bình tăng 9% vào năm 2000.

 4. Tổng số vốn của Nhà nước tại VIMC vào cuối năm 2000 là 2.225 tỷ VND tăng 50% so với năm 1995.

 Về đầu tư đội tàu: Kể từ khi thành lập, VIMC chỉ có 49 tàu với tổng trọng tải 397.000 DWT năm 1995 đến năm 2000 tăng lên 79 tàu với tổng trọng tải đạt 844.000 DWT.

 Cùng với những đổi mới về quản lý và khai thác, VIMC đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trong giai đoạn năm năm 1996 2000, tạo dựng được thương hiệu và uy tín trên trường quốc tế.

 2000 – 2005: Tái cơ cấu và đổi mới

 Từ thực tiễn năm 2000, VIMC và các đơn vị thành viên đã duy trì được đà tăng trưởng cũng như từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động:

 1. Đầu tư cho đội tàu: Tổng vốn đầu tư cho đội tàu đạt 7.200 tỷ VND trong đó 2.500 tỷ VND đầu tư cho đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Phần còn lại là dành cho các dự án đầu tư mua tàu. Hoàn thành đóng mới được 7 tàu, mua thêm được 71 tàu, nâng tổng số tàu biển đến hết năm 2005 là 104 tàu với tổng trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình là 17,4.

 2. Đầu tư cho phát triển cảng: Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng và trang thiết bị là 3.000 tỷ VND bao gồm việc xây dựng 2000m bến để tiếp nhận tàu từ 10.000 đến 40.000 DWT. Tổng số m cầu cảng đến hết năm 2009 là 9.000m.

 3. Đầu tư và xây dựng tòa nhà Ocean Park làm trụ sở của Tổng công ty.

 4. Tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp: Giai đoạn này VIMC đã tập trung tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp có vốn góp để phù hợp với tình hình mới. VIMC đã cổ phần hóa 12 doanh nghiệp, tái cấu trúc một số doanh nghiệp thuộc VIMC. Năm 2005, sau 10 năm xây dựng và phát triển, VIMC đã có 46 doanh nghiệp thành viên, trong đó 16 doanh nghiệp nhà nước, 22 doanh nghiệp cổ phần và 8 liên doanh.

 2005 – 2010: Tăng trưởng và mở rộng

 Kể từ năm 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu theo Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con.

 1. Đầu tư đội tàu: Đội tàu của VIMC đã được phát triển nhanh chóng với mục tiêu hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu. Đến cuối năm 2010, tổng trọng tải của đội tàu VIMC đạt 3,4 triệu tấn DWT, gồm có tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu.

 2. Các dự án đầu tư hạ tầng cảng: Để phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển đặc biệt là các cảng nước sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, VIMC đã tập trung nghiên cứu, đầu tư và triển khai xây dựng các dự án cảng biển trọng điểm các khu vực trọng yếu trên cả nước.

 3. Phát triển các lợi thế và tiềm năng sẵn có, VIMC đã nghiên cứu và đầu tư vào các khu dịch vụ sau cảng cũng như thành lập các liên doanh vói các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư và khai thác cảng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cho các chủ hàng trong và ngoài nước.

 2011 – 2015: Tái cơ cấu, tập trung vào 3 lĩnh vực nòng cốt

 Trong giai đoạn phát triển này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam VIMC) tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

 Thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg, VIMC sẽ tổ chức lại sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư như sau:

 Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% – 30%.Rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

 Lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực TP Hồ Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.

 Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải. Chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều kiện.

 Giai đoạn 2016 – 2020:

 Tập trung đầu tư, phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi và đem lại hiệu quả, lợi nhuận cũng như bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; đa dạng hóa sở hữu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

 Phát triển và khai thác hiệu quả các cảng đang quản lý ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba miền Bắc, Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia.

 Ưu tiên tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.

 Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng logistics bao gồm hệ thống cảng biển và các trung tâm phân phối hàng hóa/trung tâm logistics/ICD/depot lớn nhất Việt Nam, trải dài từ Bắc tới Nam kết nối với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển trên cả nước cũng như tham gia vào chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu.

 Ngày 13/8/2020 VIMC đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần công ty mẹ, ngày 18/8/2020 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với bộ nhận diện thương hiệu mới VIMC

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Mã ngành, nghề kinh doanh Tên ngành, nghề kinh doanh
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật)
5012 (Chính)
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
– Chi tiết: Vận tải hàng hóa ven biển; vận tải hàng hóa viễn dương.
5022
Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
– Chi tiết: Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới.
4933
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
– Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng; vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác; vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ loại khác; vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác.
5229
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
– Chi tiết: Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển; logistics; dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu.
5222
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
– Chi tiết: Hoạt động điều hành cảng biển; hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải ven biển và viễn dương; hoạt động điều hành cảng đường thủy nội địa; hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải đường thủy nội địa.
5210
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
– Chi tiết: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan; kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho đông lạnh; kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho loại khác.
4520
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
3099
Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu
4659
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
– Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được phân vào đâu.
7830
Cung ứng và quản lý nguồn lao động
– Chi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước; cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
8299
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
6810
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
– Chi tiết: Cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất ở; cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất không để ở.
5510
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
– Chi tiết: Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
3315
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
– Chi tiết: Sửa chữa phương tiện vận tải biển;
7730
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển
– Chi tiết: Cho thuê tàu, thuyền và kết cấu nổi không kèm người điều khiển; cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu.
7110
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
– Chi tiết: Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác

 Số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

 Tel: (024) 35770825~29

 Fax: (024) 35770850/60

 Email: vnl@vinalines.com.vn

 Website: vinalines.com.vn – www.vinalines.vn

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: an sài gòn tnhh mtv khí ptsc đô cát tường minh vsico tuyển hoa i mecom tin điện tử đá bạc mỹ phẩm thái lan vân hậu dac east west ca sĩ chơi em tphcm lộc niso rico đèn led phú ngọc dần hbc srithai nguyên cá nhân nộp tiền khoản tinh thg s&s xuyên gì nanovet khoáng vĩnh cửu phan đăng nông xu thời vietland thoại vivo lâm mico tân thanh liksin chicilon media vồng philips đỉnh vật y unigen việt én giày xử chất thải seiko ericsson hoàng hưng long kolon danh sách nguy hại mại cường 27 general motors thuận sóc sơn cp tatico tombow sinh ntp newlife nẵng chúng khải thừa quang demax shiseido dũng vũ thuốc sát trùng estec thọ sonaco zinca royal foods bunge xi măng bút lắp âm nhiệt mẫu venus bmg bmc cj hàn hr2b perfect sputnik rồng xanh tm song sm entertainment vietinak thăng ddk kế toán