Góc Nhìn Đa Chiều Về Mua Bán Doanh Nghiệp

 I. Mua bán doanh nghiệp có phải là sáp nhâp doanh nghiệp ?

 Dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam, mua bán doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp có sự khác biệt về bản chất: Trong trường hợp mua bán công ty thì công ty A mua lại hoặc “thôn tính” công ty B, khi đó công ty B không còn tồn tại và công ty A tiếp quản toàn bộ hoạt động của công ty B. Còn trong trường hợp sáp nhập, hai hay nhiều doanh nghiệp, thông thường giống nhau về quy mô, kết hợp lại với nhau để trở thành một công ty mới.

 Một thương vụ mua bán sáp nhập công ty là phức tạp vì trên phương diện pháp lý, nó chịu sự điều chỉnh của bốn lĩnh vực pháp luật khác nhau là luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán và luật dân sự.

 II. Thủ tục mua bán doanh nghiệp:

 a. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân:

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó theo quy định của Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.

 Hồ sơ mua bán doanh nghiệp tư nhân cần bao gồm những tài liệu sau:

 Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

 Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân.

 Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp.

 Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

 Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

 Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

 Tiến trình mua bán doanh nghiệp tư nhân

 Soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Lưu ý: Các tài liệu chứng minh việc mua bán doanh nghiệp đã hoàn thành (giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp) là những tài liệu quan trọng để đưa vào hồ sơ mua bán doanh nghiệp.

 Đăng ký sang tên doanh nghiệp cho người mua. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

 b. Thủ tục mua bán công ty cổ phần:

 Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần, cụ thể là:

 Các bên ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

 Lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

 Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

 Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

 Đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.

 c. Thủ tục mua bán công ty TNHH:

 Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng góp vốn trong công ty. Khi tiến hành mua bán công ty TNHH, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Thành viên bán vốn góp phải chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

 Thành viên bán vốn góp chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi Công ty gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh

 III. Các tiêu chí chọn mua doanh nghiệp hot nhất hiện nay

 ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẠI CHÚNG

 ĐÃ NIÊM YẾT SÀN CHỨNG KHOÁN

 CÓ HÓA ĐƠN

 DOANH THU CAO

 THÂM NIÊN CAO

 KHÔNG DOANH THU

 CÓ LÃI

 XUẤT NHẬP KHẨU

 BẢO VỆ

 TRUYỀN THÔNG

 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 IV. Mô hình ngân hàng giao dịch doanh nghiệp

 Các công ty sau khi được KÝ GỬI tại Ngân hàng mua bán doanh nghiệp để Bán sẽ được các chuyên viên kế toán chuyên nghiệp của Ngân hàng thẩm định và rà soát kỹ lưỡng hồ sơ, giấy tờ, chứng từ để đảm bảo các công ty là các công ty “Sạch”, không nợ thuế, nợ ngân hàng, khách hàng và chứng từ hóa đơn đầy đủ. Sau đó các bộ phận chuyên môn tại Ngân hàng sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ sổ sách kế toán còn thiếu cho Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, đảm bảo công ty sẽ đầy đủ hồ sơ, và có thể quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

 Ngân Hàng Công Ty được chia thành 4 khu vực:

 1. Khu vực tìm kiếm: Giúp cho Các khách hàng, nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm các doanh nghiệp, công ty ký gửi và bán theo nhu cầu trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

 2. Khu vực giao dịch: Là Sàn giao dịch bán Công ty hiển thị tất cả các Công ty đang chào bán tại Ngân Hàng được chia theo từng Nhóm nhu cầu của Khách mua giúp Khách mua dễ dàng lựa chọn.
Ngoài ra là cột Cơ Hội Kết Nối để đăng tất cả các nhu cầu, tìm kiếm , cơ hội đầu tư của các Thành Viên Ngân Hàng chia sẻ.

 3. Khu vực Tư Vấn: là khu vực Khách hàng tìm đến các Giao dịch viên, chuyên viên tư vấn để đăng ký các nhu cầu và được các chuyên viên tư vấn ngay lập tức các nhu cầu của Khách hàng, giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng các yêu cầu.

 4. Khu vực Mạng Xã Hội: Để các khách hàng liên kết nhanh chóng với cộng đồng các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư đã liên kết với Ngân hàng để dễ dàng tiếp cận, chia sẻ, thông tin, cơ hội với nhau qua Face page và Diễn đàn Group.

 V. Đổ xô “săn” doanh nghiệp ngắc ngoải…

 Ông Nguyễn Minh Tuân, Giám đốc công ty TNHH Uvip Việt cho biết, thời gian gần đây, cứ thỉnh thoảng ông lại nhận được điện thoại từ số máy lạ gọi đến để hỏi mua lại công ty.

 Tuy nhiên, họ chỉ mua tư cách pháp nhân, còn các tài sản cố định không mua, hay một số hợp đồng đang còn dở dang không muốn dính dáng trách nhiệm. Sau này, qua tìm hiểu ông Tuân mới biết, có nhiều sàn mua bán công ty cung cấp thông tin công ty và số điện thoại của ông lên mạng.

 “Đúng là hơn một năm qua, kinh tế khó khăn, những người mua dòng quà tặng cao cấp không còn nhiều như trước. Cạn vốn, tôi tạm thời dừng kinh doanh để tập trung phát triển doanh nghiệp xây dựng do vợ tôi đứng tên. Ngay ngày hôm qua, có một người ở Sài Gòn gọi điện ra ngỏ ý mua lại công ty tôi với giá 150 triệu đồng. Nếu tôi đồng ý, ông ta sẽ cho người đến làm hợp đồng. Tuy nhiên, tôi muốn hợp tác để tiếp tục phát triển doanh nghiệp chứ không muốn bán đứt. Bởi chỉ mấy năm nữa kinh tế phục hồi, muốn mở công ty để lấy tư cách pháp nhân cũng rắc rối, mất thời gian lắm”, ông Tuân hé lộ.

 Cũng theo vị giám đốc này, hiện nay, việc mua bán doanh nghiệp “giãy chết” không phải là hiện tượng mới. Tuy nhiên, chưa bao giờ lại nhộn nhịp như lúc này. ông Tuân lý giải: “Chỉ riêng năm ngoái đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp, đa phần là công ty nhỏ tuyên bố phá sản, hàng chục ngàn công ty khác thì sống “vật vờ”.

 Tuy nhiên, năm nay kinh tế khởi sắc hơn chút ít và theo nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, năm sau là cơ hội để các doanh nghiệp Việt phục hồi. Chính vì thế, nhiều người đi tắt đón đầu, mua lại những công ty đang “hấp hối” vừa rẻ tiền lại có tư cách pháp nhân, có hóa đơn giá trị gia tăng rồi”.

 Theo ông Tuân, tháng trước, bạn thân của ông là Giám đốc công ty TNHH M.V (Hà Đông, Hà Nội, chuyên kinh doanh, phân phối sản phẩm gốm sứ vệ sinh) vừa chuyển nhượng cho một người khác với giá gần 200 triệu đồng.

 Như lời kể của vị Giám đốc công ty M.V, khi anh ta đang đi đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội nộp đơn xin mở thủ tục phá sản thì được một người phụ nữ gọi ra để “nói chuyện”.

 Người đàn bà này nói rằng có quen một người đang muốn mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, gốm sứ nhưng không đủ 1 tỷ đồng để “vượt qua” được Thông tư 219 của Bộ Tài chính. Vì thế, để lách luật, người này thường đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tìm những vị Giám đốc kinh doanh thất bát đến độ phá sản để mua lại công ty.

 Khi chuyển nhượng, người bán không phải làm thủ tục phá sản rườm rà, mất thì giờ lại có khoản tiền đút túi. Trong khi đó, người mua thì có sẵn công ty và hóa đơn giá trị gia tăng, tư cách pháp nhân để kinh doanh. “Chiêu lách luật này nhìn vào thì có vẻ là nhanh gọn và hoàn hảo nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi đã có những trường hợp doanh nghiệp ôm cục nợ vì mua bán công ty theo kiểu này”, ông Tuân chia sẻ.

 VI. Bốn rủi ro thường gặp khi mua doanh nghiệp

 Thuế hàng hóa chưa trả

 Có rất nhiều trường hợp bên mua sẽ chỉ tiếp nhận tài sản của một doanh nghiệp mà không phải là các khoản nợ của chủ sở hữu ban đầu. Mặt khác, thuế hàng hóa được chuyển cho bên mua khi thương vụ mua bán doanh nghiệp hoàn thành. Nếu bên bán không hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, bạn sẽ phải gánh chịu những hóa đơn không mong đợi từ các cơ quan thuế. Trước khi tiến hành mua bán, bạn nên có Giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo rằng chủ sở hữu cũ đã thực hiện đầy đủ những công việc đó.

 ODI thấp

 Khi một chủ doanh nghiệp hoàn thành tất cả các khoản phải trả cần thiết thì sẽ còn lại ODI (Owner’s Discretionary Income – Khoản thu nhập tùy ý của chủ sở hữu). Bạn có thể xác minh độ chính xác của ODI thuộc bên bán để xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ số đó giảm dần trong vài năm gần đây thì có lẽ đây chính là nguyên nhân mà chủ sở hữu quyết định bán doanh nghiệp (điều này có thể gây ra bất lợi cho bạn trong tương lai). Bạn nên xem xét, đánh giá chỉ số ODI hiện tại có đủ với mình hay không. Nếu câu trả lời là không thì doanh nghiệp này có lẽ không đáng để đầu tư vào.

 Doanh nghiệp không uy tín

 Trong kinh doanh, uy tín là tất cả. Một công ty có tiếng tăm xấu sẽ gây bất lợi cho chủ sở hữu mới để gây dựng lại uy tín. Kiểm tra BBB (Better Business Bureau – một đánh giá cho việc thực hiện pháp luật của một công ty đang kinh doanh) hoặc tới sở cảnh sát để xem có khiếu nại nghiêm trọng nào hay không, hoặc xem các bài review của công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về doanh nghiệp tại các trang web như Yelp và Agnie’s List. Việc khôi phục lại uy tín doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là đối với những tân binh – người chưa bao giờ làm chủ một doanh nghiệp nào trước đó.

 Điều tra những rủi ro khác

 Ngoài 3 mối nguy hại kể trên, việc bạn hiểu được tại sao chủ sở hữu lại cần bán doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đó có thể là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hay do sự vận hành yếu kém của công ty. Thông thường, bên bán sẽ chọn cách che dấu những mối nguy hiểm tiềm ẩn để bán được nhanh hơn. Vậy bạn có nghiên cứu, tìm hiểu xem đó có phải là một vụ đầu tư vững chắc và doanh nghiệp có tiềm năng để thành công hay không?

 VII. Phân tích ưu nhược điểm của mua bán doanh nghiệp

 Vài nét về mua bán và sáp nhập

 M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Mergers And Acquisitions” có nghĩa là “sáp nhập và mua lại”, thường được gọi là “mua bán và sáp nhập”. Trên thực tế, có nhiều bản dịch cụm từ này là “hợp nhất và thâu tóm”. Trong đó, sáp nhập doanh nghiệp (DN) là thuật ngữ được sử dụng khi hai hoặc nhiều DN cùng thoả thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một DN hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai DN cũ) và chấm dứt sự tồn tại của hai DN này. Song hành với tiến trình này, cổ phiếu cũ của hai DN sẽ không còn tồn tại mà DN mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.

 Nhìn chung, có ba loại sáp nhập chính bao gồm: sáp nhập hàng ngang (Horizontal Merger), sáp nhập hàng dọc (Vertical Merger) và sáp nhập tổ hợp (Conglomerate Merger). Sáp nhập hàng ngang thường xảy ra giữa các DN trong cùng một ngành nghề, điển hình tại Việt nam là các thương vụ sáp nhập giữa các ngân hàng thương mại trong thời gian qua. Sáp nhập hàng dọc là sự sáp nhập giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị dẫn tới sự mở rộng về phía trước (Forward), ví dụ như công ty chế biến café mua lại chuỗi cửa hàng hoặc phía sau (Drawback), ví dụ như công ty sữa mua lại trang trại chăn nuôi bò sữa. Rất nhiều thương vụ M&A theo hàng dọc được diễn ra do các nhà quản trị chiến lược nhận thức được rằng một dây chuyền sản phẩm hay dịch vụ hoàn thiện, khép kín sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đầu ra của DN. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp bán lẻ, thực phẩm, đồ uống, giải trí, dịch vụ tài chính… Sáp nhập tổ hợp là hoạt động sáp nhập giữa các công ty hoạt động trong những ngành không có quan hệ với nhau, nhằm làm đa dạng hóa hoạt động của DN.

 Mua lại hay thâu tóm được hiểu là việc một DN (gọi là DN thâu tóm) tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với DN khác (gọi là DN mục tiêu) thông qua việc mua lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của DN mục tiêu đủ để khống chế toàn bộ các quyết định của DN. Có 2 cách mua lại, bao gồm: (i) mua lại tài sản (Acquisition of Assets), nghĩa là mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản và/hoặc nợ của công ty mục tiêu (target company); (ii) mua lại cổ phiếu (Acquisition of shares), khi đó, công ty mục tiêu tiếp tục tồn tại và các tài sản của nó không bị ảnh hưởng.

 Về nguyên tắc, việc tiến hành mua lại và sáp nhập một DN phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được; giá trị của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ; những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn.

 Ở Việt Nam hiện nay, Luật DN năm 2014 không có khái niệm mua bán DN, chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập DN được quy định tại Điều 194 và Điều 195. Theo đó, hợp nhất DN được định nghĩa là hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sáp nhập DN là một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

 Mua bán và sáp nhập mang lại lợi ích đa chiều

 M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng – synergies) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao.

 Đồng thời, M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Có thể thấy rằng, một trong những yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam, đó chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc gia tăng nguồn vốn điều lệ của các ngân hàng. Do đó, M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra khá sôi động và đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện nguồn vốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, một loạt các thương vụ M&A ngân hàng đã được tiến hành thành công như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank – Doji; Habubank – SHB; PVcomBank – Ngân hàng Phương Tây; Ngân hàng MHB vào BIDV; Ngân hàng MDB sáp nhập vào Maritime Bank; Southern Bank vào Sacombank…

 M&A còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý… Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

 Thời gian qua, rất nhiều thương vụ M&A theo chiều dọc được diễn ra do các nhà quản trị chiến lược nhận thức được rằng một dây chuyền sản phẩm hay dịch vụ hoàn thiện, khép kín sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đầu ra của DN. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp bán lẻ, thực phẩm, đồ uống, giải trí, dịch vụ tài chính. Điển hình là các thương vụ M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Đầu năm 2016, thị trường chứng kiến các thương vụ M&A đình đám trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng như Tập đoàn Masan bán 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery cho Singha Asean Holdings (Thái Lan), với tổng trị giá giao dịch lên tới 1,1 tỷ USD hay như thương vụ TCC Group (Thái Lan) đang có ý định mua Big C Việt Nam, sau khi đã chi 3,5 tỷ USD thâu tóm Big C Thái Lan. Dự kiến, thương vụ với Big C Việt Nam có giá trị khoảng 800 – 1 tỷ USD. Nếu thương vụ thành công các DN Thái Lan đã thành công rất lớn trong việc thâm nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam qua con đường M&A.

 Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của DN. Qua đó, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

 Ngoài các yếu tố nêu trên, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của 1 thương vụ M&A. Bên đi mua phải trả một khoản chi phí tương đối lớn cho “thương hiệu” – thứ tài sản không thể hiện trên bảng cân đối kế toán cũng như trên báo cáo tài chính. Điều mà các công ty đi mua hướng đến chính là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương hiệu, những mối quan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời gian dài. Điển hình cho mục đích này chính là việc công ty đa quốc gia Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan thuộc Sở Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh vào năm 1995 với giá 5 triệu USD, từ đó đặt nền móng cho việc xâm nhập và bành trướng thị trường của nhãn hiệu này. Đến nay, Unilever đã chiếm thị phần rộng lớn với rất nhiều sản phẩm tiêu dùng đa dạng.

 Năm 2016 và những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A đình đám khác. Với xu thế hòa nhập với nền kinh tế thế giới, dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chắn chắc sẽ gia tăng nhanh thông qua con đường M&A. Do đó, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý an toàn để vừa có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài vừa có thể bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư trong nước.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: xay xát nhựa in vải lạnh lụa sơn jotun tuyển bình dương đà nẵng vietnam vn địa sạn khí gì cp đèn brg bè mã bt sakuko sears trực tuyến hoàng nhật tphcm hiệp az tm tht tuệ đức danh xăng dầu thống maxximart vic mst fpt top 2018 may thẻ bánh nén hitachi linh kim ép chân tùng nổ phun phay siêu âm thang trợ thính xúc thơ hải xử môi ma túy manga matcha axit malic vạch tôn mạ màu đọc xi hạch măng bắc ninh quảng chậu tphcm_ tâm landscape composite pom tpe ps pe pa6 mica bakelite bồn chai cốc lần ống hạt lọ pallet dao đai ghế khay nút sọt tuýp tủ tấm khát van mắm decal lõi mẫu chơi trẻ em tử cháy chữa pccc ăn liền hương cà phê pharma thuốc giả quần áo sỉ lộc rượu vang rào lừa sinh rong bột rau cạo râu mầm màn sạch than tàu biển dạ quang thùng cọ lăn lào cai đất cong vinamilk vụn thú y băng keo contactor container hỗ côn thí nai sigma hcm su pac nông hưng yên khử ngãi shop (fpt retail) 8 cư dược giáo dục kts gỗ tràm sồi newzealand muồng tếch ốc chó đỏ bàn cắt giường kệ móc gạch lát ốp tường terrazzo bông sân vườn đấu trà vinh châu lam vũ lạc vĩnh phúc miền á giang tải ấn sắt mũ thự inox 201 muỗng thép hàn đột dập chứa rác cơm bơm bẻ bụi trộn bê tông rửa cày cnc chà plasma cưa cán màng nhiệt pha giặt game gym miệng mùi đá ly mát tiện mini nóng mía sấy cát trắc thủy thổi đếm thịt mùa phế oto xuân vỏ quế mưa cảng nhơn ai buôn rando rạng seabank vingroup viễn vàng cây trồng yến sào kính lâm sóc trăng bia hoa cương i legacy du lịch vé lửa 24h tambour tc nguyệt casa huy clb âu mtv cell vijasemi (vebay247) đảo tây đô thắng đắc thiên incip recess nhanh24 merzy nice rakhoi retail sk đào 304 carton gạo argon bếp châm chống ẩm xe led ắc kẹo trừ sâu hộp mặc mềm điệp thuê bhp nhạc batos khoáng lót xích quân đội vamc tichtac đọng vietinbank bạ căn đinh lăng dệt len evneptc hôn aon hò aegis bds alpha gras savoye bestlife vndirect ssi học bat dong san tuấn duyên đài loan english forex quận gò vấp thịnh hồng jlt jardine lloyd thompson mb chồng sư singapore marsh macau hóc phú 12 phố thạnh nha trọ bđs nhuận h&m 7 9 6 trưng rever sabrina thuyền tca vạn xkld xanh xưởng ngôi kt đen gừng tươi order taobao iphone xách tay mat ong mùn dăm bào zeolite zipper tuyền mãi sắm shopping dsp lotte galaxy bội cvh cầm happy farm nhắp chuột ii vnk v&h sx dv fb gặt tôm hằng ngọc hân hạnh korea mê kông khang netviet phước rừng xương vina aeon bidv vay thạch azura bì bhc ca khúc nhớt cáp datc ghép gà ngũ phim ô tô saàn stco thun acs rtd alibaba ảo arimi bắp kho nokia microsoft enzyme encoder epoxy eva mousse formex flan flexitank fujimart lữ offset trúc khóa logistics rạch dừa oriflame prudential que quạt gió quai quặng rao ngoại robot whisky ron chivas resin rubik roi rèm hennessy startup laptop ung thư uv bạc vinaconex hao waterstop khoa avg mobifone quý acquy agribank amc bể bơi bỏ trốn shb email eptc evn foam gift voucher gấc tivi ice kén tằm khoai mì lang khóm mật mè mít đâu sim ree múa má rơm cuộn ruốc khô củ riềng nấm rô phi lợn rốt kênh samsung