Kế toán là gì – Kế toán làm những công việc gì

Kế toán là gì

 Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

 Từ khái niệm Kế toán là gì, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

 Kế toán được chia thành hai loại:

 – Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…

 – Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Kế toán làm những công việc gì

 Kế toán là một vị trí khá phổ biến hiện nay. Cũng bởi vai trò quan trọng của kế toán đối với bất kỳ một doanh nghiệp đã quá rõ ràng. Kế toán là tập hợp những công việc bao gồm: thu thập hóa đơn, chứng từ, thông tin liên quan đến các vấn đề kinh tế trong quá khứ; phân tích xử lý, ghi chép, tính toán tổng hợp các số liệu có được từ chứng từ, sổ sách; kiểm tra tính chính xác, tính pháp lý của các chứng từ đang có; báo cáo tài chính cho cấp trên, người quản lý của một tổ chức, một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tư nhân hay cơ quan nhà nước,…

Phân loại nhân viên kế toán

 Nhân viên kế toán được chia theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là những lĩnh vực cơ bản. Cùng tham khảo:

 

 nhân viên kế toán là gì, nhân viên kế toán làm gì, yêu cầu của nhân viên kế toánNhân viên kế toán được chia theo nhiều cách khác nhau

 Theo phần hành: Kế toán thanh toán, Kế toán ngân hàng, Kế toán công nợ, Kế toán kho hàng (hàng hóa – giá thành), Kế toán tài sản cố định, Kế toán doanh thu, Kế toán thuế, Kế toán phí, Kế toán tổng hợp,..

 Theo cách thức ghi chép: Kế toán đơn, Kế toán kép

 Theo chức năng cung cấp thông tin: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị

YÊU CẦU CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

  • Năng lực, đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn

 Năng lực, đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn

 Yêu cầu của nhân viên kế toán thì năng lực chuyên môn cao luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Bạn phải có chuyên môn thì mới nắm bắt và hiểu được công việc. Một nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ không ai muốn tuyển một người chưa biết một chút gì để về đào tạo cơ bản từ điều dễ nhất.

 Theo quy định của luật Kế toán Việt Nam thì một cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề kế toán do nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp. Để trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp bạn cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn.

 Đây là điều dễ hiểu và cũng dễ dàng nhìn thấy thông qua tấm bằng mà bạn cầm trên tay. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện bạn sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu giúp ích cho công việc. Đây được xem là một điểm đến cơ bản của một nhân viên kế toán.

Mô tả công việc vị trí kế toán viên

 –       Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

 –       Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

 –       Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

 –       Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và Khớp đúng với các báo cáo chi tiết.

 –       Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty.

 –       Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.

 –       In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định.

 –       Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.

 –       Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.

 –       Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.

 –       Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo.

 –       Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.

 –       Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

 –       Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu  cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV.

 –       Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến

 –       Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định.

 

  

  

  

  

 Tag: bảng mẫu 1 thực trường mầm non thục đi vật dịch tiền mua tìm khẩu bảo hiểm jd chuẩn