Giới thiệu tổng công ty khí việt nam

Hình thành và phát triển

 Ý tưởng về một ngành công nghiệp khí đã được hình thành từ đầu những năm 90 khi sản lượng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, nếu không đưa vào bờ để sử dụng sẽ phải đốt bỏ ngoài khơi. Do đó, ngày 20/09/1990, PV GAS được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý Công trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là Công ty Khí đốt và với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

 Hệ thống khí thứ nhất – Hệ thống khí Cửu Long:

 Ngay sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS đã bắt tay ngay vào việc triển khai Hệ thống khí thứ nhất – Hệ thống khí Bạch Hổ, sau này phát triển mở rộng thành Hệ thống khí Cửu Long, bao gồm: Giàn nén khí ngoài khơi, Hệ thống đường ống vận chuyển khí từ các mỏ dầu khí thuộc bể Cửu Long, vào bờ và lên đến Phú Mỹ, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải, các Trạm phân phối khí. Để sớm đưa khí vào bờ đáp ứng nhu cầu sử dụng khí, Hệ thống được chia thành các giai đoạn để thực hiện.

 Đầu quý II/1995, phần đưa sớm khí vào bờ đã hoàn thành; dòng khí đầu tiên được đưa vào bờ vào ngày 26/04/1995 từ mỏ Bạch Hổ để cung cấp cho Nhà máy điện Bà Rịa với công suất 1 triệu m3/ngày, góp phần giảm bớt khoản chi ngoại tệ rất lớn từ ngân sách Nhà nước để nhập khẩu diesel làm nhiên liệu cho Nhà máy điện.

 Tiếp theo đó, cùng với việc hoàn thành giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn ngoài khơi và hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ, công suất đưa khí vào bờ được nâng dần lên 2 triệu m3/ngày vào đầu năm 1997 và 3 triệu m3/ngày vào cuối năm 1997, trên 5 triệu m3/ngày vào năm 2002 để vận chuyển thêm nguồn khí từ các mỏ khác thuộc bể Cửu Long: mỏ Rạng Đông 2002, Cá Ngừ Vàng, Phương Đông 2008, Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen 2009, Vòm Bắc, Rồng, Đồi Mồi 2010, Tê Giác Trắng 2011, Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng 2013, Đại Hùng năm 2015, Thiên Ưng năm 2016… đến các nhà máy điện, đạm, khách hàng công nghiệp khác tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM.

 Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng PV GAS vào cuối năm 1998 là một sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Lần đầu tiên LPG và Condensate được sản xuất tại Việt Nam. Từ tháng 5/1999, PV GAS đã đáp ứng phần lớn nhu cầu LPG trong nước với chất lượng tốt và giá cạnh tranh, thay thế cho mặt hàng lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

 Đến nay, Hệ thống khí Cửu Long không ngừng được phát triển, với giàn nén khí ngoài khơi, hệ thống đường ống dẫn khí dài gần 390 km từ bể Cửu Long vào bờ (công suất thiết kế: 2 tỷ m3 khí/năm), đến các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (công suất thiết kế: 2 tỷ m3 khí, 350 nghìn tấn LPG và 130 nghìn tấn Condensate/năm), Kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải (công suất chứa theo thiết kế: trên 71.000 tấn LPG, 46.000 m3 Condensate; 2 cầu cảng 60.000 DWT và 2.000 DWT).

 Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn:

 Phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được từ Hệ thống khí Cửu Long, PV GAS tiếp tục triển khai Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn với sự tham gia của các đối tác nước ngoài là những Tập đoàn Dầu khí  lớn  trên thế giới, bao gồm hệ thống đường ống dài trên 400 km từ các mỏ thuộc bể Nam Côn Sơn, Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn. Tháng 12/2002, Hệ thống khí Nam Côn Sơn đã hoàn thành những hạng mục quan trọng, dòng khí đầu tiên từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ được đưa vào bờ đến các hộ tiêu thụ. Tiếp sau đó, Hệ thống khí Nam Côn Sơn lần lượt tiếp nhận thêm nguồn khí từ các mỏ khác thuộc bể Nam Côn Sơn (Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây năm 2006, Chim Sáo, Dừa năm 2011, Hải Thạch, Mộc Tinh năm 2013); trở thành hệ thống khí có công suất lớn nhất hiện nay, trên 7 tỷ m3 khí/năm, làm gia tăng đáng kể sản lượng khí PV GAS cung cấp ra thị trường.

 Hệ thống khí Nam Côn Sơn kết hợp với hệ thống khí Cửu Long đã tạo nên cơ sở hạ tầng khí đốt quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ: TP. HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

 Hệ thống khí thứ ba – Hệ thống khí PM3 – Cà Mau

 Để phát triển thị trường tiêu thụ khí tại khu vực Tây Nam Bộ, PV GAS đã đầu tư Hệ thống khí PM3 – Cà Mau với 325 km đường ống khí ngoài khơi và trên bờ, công suất thiết kế trên 2 tỷ m3 khí/năm, Trung tâm phân phối khí Cà Mau, đưa khí mỏ PM3-CAA, 46 CN thuộc bể Malay – Thổ Chu cấp cho các nhà máy điện và nhà máy đạm tại Cà Mau từ 5/2007. Cuối năm 2017, PV GAS đã đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Cà Mau sản xuất LPG và Condensate, gia tăng giá trị nguồn khí PM3. Hệ thống khí PM3-Cà Mau góp phần phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau và đồng bằng sông Cửu Long.

 Hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3 – Cà Mau vẫn đang được mở rộng bằng việc tiếp nhận thêm các nguồn khí mới, đầu tư thêm đường ống, nhà máy, dây chuyền sản xuất, kho cảng,… để không chỉ tăng sản lượng khí tiêu thụ mà còn sản xuất thêm các sản phẩm khí mới.

 Hệ thống khí thứ tư – Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình

 Do một số hạn chế về đặc tính kỹ thuật của thành phần khí bể Sông Hồng và thị trường tiêu thụ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành khí tại miền Bắc tương đối muộn hơn so với miền Nam.

 Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình với 25 km đường ống khí ngoài khơi và trên bờ, công suất thiết kế 500 triệu m3 khí/năm bắt đầu được vận hành vào 7/8/2015, cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp tại Thái Bình và các tỉnh lân cận, mở đường cho việc phát triển thị trường tiêu thụ khí tại miền Bắc trong các năm tiếp theo.

 Không chỉ dừng lại với việc vận hành an toàn và hiệu quả các Hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn, PM3-Cà Mau, Hàm Rồng – Thái Bình, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong nước ngày càng tăng, PV GAS đang tích cực đầu tư các dự án mới như: Dự án khí lô B – Ô Môn, nhập khẩu LNG, Sư Tử Trắng, Sao Vàng-Đại Nguyệt, Nam Côn Sơn 2 –giai đoạn 2.

 Để gia tăng giá trị sử dụng khí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước cũng như để đảm bảo sự phát triển bền vững của PV GAS, PV GAS đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm khí trên địa bàn cả nước bằng hình thức tự đầu tư của công ty mẹ hoặc đầu tư thông qua các đơn vị thành viên như:

 Hệ thống phân phối khí thấp áp: bao gồm hệ thống phân phối khí thấp áp khu vực Nam Bộ (cung cấp cho các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. HCM) và  hệ thống phân phối khí thấp áp khu vực Bắc Bộ (cung cấp cho khu công nghiệp Tiền Hải – Thái Bình và các tỉnh Bắc Bộ) do Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với sản lượng khoảng 600 triệu m3 khí/năm. Ngoài ra, PV Gas D cũng đang nghiên cứu việc mở rộng hệ thống phân phối khí thấp áp đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

 Hệ thống phân phối CNG cho các khu đô thị, khách hàng công nghiệp và phương tiện giao thông vận tải tại khu vực Đông Nam Bộ và một số địa phương tại khu vực Bắc Bộ do Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Nam (PV Gas South), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Bắc (PV Gas North), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với sản lượng  330-350 triệu m3/năm. CNG được PV Gas South, PV Gas North, CNG Việt Nam, PV Gas D phân phối đến các khách hàng công nghiệp có nhu cầu sử dụng khí làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất nhưng nằm xa hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp. Ngoài ra, sản phẩm CNG của PV Gas South còn được sử dụng cho các xe bus, xe taxi, xe ô tô của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

 Hệ thống phân phối LPG cho các công ty kinh doanh LPG, các khách hàng công nghiệp, thương mại, hộ gia đình, khu đô thị và phương tiện giao thông vận tải do Công ty kinh doanh sản phẩm khí (PV Gas Trading), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Nam (PV Gas South), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Bắc (PV Gas North), quản lý với sản lượng trên 1,5 triệu tấn LPG/năm từ nguồn LPG trong nước sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài. Để đáp ứng hoạt động kinh doanh LPG này, các đơn vị thành viên của PV GAS đã đầu tư hệ thống kho chứa LPG trên địa bàn khắp cả nước như kho Thị Vải trên 7.000 tấn, 2 kho Gò Dầu 8.000 tấn, kho Đồng Nai 1.000 tấn, kho Cần Thơ 1.600 tấn, 2 kho Dung Quất 3.500 tấn, kho Hà Tĩnh gần 1.800 tấn, 3 kho Hải Phòng 8.600 tấn, kho Đà Nẵng gần 1.800 tấn và đặc biệt là kho lạnh tại Thị Vải với sức chứa 60.000 tấn lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam, hội đủ điều kiện cho phép PV GAS có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, lâu dài.

 Hệ thống sản xuất và bọc ống: đây là những sản phẩm và dịch vụ do 2 Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam cung cấp với công suất 100.000 tấn ống/năm/ca để sản xuất và cung cấp ống chuyên dụng cho các dự án trong ngành công nghiệp khí và các ngành công nghiệp khác.

 Sự phối hợp giữa PV GAS và các đơn vị thành viên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho PV GAS trong toàn bộ dây chuyền thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

 Công nghiệp khí là một ngành có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, phòng chống cháy nổ. Đội ngũ cán bộ, công nhân vận hành phải giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm và phải có kỷ luật lao động công nghiệp. Do đó, PV GAS đã quan tâm đặc biệt đến việc soạn thảo, phổ biến và thực hiện các quy trình vận hành, bảo dưỡng an toàn, cũng như việc đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân vận hành. Do đó, đến nay, đội ngũ người lao động của PV GAS đã đảm nhiệm mọi hoạt động sản xuất, vận hành công trình khí và không còn cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài như trước đây. Ngoài ra, vì PV GAS còn áp dụng  hệ thống quản lý tích hợp an toàn, chất lượng, môi trường theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, nên trong suốt  28 năm sản xuất và vận hành, PV GAS chưa để xảy ra sự cố nào nghiêm trọng gây mất an toàn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, các dự án khí mang lại hiệu quả kinh tế cao, khí và các sản phẩm khí của PV GAS được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

 Phù hợp với tính chất, quy mô phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của PV GAS cũng được thay đổi tương ứng. Từ chỗ là một Công ty Khí đốt với khoảng 100 CBCNV ban đầu, PV GAS ngày một trưởng thành, trở thành Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí vào năm 1995, chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên vào tháng 11/2006, lớn mạnh thành Tổng Công ty Khí Việt Nam kể từ tháng 7/2007, tiến hành cổ phần hóa và trở thành Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ phần vào tháng 5/2011 và sau đó niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán TP. HCM vào tháng 5/2012. Đến nay, PV GAS đã có gần 3.700 lao động và số vốn điều lệ  19.139 tỷ đồng – là một trong những công ty cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.

 Qua quá trình  28 năm hình thành và phát triển, PV GAS đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

  • Vận chuyển và cung cấp 10 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện, đạm, khách hàng công nghiệp, làm nguồn nguyên nhiện liệu để sản xuất 30% sản lượng điện quốc gia và đáp ứng 70% nhu cầu đạm trên toàn quốc, cũng như cho rất nhiều nhà máy công nghiệp khác
  • Kinh doanh trên 1,5 triệu tấn LPG/năm, chiếm 65% thị phần trong nước.
  • Vận chuyển và kinh doanh: 250.000 tấn Condensate/năm.
  • Cung cấp ống thép và dịch vụ bọc ống.

 (Sản lượng kinh doanh và vận chuyển nêu trên có thể tăng đến công suất tối đa của hệ thống khí, nhà máy, thiết bị,… theo nhu cầu tăng lên của khách hàng mỗi năm; và theo sản lượng các nguồn khí mới được đưa vào bờ và nhập khẩu từ nước ngoài về).

 Và theo đó mỗi năm thu được gần 3 tỷ USD doanh thu, gần 400 triệu USD lợi nhuận sau thuế, hình thành tổng tài sản khoảng 2,7 tỷ USD.

 Với những thành tựu to lớn đạt được, PV GAS xứng đáng trở thành Nhà vận chuyển và cung cấp khí khô lớn nhất tại Việt Nam, Nhà sản xuất và kinh doanh LPG số 1 tại Việt Nam; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Nhà nước giao cho: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; an ninh lương thực quốc gia; đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường LPG và vinh dự đón nhận rất nhiều Huân chương, Cờ thi đua, Bằng khen… của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong năm 2015 vinh dự đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động do Nhà nước trao tặng.

 Trong những năm tiếp theo, PV GAS sẽ không ngừng phấn đấu hoàn thiện hệ thống quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường với chiến lược phát triển con người làm then chốt. PV GAS tin tưởng vững chắc rằng với nỗ lực của toàn thể CBCNV PV GAS, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS sẽ không ngừng phát triển, đưa ngành công nghiệp khí trở thành một trong những ngành công nghiệp đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường thế giới và có tên trong các Doanh nghiệp khí mạnh của châu Á.

 Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

  

  

  

  

  

  

 Tag: sài gòn đồ kim nội posco e&c xác yên seiki kiên giang duy khanh tphcm nhật ký cpt đức thyssenkrupp la hòa carrier mien hua po sung hưng logo cụ dân lữ htmp y học truyền cp nhựa mtv vân leadertek mienhua sx tm sanyo 19-8 ausabaco dược tuấn thắng dương sinco meci mns meat meiko phỏng vấn thuốc sát trùng hansol electronics toán bất đăng bản quyền dream games mebiphar phong circle k vision international mec mabuchi motor molex ecolife tnc chăn nuôi tuyển care vạn tân kerry express ái linh di câu hỏi sakuko usmart khải vui formosa taffeta kido tuico shinwon ebenezer thủy hal nhanh aureole bon chen fbf kịch tất niên sumi nông khoa spec kiểm immanuel ortholite risun vũ dhl ngôi vĩ omron healthcare manufacturing su tiee ing trần lê chơi nga úc sse tvt olympus bánh kẹo bitas mực in vmax xnk nối quảng mềm mía gbs ngô han onishi snb bì mm vidon hiểm pvi kcc emsa comit innotec adpha japfa comfeed un-available tre trí vhl fact-link marketplace inox