Hướng dẫn làm giấy phép vào phố cấm Hà Nội đúng chuẩn

 Hiện nay, tại những thành phố lớn như Hà Nội, nhằm đảm bảo các phương tiện lưu thông được an toàn và nhanh chóng và một số tuyến phố đặc biệt có quy định cấm xe ô tô có tải trọng lớn đi vào theo những khung giờ khác nhau.

 Và để được phép lưu thông qua những tuyến phố cấm này, bạn cần xin được giấy phép và phố cấm.

 Nếu không có loại giấy phép này và tự ý di chuyển vào các tuyết phố trên, bạn sẽ bị phạt hành chính theo Khoản 4 – Điều 5, Nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Cụ thể mức phạt như sau:

Quy định về làm hồ sơ giấy phép vào phố cấm

 Để được cấp giấy xin phép vào tuyến phố cấm bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép và nộp tại phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ tình, thành phố trực thuộc trung ương.

 Hồ sơ xin phép vào tuyến phố cấm Hà Nội bao gồm:

 Đối với xe cơ quan, doanh nghiệp tư nhân: Phải có công văn gửi chủ đầu tư các dự án nhằm xác định khối lượng hàng hóa vận chuyển, tiếp đó Sở quản lý xây dựng chuyên ngành xác nhận. Từ đó, Phòng CSGT xem xét cấp giấy phép cho vào đường cấm.

 Đối với xe tư nhân: Nộp đơn viết tay hoặc đánh máy trình bày khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và nộp kèm các loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng):

  • Chứng minh nhân dân.
  • Đăng ký xe.
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải.
  • Lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (trong trường hợp nếu có).

 Sau khi hoàn tất và nộp hồ sơ, bạn cần tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật và chờ đến hẹn để nhận được giấy phép vào phố cấm.

Thủ tục xin giấy phép xe tải vào phố cấm

Thủ tục xin giấy phép xe tải vào phố cấm
Thủ tục xin giấy phép xe tải vào phố cấm

 Bước 1: Cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

 Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục và cấp giấy phép vào đường cấm;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm Hà Nội

 Để hoàn thiện một bộ hồ sơ, bạn cần một đơn viết tay hoặc đánh máy hoàn chỉnh, trình bay khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. Bạn có thể theo mẫu dưới đây:

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày…….tháng……năm…..

 ĐƠN XIN GIẤY PHÉP VÀO PHỐ CẤM

 Kính gửi PHÒNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG – CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 Tôi là:……………………………………. Sinh ngày…………………………………………………………………………………………..

 Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………………………… cấp ngày …/…/ tại……………………………………………

 Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………………………………..

 Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………………………………………..

 Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………………………………………………..

 Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một việc như sau:

 Tôi có 01 chiếc xe ….. tấn, BKS: ……….. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, xe của tôi không được chạy trong các tuyến phố trung tâm thành phố. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép Quý cơ quan cho phép xe của tôi được lưu thông trên các tuyến phố cấm của trung tâm thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

 Tôi kính mong Quý cơ quan có thể xem xét và nhanh chóng xử lý yêu cầu của tôi để đảm bảo quyền và lợi ích của tôi.

 Tôi xin chân thành cảm ơn.

 Người làm đơn

Nộp đơn đề nghị cấp giấy phép vào phố cấm ở đâu?

 Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:

  • Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);
  • Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);
  • Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);
  • Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);
  • Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên).

 Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

  • Loại tối đa 90 ngày (tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ở 86 Lý Thường Kiệt): Cấp giờ vào hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, tết).
  • Loại tối đa ba ngày (tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt các Đội CSGT): Cấp 24/24h các ngày trong tuần.

  

  

  

  

  

 Tag: 2020 giá