Học luật ra làm gì – Tìm hiểu về sự nghiệp học luật

Học luật ra làm gì

  • Công chứng viên
  • Luật sư
  • Trợ giúp viên pháp lý
  • Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
  • Thẩm phán
  • Kiểm sát viên
  • Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
  • Thành viên hội đồng cạnh tranh
  • Quản tài viên
  • Chấp hành viên
  • Báo cáo viên pháp luật
  • Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam
  • Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học
  • Tư vấn viên pháp luật
  • Kiểm tra viên ngành Kiểm sát
  • Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại
  • Thư ký Tòa án
  • Công chức làm công tác hộ tịch
  • Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam
  • Giảng viên ngành Luật
  • Trợ lý luật sư

Có nên học luật không

 Trước khi học luật, điều quan trọng đối với sinh viên luật tương lai là phải hiểu được khái niệm cơ bản về ngành luật để đánh giá xem bản thân có tìm được một công việc pháp lý hay không.

 Sinh viên tốt nghiệp đại học không nên chuyển tiếp lên trường luật chỉ bởi vì họ có khả năng được nhận vào trường hay đơn chỉ vì họ không biết bản thân muốn làm gì sau khi tốt nghiệp.

 Những người thực sự quan tâm tới các vấn đề pháp lý, công bằng, kinh tế và xã hội; những người giỏi về tư duy logic; những người thích học hỏi và giao tiếp với người khác thì có thể phù hợp với nghề luật.

 Có phải bạn thực sự muốn trở thành luật sư?

 Nghề nghiệp pháp luật thích hợp nhất với những người thích tranh luận và không dễ nổi nóng với những ý kiến khác biệt. Người hành nghề luật cũng phải “mặt dạn, mày dày”, có tính đa nghi và có tư duy, hiểu biết rộng.

 Những sinh viên thường đưa ra các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề khó thường sẽ trở thành luật sư thành đạt. Dĩ nhiên những giải pháp đó nằm trong phạm vi các nguyên tắc cốt lõi: bình đẳng, công bằng và trách nhiệm.

 Các chuyên gia khuyên rằng, nếu dự định học ngành luật, sinh viên nên làm việc liên quan tới ngành luật, ví dụ làm thêm vào mùa hè tại các công ty luật hay các văn phòng luật sư quận để xem mình có phù hợp để trở thành luật sư hay không. Nếu không tìm được việc, sinh viên có thể tới tòa án để xem xét xử. Có thể sinh viên sẽ biết được mình có thích học và hành nghề luật hay không.

 Trường luật có xứng đáng với chi phí không?

 Bạn không nên học luật với suy nghĩ sẽ nhận được mức lương làm việc cao. Tuy nhiên, chi phí học luật rất đắt đỏ. Bạn cũng phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức thì mới có thể thành công.

 Thực sự không có phần thưởng vật chất nào bù đắp được việc bạn không thích mà vẫn phải làm.

 Bạn có lý do thuyết phục nào để đi học ngành luật không?

 Trường luật yêu cầu sinh viên phải dành nhiều thời gian và nỗ lực. Đây không phải là một bước mà mọi người xem nhẹ. Sinh viên tương lai cần phải suy nghĩ cẩn thận lý do mình nên học trường luật.

 Một câu hỏi quan trọng mà sinh viên nên tự hỏi bản thân rằng: “Liệu mình có dễ chán không?”, bởi khả năng tập trung rất quan trọng đối với các khóa học luật và nghề luật sư.

 Sinh viên tương lai cũng nên nghĩ về một ngành luật hành nghề cụ thể. Bạn có thể nói chuyện với tư vấn viên nghề nghiệp tại trường đại học hoặc luật sư để tìm hiểu.

Học luật cần giỏi môn gì – học luật thi khối gì

 1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành Luật dựa trên kết quả kì thi THPT Quốc gia với các tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hoá); A01 (Toán – Lý – Anh); C00 ( Văn – Sử – Địa), D01 (Toán – Văn – Ngoại ngữ).

 2. Trường Đại học Sài Gòn tiến hành xét tuyển ngành Luật với các tổ hợp môn như sau: Văn – Toán – Anh; Văn – Toán – Sử.

 3. Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) trong năm 2019 dự kiến tuyển sinh ngành Luật với các tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), D01 (Văn – Toán – Anh), C00 (Văn – Sử – Địa) theo kết quả của kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ.

 Trong kì tuyển sinh năm 2019, đối với các thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển theo kết quả học bạ THPT phải đáp ứng các tiêu chí như sau: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên đối với trình độ đại học.

 Ví dụ: Trong trường hợp thí sinh chọn tổ hợp môn xét tuyển là Văn – Sử – Địa để xét tuyển ngành Luật ở hệ đại học tại UEF bằng phương thức xét học bạ THPT thì cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

 + Tốt nghiệp THPT

 + (Điểm TB môn Văn lớp 12+ Điểm TB môn Sử lớp 12+ Điểm TB môn Địa lớp 12) >=18

Nên học luật ở trường nào

  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại Học Luật Huế
  • Đại học Kinh Tế – Luật – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Khoa Luật trường Đại Học Vinh
  • Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ
  • Đại Học Thương Mại
  • Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại học Công đoàn

Tại sao phải du học luật

Nếu không học ngành luật, câu hỏi này không khó trả lời. Nhưng ngành luật thì sao? Học và nghiên cứu về pháp luật trong nước đã khó và đòi hỏi phải luôn cập nhật. Đi nước ngoài để học pháp luật của người ta à? Tốt nghiệp rồi làm gì, làm sao cạnh tranh được với những người lớn lên và được đào về luật bài bản trong khi ngôn ngữ của mình không phải là tiếng mẹ đẻ.
Tốt nghiệp rồi về nước thì những điều đã học có áp dụng được không. Vì vậy tôi xác định việc đi du học không phải là học về kiến thức pháp luật cũng như hệ thống pháp luật của nước ngoài, hoặc ít nhất đây không phải là điều cần đặt nặng.
Học ở đây là học cách thức làm việc, tiếp cận vấn đề, phương pháp tư duy và đưa ra giải pháp. Pháp luật không hề khô khan. Luật sư tư vấn không phải là quân sự quạt giấy. Đặc biệt trong những lĩnh vực mà pháp luật không rõ ràng hoặc cần tính suy luận cao.
Có những trường hợp khi tư vấn cho khách hàng nước ngoài, luật sư không thể chỉ sao chép câu chữ trên văn bản luật mà tư vấn. Luật sư phải vận dụng các câu chữ và tư duy của mình để giải thích quy định pháp luật một cách logic nhất mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp của suy luận đó.
Học ở đây là học cách viết lách và các trình bày bằng văn bản các nghiên cứu của mình. Thử tưởng tượng bạn tốt nghiệp đại học ngành luật. Bạn đi làm, dù lĩnh vực tố tụng hay tư vấn, dù công ty luật lớn hay văn phòng luật sư nhỏ. Bạn sẽ dành thời gian bao nhiêu cho việc viết và nâng cao khả năng trình bày của mình. Không phải chỉ đi học mới phải nghiên cứu và viết.
Nghề luật, dù là lĩnh vực nào, cũng cần phải nghiên cứu và viết. Đừng tưởng viết chỉ mang tính học thuật. Nó còn mang tính thương mại rất cao. Đặc biệt đối với các công tư vấn luật, chuyên phục vụ cho các khách hàng nước ngoài thì việc viết lách là một phương pháp PR rất tốt.
Các bài báo tiếng Anh chất lượng tốt trên các tạp chí hoặc tờ báo uy tín trong và ngoài nước luôn đem lại sự chú ý đáng kể từ các khách hàng nước ngoài. Trong nghề tư vấn, mọi thứ phải được văn bản hóa chứ không thể lời nói gió bay. Một tư vấn hoặc ý kiến pháp lý được viết ra mà khách hàng phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần do sự tối nghĩa hoặc trình bày tồi đồng nghĩa với sự thất bại của luật sư.

 

 

  

  

  

 Tag: lái xe b2 ô tô oto dai đai dại xa hình xin nhân đọc sách hạng c mềm tui kỹ gồm 2018 chuẩn dh hn hoc ha noi te