Hệ số lương cơ bản là gì & cách tính

Hệ số lương cơ bản là gì

 Để biết về hệ sống lương cơ bản là gì, trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lương cơ bản là gì nhé! Lương cơ bản hay còn gọi là mức lương cơ sở – là một khoản lương mà các đối tượng lao động cũng như người sử dụng lao động thỏa thuận, thống nhất với nhau trong buổi phỏng vấn trước khi chính thức vào làm việc. Mức lương cơ bản được sử dụng làm cơ sở để tính toán về mức lương thực tế trong bảng lương, lương phụ cấp, một số chi phí khác có liên quan cũng như các khoản trích và chế độ khen thưởng. Xét về bản chất thì lương cơ bản chính là một căn cứ quan trọng để đóng các khoản bảo hiểm có liên quan trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… dành cho các đối tượng người lao động khác nhau.

 Như vậy, dựa vào khái niệm trên, có thể hiệu hệ số lương cơ bản chính là con số cụ thể biểu hiện về sự chênh lệch mức lương theo ngạch, bậc lương và lương tối thiểu. Hệ số lương cơ bản sẽ được sử dụng để làm cơ sở quan trọng trong việc tính toán các mức lương cơ bản dành cho từng người lao động theo như đúng năng lực, trình độ mà họ có. Và mỗi một cấp bậc khác nhau sẽ có những hệ số lương cơ bản khác nhau như là:

 – Hệ số lương cơ bản bậc đại học sẽ là 2.34

 – Hệ số lương cơ bản của bậc cao đẳng sẽ là 2.10

 – Hệ số lương cơ bản bậc trung cấp sẽ là 1.86

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền

 Quốc hội ra nghị quyết giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020.

Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
Công chức loại A3
Nhóm 1 (A3.1)
Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8
Mức lương từ 01/7/2020 9.920 10.496 11.072 11.648 12.224 12.800
Nhóm 2 (A3.2)
Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55
Mức lương từ 01/7/2020 9.200 9.776 10.352 10.928 11.504 12.080
Công chức loại A2
Nhóm 1 (A2.1)
Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
Mức lương từ 01/7/2020 7.040 7.584 8.128 8.672 9.216 9.760 10.304 10.848
Nhóm 2 (A2.2)
Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38
Mức lương từ 01/7/2020 6.400 6.944 7.488 8.032 8.576 9.120 9.664 10.208
Công chức loại A1
Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Mức lương từ 01/7/2020 3.744 4.272 4.800 5.328 5.856 6.384 6.912 7.440 7.968
Công chức loại A0
Hệ số lương 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
Mức lương từ 01/7/2020 3.360 3.856 4.352 4.848 5.344 5.840 6.336 6.832 7.328 7.824
Công chức loại B
Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Mức lương từ 01/7/2020 2.976 3.296 3.616 3.936 4.256 4.576 4.896 5.216 5.536 5.856 6.176 6.496
Công chức loại C
Nhóm 1 (C1)
Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
Mức lương từ 01/7/2020 2.640 2.928 3.216 3.504 3.792 4.080 4.368 4.656 4.944 5.232 5.520 5.808
Nhóm 2 (C2)
Hệ số lương 1.5 1.68 1.86 2.04 2.22 2.4 2.58 2.76 2.94 3.12 3.3 3.48
Mức lương từ 01/7/2020 2.400 2.688 2.976 3.264 3.552 3.840 4.128 4.416 4.704 4.992 5.280 5.568
Nhóm 3 (C3)                        
Hệ số lương 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33
Mức lương từ 01/7/2020 2.160 2.448 2.736 3.024 3.312 3.600 3.888 4.176 4.464 4.752 5.040 5.328

Mức lương cơ sở

  • Mức lương cơ sở của công chức, viên chức là 1.600.000 đồng áp dụng từ ngày 01/7/2020.

Hệ số lương hiện hưởng

 Hệ số lương của công chức và viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Bậc lương

  • Các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức sẽ có những hệ số lương khác nhau. Đồng thời cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi.
  • Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương theo đó áp dụng hệ số lương ngày càng tăng.
hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền
Lương tối thiểu vùng tăng cao năm 2020

Phụ cấp

 Các khoản phụ cấp luật định bao gồm:

  • Phụ cấp thâm niên vượt khung,
  • Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo,
  • Phụ cấp khu vực,
  • Phụ cấp thu hút,
  • Phụ cấp đặc biệt
  • Phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc.

 Tùy cán bộ, công chức đang đảm nhiệm chức vụ, công việc, địa điểm làm việc và tính chất công việc thì đối tượng trên sẽ được hưởng các phụ cấp tương ứng. Hiện nay, các phụ cấp trên sẽ  được trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Cách tính lương theo hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

  • Mức phụ cấp lương của cán bộ, công cức bằng mức lương cơ sở tại tháng tính lương nhân hệ số phụ cấp hiện hưởng của cán bộ, công chức.

VÍ DỤ: Lương bậc 1 hệ số 2.34 là bao nhiêu tiền?

 Công chức A1 trình độ đại học bậc 1 có hệ số lương là 2.34.

 Vậy số lương của công chức Nguyễn Thu Hiền trong trường hợp này được tính như sau: 2.34 x 1.600.000 = 3.744.000 đồng (Lương bậc 1 hệ số 2.34 là bao nhiêu tiền)

Hệ số lương 1.86 là bao nhiêu tiền

 Từ ngày 1/7/2017 mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.300.000 đ/tháng. Cụ thể, ngày 24/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số::47/2017/NĐ-CP “Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017

 Vì thế công thức tính lương của bạn sẽ là: (1.300.000 đồng/tháng x 1,86)

 

  

  

  

  

  

  

 Tag: 204 chuyên mới giáo nhà nước ngành tiểu thạc sĩ 2018 giảng kỹ sư bác nghiên cứu 2017