Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình

 Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình

 Cá nhân có kế hoạch kinh doanh có thể thực hiện việc kinh doanh theo hình thức hộ gia đình.

 Khái niệm kinh doanh hộ gia đình

 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP   hướng dẫn đăng ký kinh doanh quy định về hộ gia đình như sau:

 Điều 66. Hộ kinh doanh

 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

 3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

 Kinh doanh hộ gia đình có những lĩnh vực nào

 Điều 74 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định vềnhững ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

 Điều 74. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

 1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

 2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

 3. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

 Như vậy, hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm trừ những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải thành lập doanh nghiệp mới được hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.

 Kế toán kinh doanh hộ gia đình

 2.1.      Thuế môn bài

 Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

 –           Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.

 –           Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm

 –           Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm

 Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.

 Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là: Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

 Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

 Ví dụ 1: Hộ kinh doanh chị M thành lập tháng7/2016 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế  là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng)  thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy , chị M phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).

 2.2.      Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

 *Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

 Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

 –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. (Tham khảo ví dụ 1).

 –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

 Lấy ví dụ về kinh doanh hộ gia đình

 Ví dụ 2: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2016. Nhưng đến tháng 9 năm 2016 bà C nghỉ kinh doanh thì bà C được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2016.

 –  Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

 Ví dụ 3: Hộ gia đình A được thành lập bởi 1 nhóm 3 cá nhân. Năm 2016 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và Thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.

 Cách tính:

 Số thuế GTGT phải nộp          =          Doanh thu tính thuế GTGT    x          Tỷ lệ thuế GTGT

 Số thuế TNCN phải nộp         =          Doanh thu tính thuế TNCN    x          Tỷ lệ thuế TNCN

 –  Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

 –  Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề

 * Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.

 So sánh kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp

 

 

 lập kế hoạch kinh doanh hộ gia đình

 Bước 1 – nắm rõ lĩnh vực kinh doanh

 Để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh, bạn phải nắm rõ ngành mà mình tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nghiên cứu rất nhiều.

 Nghiên cứu dưới hai hình thức: đọc tất cả mọi thông tin về ngành và nói chuyện với những người trong ngành. Tìm hiểu tất cả mọi thứ về doanh nghiệp và ngành của bạn.

 Bước 2 – Xác định các mục tiêu chính của kể hoạch

 Một kế hoạch kinh doanh góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh , và chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn đó, nó cũng thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

 Nếu bạn kinh doanh bằng vốn tự có, việc lập kế hoạch chủ yếu vì lợi ích của bạn, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, mục tiêu bạn cần nhắm vào chính là những nhà đầu tư này. Vì vậy, trước khi vạch ra kế hoạch của mình, hãy xác định xem bạn  cần thu hút các nhà đầu tư bên ngoài hay không.

 Bước 3 – Hiểu rõ quan tâm của nhà đầu tư

 Xác định các nhà đầu tư tiềm năng, mức độ hiểu biết và quan tâm của họ trong lĩnh vực bạn định khởi nghiệp. Nắm được những gì họ mong đợi từ một dự án đầu tư. Nhớ rằng các nhà đầu tư luôn quan tâm đến bốn yếu tố sau:

  Uy tín cá nhân – Bạn tạo dựng niềm tin bằng cách thể hiện bản thân thông qua cách ứng xử và đạo đức của mình, vì vậy kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần thể hiện những phẩm chất đó.

 Hiểu biết về mô hình kinh doanh– Công việc của bạn là trình bày rõ ràng nhiệm vụ, đặc điểm của sản phẩm và cách bạn sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể phải điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với đối tượng của mình: những nhà đầu tư bình thường có thể sợ các thuật ngữ chuyên ngành, trong khi các chuyên gia đầu tư có thể sẽ muốn nghe về nó. Tự tin về tài chính – Hãy nêu rõ những rủi ro đầu tư trong hoạt động kinh doanh của bạn. Ngoài ra, cho các nhà đầu tư thấy rằng bạn có khả năng hoàn trả vốn cho họ – dù cho hoạt động kinh doanh của bạn thành công hay thất bại.

  Lợi nhuận đầu tư lớn – Thông thường, các nhà đầu tư sẽ mong muốn đạt được một tỷ suất lợi nhuận nhất định. Tệ lắm thì cũng phải bằng 15o% lãi suất ngân hàng.

 Bước 4 – Hoàn thành việc lập kế hoạch kinh doanh

 Đầu tiên, hãy phác thảo một kế hoạch kinh doanh. Xem xét mọi khía cạnh của doanh nghiệp và xem nó ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh này là một lộ trình. Nó phải dẫn đường cho bạn. Nó cũng phải cho các nhà đầu tư biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao họ nên đầu tư.

 

 TAG: khăn   agribank   tiếng   anh   nhiêu   loại   dang   ky   xây   điện   mẫu   hủy   hồ   sơ   xin   đâu   đóng   sacombank   vùng   vietcombank   nghệ   10   2018   nghiệm   mấy   violet