Hợp đồng thông minh là gì
 Smart Contract (Hợp Đồng Thông Minh) là một thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, các thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng (ở trường hợp này là các hệ thống máy tính) nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Blockchain.
 Toàn bộ hoạt động của Smart Contract được thực hiện một cách tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài, hay thông qua một bên thứ ba trung gian. Những giao dịch được thực hiện bằng các hợp đồng thông minh rất minh bạch, có thể dễ dàng truy xuất được và không thể bị can thiệp hoặc đảo chiều. Các điều khoản trong Smart Contract tương đương với một hợp đồng có pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của lập trình.
 Điểm nổi bật nhất của Smart Contract là cho phép hai bên tham gia thực hiện hợp đồng một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng; mà không cần các bên biết nhau từ trước, cũng không cần phải gặp trực tiếp để có thể làm việc với nhau, hay một bên trung gian thứ ba mà chỉ cần có kết nối Internet. Khái niệm về Smart Contract được biết đến lần đầu tiên năm bởi Nick Szabo vào 1993.
 Tại thời điểm đó ông đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính, nhưng cũng ở thời điểm ấy thì vẫn chưa có đủ công nghệ và môi trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi với sự ra đời và phát triển của công nghệ Blockchain.
 Bitcoin đã đặt ra những nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng thông minh trên Blockchain hay gọi tắt là “Smart Contract Blockchain”. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể thỏa mãn mọi yêu cầu về hợp đồng thông minh. Chỉ đến khi Ethereum và Smart Contract Ethereum xuất hiện thì ý tưởng smart contract mới được phổ biến đến cho mọi người dùng, cung cấp cho ta thêm một phương thức mới để thiết lập hợp đồng.
 Smart Contract hoạt động như thế nào?
 Cơ chế hoạt động của các Smart Contract có thể nói là giống như với một chiếc máy bán hàng tự động. Có nghĩa là chúng chỉ tự động thực hiện những điều khoản đã được lập trình sẵn từ trước khi được điều khoản đó đã đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết.
 Đầu tiên, các điều khoản trong hợp đồng sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình, sau đó được mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Sau khi chuyển vào block, Smart Contract này sẽ được phân phối và sao chép lại bởi các node đang hoạt động trên nền tảng đó.
 Sau khi có nhận lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được triển khai theo đúng như điều khoản định sẵn. Đồng thời, Smart Contract cũng sẽ tự động kiểm tra quá trình thực hiện những cam kết, điều khoản được nêu trong hợp đồng.
 Ưu và nhược điểm của Smart Contract
1. Ưu điểm của Smart Contract:
- Ứng dụng của Smart Contract có thể sử dụng được trong nhiều lĩnh vực trong tương lai, hiện tại một số lĩnh vực đã triển khai smart contract bao gồm: Tiền điện tử, logistic, ngân hàng, bất động sản thậm chí là việc bầu cử.
- Tự do: Không bị một cơ quan nào quản lý
- An toàn minh bạch
2. Nhược điểm của Smart Contract:
- Tính pháp lý: Bạn sẽ không được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra lỗi phát sinh do pháp luật các nước hiện nay chưa có chính sách để khai thác, quản lý smart contract
- Chi phí triển khai: Cần chi trả cho hệ thống cơ sở hạ tầng, máy tính, và các lập trình viên giỏi để họ triển khai.
- Rủi ro từ internet: Bản chất của Smart Contract là rất an toàn, nhưng nếu bạn để lộ một số thông tin nhạy cảm hoặc bị các hacker khai thác các thông tin đó thì chắc chắn sẽ gặp những trường hợp rắc rối.
 tag: bitcoin ethereum