Hợp đồng trách nhiệm dân sự là gì

Hợp đồng trách nhiệm dân sự là gì

 “Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm”. Song trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm dân sự chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sựhay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Cụ thể là doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh, còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Mẫu hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp

 HỢP ĐỒNG TRÁCH NHIỆM CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG

 Số: ……………………./HĐCTTCNCC

 

 Hôm nay ngày……. tháng……. năm …… Tại địa điểm: ………………………………………………………………

 Chúng tôi gồm có:

 * Một bên là Phòng LĐTBXH quận, huyện, thị xã gọi tắt là Bên A.

 Ông (bà): ………………. chức vụ: ……………..……………

 Tài khoản số:…………. tại kho bạc Nhà nước: …………….

 Trụ sở đóng tại:………………….. Điện thoại: ………………..

 

 * Một bên là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn gọi tắt là Bên B.

 Ông (bà): …………….. chức vụ: …………………………….

 Tài khoản số: …… Tại kho bạc Nhà nước: …………………

 Trụ sở đóng tại: …………………….. Điện thoại:………………

 Hai bên giao kết hợp đồng trách nhiệm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cho các đối tượng của xã, phường, thị trấn theo các điều khoản sau đây:

 

 Điều 1: Bên A (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện):

 1. Cung cấp cho bên B danh sách và tạm ứng tiền chi trả trợ cấp ưu đãi theo danh sách.

 2. Cung cấp tài liệu và hướng dẫn Bên B nội dung, trình tự, cách ghi chép chứng từ, sổ liên quan đến việc chi trả.

 3. Kiểm tra đôn đốc giám sát Bên B tổ chức chi trả nhanh gọn, kịp thời, đầy đủ, chính xác.

 4. Thanh toán dứt điểm, kịp thời với Bên B về kinh phí chi trả, danh sách đối tượng và lệ phí chi trả hàng tháng, đảm bảo nguyên tắc thanh toán xong tháng trước mới được ứng tiền chi trả tháng sau.

 5. Có quyền yêu cầu Bên B thay đổi người chi trả nếu phát hiện có những biểu hiện vi phạm hợp đồng hoặc không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.

 

 Điều 2: Bên B (Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn)

 1. Quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm quản lý thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công tại địa phương và gửi cho Bên A quyết định đó để liên hệ, phối hợp thực hiện.

 2. Quản lý thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công của địa phương đúng chính sách, đúng chế độ, kịp thời, đến tận tay người hưởng.

 3. Tuân thủ đúng các nội dung, trình tự, biểu mẫu, chứng từ và cách ghi chép chi trả trợ cấp do Bên A hướng dẫn. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ chi trả trợ cấp do Bên A tổ chức.

 4. Quản lý danh sách người hưởng trợ cấp ưu đãi của địa phương. Hàng tháng theo dõi và lập danh sách biến động người hưởng trợ cấp (tăng người hưởng trợ cấp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giảm người hưởng trợ cấp do chết, chuyển đi nơi khác, hết thời hạn hưởng ….) để phục vụ chi trả tại xã và báo kịp thời cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để lập danh sách chi trả tháng sau.

 5. Bố trí nơi chi trả thuận lợi và các phương tiện cần thiết để bảo quản tuyệt đối an toàn tiền, hồ sơ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công.

 6. Không được chiếm dụng tiền trợ cấp để làm việc khác hoặc chậm trả trợ cấp đến người hưởng chính sách. Mọi sai sót vi phạm của Bên B làm thất thoát tiền trợ cấp đều phải bồi hoàn đầy đủ cho Bên A và bị xử lý theo pháp luật.

 7. Khi Bên A yêu cầu thay đổi người làm công tác chi trả, Bên B phải nghiên cứu giải quyết và báo cho Bên A ý kiến của mình.

 8. Được hưởng lệ phí theo tỷ lệ là ….% tính trên tổng số tiền trợ cấp đã trả và thanh toán cùng kỳ với kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng để hỗ trợ cho cán bộ làm công tác chi trả.

 

 Điều 3: Thanh lý hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có):

 1. Khi có thay đổi một trong hai bên hoặc cả hai bên của chủ thể hợp đồng thì chủ thể cũ phải thanh lý hợp đồng, chủ thể mới ký lại hợp đồng.

 2. Khi có tranh chấp, hai bên cùng nhau bàn bạc thoả thuận giải quyết, nếu vướng mắc đến mức không tự thoả thuận giải quyết được thì mỗi bên có quyền báo cáo cơ quan cấp trên của mình can thiệp giúp đỡ giải quyết hoặc đưa ra pháp luật giải quyết.

 

 Điều 4: Hai bên cam kết thực hiện đúng những nội dung giao kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình khi vi phạm các điều đã cam kết trong hợp đồng.

 

 Điều 5: Hiệu lực thi hành:

 – Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…. tháng … năm 200….

 Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản; 2 bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh…. và UBND quận, huyện, thị xã…

 

                  Đại diện Bên B                                             Đại diện Bên A

    Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)         Trưởng phòng LĐTBXH huyện (quận, thị xã)

                (Ký tên, đóng dấu)                                           (Ký tên đóng dấu)

 

  

  

  

  

 Tag: vật