Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

 Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

 a. Toàn thân

 Tinh thần bệnh nhân tỉnh táo, còn mệt nhiều , tiếp xúc được
Da tái xanh, niêm mạc nhợt, môi tím nhẹ không phù,không xuất huyết dưới da
Hạch ngoại biên; tuyến giáp không to
Thể trạng gầy : H = 165cm, nặng 47 kg , mạch 80 lần/phút , T°= 36.7°C , HA = 130/80 mmHg, nhịp thở 22 lần/phút

 b. Cơ năng

 Bệnh nhân đau vết mổ viêm ruột thừa, đau âm ỉ, đau tăng lên khi vận động, kèm theo đau mỏi người do nằm lâu
Bệnh nhân đã trung tiện vào ngày thứ 2 sau mổ, chưa đại tiện, tiểu tiện 3lần/24h được 200ml , nước tiểu màu vàng nhạt
Bệnh nhân không buồn nôn , không nôn, uống được 200ml sữa vào sáng nay , chưa ăn gì thêm
Bệnh nhân ngủ kem, 3h/ngày do đau vết mổ, do thay đổi môi trường sống

 C. Thực thể

 Bụng mềm không chướng, di động theo nhịp thở, vết mổ khô, không thấm dịch ra băng, vết mổ đường trắng bên dài khoảng 10cm, khâu 5 mũi, chưa cắt chỉ, vết mổ không so le, không chồng mép
Không có ống dẫn lưu

 Tâm lý: bệnh nhân và người nhà lo lắng về bệnh , hoàn cảnh gia đình khá giả
Tiền sử : bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và loạn nhịp tim , vừa ở tại khoa nội bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Cận lâm sàng trước mổ : 3l hồng cầu = 2,8.1012/l

 2. Chẩn đoán chăm sóc

 Bệnh nhân đau tại vết mổ, đau mỏi do nằm nhiều
Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn ít
Bệnh nhân ngủ kém do đau vết mổ
Bệnh nhân lo lắng về bệnh

 3. Lập kế hoạch chăm sóc

 Giảm đau cho bệnh nhân

 Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế phù hợp
Hướng dẫn bệnh nhân thay đổi tư thế nằm
Động viên giải thích cho bệnh nhân
Chăm sóc vết mổ
Theo dõi tính trạng đau tại vết mổ

 Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân

 Động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần
Hướng dẫn người nhà nấu cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp
thực hiện y lệnh

 Đảm bảo giấc ngủ cho bệnh nhân , tư thế phù hợp , tạo môi trường yên tĩnh
Giảm lo lắng cho bệnh nhân và gia đình, hướng dẫn về vận động và hướng dẫn phát hiện nguy cơ dính ruột để bệnh nhân phát hiện kịp thời

 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

 9h cho bệnh nhân ngửa thẳng đâu cao, kê cao chân ( thay đổi tư thế 2h/lần)
Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà xoa bóp nhẹ vùng tỳ đề, có thể ngồi dậy nhẹ nhàng đi lại trong phòng
Giải thích cho bệnh nhân tình trạng đau sẽ giảm dần trong những ngày sau
Chăm sóc vết mổ

 Thay băng rửa vết thương lúc 9h30′
Cắt chi ngắt quãng
8h30′ thực hiện y lệnh cefoxinue 1g x 1 lọ tiêm tĩnh mạch , metronidazol 500mg x 1 lọ truyền tĩnh mạch 100 giọt/ phút
Theo dõi tình trạng đau tại vết mổ 6h/ lần, theo dõi về tính chất , cường độ, thời gian

 Động viên bệnh nhân ăn đày đủ khẩu phần để đảm bảo dinh dưỡng nâng cao thể trạng
Hướng dẫn người nhà bệnh nhân về chế độ ăn giàu dinh dưỡng

 6h uống  200 ml sữa
10h uống 200 ml sữa
12h uống 150 ml sữa

 8h30′ thực hiện y lệnh

 Natriclorid 9% x 1000 ml truyền tĩnh mạch 50 giọt/ phút
Glucore 5% x 1000 ml truyền tĩnh mạch 50 giọt/ phút
Vicozym x 1 ống tiêm bắp

 để bệnh nhân ở tư thế ngửa thẳng hoặc nghiêng về bên trái để giảm đau vết mổ giúp bệnh nhân dễ chịu
Để bệnh nhân nằm buồng thoáng ,yên tĩnh
Nhắc bệnh nhân ăn ngủ đúng giờ, không ăn trước khi ngủ
Giải thích cho bệnh nhân hiểu nếu tuân thủ tốt về chế độ điều trị thì bệnh sẽ giảm và khỏi hẳn
Nên vận động và vận động tích cực hợp lý sau mổ
Nên ăn mềm , đồ dễ tiêu , kiêng chất kích thích
Khi có dấu hiệu đau tăng, chướng bụng, nôn, đại tiện phải báo ngay cho bác sĩ
Khi ra viện nên vận động tăng dần , ăn dinh dưỡng và vitamin để cơ thể phục hồi nhanh

 5. Đánh giá

 Bệnh nhân thấy dễ chịu hẳn
Bệnh nhân yên tâm hơn
16h bệnh nhân nhận dịch thuốc an toàn
Bệnh nhân hiểu và ăn hết khẩu phần
Bệnh nhân tiếp tục truyền an toàn
Bệnh nhân yên tâm vì đã biết rõ thêm 1 số thông tin

 6. Kế hoạch chăm sóc

  

  

 tag:hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm lập mổ ngày cấp