Hợp đồng BCC là gì – Tìm hiểu về hợp đồng BCC

Hợp đồng bcc là gì

 Hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 Hợp đồng bcc là viết tắt của từ gì : Business Cooperation Contract

Nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC bao gồm

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Ngoài các nội dung trên các bên tham gia có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý việc xuất hóa đơn cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

Luật Đầu tư năm 2014 quy định như sau:“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế” (khoản 9 Điều 3).

Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thì đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (điểm n khoản 3 Điều 5)

Hạch toán hợp đồng hợp tác kinh doanh

 1. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

 1.1. Trường hợp các bên tham gia BCC góp tiền mua tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên căn cứ vào số tiền thực góp để mua tài sản, ghi:
Nợ các TK 211, 213, 217
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112,331, 341.

 1.2. Trường hợp các bên tham gia BCC tự thực hiện hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư xây dựng để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của bên tham gia BCC, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết tài sản đồng kiểm soát)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156,211, 213…
Có các TK 331, 3411,…

 1.3. Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành, đưa vào sử dụng, các bên phải quyết toán và phân chia giá trị tài sản đồng kiểm soát. Căn cứ biên bản chia tài sản đồng kiểm soát, các bên phải xác định giá trị hợp lý của từng tài sản để ghi nhận phù hợp với quy định của pháp luật, ghi:
Nợ các TK 211, 213, 217 (chi tiết phần tài sản đồng kiểm soát theo giá trị hợp lý của từng phần tài sản được chia)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi phí không được duyệt, phải thu hồi- nếu có)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng)
Có TK 241 – XDCB dở dang
Có TK 711 – Thu nhập khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia lớn hơn chi phí đầu tư xây dựng).

 1.4. Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu mà các bên tham gia liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được hưởng khi tài sản đi vào hoạt động và BCC chuyển sang hình thức hoạt động đồng kiểm soát thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

 2. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

 2.1. Kế toán góp vốn và nhận vốn góp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

 a) Tại bên nhận vốn góp
– Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận vốn góp ghi:
Nợ các TK 111,112, 152, 155, 156…
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 Khi trả lại vốn góp cho các bên, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.
– Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên nhận vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh như tài sản nhận giữ hộ.

 b) Tại bên góp vốn
– Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận góp vốn ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các TK 111,112, 152, 155, 156…

 Khi nhận lại vốn góp, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.
– Nếu góp vốn bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên góp vốn không ghi giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh về địa điểm đặt tài sản.

 2.2. Kế toán chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh
– Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…

 – Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh riêng để tổng hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Có các TK 621, 622, 627 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

 2.3. Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu:
a) Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung:
– Khi phát sinh chi phí chung do mỗi bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…

 – Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn liên doanh và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu chia thuế đầu vào)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu thuế đầu vào của chi phí chung đã khấu trừ hết, phải ghi tăng số thuế đầu ra phải nộp)
Có các TK 621, 622, 627, 641, 642.

 b) Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh:
Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung thông báo), ghi:
Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 338 – Phải trả khác (chi tiết cho bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung).

 2.4. Kế toán trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm:
– Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm cuối cùng)
Nợ TK 155 – Thành phẩm (nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

 – Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm khác, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

 – Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

 2.5. Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác:
a) Kế toán ở bên bán sản phẩm:
– Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết hợp đồng liên doanh)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

 – Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanh được hưởng, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (lợi ích mà bên bán được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng).

 – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác.

 -Khi thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác tham gia liên doanh không bán sản phẩm được hưởng, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (từng đối tác tham gia liên doanh)
Có các TK 111, 112,…

 b) Kế toán ở bên không bán sản phẩm:
– Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

 – Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)
Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

 3. Phương pháp kế toán BCC chia lợi nhuận sau thuế

 3.1. Trường hợp các bên được chia một khoản cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (Bên kế toán và quyết toán thuế kiểm soát BCC),:

 a) Tại bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC
– Trường hợp nhận tiền, vật tư, hàng hóa của các bên góp vốn, ghi:
Nợ các TK 112, 152, 156…
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Khi phát sinh các khoản doanh thu, chi phí cho BCC, kế toán nhận toàn bộ doanh thu, chi phí như đối với các giao dịch của chính mình theo quy định của pháp luật.
– Khi xác định số tiền phải trả định kỳ cho các bên khác theo hợp đồng, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Trả lại cho các bên số tiền, vật tư đã nhận góp vốn, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có các TK 112, 152, 156…
Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản vốn nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 b) Tại bên không thực hiện kế toán và không quyết toán thuế cho BCC
– Khi góp vốn vào BCC, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các TK 112, 152, 156…

 – Khi nhận được thông báo về số lãi được chia từ BCC, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (5113).

 – Khi nhận lại vốn góp, ghi:
Nợ các TK 112, 152, 156…
Có TK 138 – Phải thu khác.
Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 3.2. Trường hợp các bên được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (các bên có quyền đồng kiểm soát BCC):

 a) Tại bên kế toán và quyết toán thuế
a1) Việc ghi nhận vốn góp và trả lại vốn góp cho các bên thực hiện tương tự điểm 4.1 nêu trên.
a2) Khi ghi nhận doanh thu của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu phát sinh trên sổ kế toán TK 511 để làm căn cứ đối chiếu, giải trình và xác định doanh thu tính thuế cho BCC:

 – Ghi nhận doanh thu của BCC, ghi:
Nợ các TK 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ khoản doanh thu tương ứng với phần được hưởng mới được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

 – Định kỳ, kế ghi giảm doanh thu của BCC tương ứng với phần các bên được hưởng, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia cả thuế GTGT)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 a3) Khi ghi nhận chi phí của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí trên sổ kế toán các tài khoản chi phí liên quan để làm căn cứ đối chiếu, xác định chi phí tính thuế của BCC:
– Khi phát sinh chi phí của BCC, ghi:
Nợ các TK 632, 641, 642…
Có các TK 112, 331, 154, 155…

 Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ các khoản chi phí tương ứng với phần phải gánh chịu mới được trình bày trong các chỉ tiêu về chi phí.
– Định kỳ, kế toán ghi giảm chi phí của BCC tương ứng với phần các bên khác phải gánh chịu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các TK 632, 641, 642.

 – Khi xác định số thuế TNDN phải nộp cho BCC, bên quyết toán thuế thông báo cho các bên khác về nghĩa vụ đối với số thuế phải nộp của từng bên, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN (số phải nộp của bên quyết toán thuế)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (số nộp hộ các bên khác trong BCC)
Có TK 3334 – Thuế TNDN (tổng số thuế TNDN phải nộp).

 – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác.

 b) Tại bên không kế toán và không quyết toán thuế
– Khi góp vốn vào BCC, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các TK 112, 152, 156…

 – Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên kế toán và quyết toán thuế thông báo), ghi:
Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Căn cứ số thuế TNDN phải nộp được bên quyết toán thuế thông báo, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

 – Căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

 – Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác.

 – Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)
Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

 – Khi nhận lại vốn góp, ghi:
Nợ các TK 112, 152, 156…
Có TK 138 – Phải thu khác

 Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

Ví dụ về rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

 Vụ hợp tác kinh doanh đua ngựa giữa Câu lạc bộ Phú Thọ (TP HCM) và Thiên Mã là niềm mơ ước của không ít người 3 năm trước. Nhưng người trong cuộc lại đang dở khóc dở cười với thoả thuận đầu tư giữa hai bên, vốn được ký dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 Vào tháng 6/2003, khi Công ty Thiên Mã của ông Nguyễn Ngọc Mỹ, một doanh nhân Việt kiều, ký được hợp đồng hợp tác với Câu lạc bộ Phú Thọ để khai thác trường đua này thì nhiều người cứ ngỡ ông Mỹ… trúng số. Điều này không phải không có cơ sở vì trước đó đã có nhiều công ty cả trong và ngoài nước tranh nhau xin được hợp tác với Câu lạc bộ Phú Thọ, nhưng cuối cùng chỉ có Thiên Mã là về đích.

 Thế nhưng, trái với dự đoán, cả Thiên Mã lẫn đối tác lại đang trong cảnh dở khóc, dở cười. Theo thỏa thuận đầu tư, Câu lạc bộ Phú Thọ góp vốn bằng mặt bằng trường đua, còn Thiên Mã bỏ vào 1,55 triệu đôla Mỹ để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dự án được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có thời hạn bảy năm. Do hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không hình thành pháp nhân mới nên hai bên buộc phải thỏa thuận sử dụng pháp nhân, con dấu của Câu lạc bộ Phú Thọ, trực thuộc Sở Thể dục Thể thao TPHCM, để hoạt động. Việc làm này không trái luật nhưng chính từ đây bắt đầu nảy sinh những rắc rối cho cả hai bên.

 “Đau đầu nhất đối với chúng tôi lúc này là vấn đề đối ngoại. Cứ mỗi lần gửi công văn đi đâu là “cha”, “con” phải gồng gánh đi theo giải trình đến đó. Thậm chí, ông Năng (Nguyễn Hoàng Năng, Giám đốc Sở Thể dục – Thể thao TP HCM) cũng phải đích thân lên Cục Thuế để trình bày, giải thích”, ông Nguyễn Ngọc Mỹ than thở. “Cha” mà ông Mỹ muốn nói là Sở Thể dục Thể thao TP HCM, cơ quan chủ quản của Câu lạc bộ Phú Thọ; còn “con” là Ban giám đốc dự án trường đua.

 Câu lạc bộ Phú Thọ chỉ là một đơn vị sự nghiệp có thu, nên không thể hạch toán như một đơn vị kinh doanh thuần túy. Trong khi đó, dự án lại hoàn toàn mang tính kinh doanh và lại được thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân của Câu lạc bộ Phú Thọ. “Hai năm rồi, chúng tôi vẫn chưa được chia lời do vướng mắc về cơ chế hạch toán. Đây là trường hợp gần như chưa có tiền lệ và chưa có một văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn”, ông Mỹ nói. Thậm chí, muốn trả lương cao cho nhân viên hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc cho dự án cũng không phải dễ dàng do vướng cơ chế. Bởi vậy mới có chuyện một số nhân viên làm việc một chỗ (tức dự án) nhưng lại phải nhận lương hai nơi, vừa lương của dự án, vừa trợ cấp thêm của Công ty Thiên Mã.

 Việc “mượn” pháp nhân còn kéo theo những rắc rối khác. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra, thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì mọi việc đều phải thông qua con dấu của đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp đóng con dấu. Mặt khác, đơn vị này còn có đặc thù là hoạt động theo cơ chế “chủ quản”, cấp dưới phải thường xuyên báo cáo, xin phép cấp trên. Vì vậy, đối với một doanh nghiệp 100% vốn tư nhân như Thiên Mã thì điều này thật khó chấp nhận. “Người ta gả con gái cho tôi mà còn cho bà mẹ vợ kè kè đi theo để trông coi”, ông Mỹ ví von.

 Luật sư Trần Duy Cảnh (Văn phòng Luật sư Luật Việt) cho rằng lỗi ở đây xuất phát từ việc các bên đối tác trong dự án đã lựa chọn sai hình thức đầu tư. “Có quá nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong việc lựa chọn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Giả sử nếu do bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đương nhiên, dự án sẽ phải dừng lại”, Luật sư Cảnh phân tích.

 Ông Nguyễn Ngọc Mỹ cũng thừa nhận là đã không lường hết bất trắc khi đặt bút ký kết hợp đồng. “Trước đó, UBND TP HCM có một công văn yêu cầu chỉ cho phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, lúc ấy quả thực chúng tôi đã không nghĩ đến rắc rối”.

 Ông Mỹ cho biết đang có nguyện vọng được chuyển sang hình thức đầu tư BOT. Tuy nhiên, theo Luật sư Cảnh, tốt hơn cả là nên thành lập một công ty TNHH để cùng khai thác dự án. Đây là hình thức đầu tư tối ưu vì nó không những tháo gỡ vướng mắc mà còn tạo sự chủ động cho cả hai bên. Mặt khác, với hình thức công ty TNHH, các bên sẽ không còn bị áp lực bởi cơ chế “chủ quản” nữa vì khi đó doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong chuyện làm ăn của mình.

Cá nhân có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

 

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ***********

 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

 Số:…………/HĐHTKD

                                                                                                                                                                                                                       ……., ngày…. tháng ……năm …….

 – Căn cứ Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;

 – Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;

 – Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

 – Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.

 Chúng tôi gồm có:

 1. Công ty …………………………………………………………….. (gọi tắt là Bên A):

 Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………

 GCNĐKKD số: ………………………………………….. do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư

 ……………………………………………. cấp ngày: ………………….;

 Số tài khoản:…………………………………………………………………………………….

 Điện thoại: …………………………….

 Người đại diện: ………………………………………………………………………………..

 Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

 

 2. Công ty ………………………………………………………………………….. (gọi tắt là Bên B):

 Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………….

 GCNĐKKD số: ………………………………………….. do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư

 ……………………………………………. cấp ngày: ………………….;

 Số tài khoản:……………………………………………………………………………………..

 Điện thoại:…………………………………………………………………………………………

 Người đại diện:………………………………………………………………………………….

 Chức vụ:……………………………………………………………………………………………

 Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

 Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

 1.1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

 Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh………………………………………..

 1.2. Phạm vi hợp tác kinh doanh

 Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận trong phạm vi sau:

 + Phạm vi hợp tác của Bên A: Bên A chịu trách nhiệm:

 – Quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh;

 – Tuyển dụng nhân viên phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác.

 + Phạm vi hợp tác của Bên B: Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

 – Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

 – Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác.

 Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

 Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….

 Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

 Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

 3.1. Góp vốn

 Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

 Bên B góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là …………………

 3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

 3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau:

 Bên A được hưởng …. %,

 Bên B được hưởng …..%.

 Lợi nhuận được phân chia là phần lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả chi phí và hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.

 3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Lợi nhuận được các bên chia vào ngày …………………

 3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ chia tỷ lệ như tỷ lệ góp vốn để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

 Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

 4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

 Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

 5.1. Thành viên ban điều hành

 Hai bên sẽ thành lập một ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người. Cụ thể, ban điều hành gồm những người có tên sau:

 – Đại diện của Bên A là:

 Ông ……………………………………………

 Ông…………………………………………….

 – Đại diện của Bên B là:

 Ông ……………………………………………

 Bà ……………………………………………

 5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành

 Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này, mọi quyết định của ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất 03 thành viên đồng ý;

 Việc biểu quyết phải được lập thành biên bản chữ ký xác nhận của các thành viên trong ban điều hành.

 Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

 6.1. Quyền của Bên A

 ………………………………………………………………………………………

 ….……………………………………………………………………………………

 6.2. Nghĩa vụ của Bên A

 ………………………………………………………………………………………

 ………………………………………………………………………………………

 Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

 7.1. Quyền của Bên B

 ……………………………………………………..…………………………………

 ………………………………………………………………………………………

 7.2. Nghĩa vụ của Bên B

 ………………………………………………………………………………………

 ……………………………………………………………………………………..……

 Điều 8. Điều khoản chung

 – Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 – Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 08% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

 – Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 07 ngày kể từ ngày có khó khăn trở ngại;

 – Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

 – Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của Hợp đồng;

 – Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải. Nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

 Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

 9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý Hợp đồng.

 9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 ĐẠI DIỆN BÊN A

 ĐẠI DIỆN BÊN B

 

  

  

  

  

  

 Tag: maẫu 2018 song ngữ hoợp j ppp lĩnh vực giáo loại khái niệm máy so sánh đất